Trướcnăm 1994, do chính sáchcấmvậncủa HoaKỳ đốivới Việt Nam,sản phẩm thuỷsảncủa Việt Nam không thể
xuất trực tiếp sang HoaKỳ.Tuy nhiên, thuỷsản Việt Nam vẫn xuất sang HoaKỳ thông quanước hoặc vùng lãnh thổ thứ ba
mà chủyếu là Xingapo vàHồng Kông. Tháng 2năm 1994 HoaKỳ chính thức bãibỏlệnhcấmvận kinhtếvới Việt Nam.
Tháng 7năm 1994 lô hàng thuỷsản đầu tiêncủa Việt Nam do Công ty Cafatex xuất khẩucậpcảng tiểu bang Florida,mở
đầu chomột giai đoạnmới trong quanhệ thươngmại thuỷsản giữa hainước.Năm 1995 HoaKỳ và Việt Nam chính thức
bình thường hoá quanhệ và quanhệ ngoại giao giữa hainước chính thức được thiếtlập.Kểtừ đó Việt Nam và HoaKỳ đã
hình thành và phát triển quanhệhợp tác tronglĩnhvực thuỷsản,cảvề quản lý, khoahọc công nghệ và thươngmại.Bộ
Thuỷsản ViệtNam, Hiệphội chếbiến xuấtkhẩu thuỷsản Việt Nam (VASEP)thường xuyên có liênhệ, trao đổivớiCụcnghề
cá biển HoaKỳ (MNFS),Cục quản lý thực phẩm vàdược phẩm (FDA). Phía HoaKỳ đãcử nhiều đoàn đại biểu sanglàm
việcvới ViệtNam và toạ đàmvề ápdụng HACCP đốivới cáccơsở chế biến xuấtkhẩu.Năm 1998, hainước đã kýbiênbản
thoả thuận hợptác giữa nghềcá hainước và kểtừ đókimngạch xuất khẩu của Việt Namvào HoaKỳ đãtăng đáng kể.
Sau khi Hiệp định thươngmại Việt Nam - HoaKỳ có hiệulực tháng 12/2001, kim ngạch buôn bán giữa Việt Namvà
HoaKỳ đã phát triển nhảyvọt. Hiệp định đã tác độngrấtlớntới việc đẩymạnh xuất khẩu hàng thuỷsảncủa Việt Nam sang
thịtrường HoaKỳ, đưaHoa Kỳtrởthành một trongnhững thịtrường nhập khẩu thuỷsản hàng đầu của Việt Nam.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Xuất nhập khẩu thuỷ sản Hoa Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
>Thông tin thị trường > Thị trường Hoa Kỳ > Xuất nhập khẩu thủy sản
Xuất nhập khẩu thuỷ sản Hoa Kỳ
3.1 Xuất khẩu thuỷ sản
· Khối lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản
· Mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản
· Thị trường xuất khẩu thuỷ sản
3.2 Nhập khẩu thuỷ sản
· Khối lượng và giá trị nhậpkhẩu thuỷ sản
· Mặt hàng nhập khẩu
· Nguồn nhập khẩu
3.3 Quan hệ thương mại thuỷ sản với Việt Nam
· Quá trình phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam.
· Thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
· Khó khăn và thách thức đối với thị trường Hoa Kỳ
3.4 Tài liệu tham khảo
--------------------------------------------------------------------------
3.1. Xuất khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ
· Khối lượng và giá trị
· Mặt hàng xuất khẩu
· Thị trường xuất khẩu
· Khối lượng và giá trị: Xuất khẩu thực phẩm thuỷ sản hàng năm cơ bản vẫn duy trì ổn định khoảng 0,9 triệu tấn với giá
trị từ 2,2 -3,5 tỷ USD. Năm 1992, Hoa Kỳ đã là nước xuất khẩu thuỷ sản số một thế giới với giá trị kỷ lục là 4,58 tỷ USD. Sau
khi bị Thái Lan vượt qua, xuất khẩu giảm dần và tới năm 1998 chỉ còn 2,4 tỷ USD, đứng ở vị trí thứ 5 thế giới. Sang năm
2000 xuất khẩu tăng lên nhanh và đạt 3 tỷ USD, năm 2003 đạt 3,2 tỷ USD. Hàng thuỷ sản tươi sống và đông lạnh xuất khẩu
đạt 1,6 tỷ pound, trị giá 2,2 tỷ USD. Nhìn chung, xuất khẩu thuỷ sản Hoa Kỳ không tăng nhiều trong những năm gần đây do
sản lượng khai thác, nuôi trồng giảm. Một số dịch bệnh và hiện tượng thời tiết cũng là nguyên nhân làm giảm kim ngạch xuất
khẩu.
