Giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Hiện nay tại Việt Nam, vấn đề GTVT đang là một yếu cầu bức bách, một thách thức lớn đối với các đô thị trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để khắc phục tình trạng rối loạn và ùn tắc giao thông trong thành phố thì vấn đề cần đặt ra là phải nhanh chóng phát triển hệ thống GTVT đô thị. Một trong những giải pháp hết sức quan trọng phải phát triển hệ thống GTVT ở thành phố là: Phải tăng cường lực lượng VTHKCC đáp ứng kịp thời và có chất lượng cao nhu cầu đi lại ngày càng tăng của nhân dân.
Tuy nhiên việc phát triển VTHKCC trong những năm qua chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tại Hà Nội trung tâm Kinh tế chính trị văn hoá xã hội của cả nước lực lượng VTHKCC mới chỉ đáp ứng 3-5% nhu cầu đi lại. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau dẫn đến tình trạng này, trong đó không thể đề cập đến một nguyên nhân quan trọng đó là: Hà Nội chưa có một mạng lưới hoàn thiện, mật độ mạng lưới còn thưa dẫn đến việc chưa đáp ứng được hết nhu cầu đi lại của người dân.
Mục tiêu của thành phố Hà Nội hiện nay và trong vòng 10-15 năm tới là lấy xe Buýt làm lực lượng chủ yếu trong hệ thống VTHKCC. Để nâng cao chất lượng phục vụ HK bằng xe Buýt trong phạm vi toàn thành phố, việc nghiên cứu vấn đề xây dựng tuyến VTHKCC mới bằng xe Buýt ở Hà Nội có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp bách cả về lí luận và thực tiễn. Chính vì vậy, không ngoài mục tiêu trên đề tài “Xây dựng tuyến xe Buýt tiêu chuẩn Nam Thăng Long – Lĩnh Nam” được hoàn thành với 3 chương:
Chương I: Phân tích đánh giá hiện trạng nhu cầu đi lại trên hành lang tuyến và tình hình hoạt động VTHKCC của xí nghiệp xe Buýt Hà Nội.
Chương II: Cơ sở lí luận xây dựng tuyến xe Buýt.
Chương III: Thiết kế tuyến xe Buýt “Nam Thăng Long – Lĩnh Nam”.
108 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng tuyến xe Buýt tiêu chuẩn Nam Thăng Long – Lĩnh Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời mở đầu
Chương I: Phân tích đánh giá hiện trạng nhu cầu đi lại trên hành lang tuyến và tình hình hoạt động VTHKCC của xí nghiệp xe Buýt Hà Nội
Hiện trạng về giao thông đô thị Hà Nội……………………………………..4
Hiện trạng đô thị và sự phân bổ dân cư…………………………………… 4
Hiện trạng mạng lưới giao thông Hà Nội ………………………………… . 5
Hiện trạng VTHKCC ở Hà Nội......................................................................11
Vài nét chung về VTHKCC ở Hà Nội……………………………………...11
Hiện trạng cơ sở hạ tầng mạng lưới tuyến xe Buýt…………………………14
Phân tích đánh giá hoạt động xe Buýt ở thành phố Hà Nội………………...16
Tình hình hoạt động sản xuất của xí nghiệp xe Buýt Hà Nội……………..18
Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp…………………………..19
Tình hình hoạt động của xí nghiệp trong 5 năm gần đây…………………..21
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của xí nghiệp xe Buýt Hà Nội……………..23
Chương II: Cơ sở lí luận xây dựng tuyến xe Buýt
2.1 Tổng quan về đô thị và VTHKCC trong đô thị……………………………32
2.1.1 Khái niệm về đô thị- Phân loại đô thị……………………………………….32
2.1.2 Khái niệm và phân loại nhu cầu đi lại………………………………………35
2.1.3 Hệ thống giao thông VTHKCC trong đô thị………………………………..39
2.1.4 Vai trò của VTHKCC trong đô thị………………………………………….43
2.2 Tổng quan về tuyến xe Buýt………………………………………………...51
2.2.1 Khái niệm và phân loại……………………………………………………...51
2.2.2 Yêu cầu đặt ra đối với tuyến xe Buýt………………………………………..54
