Luật Phòng cháy và chữa cháy của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá X thông qua ngày 29/6/2001 và có hiệu lực ngày 04/1012001. Luật này thay thế Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đổi với công tác phòng cháy và chữa cháy ban hành năm 1961.
Luật Phòng cháy và chữa cháy là một công cụ sắc bén, hữu hiệu của Nhà nước để đấu tranh phòng chống cháy, nỗ góp phần đắc lực vào việc duy tri trật tự quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy. Một trong những nội dung của luật phòng cháy và chữa cháy là quy định xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy nhằm góp phần bảo vệ an toàn tiến trinh đồi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tièu dân giàu, nước mạnh, xã hội côNg bằng, dan chủ và văn minh.
Xử lý vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nhằm bảo đảm hiệu lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Đề tài Xử lý vi phạm vi phòng cháy chữa cháy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Email:pbchue@gmail.com XỬ LÝ VI PHẠM VI PCCC
LỜI NÓI ĐÀU
Luật Phòng cháy và chữa cháy của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá X thông qua ngày 29/6/2001 và có hiệu lực ngày 04/1012001. Luật này thay thế Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đổi với công tác phòng cháy và chữa cháy ban hành năm 1961.
Luật Phòng cháy và chữa cháy là một công cụ sắc bén, hữu hiệu của Nhà nước để đấu tranh phòng chống cháy, nỗ góp phần đắc lực vào việc duy tri trật tự quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy. Một trong những nội dung của luật phòng cháy và chữa cháy là quy định xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy nhằm góp phần bảo vệ an toàn tiến trinh đồi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tièu dân giàu, nước mạnh, xã hội côNg bằng, dan chủ và văn minh.
Xử lý vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nhằm bảo đảm hiệu lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
Chương 1
MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY VÀ
CHỮA CHÁỸ
KHÁII NIỆM VỀ VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PCCC
Vi phạm quy định về PCCC:
Khi cá nhân hay tổ chức bằng hành vi xử sự của minh mà vi phạm pháp luật, thi Nhà nước sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm mà áp dụng các biện pháp xứ lý đối với ngưò’i hay tồ chức đã có hành vi vi phạm đó.
Một hành vi được coi là trái với các quy định của pháp iuật khi hành vi đó không phù hợp với những yêu cầu của pháp luật.
Hành vi đó có thể biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động.
Do đó, việc hành động hay không hành động của con người hay tổ chức, xử sự không đúng yêu cầu mà pháp luật quy định, thì hành vi đó là hành vi vi phạm pháp luật,
Vi phạm pháp luật là những hành vi xử sự (bằng hành động hoặc không hành động) trái với quy định của pháp luật, có lỗi, xâm hại đen những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ gây nên những thiệt hại trong chừng mực nhất định và phải chịu các hinh thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Vi phạm pháp luật dân sự: Vi phạm pháp luật có thể là vi phạm pháp luật dân sự nếu gây thiệt hại (bôi nhọ) danh dự, nhân phẩm của công dân, hoặc làm mất uy tín của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, gây thiệt hại tài sản cho công dân hoặc cơ quan nhà nước, tồ chức xã hội, có thể là vi phạm pháp luật hành chính như ra quyết định hành chính trái vói quy định của Nhà nưó’c, dẫn đến thiệt hại cho cơ quan nhà nưó’c khác, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, quyền lợi hợp pháp của công dân hoặc vi phạm vào các quy định hoạt động khác trong cuộc sống xã hội..
vi phạm pháp luật hình sự: Nguy hiểm hơn cả trong các loại vi phạm pháp luật là những hành vi nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho xã hội... được coi là tội phạm, đó là hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Tất cả sự vi phạm pháp luật đều phải chịu các hinh thức xử lý mà ngành luật đó quy định.