· Mặt hàng xuất khẩu: Năm 1999, hàng thuỷ sản xuất khẩu gồm 210,5 triệu pound cá hồi, 273,9 triệu pound hàng surimi
và 57,3 triệu pound tôm hùm. Hàng thuỷ sản đóng hộp xuất khẩu khoảng 167,4 triệu pound, giá trị 256,1 triệu USD. Cá hồi là
sản phẩm chính được đóng hộp ở Hoa Kỳ để xuất khẩu. Năm 1999 xuất khẩu 113,7 triệu pound cá ngừ đóng hộp, ước tính
trị giá 197,7 triệu USD, xuất khẩu 26,6 triệu pound sản phẩm thuỷ sản phơi khô, ướp muối và hun khói, 91,9 triệu pound
trứng cá muối đạt giá trị 370,3 triệu USD.
Năm 2000, đứng đầu về giá trị xuất khẩu là cá hồi Thái Bình Dương (đông lạnh và cá hộp) với giá trị khoảng gần 600
triệu USD. Tiếp theo là surimi cá tuyết Thái Bình Dương và tôm hùm. Sản phẩm xuất khẩu độc đáo nhất là trứng cá trích, cá
hồi và cá tuyết.
Ngoài ra Hoa Kỳ còn xuất khẩu cá cảnh, chủ yếu là sang Canađa và một số thị trường Châu Á như Nhật Bản, Hồng
Kông.
· Thị trường xuất khẩu: Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn nhất (chiếm khoảng 50% thị phần) với các sản phẩm cá hồi,
surimi và trứng cá. Năm 2000 Hoa Kỳ xuất sang Nhật 1.157 triệu USD các mặt hàng thuỷ sản. Tiếp sau Nhật Bản là Canađa,
EU và Hàn Quốc. Trong khối EU có Anh và Pháp là hai bạn hàng lớn của Hoa Kỳ.
3.2. Nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ
· Khối lượng và giá trị
· Mặt hàng nhập khẩu
· Thị trường nhập khẩu
· Khối lượng và giá trị : Đặc điểm quan trọng của ngoại thương thuỷ sản Hoa Kỳ là thâm hụt ngoại thương ngày càng
lớn. Sự thâm hụt thương mại thuỷ sản (thể hiện trong bảng 1) đã tăng từ 2,5 tỷ USD năm 1990 lên 3,9 tỷ USD năm 1996 và
tăng đáng kể từ năm 1997 với 5,2 tỷ USD lên 7,8 tỷ USD năm 2003 cho thấy nhu cầu cần thiết nhập khẩu thuỷ sản của nước
này.
Bảng 1: Giá trị thương mại thuỷ sản của Hoa Kỳ.
Đơn vị: nghìn USD
Năm Nhập khẩu Xuất khẩu
1990 5.573.241 3.019.861
1991 5.999.580 3.281.746
1992 6.024.064 3.582.545
1993 6.290.233 3.179.474
1994 7.043.431 3.229.585
1995 7.141.428 3.383.589
1996 7.080.411 3.177.858
1997 8.138.840 2.850.311
1998 8.578.766 2.400.338
1999 9.407.307 2.945.014
2000 10.453.251 3.055.261
2001 10.150.160 3.319.600
2002 10.121.262 3.119.651
2003 11.095.475 3.266.487
Nguồn : Thống kê nghề cá của FAO
Trung bình người Mỹ tiêu dùng khoảng 16,3 pound thuỷ sản/người (trong đó 11,4 pound hàng tươi và đông lạnh)
trong năm 2003, tăng 0,7 pound so với năm 2002. Hiện nay, người tiêu dùng Mỹ sử dụng gần 8% tổng sản lượng thuỷ sản
thế giới từ các nguồn đánh bắt, nuôi trồng trong nước và nhập khẩu. Hơn một nửa lượng thuỷ sản tiêu dùng ở Hoa Kỳ có
nguồn gốc từ nhập khẩu. Khoảng 1000 cơ sở chế biến trên toàn nước Hoa Kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu
nhập khẩu.