2.2.3 Các nguyên tắc xây dựng mạng lưới tuyến xe Buýt………………………..55
2.2.4 Thời gian cấu thành nên chuyến đi của HK bằng xe Buýt…………………..57
Chương III: Thiết kế tuyến xe Buýt “Nam Thăng Long- Lĩnh Nam”
3.1 Mục tiêu quan điểm phát triển GTCC ở thủ đô Hà Nội…………………..61
3.1.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của ngành năm 2003……………………61
3.1.2 Định hướng phát triển xe Buýt Hà Nội đến 2010…………………………...61
3.2 Xây dựng tuyến xe Buýt “Nam Thăng Long-Lĩnh Nam”…………………63
3.2.1 Xác định các điểm đầu cuối của tuyến……………………………………...63
3.2.2 Xác định lộ trình tuyến ……………………………………………………..64
3.2.3 Bố trí các điểm dừng dọc đường…………………………………………….67
3.2.4 Kiểm tra sự phù hợp của tuyến……………………………………………...73
3.3 Xác định nhu cầu đi lại trên tuyến…………………………………………75
3.4 Lựa chọn phương tiện……………………………………………………….77
3.5 Tính toán một số chỉ tiêu khai thác vận tải trên tuyến……………………81
3.6 Xác định nhu cầu lao động cho tuyến………………………………………89
3.7 Phân tích các chỉ tiêu kinh tế..........................................................................91
3.7.1 Xác định nhu vốn đầu tư phương tiện……………………………………….91
3.7.2 Nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng…………………………………………..91
3.8 Đánh giá hiệu quả của dự án………………………………………………..93
3.8.1 Chi phí vận hành tuyến……………………………………………………...93
3.8.2 Doanh thu…………………………………………………………………...97
3.8.3 Hiệu quả KT-XH –MT của dự án………………………………………….100
Đánh giá hiệu quả của phương án…………………………………………….103
Các đề xuất kiến nghị……...………………………………………………… ..105
Kết luận…………...…………………………………………………………….106
Các tài liệu tham khảo………………….……………………………………...108
Lời mở đầu
Giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Hiện nay tại Việt Nam, vấn đề GTVT đang là một yếu cầu bức bách, một thách thức lớn đối với các đô thị trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để khắc phục tình trạng rối loạn và ùn tắc giao thông trong thành phố thì vấn đề cần đặt ra là phải nhanh chóng phát triển hệ thống GTVT đô thị. Một trong những giải pháp hết sức quan trọng phải phát triển hệ thống GTVT ở thành phố là: Phải tăng cường lực lượng VTHKCC đáp ứng kịp thời và có chất lượng cao nhu cầu đi lại ngày càng tăng của nhân dân.
Tuy nhiên việc phát triển VTHKCC trong những năm qua chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tại Hà Nội trung tâm Kinh tế chính trị văn hoá xã hội của cả nước lực lượng VTHKCC mới chỉ đáp ứng 3-5% nhu cầu đi lại. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau dẫn đến tình trạng này, trong đó không thể đề cập đến một nguyên nhân quan trọng đó là: Hà Nội chưa có một mạng lưới hoàn thiện, mật độ mạng lưới còn thưa dẫn đến việc chưa đáp ứng được hết nhu cầu đi lại của người dân.
Mục tiêu của thành phố Hà Nội hiện nay và trong vòng 10-15 năm tới là lấy xe Buýt làm lực lượng chủ yếu trong hệ thống VTHKCC. Để nâng cao chất lượng phục vụ HK bằng xe Buýt trong phạm vi toàn thành phố, việc nghiên cứu vấn đề xây dựng tuyến VTHKCC mới bằng xe Buýt ở Hà Nội có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp bách cả về lí luận và thực tiễn. Chính vì vậy, không ngoài mục tiêu trên đề tài “Xây dựng tuyến xe Buýt tiêu chuẩn Nam Thăng Long – Lĩnh Nam” được hoàn thành với 3 chương:
Chương I: Phân tích đánh giá hiện trạng nhu cầu đi lại trên hành lang tuyến và tình hình hoạt động VTHKCC của xí nghiệp xe Buýt Hà Nội.
Chương II: Cơ sở lí luận xây dựng tuyến xe Buýt.
