Đề tài Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

Thế kỉ hai mốt mở ra một kỷ nguyên ýmới cho nền kinh tế toàn cầu với xu hướng đa phương hoá và quốc tế hoá. Cùng với công cuộc xây dựng đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới trên nhiều phương diện và bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế là một con đường thiết yếu, đem lại nguồn ngoại tệ chủ lực cho việc nhập khẩu và phát triển nền kinh tế nước nhà.

Trong mười năm trở lại đây, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng trưởng mạnh, liên tục đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15%-18%/ năm, trở thành một trong ba ngành hàng thu về nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước. Nếu năm 1991 thu được 278,8 triệu USD thì năm 2000 lên 1,4 tỉ USD, tăng gấp 5 lần năm 1991, và năm 2001 đạt 1,75 tỉ USD, tăng gấp 6,3 lần năm 1991. Năm 2001, hàng thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt trên 60 nước, được FAQ xếp vị trí thứ 18 về sản lượng thuỷ sản, thứ 26 về XK thuỷ sản. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tiễn xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới hiện nay và những bài học kinh nghiệm sàng lọc được trong thời gian qua thì việc khẳng định vị trí của ngành thuỷ sản Việt Nam trên trường quốc tế là việc không hề đơn giản. Ngoài những mặt hạn chế về vốn, về cơ sở hạ tầng, về công nghệ, nguồn lực trong nước, vấn đề sống còn đặt ra cho ngành thuỷ sản Việt Nam là thị trường, chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. Mỗi thị trường xuất đó tuy có những tương đồng về chất lượng sản phẩm, vệ sinh công nghiệp nhưng lại có những nét đặc thù riêng, đòi hỏi các nhà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam phải đi sâu nghiên cứu và tìm ra một hướng đi thích hợp.

Bên cạnh việc thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường tiềm năng, ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam phải không ngừng củng cố và gia tăng mối quan hệ làm ăn với các thị trường nhập khẩu thuỷ sản truyền thống, mà tiêu biểu là thị trường Nhật Bản. Với những đặc điểm về kinh tế, về văn hoá tiêu dùng và thực trạng nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới, Nhật Bản hiện là một trong những bạn hàng lớn nhất và quan trọng nhất của nước ta. Việc đi sâu nghiên cứu thị trường Nhật Bản để thâm nhập và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hiện là một nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

Trong giới hạn của đề án, em xin nêu ra thực tiễn của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, giải pháp thâm nhập và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường này.

 

doc33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xuất khẩu thuỷ sản việt nam vào thị trường nhật bản Lời nói đầu Thế kỉ hai mốt mở ra một kỷ nguyên ‎mới cho nền kinh tế toàn cầu với xu hướng đa phương hoá và quốc tế hoá. Cùng với công cuộc xây dựng đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới trên nhiều phương diện và bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế là một con đường thiết yếu, đem lại nguồn ngoại tệ chủ lực cho việc nhập khẩu và phát triển nền kinh tế nước nhà. Trong mười năm trở lại đây, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng trưởng mạnh, liên tục đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15%-18%/ năm, trở thành một trong ba ngành hàng thu về nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước. Nếu năm 1991 thu được 278,8 triệu USD thì năm 2000 lên 1,4 tỉ USD, tăng gấp 5 lần năm 1991, và năm 2001 đạt 1,75 tỉ USD, tăng gấp 6,3 lần năm 1991. Năm 2001, hàng thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt trên 60 nước, được FAQ xếp vị trí thứ 18 về sản lượng thuỷ sản, thứ 26 về XK thuỷ sản. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tiễn xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới hiện nay và những bài học kinh nghiệm sàng lọc được trong thời gian qua thì việc khẳng định vị trí của ngành thuỷ sản Việt Nam trên trường quốc tế là việc không hề đơn giản. Ngoài những mặt hạn chế về vốn, về cơ sở hạ tầng, về công nghệ, nguồn lực… trong nước, vấn đề sống còn đặt ra cho ngành thuỷ sản Việt Nam là thị trường, chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. Mỗi thị trường xuất đó tuy có những tương đồng về chất lượng sản phẩm, vệ sinh công nghiệp nhưng lại có những nét đặc thù riêng, đòi hỏi các nhà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam phải đi sâu nghiên cứu và tìm ra một hướng đi thích hợp. Bên cạnh việc thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường tiềm năng, ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam phải không ngừng củng cố và gia tăng mối quan hệ làm ăn với các thị trường nhập khẩu thuỷ sản truyền thống, mà tiêu biểu là thị trường Nhật Bản. Với những đặc điểm về kinh tế, về văn hoá tiêu dùng và thực trạng nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới, Nhật Bản hiện là một trong những bạn hàng lớn nhất và quan trọng nhất của nước ta. Việc đi sâu nghiên cứu thị trường Nhật Bản để thâm nhập và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hiện là một nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Trong giới hạn của đề án, em xin nêu ra thực tiễn của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, giải pháp thâm nhập và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường này. Lí luận chung 1. Đặc điểm về thị trường thuỷ sản Việt Nam và thị trường Nhật Bản 1.1. Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam Việt Nam là một quốc gia ven biển ở Đông Nam á. Trong suốt sự nghiệp hình thành, bảo vệ và xây dựng đất nước, biển đã, đang và sẽ đóng vai trò hết sức to lớn. Chính vì vậy, phát triển, khai thác hợp lí một cách bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời với bảo vệ môi trường biển đã trở thành mục tiêu chiến lược lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với việc khai thác các nguồn lợi cá và hải sản biển, Việt Nam còn có một tiềm năng phong phú về các nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ, cùng với những điều kiện tự nhiên thuận lợi để đẩy mạnh nuôi trồng các đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước biển, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sông dân cư. 1.1.1. Tiềm năng khai thác hải sản a. Điều kiện tự nhiên Việt Nam có 3260 km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ, từ 8023’ bắc đến 21039’ bắc. Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000 km2 và vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển Việt Nam có trên 4.000 hòn đảo lớn, nhỏ, có nhiều vịnh, vùng, đầm, phá, cửa sông và trên 400.000 ha rừng ngập mặn, là những khu vực đày tiềm năng cho phát triển giao thông, du lịch, đồng thời cũng rất thuận lợi cho phát triển nuôi, trồng thuỷ sản và tạo nơi trú đậu cho tàu thuyền đánh cá. Về mặt kỉ thuật trong lĩnh vực khai thác hải sản, người ta thường chia vùng biển nước ta thành 3 vùng nhỏ, đó là vùng biển Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và vùng Đông – Tây Nam Bộ. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên của từng vùng mà mỗi vùng biển có những nét đặc thù khác nhau qui định chủng loại và trữ lượng khai thác khác nhau. b. Đặc điểm nguồn lợi hải sản Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850.000 cá đáy, 700.000 tấn cá nổi nhỏ, 120.000 tấn cá nổi đại dương. Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị kinh tế cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ‎y nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc(cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/ năm)…Bên cạnh đó còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai… Bị chi phối bởi đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản nước ta có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Phân bố trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy tập trung chủ yếu ở vùng bờ biển có độ sâu dưới 50 m(56,2%), tiếp đó là vùng sâu từ 51- 100 m (23,4%). Theo số liệu thống kê, khả năng cho phép khai thác cá biển Việt Nam bao gồm cả cá nổi và cá đáy ở khu vực gần bờ có thể duy trì ở mức 600.000 tấn. Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Đông Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác cả nước, tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%), miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ (11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%) c . Lao động đánh bắt hải sản Đến năm 1997, toàn ngành thuỷ sản có 423.583 lao động đánh bắt hải sản, trong đó hoạt động gần bờ 309.171 người, hoạt động xa bờ 114.412 người. Ngành thuỷ sản đang tích cực nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lao động nghề cá để họ tiến kịp với sự phát triển về ứng dụng khoa học, công nghệ và trang bị cua đội tàu xa bờ. 1.1.2. Tiềm năng phát triển và nuôi trồng thuỷ sản a. Điều kiện tự nhiên Với 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, hàng ngàn đảo lớn, nhỏ, cộng với một hệ thống sông ngòi chằng chịt. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng mặt nước cho nuôi trồng thuỷ sản vào loại lớn nhất thế giới với khoảng 1.700.000 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng, trong đó riêng vùng triều là 660.000 ha, ruộng 580.000 ha, hồ chứa và mặt nước lớn 340.000 ha… b. Nguồn lợi giống loài thuỷ sản Chế độ khí hậu và các điều kiện tự nhiên đa dạng là một điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản đa dạng, nhiều loại hình.Thống kê của các nhà nghiên cứu biển cho thấy, Việt Nam có tới 544 loài cá nước ngọt, 186 loài cá nước lợ và nước mặn, 16 loài tôm, 90 loài rong to và nhiều loại nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao và có khả năng đưa vào nuôi trồng nhân tạo… c. Nguồn lực lao động Với trên 4 triệu dân sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu người dân sống ở đầm phá tuyến đảo của 714 xã, phường thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển và hàng chục triệu hộ nông dân, hàng năm đã tạo ra lực lượng lao động nuôi trồng thuỷ sản đáng kể chiếm tỉ trọng quan trọng trong sản xuất nghề cá, chưa kể 1 bộ phận khá đông ngư dân làm nghề đánh cá nhưng không đủ phương tiện để hành nghề khai thác cũng chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và lực lượng lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa nuôi trồng thuỷ sản, đa phần đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm vê thuỷ hải sản và nghề nuôi trồng. Bảng 1: Tình hình sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam năm 1998 Chỉ tiêu Tổng So với kế hoạch (%) Tăng so với năm trước(%) Tổng sản lượng(tấn) 