Năm 1992, Hoa Kỳ nhập 6,02 tỷ USD, năm 1995 tăng lên 7,14 tỷ USD, năm 1998 là 8,45 tỷ USD. Trước năm 1998,
nhập khẩu tôm vào Hoa Kỳ thấp hơn Nhật Bản, nhưng từ năm 1998 Hoa Kỳ đã vượt lên thành thị trường nhập khẩu tôm lớn
nhất thế giới. Năm 1999, tổng nhập khẩu thực phẩm thuỷ sản đạt giá trị 9,3 tỷ USD. Các nhà cung cấp châu Á đã chiếm 40%
thị phần trong giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ. Theo công bố của Hoa Kỳ, năm 2000 tổng giá trị nhập khẩu đạt 10,45 tỷ, chiếm
17,4% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế giới, năm 2001 là 10,15 tỷ USD, năm 2002 là 10,12 tỷ USD. Đến năm 2003, giá trị
nhập khẩu đã tăng lên gần 11,1 tỷ USD trong đó nhập khẩu tôm chiếm 34% tổng giá trị nhập khẩu.
· Mặt hàng nhập khẩu :
Tôm
Cá hồi
Cá ngừ
Cá rô phi
Người tiêu dùng ở Hoa Kỳ thuộc nhiều nguồn gốc và tầng lớp, rất phân biệt về văn hoá và thu nhập nên các sản phẩm
thuỷ sản tiêu thụ ở Hoa Kỳ cũng rất đa dạng (thể hiện trong biểu đồ 2 dưới đây) cả về chất lượng cũng như số lượng, có
phần dễ tính hơn, không quá khắt khe như châu Âu và Nhật Bản. Hoa Kỳ nhập hơn 100 mặt hàng thuỷ sản các loại từ cao
cấp nhất đến thấp nhất, với đủ loại giá cả khác nhau.
Biểu đồ 2: Tỷ trọng sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ năm 2003
Nguồn : Báo cáo thường niên, Bộ Thương mại Hoa Kỳ, 2003
Tôm: Là mặt hàng ưa thích nhất tại Hoa Kỳ và được tiêu thụ với khối lượng rất lớn. Mỗi năm Hoa Kỳ nhập khẩu tôm trị giá
gần 4 tỷ USD chiếm khoảng 88% lượng tôm tiêu thụ tại Hoa Kỳ và 37% giá trị nhập khẩu thuỷ sản. Chỉ tính riêng năm 2001,
giá trị nhập khẩu tôm tươi, đông lạnh và chế biến đạt 3,6 tỷ USD. Hoa Kỳ nhập khẩu 19 loại sản phẩm tôm khác nhau,
nhưng chỉ có 3 sản phẩm cho giá trị lớn nhất là tôm bóc vỏ còn đuôi, tôm chế biến và tôm vỏ bỏ đầu. Tiêu thụ tôm của người
Mỹ năm 2002 đạt mức kỷ lục 3,7 pound/ người, vượt cả cá ngừ vốn là sản phẩm thuỷ sản có lượng tiêu thụ cao nhất trong
nhiều năm liền (2,9 pound/ người). Năm 2002, nhập khẩu tôm đạt 3,4 tỷ USD, năm 2003 tăng lên 3,8 tỷ USD, chiếm 34%
tổng giá trị nhập khẩu.