Chương III: Thiết kế tuyến xe Buýt “Nam Thăng Long – Lĩnh Nam”.
CHƯƠNG I
Phân tích đánh giá hiện trạng NHU CầU ĐI LạI TRÊN HàNH LANG TUYếN và tình hình hoạt động vthkcc của xí nghiệp xe buýT Hà NộI
1.1 HIệN TRạNG Về GIAO THÔNG ĐÔ THị Hà Nội
1.1.1 Hiện trạng đô thị và sự phân bổ dân cư
Thủ đô Hà Nội là trung tâm giao lưu kinh tế - văn hoá - chính trị quan trọng của cả nước. Với tổng diện tích khoảng 921 km2 chiếm khoảng 0,284 % diện tích cả nước bao gồm 7 quận nội thành, 5 huyện ngoại thành với dân số là 2,45 triệu dân. Trong đó khu vực nội đô có tổng diện tích là 84,31 Km2 và dân số là 1,524 triệu người đạt mật độ 17.489 người/km2. Là nơi tập trung kinh tế chính trị văn hoá của cả nước do vậy nhu cầu đi lại của người dân là rất lớn. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2002 Hà Nội có khoảng 1.053.000 xe máy, 136.000 ôtô, và khoảng gần 1.024.000 phương tiện giao thông khác trong khi đó lực lượng vthkcc tỉ lệ quá thấp, hơn lúc nào hết việc đẩy mạnh phát triển VTHKCC là cần thiết.
Về điều kiện tự nhiên Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ ở vị trí khoảng 20053”á21023” vĩ độ Bắc và 105044’’á106002” kinh độ Đông. Sông Hồng chảy qua địa phận thành phố theo hướng Tây Băc Đông Nam.
Hà Nội có điều kiện tự nhiên dân số đặc biệt khác với nhiều thành phố khác với hình dạng kéo dài theo hướng Bắc Nam từ huyện Sóc Sơn đến huyện Thanh Trì với chiều dài khoảng 50 Km. Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Phía Đông giáp Bắc Ninh, phía Tây giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, phía Nam giáp Hà Tây và Hưng Yên. Do nằm ở bãi bồi phù sa của sông Hồng nên Hà Nội có độ cao bình quân cao hơn so với mặt nước biển từ 4,5- 5 m so với mực nước biển. Do khả năng thoát nước còn hạn chế nên vào mùa mưa, thường hay ngập lụt nhiều nơi trong thành phố làm ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông.
Khí hậu Hà Nội phân thành 4 mùa rõ rệt Xuân, Hạ, Thu, Đông tạo nên tiềm năng về du lịch nhưng điều này lại làm ảnh hưởng nhiều đến vận tải bằng xe buýt.
-Điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội, văn hoá và giáo dục trong địa bàn hoạt động của xí nghiệp:
Mức độ phát triển kinh tế.
+Về công nghiệp: Trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 8.200 xí nghiệp với tổng số lao động trong lĩnh vực thương nghiệp khoảng 76.500 người trong đó quốc doanh chiếm 23.000 người.
+Về giáo dục và y tế: Hà Nội có mục tiêu về xoá nạn mù chữ, phục vụ đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân. Hà Nội có hơn 600 trường học trong đó 64 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
+Về nông nghiệp: Tổng diện tích đất nông nghiệp ở Hà Nội là 44.412 ha, phần lớn đất nông nghiệp tập trung ở ngoại thành.
Số lượng phân bố lao động như sau:
Nghành công nghiệp : 21%
Nghành xây dựng cơ bản : 6%
Ngành nông nghiệp : 60%
Các nghành dịch vụ : 10%
Các nghành khác : 3%.
Về giao thông vận tải: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng trong cả nước là đầu mối giao thông của các loại hình vận tải: Sắt, Thuỷ, Bộ, Hàng không mặt khác Hà Nội là trung tâm kinh kế chính trị xã hội vì vậy giao thông vận tải Hà Nội được quan tâm đặc biệt hơn bao giờ hết.
1.1.2 Hiện trạng mạng lưới giao thông Hà Nội
-Hệ thống đường phố nội thành.