1.668.530 105,93 5,04 Khai thác Thuỷ Sản(tấn) 1.130.660 10,72 4,82 Nuôi trồng Thuỷ Sản(tấn) 537.870 100,54 5,5 Xuất Khẩu(triệu USD) 858,6 101,01 10,58 Theo số liệu trong năm 98 của Bộ thuỷ sản, số thị trường xuất thuỷ sản đã tăng lên 50 thị trường. Xuất khẩu sang EU và Mỹ tăng mạnh. Mỹ tăng 115,31% , EU tăng 80,42%. Với những dặc điểm trên, Việt Nam đã và đang có những thuận lợi về nhiều mặt trong việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Chính vì vậy chúng ta có tiềm năng to lớn trong việc sản xuất, chế biến xuất khẩu thuỷ hải sản sang thị trường nước ngoài. Trong mười năm trở lại đây, XK thuỷ sản Việt Nam tăng trưởng mạnh, liên tục và đạt bình quân 15-18%/năm, là một trong ba ngành hàng mang lại nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước. Nếu năm 1991 thu được 278.8 triệu USD thì năm 2000 lên 1,4 tỉ USD (tăng gấp 5 lần), năm 2001 đạt 1,75 tỉ USD, tăng gấp 6,3 lần năm 1991. Hàng thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt trên 60 nước, được FAQ xếp vị trí 18 về sản lượng thuỷ sản. thứ 26 về XK thuỷ sản. 1.2. Đặc điểm thị trường Nhật Bản Là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới, với qui mô GDP hàng năm là 6900 USD/người, Nhật Bản hiện là một trong những thị trường nhập khẩu hàng hoá hấp dẫn và lớn hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, việc thâm nhập vào thị trường này không hề dễ dàng. Độ mở cửa của Nhật Bản thấp, chỉ số XNK/GDP xấp xỉ 20%. Như vậy, khả năng thâm nhập của hàng ngoại vào thị trường Nhật Bản là tương đối khó. Thông qua việc cho vay và các chính sách hỗ trợ làm cơ sở cho các dự án đầu tư và hợp tác với các quốc gia khác, Nhật Bản có vị trí cao nhất về kinh tế và chính trị trong khu vực Châu á Thái Bình Dương và vị thế cao trên trường Quốc tế. a. Nhật Bản – thị trường nhập khẩu hải sản hấp dẫn Dù Nhật Bản là một trong những nước sản xuất hải sản hàng đầu thế giới , song vẫn phải lệ thuộc khoảng 33% mỗi năm vào hải sản nhập khẩu (NK). Có nhiều yếu tố đưa đến sự lệ thuộc này: sản xuất nội địa sụt giảm và không đủ cung cấp cho thị trường trong nước; những ưu điểm của của hải sản NK so với hải sản trong nước như nguồn cung ứng ổn định và phẩm chất thuần nhất; phù hợp với các dây chuyền siêu thị và các công ty chế biến hải sản vì họ mua số lượng lớn hải sản, hải sản NK không đắt bằng hải sản trong nước… Các nhà phân phối hàng chính của Nhật ngày càng nhập nhiều nguyên liệu từ nước ngoài, số nước XK gia tăng đang tích cực đẩy mạnh việc mua bán hải sản ở Nhật. Qui mô hàng hàng hải sản ở Nhật được ước tính khoảng 3 ngàn tỉ yên. Theo báo cáo của uỷ ban dinh dưỡng quốc gia, Bộ y tế và phúc lợi Nhật, lượng tiêu thụ đạm trong khẩu phần ăn của ngươi Nhật duy trì sự ổn định trong một thời gian dài. Lượng đạm tiêu thụ tính theo đầu người mỗi ngày dừng ở mức 79,7 g, trong đó khoảng 45% được cung cấp bởi hải sản (19 g). Về các loại cá , cá ngừ tươi, cá hồi và cá ngừ đốm chiếm 8,9 g lượng đạm hàng ngày; mực, bạch tuộc, cua chiếm 3,2 g. Nhu cầu về hải sản luôn được ưa chuộng vì chúng vừa không chứa các loại mỡ có hại, vừa giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh ảnh hưởng đến con người mai sau. Ngoài ra, hải sản còn được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng (bao gồm sự quan tâm đến sức khoẻ, an toàn thực phẩm và độ tươi của thực phẩm. Kết qua một cuộc khảo sát nhằm đánh giá thái độ của người tiêu dùng giữa cá và thịt cho thấy cá được chuộng hơn thịt vì 4 lí do sau đây: tốt cho sức khoẻ, giàu chất dinh dưỡng như DHA và EDA, mùa nào có cá đó và đa dạng chủng