Tôm hùm ngày càng được người Mỹ ưa chuộng và là một trong những sản phẩm thuỷ sản cao cấp. Giá trị nhập
khẩu tôm hùm năm 2000 đạt mức kỷ lục 870 triệu USD, đứng hàng thứ ba về giá trị và chiếm gần 9% tổng giá trị nhập khẩu
thuỷ sản. Riêng nhập khẩu tôm hùm đông nguyên con đạt 530 triệu USD, tôm hùm sống đạt 205 triệu USD. Các nước cung
cấp chính là Canađa, Mêhicô, Braxin, Ôtxtrâylia…
Cá hồi: Người Mỹ ưa chuộng cá hồi Đại Tây Dương nuôi do Na Uy và Chilê cung cấp hơn là cá hồi Thái Bình Dương. Nhập
khẩu các sản phẩm cá hồi có giá trị lớn thứ tư và năm 2000 đạt 853 triệu USD. do sản lượng khai thác cá ngừ kém. Thái
Lan là nhà cung cấp chính cá ngừ đóng hộp cho thị trường Hoa Kỳ, tiếp đến là Philippin và Inđônêxia. Giá trị nhập khẩu các
sản phẩm cá ngừ năm 2000 là 778 triệu USD, chiếm 8% giá trị nhập khẩu thuỷ sản thực phẩm. Trong đó nhập khẩu cá ngừ
từ Việt Nam đạt 10 triệu USD, cá vây vàng tươi là 8,9 triệu USD (1.483 tấn), cá ngừ đóng hộp đạt 0,5 triệu USD.
Cá rô phi : Năm 2001 khối lượng nhập khẩu cá rô phi tăng mạnh. Tổng lượng nhập khẩu năm 2001 đạt 124 triệu pound,
tăng 3,9% ( gần 35 triệu pound) so với năm 2000. Tất cả các sản phẩm chế biến từ cá rô phi đều tăng. Nhập khẩu cá nguyên
con đông lạnh tăng 39% và chiếm 69% tổng lượng nhập khẩu cá rô phi. Nhập khẩu cá philê tươi đạt 22,6 triệu pound tăng
36%, cá philê đông lạnh tăng mạnh nhất với 42%.
· Thị trường nhập khẩu:
Thái Lan
Êcuađo
Canađa
Trung Quốc
Vênêzuêla
Một số nước châu Á khác
Hoa Kỳ nhập khẩu thuỷ sản từ 130 nước trong đó dẫn đầu là Thái Lan, Êcuađo, Canađa, Trung Quốc, Chilê, Mêhicô
và Ấn Độ…
Biểu đồ 3: Các nước xuất khẩu thuỷ sản chính sang Hoa Kỳ
năm 2000 - 2003
Đơn vị: triệu USD
Nguồn : Bộ Thương mại Hoa
Kỳ năm 2003
Thái Lan là nước xuất khẩu tôm số 1 vào thị trường Hoa Kỳ với khối lượng kỷ lục là 136.078 tấn, giá trị 1.266 triệu USD năm
2000, chiếm thị phần tương ứng là 34% và 25%. Giá trị tôm xuất khẩu vào Hoa Kỳ chiếm 57,3% tổng giá trị xuất khẩu tôm
của Thái Lan năm 2001. Riêng mặt hàng tôm sú đông lạnh bóc vỏ chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu tôm. Đây là mặt hàng
nhập khẩu lớn nhất về tôm của Mỹ, được người tiêu dùng ưa chuộng nhất.
Êcuađo là bạn hàng lâu đời của Hoa Kỳ với sản phẩm quen thuộc là tôm chân trắng nuôi. Trước đây, khi Thái Lan chưa
chiếm lĩnh thị trường thì tôm chân trắng Êcuađo luôn chiếm thị phần lớn nhất. Họ bị mất vị trí số 1 từ năm 1998 về tay Thái
Lan do sản lượng nuôi bị giảm sút mạnh vì dịch bệnh, nguồn cung cấp không đủ đáp ứng nhu cầu khiến người tiêu dùng
phải chuyển sang sử dụng tôm sú thay cho tôm chân trắng. Năm 2000, xuất khẩu tôm của Êcuađo lại giảm mạnh do dịch
bệnh đốm trắng gây tổn thất nặng nề cho tôm nuôi. Lượng xuất khẩu năm 2000 chỉ còn 19.098 tấn, nhưng đã tăng lên
26.760 tấn vào năm 2001 và đứng hàng thứ 6 về khối lượng, hàng thứ 5 về giá trị ở thị trường tôm Hoa Kỳ (224 triệu USD).
Canađa coi Hoa Kỳ là “thị trường nhà” vì họ cũng là thành viên quan trọng của “Hiệp ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ”. Hoa Kỳ
luôn chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Canađa. Năm 2000 vị trí độc tôn của Canađa lần đầu tiên bị Thái
Lan uy hiếp, nhưng vẫn còn chiếm 19,3% thị phần. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Canađa là cá philê, tôm hùm.