Hà Nội có tổng diện tích 921 km2 với số dân hiện nay là 2,756 triệu người. Nội thành Hà Nội có 84,3 km2 với tổng dân số 1,474 triệu đạt mật độ 17.489 người/km2, có 359 đường phố với tổng chiều dài 254 km trên diện tích nội đô là 84,3 km2. Hiện trạng đường phố nội thành Hà Nội như bảng 1.1.
Bảng 1.1 Hiện trạng đường phố nội thành Hà Nội
Các chỉ tiêu
Ba
Đình
Hoàn
Kiếm
Đống
Đa
Hai Bà
Trưng
Tây
Hồ
Cầu
Giấy
Thanh
Xuân
Tổng
Cộng
Diện tích (km2)
9,25
5,29
9,96
14,65
24,00
12,04
9,11
84,3
Dân số (1000 người)
205,9
172,9
342,3
360,9
94,8
138,2
159,3
1.474,3
Chiều dài đường phố (km)
42,88
54,38
27,82
53,77
26,47
19,2
29,63
254,1
Diện tíchđường phố(km2)
0,852
0,985
0,619
1,151
0,390
0,604
0,400
5,002
Tỷlệ so với dt nội thành (%)
9,22
18,62
6,21
7,86
1,63
5,02
4,39
5,93
Mật độ đường (km/km2)
4,64
10,28
2,79
3,67
1,10
1,59
3,25
3,01
Nhìn chung, đường phố Hà Nội có mật độ thấp, phân bố không đều. (Quận Hoàn Kiếm là khu vực có mật độ đường cao nhất gấp 10 lần so với Tây Hồ là quận có mật độ đường thấp nhất).
Đường phố ngắn, nhiều giao cắt, khoảng cách trung bình giữa các nút giao khoảng 380m. Hầu hết đường phố là đường hai làn, không có giải phân cách để phân chia hai làn giao thông ngược chiều.
Đường phố hẹp, chỉ có 88% đường phố hẹp hơn 11m. Mạng lưới giao thông thể hiện sự chưa hoàn chỉnh của công tác qui hoạch.
Còn nhiều đoạn đường dạng nút cổ chai làm giảm công suất đường phố, gây nên ách tắc giao thông như: Phạm Ngọc Thạch, Tây Sơn, Ngã Tư Sở...Tỷ lệ sử dụng đất đô thị cho mạng lưới đường chỉ đạt 6% trong khi cần phải đạt mức 15 đến 20% đặc biệt là khu vực Trương Định, Tân Mai, Cầu Giấy.
Có 6 đường quốc lộ hướng tâm nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Hầu hết các tuyến đường này đã và đang được nâng cấp, chất lượng mặt đường tương đối cao tuy nhiên trên các trục đường này hầu như chưa có công trình nào được thiết kế cho xe buýt (bảng1.2).
Bảng 1.2 Hiện trạng các quốc lộ hướng tâm của Hà Nội
Tên đường
Loại mặt
đường
Loại đường
Chiều
Rộng (m)
Tình trạng
Từ Hà Nội đi
Quốc lộ 1A
Asphalt
Không giải phân cách
30
Tốt
TPHCM
Quốc lộ 1B
Asphalt
Không giải phân cách
30
Tốt
Lạng Sơn
Quốc lộ 5
Asphalt
Có giải phân cách cứng
50
Tốt
Hải Phòng
Quốc lộ 6
Asphalt
Không giải phân cách
50
Bình thường
Hoà Bình
Đường 32
Asphalt
Không giải phân cách
24
Bình thường
Hà Tây
Láng-Hoà Lạc
Asphalt
Không giải phân cách
50
Tốt
Hà Tây
Bắc Thăng Long
Asphalt
Có giải phân cách cứng
50
Tốt
Vĩnh Phúc
-Hiện trạng các nút giao thông: Trong nội thành mới chỉ có 2 nút giao thông khác mức và khoảng 580 nút giao thông đồng mức trong đó có đến hơn 150 nút được lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu.Vẫn còn một số nút điều khiển bằng tay hoặc bán tự động.
Những nút giao thông không có đèn tín hiệu điều khiển, tình hình giao thông hết sức phức tạp, xung đột giao thông giữa các luồng phương tiện khác nhau thường xuyên xảy ra. Nhìn chung các nút giao thông đều thiếu thiết bị kiểm soát và thiết bị phân luồng.