Vi phạm pháp luật hình sự là những hành vi xâm phạm vào quan hệ xã hội được luật hinh sự bảo vệ. Luật hình sự điều chỉnh quan hệ nảy sinh giữa nhà nước và cá nhân khi người đó có hành vi phạm tội và bị nhà nước áp dụng một hình phạt tương ứng do luật hình sự quy định.
Vi phạm pháp luật hành chính: là những hành vi của các chủ thề (cá nhân, cơ quan nhà nước; tổ chức) được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước. Luật hành chinh điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trinh các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện việc quản lý hành chính đối với các lĩnh vực đời sổng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước...
Sự khác biệt cơ bản nhất của luật hành chính với các ngành luật khác là quan hệ xã hội do luật hành chính điều chỉnh mang tính chất hành chính,
Quan hệ phát luật hành chính bao giờ phát sinh cũng do một bên cơ quan quản lý hành chính nhà nước và bên kia là công dân, các tổ chức xã hội và các chủ thể khác.
* Vi phạm quy định về PCCC:
Vi phạm quy định về PCCC là hành vi của các chủ thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC.
Một hành vi được coi là vi phạm quy định về PCCC, chỉ khi hành vi đó trái với các quy định của các quy phạm pháp luật và các quy phạm kỹ thuật về PCCC.
Còn hành vi của cá nhân hay tổ chức đã gây ra thiệt hại vật chất nhỏ để bảo vệ cho một lợi ích vật chất lớn hơn, nhưng được pháp luật quy định, thi hành vi đó không coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Một hành vị vi phạm quy định về PCCC được coi là vi phạm pháp luật, khi sự vi phạm đó có các dấu hiệu pháp lý do pháp luật quy định và sẽ bị Nhà nước truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân hay tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm đó.
Các dấu hiệu pháp lý đó là:
Hành vi vi phạm phải là hành vi trái với quy định pháp luật của Nhà nước, tức là tính trái pháp luật của hành vi đó;
Hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là hành vi vi phạm pháp luật chỉ khi nào xác định được người thực hiện hành vi đó có lỗi.
Phải có hậu quả thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật gây ra;
Giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả.
Tuy nhiên không phải bất cứ mọi hành vi vi phạm pháp luật nào cũng cần có đầy đủ những dấu hiệu trên, những nhất thiết hành vi đó phải là hành vi vi phạm pháp luật và người vi phạm phải có lỗi thì Nhà nưó’c mó’i có thể áp dụng các biện pháp xử lý.
Xử lý vi phạm quy định đề PCCC:
Để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động trong xã hội cũng như trong chấp hành, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước, Nhà nước không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho mọi người, mọi tầng lớp xã hội nhằm nâng cao ý thức pháp luật và hành động theo pháp luật.
Bên cạnh đó Nhà nước cũng đề ra những biện pháp bảo vệ hữu hiệu cho hoạt động điều hành và chấp hành pháp luật trước những hành vi vi phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, được phát sinh trong các hoạt động của xã hội và trong các hoạt động quản lý nhà nước.
Một trong những biện pháp bảo vệ đó là xử lý những hành vi vi phạm pháp luật với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước bằng các chế tài cụ thể và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Vi phạm pháp luật là CO’ sờ phát sinh trách nhiệm pháp lý.
Trách nhiệm pháp lý bao giờ cũng là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật. Trách nhiệm này do Nhà nước hay một tổ chức nhân danh Nhà nước áp dụng, nhằm tưó’c đi hay hạn chế một số quyền hoặc một số lượng tài sản nhất định đối với người có hành vi vi phạm.
Bởi vậy trách nhiệm pháp lý là cơ sở đề cơ quan nhà nước hay người có thầm quyền nhân danh Nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với cá nhân hay tổ chức vi phạm.
Xử lý vi phạm pháp luật là việc cơ quan nhà nước, cá nhân có thầm quyền căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm pháp luật cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để áp dụng hình thức và mức phạt thích hợp đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Xử lý vi phạm quy định về PCCC được hiểu là một hệ thống các biện pháp tác động của cơ quan nhà nước hay người có thầm quyền được pháp luật quy định, áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm quy định về PCCC, nhằm hạn chế đến quyền và tài sản của họ và còn được áp dụng để phòng ngừa những vi phạm có thể xảy ra cháy, nổ.