loại. Đặc biệt, hải sản còn được chế biến theo nhiều cách khác nhau khiến việc nấu nướng hàng ngày trở thành niềm vui. Đó là lí do tại sao hải sản luôn giữ vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của người Nhật. Bảng 2 : Thị phần nhập khẩu tôm của Nhật Bản (đơn vị : Tấn) Tôm 1996 1997 1998 1999 2000 SL trong nước 31.996 30.367 28.436 28.307 28.589 Nhập khẩu 304.300 281.389 251.031 259.062 259.565 Tổng cộng 336.296 331.453 279.063 287.369 288.104 Thị phần nhập khẩu 90,5% 90,3% 89,8% 90,1% 90,1% Nguồn: Viện ngiên cứu hải sản Làm tròn số : trung tâm thông tin KHKT và Kinh tế thuỷ sản b. Chữ tín đi đầu trong kinh doanh Theo nhận định chung của nhiều chuyên gia kinh tế, Nhật Bản là một thị trường đặc biệt “khó tính”, nhưng khi đã gây được lòng tin với khách hàng thì rất thuận lợi trong kinh doanh. Nhìn chung, người Nhật Bản trọng uy tín, sự trung thực và thường theo đuổi kế hoạch làm ăn lâu dài. DN XK cần đảm bảo thời gian giao hàng đúng thời điểm, đồng thời duy trì chất lượng sản phẩm ổn định. Bởi, nếu DN Nhật phát hiện ra đối tác nào đang lừa dối họ thì mọi sự hợp tác làm ăn sẽ chấm dứt ngay. Các DN nên theo sát diễn biến tình hình thị trường, thị hiếu, sức mua của người tiêu dùng để kịp thời cải tiến sản phẩmcho phù hợp. Khi lô hàng có sai sóthay hư hỏng bị phía đối tác khiếu nại, nhà XK nên thành thật nhận sai sót và thậm chí chịu bồi thường thiệt hại để tạo sự tin cậy của khách hàng. Có như vậy mới tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài. c. Hàng nhập khẩu phải đạt tiêu chuẩn chất lượng Thị trường Nhật tiêu thụ hàng hoá từ rất nhiều nguồn. Do đó tính độc đáo và chất lượng là những yếu tố mang tính quyết định. Chính vì thế hnàg hoá XK sang Nhật phải thể hiện được những đặc trưng khác so với những sản phẩm cùng loại, có mẫu mã bao bì, độc đáo, hay sử dụng những nguyên liệu mới; nếu không thì phải cạnh tranh bằng giá cả. Tại thị trường Nhật Bản, trước khi mua hàng, người tiêu dùng thường muốn biết rõ những chi tiết về hàng hoá chứ không chỉ gọi tên chung chung. Thật ra, thị trường Nhật có nhu cầu rất lớn về sản phẩm giá rẻ chứ không đơn thuần là các sản phẩm cao cấp, song các sản phẩm giá rẻ đó vẫn phải nằm trong chuẩn mực tiêu chuẩn chất lượng. Có thể khẳng định, thị trường Nhật rất chuộng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá nhưng điểm khác biệt ở đây là là phải đạt theo tiêu chuẩn Nhật. Cũng như Mỹ và EU, hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá ở Nhật đòi hỏi rất cao. Các tiêu chuẩn này được các cơ quan Nhật chuẩn hoá bằng những chứng nhận chất lượng nên DN nào muốn vào thị trường Nhật dễ dàng cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn trên. Cụ thể ở đây là DN cần xin dấu chứng nhận chất lượng JIS áp dụng cho hàng nông sản, thực phẩm, hàng công nghiệp, dấu Ecomark áp dụng cho các tiêu chuẩn về môi trường…Ngoài ra, người Nhật rất quan tâm đến Luật trách nhiệm sản phẩm. Luật này qui định trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường do liên quan đến các sản phẩm có khuyết tật gây ra thương tích cho người sử dụng hay gây thiệt hại về của cải. Luật vệ sinh về thực phẩm thì qui định cho tất cả các đồ uống tiêu dùng trên thị trường Nhật, các loại hàng hoá, sản phẩm này khi đưa vào tiêu dùng trên thị trường Nhật phải có giấy phép của Bộ y tế và phúc lợi Nhật. d. Mạng lưới phân phối phức tạp Hệ thống các kênh phân phối của Nhật Bản là một hệ thống cực kì phức tạp , mang đậm dấu ấn văn hoá, xã hội Nhật. Hệ thống kênh phân phối này bắt đầu từ nhà sản xuất đến nhà bán buôn chuyên