Hệ thống tín hiệu giao thông của Hà Nội được thiết kế theo đơn vị chuẩn là xe con cá nhân, cho nên có nhiều hạn chế khi vận hành điều khiển dòng giao thông với xe máy là chủ đạo.
Phần lớn hệ thống đèn tín hiệu điều khiển hiện nay mới chỉ có hai pha nên trong nhiều trường hợp làm cho xung đột giữa các dòng phương tiện càng trở nên phức tạp hơn. Chu kỳ đèn tín hiệu đặc biệt là tại các nút giao thông trọng điểm đã trở nên không còn phù hợp với hiện trạng GTĐT.
Chu kỳ đèn tín hiệu ở các nút giao thông và thời gian biểu vận hành xe buýt hiện nay chưa có sự phối hợp.
Theo thống kê cho thấy Hà Nội có 25 điểm thường xuyên gây ách tắc giao thông làm ảnh hưởng đến lộ trình chạy xe vào những giờ cao điểm phải chạy vòng, thường chậm hơn so với thời gian biểu qui định.
-Hiện trạng giao thông tĩnh.
Điểm đỗ xe công cộng: Hệ thống các điểm đỗ xe công cộng trên địa bàn Hà Nội hiện do Công ty khai thác điểm đỗ xe-Sở GTCC quản lý.
Công ty hiện đang quản lý 126 điểm đỗ xe với diện tích 55.000 m2, có 3.000 vị trí đỗ xe với diện tích bình quân 1 vị trí đỗ xe là 15,5m2.
Công ty cũng đang giám sát 33 điểm đỗ xe taxi với tổng sức chứa là 327 xe.
Ngoài ra, có một số điểm đỗ xe do các cơ quan tự xây dựng và quản lý, trong đó cũng có một số điểm co đỗ xe công cộng như: Nikko Hotel, Daewoo Hotel, Kim Liên Hotel…
Hiện tại, việc đỗ xe ô tô trên lòng đường phố là phổ biến, điều này có nguy cơ trở thành nguyên nhân của ùn tắc GTĐT trong những năm tới.
Nhu cầu về điểm đỗ xe máy và xe đạp công cộng nhìn chung là chưa được quan tâm, hiện tượng dùng vỉa hè làm điểm đỗ xe máy, xe đạp là phổ biến.
Sự thiếu hụt diện tích đỗ xe đã trở nên nghiêm trọng, điều đó đòi hỏi phải tăng cường diện tích và số lượng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ ở tại điểm đỗ xe.
Diện tích điểm đỗ xe của Hà Nội trình bày trong bảng 1.3 qua đó ta thấy tổng diện tích bãi đỗ xe mới đạt 160.000 m, chiếm 0,22% diện tích thành phố, chỉ đảm bảo được 10% nhu cầu đỗ xe, trên 90% là sử dụng vỉa hè lòng đường, diện tích ở...
Bảng 1.3 Thống kê diện tích bãi đỗ xe ở Hà Nội
(Đơn vị: m2 )
TT
Loại xe
Diệntích
TT
Loại hình xe
Diện tích
1
Xe điện
2.084
8
Xe HTX tư nhân
1.000
2
Xe buýt TP(dịch vọng)
38.990
9
Bông Sen
4.600
3
Xe buýt liên tỉnh
61.260
10
Xe đạp, xe máy
9.197
4
Xe con
11.690
11
Xe bò kéo
3.600
5
Công ty vân tải HH
10.000
12
Xích lô
270
6
Các nghành khác
2.000
Tổng cộng
158.191
7
Xe vãng lai
1.500
Hầu hết các bãi đỗ xe ô tô tập trung tại khu vực trung tâm thành phố dẫn đến tình trạng một số khu vực tập trung cao ngược lại một số khu vực gần như không có các dịch vụ giao thông tĩnh. Các khu vực vành đai chưa thiết kế được hệ thống các điểm trung chuyển, đầu cuối để giảm áp lực giao thông trong khu vực nội thành.