Cùng với các hành vi vi phạm quy định về PCCC, sẽ đồng thời có các hình thức xử lý các hành vi vi phạm đó.
Theo quy định tại Điều 29, 63 Luật phòng cháy và chữa cháy, các hành vi vi phạm pháp luật về PÓCỎ được xử lý như sau:
Tạm đinh chỉ, đinh chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không bảo đảm an toàn về PCCC;
Người nào có hành vi vi phạm các quy định về PCCC thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động PCCC để xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tỉnh chất, mứv độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
Người đứng đầu cơ quan, tố chức do thiếu trách nhiệm trong tố chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện hoạt động PCCC mà để xảy ra cháy thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu đơn vị PCCC do thiếu trách nhiệm hoặc thực hiện nhiệm vụ vụ chữa cháy để gây hậu quả nghiêm trọng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo các quy định trên, thi các hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC có các hình thức xử lý:
- Tạm đình chỉ, đinh chỉ hoạt động;
- Xử phạt vi phạm hành chính;
- Kỷ luật hành chính;
- Truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Nếu các hành vi vi phạm quy định về PCCC gây thiệt hại thi phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Việc áp dụng hình thức xử lý nào, mức độ xử lý thế nào tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm và tinh tiết tăng năng, giảm nhẹ cũng như đối tượng vi phạm,
Ý NGHĨA CỦA XỬ LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG PCCC
Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC, ngoài việc đầy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, đồng thơi cần thiết phải áp dụng các biện pháp xử lý của nhà nước một cách nghiêm minh, xử lý nhanh kịp thời các hành vi vi phạm đến các quy định Nhà nước quản lý công tác PCCC bằng pháp luật, vì vậy xử lý các vi phạm trong công tác PCCC có ý nghĩa đến hiệu qủa các hoạt động PCCC.
Xử lý các hành vi vi phạm quy định về PCCC là biện pháp quan trọng giữ vững trật tự kỷ luật trong quản lý Nhà nước về PCCC. Kỷ luật nhà nước là một trật tự do Nhà nước quy định, theo đó các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người có chức vụ và mọi công dân phải nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 5 Luật PCCC quy định:
“Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thố Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công dân từ 18 tuối trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được thành lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của minh”.
Những aj làm trái vói những quy định về trật tự quản lý nhà nước về công tác PCCC là họ đã vi phạm kỷ luật Nhà nước và sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước về PCCC xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế cụ thể.
Tính chất kỷ luật của Nhà nước trong công tác PCCC thể hiện ở việc thực hiện trên thực tế những quy định, quy tắc cụ thể của pháp luật, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của cán bộ nhà nước có chức vụ.
Việc tuân thủ kỷ luật nhà nước có ý nghĩa quan trọng trước yêu cầu tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với công tác PCCC trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, nó đòi hỏi mỗi người phải thực hiện các quy định an toàn về PCCC một cách tự giác cao. Nếu ai vi phạm, Nhà nước buộc phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế để giữ vưng trật tự kỷ luật trong quản lý nhà nưó’c về PCCC.
Xử lý các hành vi vi phạm quy định về PCCC là bảo đảm hoạt động quản lý nhà nuức đối vơi công tác PCCÒ đúng mục đích, đúng nội dung. Mục đích hoạt đọng quản lý nhà nước về PCCC là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Đề thực hiện được mục đích trên cần phải tích cực phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời những đám cháy xảy ra, tạo ra những điều kiện và môi trường an toàn về PCCC cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như sự an toàn cho đời sống sinh hoạt của người dan.
Vi phạm các quy định quản lý Nhà nước về PCCC là xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của công dân và làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý Nhà nước. Những hành vi sai trái đó đã xâm hại đến mục đích quản lý cũng như nội dung quản lý về PCCC của Nhà nước.