nghiệp, đến nhà bán buôn cấp hai, đến nhà bán buôn khu vực, đến nhà bán lẻ, cuối cùng đến người tiêu dùng. Dưới những nhà bán buôn chuyên nghiệp (speciality seller) còn có các cửa hàng tự phục vụ. Đây là hệ thống được xây dựng trên nền tảng xã hội Nhật Bản thể hiện sự liên kết giữa các thành viên trong kênh và là một chức năng xã hội quan trọng mang lại lợi ích cho người Nhật. Sự phức tạp của kênh phân phối là do giữa người sản xuất, trung gian và người tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong phân phối hàng hoá, người Nhật luôn có tiêu chí “just in time”, có nghĩa là: giao đúng mặt hàng, đúng chất lượng, đúng thời điểm. Chính vì vậy, hệ thống phân phối của Nhật Bản phục vụ rất tốt cho khách hàng, và mặc dù phức tạp hơn hệ thống phân phối của Tây Âu nhưng lại đồng bộ hơn. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ do hàng hoá khi đến tay người tiêu dùng phải trải qua nhiều khâu lưu thông và phân phối nên đã làm cho giá cả tăng lên đáng kể, bao gồm 3 loại. Một là từ nhà NK đến nhà bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Giá bán lẻ thường cao gấp 3 hay 4 lần. Thứ hai là từ người NK đến người bán lẻ và người tiêu dùng (siêu thị, cửa hàng bách hoá…). Giá bán lẻ thường gấp 2-2,5 lần giá FOB. Thứ là từ người Nk đến người tiêu dùng (đặt hàng qua thư) và giá bán lẻ có thể gấp đôi giá FOB. Vì thế DN cần cố gắng giảm giá thành sản phẩm tới mức thấp nhất, đồng thời cần đưa hàng hoá vào các mạng lưới lưu thông và phân phối của thị trường Nhật mới dễ được tiêu thụ. Hiện nay trên thị trường Nhật Bản, phần lớn hải sản NK bỏ qua các chợ sỉ. Ngày càng có nhiều trường hợp các nhà chế biến thực phẩm buôn bán sỉ, lẻ thực phẩm và các nhà hàng nhập hàng trực tiếp nhằm rút ngắn quá trình phân phối. Bên cạnh đó, tận dụng cuộc cách mạng công nghệ thông tin, một số nhà bán lẻ đang cung cấp thông tin về các loại hải sản qua hệ thống máy vi tính. Ngoài ra, các nhà bán lẻ địa phương đang bán đặc sản của họ khắp nước nhờ internet. Một số nhà bán lẻ cá sống có qui mô nhỏ hơn không địch lại các siêu thị lớn về số lượng và chủng loại thì lại chuyển qua cung cấp theo từng ‘gu’ của khách hàng. Khi có một loại hải sản một khách hàng nào đó ưa thích, những người bán lẻ này sẽ điện thoại thông báo cho khách hàng và chuyển đến tận nơi nếu khách hàng đặt mua. DN Việt Nam XK thuỷ sản sang Nhật cần lưu y những thông tin này để thiết lập một mạng lưới kinh doanh, phân phối có hiệu quả cao tại Nhật. e. Cẩn thận trong việc chọn đối tác Về thanh toán, có hai hình thức thanh toán thông dụng ở thị trường Nhật Bản, đó là thanh toán bằng chuyển tiền (TTR) và thanh toán qua thư tín dụng (L/C). Với hai hình thức này, các DN Nhật Bản có thể kiểm tra kĩ lưỡng số hàng được giao về số lượng, chất lượng yêu cầu, độ đồng đều về hàng hoá trước khi có quyết định thanh toán. Lô hàng đầu tiên, các DN Nhật Bản thường đặt với số lượng nhỏ để thăm dò khả năng hợp tác, kinh doanh với đối tác. Khi soạn thảo hợp đồng, họ thường trả giá rất chi li. Kinh nghiệm của các DN đi trước cho thấy, khi chào hàng, bên chào hàng chỉ nên đưa ra một vài mặt hàng chủ chốt, độc đáo, dễ nhớ, dễ gây ấn tượng nhất. Tóm lại, xây dựng quan hệ làm ăn với Nhật Bản cần phải bài bản, kiên trì và tạo uy tín. f. Qui dịnh nhập khẩu chặt chẽ Cũng như các quốc gia khác, Nhật Bản duy trì chế độ kiểm tra hải quan đối với hàng NK. Tuy nhiên, đối với hàng thuỷ sản, trước khi làm thủ tục hải quan, các mặt hàng này phải được kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thực phẩm. Tuỳ thuộc vào việc thuỷ sản XK có đạt yêu cầu về kiểm dịch và về vệ sinh thực phẩm hay không mà DN có thể được làm thủ tục hải quan tiếp tục hay phải dừng lại (xuất trả lại người gửi, huỷ đi, tái chế cho đến khi đạt yêu cầu…). Các mặt hàng thuỷ sản NK để tham dự hội chợ thì tuỳ vào số lượng và chủng loại sản phẩm, cơ quan hải quan có thể yêu cầu người NK chứng minh là hàng hoá ấy chỉ dùng để trưng bày mà thôi (và không được phát miễn phí tại hội chợ). Nếu DN dự tính là sẽ phát miễn phí cho khách hàng tham dự triển lãm thì cần phải tuân thủ qui trình NK thuỷ sản theo Luật vệ sinh thực phẩm đã nói ở trên. Đây chỉ là một số nét phác thảo về đặc điểm tiêu dùng và NK thuỷ sản của thị trường Nhật Bản. Các DN thuỷ sản Việt Nam nếu muốn thâm nhập vào thị trường này cần phải nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn nữa thì mới có thể thành công. 2.Thực tiễn hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. 2.1. Tình hình thực tiễn của thuỷ sản Việt Nam năm 2004 Đầu năm 2004, ngành thuỷ sản về cơ bản vẫn tăng trưởng so với cùng kì 2003 trên các chỉ tiêu về nuôi trồng, khai thác, chế biến và XK. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với những năm trước đây. Trong 6 tháng đầu năm 2004, giá trị kim ngạch XK ước đạt 972 triệu USD, bằng 37,38% so với cùng kì 2003. Tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 1.262.465 tấn, bằng 47,64% so với kế hoạch và tăng 2,27% so với cùng kì năm 2003. Sản lượng khai thác đạt 750.280 tấn, bằng 51,74% so với kế hoạch và nuôi trồng đạt 512.185 tấn, bằng 42,68% so với kế hoạch, tăng tương ứng 0,45% và 5,06% so với cùng kì 2003. a. Về khai thác bảo vệ nguồn lợi Số lượng tàu đánh cá khai thác ở các vùng nước xa bờ tiếp tục tăng, trong đó một số phát huy được hiệu quả, đặc biệt ở các tỉnh phía nam với nghề lưới kéo, nghề câu cá ngừ đại dương, nghề vây, nghề lưới rê. Các tháng đầu năm được mùa nhưng sản lượng mực, bạch tuộc lại giảm đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bức xúc trong lĩnh vực khai thác hải sản liên quan đến an toàn đi biển và xây dựng, triển khai thực hiện các qui định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là các vùng biển ven bờ. Hiểu biết về nguồn lợi hải sản chưa đủ cơ sở để hướng dẫn tổ chức khai thác xa bờ cho ngư dân. Giá trị XK làm ra từ sản phẩm khai thác còn quá thấp do mất mùa một số loài cá kinh tế trong 6 tháng đầu năm và thực trạng manh mún của nghề cá ngừ đại dương. b. Về nuôi trồng thuỷ sản Trong 6 tháng đầu năm, diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản đạt 35.300 ha, bằng 70,6% kế hoạch năm, đưa diện tích nuôi thuỷ sản của cả nước lên 1.050.300 ha, bằng 98,6% kế hoạch năm. Trên phạm vi cả nước, việc giải quyết nguồn tôm bố mẹ năm nay thuận lợi hơn 2003, về cơ bản đáp ứng nhu cầu nuôi tôm giống. Tuy nhiên, việc quản lí vùng nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn yếu kém. Tình trạng tự phát, thiếu tổ chức thực hiện qui hoạch khá phổ biến. Giải quyết thuỷ lợi chưa theo kịp với mở rộng diện tích. Tại một số vùng nuôi tập trung dịch bệnh phát sinh lan rộng với tốc độ khá nhanh có thể do yếu tố môi trường nước. c. Về chế biến thuỷ sản Về nguyên liệu chế biến, tôm vẫn là nguyên liệu chủ yếu. Nguồn nguyên liệu từ 6 tháng đầu năm nuôi trồng đạt thấp. Giá tôm nguyên liệu lúc khan hiếm quá cao, trong thời gian từ 6 tháng đầu năm đến nay, khi nguyên liệu dồi dào thì lại giảm trầm trọng ảnh hưởng tới lợi ích người nuôi. Việc quản lí chất lượng nguyên liệu chưa tốt, trang thiết bị kiểm nghiệm và năng lực phân tích chất lượng nguyên liệu thiếu