Cơ cấu bãi đổ xe theo loại phương tiện:
Xe con, xe máy, xe đạp : 15%
Xe tải : 16%
Xe liên tỉnh : 38%
Xe Buýt : 26%
+Bến xe buýt liên tỉnh: Hà Nội có 7 bến xe quy mô lớn gồm: Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Đông, Giáp Bát, Kim Mã, Long Biên, Gia Lâm, trong đó co 4 bến xe buýt trùng với bến xe liên tỉnh: Kim Mã, Hà Đông, Gia Lâm, Giáp Bát.
-Hiện trạng tham gia giao thông và an toàn giao thông.
+ Hành vi người tham gia giao thông: Vấn đề chính trong giao thông hiện nay là hành vi tham gia giao thông. Người sử dụng xe máy chiếm tỉ trọng chủ yếu trên đường phố Hà Nội đa số hộ hiện nay đều không chấp hành đầy đủ và nghiêm túc luật lệ an toàn giao thông một số người vẫn chưa có giấy phép lái xe. Một số thanh niên còn có những hành vi tổ chức đua xe máy trái phép gây ra rất nhiều những tai nạn thảm khốc.
Người đi xe đạp thì cũng không chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông họ thường hay đi ngược chiều, đi xe trên vỉa hè…
Việc đỗ xe trên đường và hè phố cũng là 1 vấn đề. Người sử dụng xe máy và xe đạp có thể dừng đỗ bất kì đâu khi có nhu cầu, người dân sống ở 2 bên đường phố thường chiếm phần không gian vỉa hè phía trước nhà để đỗ xe thậm trí họ còn lấy vỉa hè là nơi kinh doanh mở dịch vụ trông giữ xe đạp xe máy.
+ Tình hình an toàn giao thông: Sau 4 năm thực hiện nghị định 36/CP về đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại thủ đô Hà Nội từ 1997–2000 cho thấy số vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng hầu như không giảm mà còn tăng trưởng đột biến năm 2000 số vụ tai nạn lên đến 375 làm chết 378 người trung bình hàng tháng có 32 người/tháng.
Tuy nhiên vấn đề giao thông vận tải Hà Nội còn rất nhiều bất cập thể hiện lượng phương tiện cá nhân rất lớn: khoảng 129.252 xe ô tô các loại, khoảng 1triệu xe máy trên một triệu xe đạp trong khi đó mới có khoảng trên 400 xe buýt. Số lượng ô tô tăng hàng năm từ 12-15% só lượng xe máy tăng trên 15% năm do vậy vấn đề giao thông vận tải Hà Nội trở lên bức xúc hơn bao giờ hết, ách tắc thường xuyên xẩy ra, cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp, ô nhiếm môi trường…
1.2 Hiện trạng VTHKCC ở Hà Nội
1.2.1 Vài nét chung về VTHKCC ở Hà Nội
Hệ thống VTHKCC ở Hà Nội trước đây gồm: Xe điện bánh Sắt, xe điện bánh hơi và xe Buýt. Đến năm 1990 thì xe điện bánh Sắt bị gỡ bỏ và thay vào đó chạy thử xe điện bánh Hơi trên 2 tuyến Bờ Hồ - Hà Đông, Bờ Hồ – Mơ với chiều dài tuyến trung bình là 12 Km. Đến cuối Năm 1993 thì các tuyến này cũng bị gỡ bỏ. Hiện nay VTHKCC tại Tp Hà Nội chủ yếu là dùng phương thức VTHK bằng xe Buýt, năm 1960 với 28 tuyến trong nội thành trong đó có 10 tuyến vé tháng chuyên trách đến đầu những năm 90 dưới sự tác động của sự chuyển đổi cơ chế thị trường do kinh doanh thua lỗ Nhà nước không đủ bù lỗ nên số lượng luồng tuyến giảm xuống còn 13 tuyến do công ty xe Buýt Hà Nội độc quyền khai thác.
UBNDTP Theo quyết định số 45/2001 QĐ-UB ngày 29/6/2001 UBND Thành phố trước chủ trương Ưu tiên phát triển xe buýt công cộng của chính phủ Sở GTCC sát nhập 4 công ty: Xe buýt Hà Nội, Xe khách Nam Hà Nội, Công ty du lịch Hà Nội và công ty xe điện Hà Nội thành Công ty dịch vụ & Vận tải công cộng Hà Nội. Sau khi thành lập Công ty đã chia nhỏ thành 8 Xí nghiệp sau:
- Xí nghiệp xe buýt Hà Nội.