Trung Quốc đứng thứ 5 về khối lượng tôm xuất khẩu sang Mỹ, đứng thứ 6 về giá trị vì tôm Trung Quốc có giá thấp. Sản
phẩm tôm của Trung Quốc xuất sang Mỹ năm 2001 phần lớn là tôm chân trắng nhập nội được nuôi phổ biến ở tỉnh Quảng
Đông và một số địa phương khác.
Thị phần của Ấn Độ bị thu hẹp đôi chút vào năm 2001 chiếm 8,84% so với 9,13% năm 2000.
Một số nước châu Á khác: Năm 2000, có thể nói tôm đông lạnh của châu Á đã chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ do tôm nuôi
Mỹ La tinh bị dịch bệnh đốm trắng tàn phá và bị thiệt hại nặng như Êcuađo, Mêhicô, Panama… Do vậy xuất khẩu của các
nước châu Á vào Hoa Kỳ tăng nhanh đáng kể. Thái Lan tăng 12 nghìn tấn và là nước cung cấp tôm chính cho thị trường
Hoa Kỳ, Trung Quốc - 10 nghìn tấn, Việt Nam - 8 nghìn tấn, Ấn Độ - 7 nghìn tấn. Việt Nam tuy chỉ đứng thứ bảy về khối
lượng xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ, nhưng do tôm có chất lượng cao nên về giá trị xuất khẩu tôm vươn lên vị trí thứ ba (235
triệu USD). Tuy đã có mức tăng trưởng nhanh, nhưng thị phần của tôm đông lạnh Việt Nam tại Hoa Kỳ còn rất nhỏ (6,2% về
giá trị).
Trong năm 2000 & 2001, nhập khẩu tôm đông lạnh tăng mạnh từ những nước sản xuất tôm ở Châu Á. Năm 2003,
khối lượng nhập khẩu tăng mạnh từ Trung Quốc (+ 61%), Việt Nam ( + 46%), tăng nhẹ từ những nước cung cấp chính như
Thái Lan ( + 4%) và Ấn Độ ( + 1%).
3.3. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI THUỶ SẢN VỚI VIỆT NAM
· Quá trình phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam.
· Thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
· Khó khăn và thách thức từ thị trường Hoa Kỳ
· Quá trình phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam
Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hoá quan hệ vào năm 1991. Tháng 2 năm 1994,
Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7 năm 1995. Kể từ
đó đến nay, các chuyến viếng thăm của các quan chức cấp cao hai nước đã góp phần tích cực củng cố và tăng cường quan
hệ giữa hai nước.
Song song với quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng không
ngừng phát triển. Việc thông qua Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) ký ngày 13/7/2000 đánh
dấu một mốc quan trọng trong quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Nhờ đó, kim ngạch thương mại hàng hoá
hai chiều đã tăng từ 220 triệu USD năm 1994 lên 1,4 tỷ USD năm 2001 – năm trước khi BTA có hiệu lực. Năm 2003 kim
ngạch thương mại hàng hoá hai chiều đã đạt gần 5,8 tỷ USD và Việt Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 40 của
Hoa Kỳ.
· Thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Trước năm 1994, do chính sách cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam không thể
xuất trực tiếp sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thuỷ sản Việt Nam vẫn xuất sang Hoa Kỳ thông qua nước hoặc vùng lãnh thổ thứ ba
mà chủ yếu là Xingapo và Hồng Kông. Tháng 2 năm 1994 Hoa Kỳ chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam.
Tháng 7 năm 1994 lô hàng thuỷ sản đầu tiên của Việt Nam do Công ty Cafatex xuất khẩu cập cảng tiểu bang Florida, mở
đầu cho một giai đoạn mới trong quan hệ thương mại thuỷ sản giữa hai nước. Năm 1995 Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức
bình thường hoá quan hệ và quan hệ ngoại giao giữa hai nước chính thức được thiết lập. Kể từ đó Việt Nam và Hoa Kỳ đã
hình thành và phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thuỷ sản, cả về quản lý, khoa học công nghệ và thương mại. Bộ
Thuỷ sản Việt Nam, Hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thường xuyên có liên hệ, trao đổi với Cục nghề
cá biển Hoa Kỳ (MNFS), Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA). Phía Hoa Kỳ đã cử nhiều đoàn đại biểu sang làm
việc với Việt Nam và toạ đàm về áp dụng HACCP đối với các cơ sở chế biến xuất khẩu. Năm 1998, hai nước đã ký biên bản
thoả thuận hợp tác giữa nghề cá hai nước và kể từ đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đã tăng đáng kể.
Sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực tháng 12/2001, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ đã phát triển nhảy vọt. Hiệp định đã tác động rất lớn tới việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang
thị trường Hoa Kỳ, đưa Hoa Kỳ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam.
+ Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kỳ
Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt trên 80 triệu USD, tăng gấp đôi năm 1997
(40 triệu USD). Năm 1999 kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ vượt qua ngưỡng 100 triệu USD, đạt 130 triệu USD,
tăng 62,5% so với năm 1998.
Bảng 2 : Mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ
năm 2000 - 2004
Đơn vị : Nghìn USD
Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004
Tôm nước lợ 185,12 308,70 368,62 468,93 277,45
Cá sống 175 216 201 271 357
Cá sấy khô, ướp muối, hun khói … 374 596 722 1,005 3,549
Hải sản thân mềm, nhuyễn thể 8,17 6,16 5,82 7,44 6,18
Cá đông lạnh (không bao gồm cá filê
hoặc cá thịt khác) 6,80 10,22 9,23 10,70 14,71
Cá tươi (không bao gồm cá filê hoặc
cá thịt khác) 9,59 16,64 24,67 23,66 25,38
Cá filê và cá thịt khác tươi, hoặc đông
lạnh
32,61 41,72 69,17 56,45 78,36
Nguồn : Số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ
Năm 2000, cơ cấu thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ có sự điều chỉnh mạnh và Việt Nam đã nắm bắt cơ hội chen chân
vào thị trường rộng lớn này. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng đột ngột lên 2,14 lần so với năm 1999 và là
mức tăng nhanh nhất trong số các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ. Trong các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất
sang Hoa Kỳ, tôm chiếm tỷ trọng chính 74% tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu. Việt Nam vươn lên vị trí thứ tư về giá trị
xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ (về khối lượng đứng hàng thứ 7). Cá tra, ba sa philê đông lạnh là mặt hàng độc đáo của Việt
Nam tại thị trường Hoa Kỳ.
Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng 70.930 tấn thuỷ sản các loại, trị giá 489.03 triệu USD.
Năm 2002, khối lượng các mặt hàng xuất khẩu đã tăng lên 98.664 tấn, đạt 654.98 triệu USD, chiếm 32,4% tổng giá
trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản (kể cả chế biến) đạt 777.66 triệu USD, tiếp tục xếp vị trí thứ
hai sau hàng dệt may trong bảng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, chiếm 35,3% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt
Nam. Trong nhóm hàng thuỷ sản, tôm đông lạnh đạt kim ngạch 469 triệu, chiếm 64% tổng kim ngạch nhóm hàng thuỷ sản.
Tôm và cua chế biến đạt 162 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu cá phi lê giảm khoảng 19% so với trước do tác động của thuế
chống bán phá giá.
Năm 2004, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào Hoa Kỳ các mặt hàng như mực đông lạnh, bạch tuộc đông lạnh, tôm
đông lạnh, cá ngừ, cá đông lạnh, mực khô, các khô và các mặt hàng khác với tổng số lượng đạt 91.380.6 tấn, trị giá là 602.9
triệu USD. Hoa Kỳ chiếm 25,1% thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong đó, tôm đông lạnh đạt 37.060 tấn, trị giá
397 triệu USD, cá đông lạnh đạt 33.680 tấn, trị giá 119 triệu USD.
Năm 2005, do tác động đồng thời của việc áp thuế chống bán phá giá cá tra, cá ba sa philê đông lạnh và tôm đông
lạnh, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ có phần giảm sút, thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 23% thị phần xuất khẩu
của Việt Nam.
