Là môi trường lập trình trực quan (Visual), đây là thuận lợi lớn so với các ngôn nhữ lập trình khác, với môi trường thiết kế giao diện này cho phép ta chỉnh sửa nhanh chóng các đối tượng Windows như: Form, Button, Label, TextBox, Frame,.Đây là một trong những nhân tố làm giảm thời gian phát triển ứng dụng.
- Cho phép ta sử dụng các thư viện liên kết động (DLL) của Hệ điều hành Windows, điều này thể hiện sự mạnh mẽ của ngôn ngữ VB, khi ta khai thác hết các hàm, thủ tục trong các thư viện liên kết động là ta đã thâm nhập sâu vào cốt lõi của hệ điều hành Windows, vì bản thân HĐH Windows hoạt động được là nhờ vào các file thư viện liên kết động *.dll, *.drv. nằm trong thư mục hệ thống (thư mục System trong Win 9x, System32 trong Win2000/NT). Như vậy ta có thể đem so sánh Visual Basic với lập trình C/C++ trong Windows.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng ứng dụng quản lý việc khám và điều trị bệnh nhân của bác sĩ chuyên khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II :
CÁC CÔNG CỤ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TRONG WINDOWS.
CHƯƠNG 1 : MS VISUAL BASIC 6.0
VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Microsoft Visual Basic 6.0:
* Các đặc điểm nổi bật:
Là môi trường lập trình trực quan (Visual), đây là thuận lợi lớn so với các ngôn nhữ lập trình khác, với môi trường thiết kế giao diện này cho phép ta chỉnh sửa nhanh chóng các đối tượng Windows như: Form, Button, Label, TextBox, Frame,..Đây là một trong những nhân tố làm giảm thời gian phát triển ứng dụng.
Cho phép ta sử dụng các thư viện liên kết động (DLL) của Hệ điều hành Windows, điều này thể hiện sự mạnh mẽ của ngôn ngữ VB, khi ta khai thác hết các hàm, thủ tục trong các thư viện liên kết động là ta đã thâm nhập sâu vào cốt lõi của hệ điều hành Windows, vì bản thân HĐH Windows hoạt động được là nhờ vào các file thư viện liên kết động *.dll, *.drv.. nằm trong thư mục hệ thống (thư mục System trong Win 9x, System32 trong Win2000/NT). Như vậy ta có thể đem so sánh Visual Basic với lập trình C/C++ trong Windows.
Ngôn ngữ lập trình Visual Basic có lẽ là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trong thế giới lập trình, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển các ứng dụng có liên quan đến cơ sở dữ liệu trung bình và nhỏ, từ các ứng dụng desktop đến các hệ thống quản lý hoạt động trên mạng LAN (Client/Server), phân bố. Visual Basic hỗ trợ hầu hết các provider CSDL như Jet-engine, SQL Server, Excel, FoxPro…
Với Visual Basic, ta có thể xây dựng các ActiveX Component, là các file *.dll được chuẩn hoá với những tính năng tác dụng chung nhất cho các ứng dụng khi sử dụng các component này, do đó sẽ tiết kiệm thời gian cho người lập trình để phát triển nhanh ứng dụng có tính thống nhất cao, đặc biệt là các ứng dụng hoạt động trên mạng.
Với Visual Basic, ta có thể xây dựng các ActiveX Control (*.ocx), là những thành phần giao tiếp với user, ta có thể tự tạo ra các control mới hoàn toàn mà Visual Basic không cung cấp, hoặc có thể cải tiến từ một hoặc nhiều control sẵn có do Visual Basic cung cấp. Bằng cách sử dụng lập trình API trong VB, ta có thể sáng tạo ra các control/phần tử giao diện Windows mạnh mẽ và đa năng mà bản thân môi trường HĐH Windows chưa hề có. Các control này có thể được sử dụng bởi các ứng dụng C/C++(VC++) for Win.
Một đặc điểm quan trong trong trường phái lập trình trực quan đó là nhúng và liên kết đối tượng (Object linking and embedding – OLE), đây là cơ chế cho phép lập trình viên viết những ứng dụng, thí dụ trình soạn thảo văn bản, cho phép ứng dụng khác soạn thảo dữ liệu ngay trong chúng, thí dụ vẽ đồ hoạ. OLE còn cho khả năng ứng dụng do ta viết sẽ quản lý được dữ liệu đang ở trong ứng dụng khác. Một đối tượng của chương trình có thể xuất hiện trong chương trình khác theo hai cách khác nhau. Đối tượng của tài liệu (dữ liệu) ngoài có thể liên kết (link) với tài liệu (dữ liệu) của chương trình khác. Khi đó đối tượng ngoài sẽ không được lưu vào trong tài liệu của chương trình hiện hành mà chỉ ánh xạ để truy nhập sau này. Cách khác là tài liệu ngoài được nhúng (embed) vào tài liệu hiện hành. Khi đó, đối tượng của tài liệu ngoài sẽ được lưu trữ trong tài liệu hiện hành. Một tài liệu chứa đối tượng OLE liên kết hay nhúng được gọi là tài liệu đa hợp (compound document).
