Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh

Câu 1 (4 điểm)

Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?

Cho biết vai trò cụ thể của yếu tố nghị luận trong lời lẽ của Hoạn Thư qua đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du).

Câu 2 (2 điểm)

Vận dụng kiến thức đã học về các phép tu từ từ vựng, phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn văn sau :

"Thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân trái. Tú Xương lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực. Chủ đạo cho đà thơ là ở chân phải, và Tú Xương đã băng được mình thơ tới chúng ta bằng nước bước lãng mạn trữ tình".

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU NĂM HỌC 2007 – 2008 Ngày thi : 05/3/2008 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 150 phút …………… **±** …………… Câu 1 (4 điểm) Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ? Cho biết vai trò cụ thể của yếu tố nghị luận trong lời lẽ của Hoạn Thư qua đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du). Câu 2 (2 điểm) Vận dụng kiến thức đã học về các phép tu từ từ vựng, phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn văn sau : "Thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân trái. Tú Xương lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực. Chủ đạo cho đà thơ là ở chân phải, và Tú Xương đã băng được mình thơ tới chúng ta bằng nước bước lãng mạn trữ tình". (Thời và thơ Tú Xương - Nguyễn Tuân) Câu 3 (14 điểm) Trình bày những cảm nhận của em về một tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại mà em thích. Họ và tên thí sinh :…………………………………. Chữ ký giám thị 1 :………………….. Số báo danh :………………………………………. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU NĂM HỌC 2007 – 2008 Ngày thi : 05/3/2008 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN (Hướng dẫn này gồm 2 trang) Câu 1 (4 điểm) - Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự (1.5 điểm) : Trong lời của người kể chuyện hay trong ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật, yếu tố nghị luận có vai trò làm cho vấn đề hay câu chuyện thêm phần ý vị, sâu sắc hoặc làm cho nhân vật được khắc hoạ thêm nổi bật… - Vai trò của yếu tố nghị luận qua lời lẽ của Hoạn Thư trong đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán (2.5 điểm): Nói được nội dung cơ bản trong các ý sau : Trong màn Kiều báo oán, Hoạn Thư đã dùng một lối lập luận chặt chẽ, khéo léo để tự bào chữa, do đó, Hoạn đã lật ngược được thế cờ. Đầu tiên, Hoạn nêu một lẽ đời làm cơ sở : Rằng tôi chút phận đàn bà Ghen tuông thì cũng người ta thường tình Điều này đúng vì chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai ! Liền sau đó, Hoạn mong Kiều nghĩ lại khi Hoạn đã cho nàng ra ở Quan âm các chép kinh, không đối xử tệ bạc với nàng, khi nàng chạy trốn thì không truy bắt… Nghĩ cho khi các viết kinh Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo Kiều xét lại thấy đúng. Sự nguỵ biện này ít nhiều cũng làm mát lòng, làm mềm lòng Kiều, xoa dịu nỗi đau Kiều, làm mờ nhạt tội trạng của Hoạn. Hoạn khiến Kiều cảm thấy Hoạn cũng là nạn nhân của chế độ đa thê. Kiều không thể không công nhận và cảm thông với Hoạn. Cuối cùng, Hoạn tỏ vẻ ăn năn hối cải, nhận lỗi và xin được lượng thứ : Trót đà gây việc chông gai Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng (tâng bốc Kiều = lượng bể) Cái lỗi của Hoạn được Hoạn làm giảm nhẹ đến mức tối thiểu, chỉ là chút việc chông gai không đáng kể, trót nhỡ gây ra mà thôi. Hoạn đánh vào lòng độ lượng của Kiều. Hoạn lại đã xin tha. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại. Bản tâm của Kiều là nhân hậu, vị tha. Nếu làm ra “thì cũng ra người nhỏ nhen” như mụ ! Vì vậy Kiều phân vân đo đắn, rồi tha bổng ! Lời lẽ đó cho thấy Hoạn là một tay “đàn bà thế ấy thấy âu một người”, “khôn ngoan rất mực, nói năng phải lời”… Yếu tố nghị luận trong đoạn đã có tác dụng khắc hoạ rất thành công nhân vật Hoạn Thư, một con người “sâu sắc nước đời”, “đàn bà dễ có mấy tay”… Nó cho thấy tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Chú ý cho điểm bù trừ khi bài viết nói không đủ ý so với yêu cầu trên song lại có những ý kiến khác đáp án nhưng đúng, hợp lý (vì đáp án không thể nêu hết ý được). Câu 2 (2 điểm) . Nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn văn : Đoạn văn đã dùng phép nhân hoá để nhân hoá bút pháp hiện thực và trữ tình trong thơ Tú Xương. . Dấu hiệu : đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân trái. Tú Xương lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực. Chủ đạo cho đà thơ là ở chân phải, và Tú Xương đã băng được mình thơ tới chúng ta bằng nước bước lãng mạn trữ tình". . Phép nhân hoá đó (được dùng một cách rất sáng tạo ở trường hợp này) đã giúp vấn đề vốn rất trừu tượng (bút pháp sáng tác) trở nên cụ thể, sinh động, dễ hiểu. Lời văn uyển chuyển, tài hoa, người đọc dễ cảm, dễ hình dung và hiểu rõ vai trò của chất/bút pháp trữ tình, chất/bút pháp hiện thực trong thơ Tú Xương, mối quan hệ giữa hai bút pháp đó trong thơ Ông. Câu 3 (14 điểm) Yêu cầu a- Trình bày những cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại mà thí sinh yêu thích. a1- Về nội dung, bài viết cho thấy được ý nghĩa, tác dụng (hay đóng góp) của tác phẩm đối với cuộc sống. a2- Về nghệ thuật, bài viết cho thấy tác phẩm có những nét độc đáo, điêu luyện trong các biện pháp nghệ thuật khiến tác phẩm được nhiều người yêu thích. b- Việc trình bày 2 ý trên không nhất thiết theo thứ tự nội dung trước, nghệ thuật sau, miễn là trình bày khéo léo, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục… c- Văn viết trôi chảy, ít mắc lỗi dùng từ, đặt câu, bố cục 3 phần khoa học, lập luận chặt chẽ, tỏ ra có năng lực cảm thụ và phân tích văn chương. Cho điểm Điểm 15 : Đáp ứng các yêu cầu trên. Điểm 12 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, mạch lạc. Điểm 9 : Trình bày được ý a1 hoặc a2, văn viết còn có chỗ lủng củng, lập luận, kết cấu còn có chỗ không chặt chẽ. Hoặc : Trình bày được 1 ý nhưng ý còn lại rất sơ sài; văn viết tốt, tỏ ra có năng lực cảm thụ văn chương. Hoặc : Cả 2 ý còn sơ sài (/ chưa sâu) nhưng văn viết tốt, tỏ ra có năng lực cảm thụ văn chương. Hoặc : Cả 2 ý tạm được nhưng văn viết còn nhiều chỗ lủng củng… Điểm 6 : Bài làm sơ sài, vấn đề còn mờ nhạt, văn viết còn nhiều chỗ lủng củng… Điểm 3 : Bài làm hết sức sơ sài, diễn đạt lủng củng, lập luận, kết cấu thiếu chặt chẽ… ………………………………………………………………………………………..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoc_sinh_gioi_tinh_vung_tau_mon_van_9_07_08__7273.doc
Tài liệu liên quan