Những hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC phải được xử lý kịp thời, buộc người có hành vi trái pháp luật phải thực hiện những chế tài của Nhà nước đã quy định trong các quy phạm pháp luật, bang sự cưỡng chế nhà nước.
Việc xử lý các hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC là một trong những biện pháp hữu hiệu bảo đảm cho mục đích quản lý nhà nước về PCCC được đúng hướng, nội dung quản lý được thực hiện đấy đủ.
Bởi vậy, việc xử lý sẽ góp phần rất quan trọng đảm bảo cho các hoạt động quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC có hiệu lực và hiệu quả.
Xử lý các hành vi vi phạm quy định về PCCC là phản ánh bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Chức năng của Nhà nước là thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật và tồ chức hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước phải đảm bảo thực hiện được quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực PCCC, đồng thời bằng sức mạnh quyền lực của mình, Nhà nưó’c cũng kiên quyết trừng trị những kẻ có hành vi vi phạm đến quyền làm chủ của nhân dân, cho nên cưỡng chế của Nhà nước ta mang bản chất tốt đẹp.
Nhà nước sử dụng các biện pháp cưõTig chế của minh như một trong những công cụ có hiệu quả đề thực hiện sự công bằng trong xã hội, như Điều 52 Hiến pháp đã quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.
Điều đó không có nghĩa là Nhà nước xét xử người có hành vi vi phạm pháp luật mà là làm sao tất cả các hiện tượng vi phạm pháp luật đều được xử lý nghiêm minh.
Điều 63 Luật PCCC quy định người nào có hành vi vi phạm các quỵ định của Luật PCCC thì tuy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hanh chính, kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Là nhà nước củạ dân, do dân, vì dân, nên Nhà nước ta sử dụng cưỡng chế với mục đích giáo dục, thuyết phục sâu sắc và mang tính nhân đạo. Trước khi áp dụng cưỡng chế, Nhà nưó’c bao giò’ cũng tiến hành tuyên truyền, phổ biến giáo dục và thuyết phục về kiến thức pháp luật và kiến thức về PCCC để tất cả công dân hiểu và tự giác nghiêm chỉnh thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về PCCC.
Khi những biện pháp trên không đủ để ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC, thì cơ quan Nhà nựớc có thầm quyền mó’i xử lý bằng cách áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Trong sự kết hợp này cần phải tuân theo tư tưỏng chỉ đạo luôn luôn lấy thuyết phục làm chính, còn biện pháp cưỡng chế được áp dụng khi cần thiết.
Theo Lê nin thi: “trưó’c hết phải thuyết phục và sau đó mới cưỡng bức, dù thế nào đi nữa thì trước hết chúng ta cũng phải thuyết phục rồi mới cưỡng bức”.
Như vậy mục đích cuối cùng của xử lý vi phạm các quy định an toàn về PCCC là thuyết phục giáo dục mọi người phải thực hiện nghiêm những quy định của Nhà nước trong lĩnh vực PCCÒ.
Mặt khác xử lý còn là biện pháp tác động của Nhà nước nhằm hạn chế đến quyền và tài sản của người vi phạm, buộc người vi phạm phải thực hiện các chế tài do pháp luật quy định đối với mọi người; Xử lý mang ý nghĩa phòng ngừa và ngăn chặn sự vi phạm phap luật về PCCC.
Xử lý vi phạm quy định về PCCC có một vị trí vai trò quan trọng và ý nghĩa sâu sắc trong hoạt động quản lý của nhà nước đối với công tác PCCC. Nó là một cống cụ để bảo vệ và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, giữ vững trật tự kỷ luật nhà nước, là biện pháp quan trọng để đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nưó’c đối với công tác PCCC đúng mục đích, đúng nội dung, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực PCCC.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xu_ly_vi_pham_ve_pccc.doc