Để cơ chế OLE làm việc được thì ứng dụng phải có đoạn mã trình đặc biệt trợ giúp. Chương trình có khả năng quản lý các đối tượng nhúng được gọi là trình chứa OLE (OLE container) và chương trình tạo lập ra các đối tượng để nhúng trong trình chứa OLE được gọi là trình dịch vụ OLE (OLE server).
Để có thể sử dụng được trình dịch vụ OLE, phải có cách nhận dạng chúng : một đối tượng OLE có thể là chương trình, kiểu tài liệu hay bất kỳ loại đối tượng nào trợ giúp OLE. Mỗi đối tượng OLE trong hệ thống được nhận dạng bằng giá trị số 128 bit. Chúng được gọi là class ID hay CLSID. CLSID hay ID là chỉ danh duy nhất toàn cầu ( Globally Unique ID – GUID), chúng được phát sinh bằng thuật toán đảm bảo chỉ danh là duy nhất trên toàn thế giới. Thông tin về đối tượng OLE trong hệ thống, bao gồm cả CLSID, được lưu trong CSDL được gọi là bộ đăng ký hệ thống (system registry), ta có thể xem bộ đăng ký này bằng chương trình Regedit.exe. Trình dịch vụ OLE chưa được sử dụng cho tới khi các thông tin để nhận dạng chúng được nhập vào bộ đăng ký hệ thống.
Môi trường Visual Basic cung cấp một điều khiển chứa OLE (OLE container control) cho phép nhúng hoặc kết nối điều khiển trong ứng dụng vào lúc thiết kế hoặc thi hành. Kết nối (linking) là đặt một tham chiếu vào tập tin chứa, tham chiếu này trỏ đến nơi có dữ liệu thực sự. Nhúng (embedding) nghĩa là dữ liệu thực sự được chứa hẳn vào tập tin chứa. Kỹ thuật nhúng và kết nối cho phép chia bớt một phần xử lý của ứng dụng vào các ứng dụng khác.
Lựa chọn hệ quản trị CSDL MS Access và MS SQL Server:
Với các tính năng hiện tại của chương trình, áp dụng cho một bác sĩ điều trị (single-user) cũng như quy mô của ứng dụng nên ta chọn MS Access làm môi trường cài đặt CSDL phục vụ cho ứng dụng. Vì MS Access là một hệ quản trị CSDL quan hệ nhỏ, lý tưởng để phục vụ cho các ứng dụng single-user, các field trong table có giới hạn lưu trữ nhỏ, sử dụng một file dữ liệu duy nhất để lưu toàn bộ một CSDL, ứng dụng chỉ cần liên kết đến file dữ liệu cục bộ này (có đuôi là .mdb) trong suốt thời gian hoạt động, file dữ liệu này có thể sao chép, di chuyển như các file bình thường khác, điều này làm đơn giản cho end-user khi cài đặt ứng dụng mà không cần sự hỗ trợ từ nhà phát triển ứng dụng. Hiện nay, đa số các phần mềm có liên quan đến CSDL hoạt động trong trạng thái single-user (ứng dụng desktop) đều sử dụng MS Access làm nơi lưu trữ và quản trị dữ liệu.
Ngược lại với MS Access, MS SQL Server là hệ quản trị dữ liệu mạnh hơn, dữ liệu có thể phục vụ cho nhiều user (multiuser), thích hợp cho các ứng dụng hoạt động trên mạng LAN theo mô hình Client/Server, CSDL được lưu trữ tại Server, các máy Client kết nối đến máy tính chứa SQL Server để truy cập dữ liệu, Các field trong table có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn, vd: field có kiểu chuỗi (Text) trong Access có thể lưu tối đa 255 kí tự, còn trong SQL Server thì có thể lưu chuỗi ở nhiều hình thức khác nhau như : Unicode (kiểu nchar, nvarchar, ntext), có thể chứa tối đa 4000 kí tự Unicode. Kiểu varchar có thể chứa tối đa 8Kb kí tự… MS SQL Server được sinh ra để phục vụ nhu cầu quản lý trên mạng, có nhiều user sử dụng, MS SQL Server bao gồm nhiều công cụ để tạo và quản trị CSDL, quản trị các Client, các instance của Server, các giao thức truyền trên mạng,...