· Khó khăn và thách thức từ thị trường Hoa Kỳ
Là một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới, thu hút sự quan tâm của cả thế giới nên cạnh tranh giữa các
nhà xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng vô cùng gay gắt và quyết liệt. Việt Nam mới chỉ thực sự thâm nhập thị trường Hoa Kỳ kể từ
năm 2002 sau khi BTA có hiệu lực, trong khi các đối thủ cạnh tranh của ta đã có hệ thống bạn hàng nhập khẩu và phân phối
tại thị trường này từ rất lâu. Đây cũng chính là thách thức lớn của Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.
Thuỷ sản chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chưa nhiều, chủ yếu mới xuất khẩu dưới dạng sơ chế cho
nên trị giá xuất khẩu thấp. Nguyên nhân là do các cơ sở thuỷ sản Việt Nam chưa hiểu hết được nhu cầu của thị trường Hoa
Kỳ, chưa có sự hợp tác đầu tư với đối tác Hoa Kỳ về công nghệ chế biến thuỷ sản ở Việt Nam như chúng ta đã làm với các
nhà đầu tư Nhật Bản.
Các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Hoa Kỳ đang có chiều hướng gia tăng. Hàng thuỷ sản của Việt Nam cũng
đang vấp phải sự cản trở của những chính sách bảo hộ này. Cá tra và cá ba sa đang phải chịu thuế chống bán phá giá từ
37% đến 64%. Tôm đông lạnh và đóng hộp cũng đang chịu sự áp đặt thuế chống bán phá giá.
Do mới có quan hệ kinh doanh với các doanh nghịêp Hoa Kỳ nên các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường yêu
cầu thanh toán theo phương thức L/C at sight không huỷ ngang. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ hoặc do không quen
với phương thức thanh toán này hoặc muốn các phương thức thanh toán khác (D/A, D/P…) thuận lợi, đỡ tốn kém và ít rủi ro
hơn cho họ. Vì theo phương thức L/C at sight, người nhập khẩu thường phải thanh toán tiền hàng trước khi hàng đến, trong
khi đó hàng thực phẩm phải được FDA kiểm tra trước khi cho phép nhập vào thị trường. Do vậy, người nhập khẩu rất ngại
thanh toán bằng L/C at sight vì sợ không đòi lại được tiền hàng trong trường hợp hàng không được FDA cho phép nhập
khẩu.
Hoa Kỳ là nước có hệ thống luật pháp chặt chẽ, đồ sộ và phức tạp bậc nhất thế giới. Không có luật sư thì ngay cả
người dân Mỹ cũng khó sinh sống một cách bình thường. Ngoài luật pháp Liên bang còn có hệ thống luật pháp của các
bang. Vì vậy, quan hệ thương mại thường xuyên phải gắn với tư vấn pháp lý.
Cùng với các yếu tố trên, sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng phải tuân thủ hàng loạt các yêu cầu như:
- Tuân theo các tiêu chuẩn và quy định mang tính kỹ thuật;
- Phù hợp với quy định về nhãn mác sản phẩm;
- Kiểm soát được các hành vi gian lận thương mại;
- Tuân theo các quy định về xuất xứ sản phẩm; và
- Đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
3.4. Tài liệu tham khảo:
· Nguyễn Duy Khiên,2005. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ những điều cần biết/ Hà Nội: Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, 250
trang.
· Tạp chí thương mại thuỷ sản số 8/2000, 1/2002/ Hà Nội: VASEP
· Hồ Sĩ Hưng, Nguyễn Việt Hưng,2003. Cẩm nang xâm nhập thị trường Mỹ/ Hà Nội: NXB Thống kê, 669 trang.
· Website Trung tâm xúc tiến thương mại Hồ Chí Minh www.itpc.hochiminh.gov.vn
· T.S Trần Văn Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Mỹ đối với thuỷ sản nhập
khẩu từ Việt Nam/ T6/2005, 19 trang.
· Thuỷ sản Việt Nam và thị trường Mỹ/ Trương Đình Hoè: VASEP, 9 trang.
· Tạp chí thương mại thuỷ sản số 3,4,12/2003, 4,6/2004, 8,9/2005/ Hà Nội: VASEP.
Fisheries Informatic Centre - Ministry of Agriculture and Rural Development
Tel: 84.4.7716578, 8343182, 8318041 Fax: 84.4.7716578
Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan - Email:ttam.bts@hn.vnn.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10-XuatnhapkhauthuysanHoaKy.pdf