và yếu. Việc bơm tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản gây ra giảm sút chất lượng và uy tín hàng thuỷ sản Việt Nam, song việc xử lí chưa triệt để. d. Về năng lực chế biến Các DN chế biến thuỷ sản tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị. Tuy nhiên, tình trạng tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở chế biến trong khi chưa có qui hoạch hoặc có qui hoạch song chưa kĩ. e. Về thị trường và giá XK Do ảnh hưởng vụ kiện phá giá tôm của Mỹ, giá trị kim ngạch XK vào Mỹ quí I/2004 giảm 16,5% so với cùng kì. Thị trường Nhật Bản có khả quan hơn, giá trị kim ngạch XK vào Nhật tăng 32,5%, đưa tỉ trọng XK sang Nhật lên 26,2%. Tuy nhiên, việc XK sang Nhật đang tiềm ẩn khó khăn do đòi hỏi truy xuất nguồn gốc và cạnh tranh từ các nguồn cung cấp khác. 6 tháng đầu năm giá trị XK vào EU tăng 36,8%, đưa tỉ trọng XK vào thị trường này đạt 7,8% (tăng 1,9% so với cùng kì). Trong khi đó, khối lượng XK vào các thị trường khác giảm mạnh như Trung Quốc(-51%), Đài Loan-(14,4%), Hàn Quốc (-11,15%). Nhìn chung, giá bình quân XK thuỷ sản các tháng đầu năm thấp so với cùng kì năm ngoái. Vì thế, các nhà NK tìm cách ép giá tôm của ta, chờ vào vụ để ép giá thấp hơn nữa. Thị trường nội địa tăng lên rõ rệt trong những tháng đầu năm với giá cả được cảỉ thiện nhiều. Tuy tốc độ tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm không cao như từ năm 2003 về trước nhưng giá trị XK và các chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ bản của ngành vẫn tiếp tục tăng. Sự gia tăng giá trị kim ngạch XK thuỷ sản gắn liền với việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, nông thôn. Để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 2004, nhất là chỉ tiêu kim ngạch XK thuỷ sản, ngành thuỷ sản phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong quản lí và trong sản xuất. 2.2.Thực tiễn xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong những năm qua Là một trong 7 thị trường XK thuỷ sản chính, gồm có: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông, Asean, Đài Loan, Nhật Bản có thể coi là một bạn hàng truyền thống của Việt Nam. Bên cạnh mặt hàng thuỷ sản, Nhật Bản còn NK các mặt hàng khác như dầu thô, cà fê, giày dép, đồ thủ công mỹ nghệ…Tuy nhiên, khối lượng hàng XK của ta mới chiếm một tỉ trọng rất nhỏ so với nhu cầu của thị trường này. Năm 2002, thị phần XK thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm 4,15%, trong đó con tôm là mặt hàng được ưa chuộng nhất, chiếm 16,68% thị phần, đứng thứ hai sau Indonesia.Sở dĩ hàng XK của ta vào thị trường Nhật Bản chiếm tỉ trọng nhỏ phần lớn là do các DN XK chưa tìm kĩ thị hiếu người tiêu dùng Nhật Bản, chưa nắm rõ những luật lệ cũng như các tiêu chuẩn của thị trường, nhất là chưa đưa được hàng hoá vào hệ thống phân phối ở thị trường Nhật Bản. Hơn nữa, đến nay, hai nước còn chưa đạt được thoả thuận về việc dành cho nhau qui chế MFN trong buôn bán. Tuy Nhật Bản đã dành cho Việt Nam qui chế ưu đãi GSP nhưng những mặt hàng có lợi cho Việt Nam chưa nhiều. Mặc dù đất nước Nhật có biển bao bọc, trữ lượng nuôi trồng, khai thác rất lớn nhưng hàng năm xứ sở hoa anh đào cũng phải NK khoảng 13 tỉ USD các sản phẩm thuỷ sản mới đáp ứng được đủ nhu cầu tiêu dùng của hơn 125 triệu dân trong nước. Mỗi năm, Nhật Bản NK trên 55% thuỷ sản từ các nước Châu á, trong đó Trung Quốc là nước đứng đầu về cung cấp thuỷ hải sản cho Nhật, với thị phần năm 2002 là 17,99%, tiếp đến là Thái Lan với 7,83%,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc61061.doc
Tài liệu liên quan