- Xí nghiệp xe buýt Thủ đô.
- Xí nghiệp xe buýt 10 – 10.
- Xí nghiệp xe buýt Thăng Long.
- Xí nghiệp bảo dưỡng sửa chữa.
- Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ.
- Xí nghiệp vận tải đường dài.
- Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm.
Số liệu thống kê sản lượng VTHKCC của Hà Nội trong bảng 1.4, 1.5 cho thấy bức tranh chung về sự phát triển của nghành VTHKCC trong thời gian qua.
Bảng 1.4 Sản lượng VTHKCC thành phố Hà Nội qua các năm
STT
Sản lượng VTHKCC ( HK/năm )
Năm
Xe Buýt
Xe Điện
Tổng cộng
1
1985
41.422.230
7.778.180
49.200.410
2
1990
19.000.000
386.298
19.386.298
3
1992
2.981.750
2.981.750
4
1993
4.838.581
4.838.581
5
1994
5.957.662
5.957.662
6
1995
6.884.219
6.884.219
7
1996
7.138.162
7.138.162
8
1997
8.124.515
8.124.515
9
1998
9.050.411
9.050.411
10
1999
10.490.537
10.490.537
11
2000
12.023.000
12.023.000
12
2001
14.628.269
14.628.269
13
2002
46.689.760
46.689.760
Từ năm 1992 đến năm 2002 sản lượng vận chuyển của của xe Buýt Hà Nội tăng hơn 15 lần. Qua biểu đồ ta thấy sản lượng vận chuyển tăng mạnh vào những năm 2001, năm mà có sự đầu tư mạnh mẽ của chính phủ và sở GTCC Hà Nội vào lĩnh vực VTHKCC.
Bảng 1.5 Kết quả VTHKCC từ năm 1998 – 2002.
Stt
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
1
HKVC (HK)
10.994.503
9.392.154
12.396.419
15.262.963
48.877.155
2
HK luân chuyển
(HK.Km)
144.863.000
163.112.000
178.086.000
246.980.000
329.556.879
3
Tổng lượt xe
476.071
325.866
527.324
713.934
1.191.323
4
Số phương tiện
281
321
334
337
412
5
Số tuyến
- Có trợ giá
- Không trợ giá
25
25
0
30
25
5
31
24
7
30
24
6
31
25
6
6
Doanh số (1000Đ)
11.110.000
15.171.000
24.993.688
21.520.066
46.600.300
7
Mức trợ giá
(1.000Đ)
- Bình quân 1HK
- Bình quân 1 lượt
10.020.000
911,3
21.047
12.541.000
1.012
22.341
12.800.000
1.032
24.273
34.400.000
1.206
27.972
78.600.000
1.297
29.273
1.2.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng mạng lưới tuyến xe Buýt
Mạng lưới tuyến xe Buýt là 31 tuyến với tổng chiêu dài Lm = 669,4 Km trong đó 29 tuyến vận hành theo tuyến Buýt tiêu chuẩn với nhiều dạng hành trình trong đó có 4 tuyến đường vòng số 9,18, 23,24 là mô hình tuyến mới đã bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc kết nối mạng với điều kiện hạ tầng đô thị hiện nay. Các tuyến Buýt chủ yếu hoạt động tập trung chủ yếu trên các trục quốc lộ 1A, 3, 5, 6, 32 và 1 số tuyến phố chính như Trường Chinh, Láng, Nguyễn Chí Thanh, Thái Hà…các tuyến có hành trình vòng tròn nối với các tuyến hướng tâm, xuyên tâm, thiếu các nhánh tập trung và chuyển hành khách từ các điểm tập trung dân cư đến các tuyến xe Buýt chính đặc biệt thiếu hẳn các tuyến đi vào các khu vực có mật độ dân cư cao. Mạng lưới giao thông hiện tại đang phát triển các đường lối trục chính, đường vành đai, đường vòng cung. Các tuyến chưa có sự liên kết trên toàn mạng đã ảnh hưởng không lớn đến công tác xây dựng các tuyến xe buýt ở Hà Nội phần lớn các tuyến xe buýt hiện nay có cự li trung bình từ 15- 20 Km.
Bảng 1.6. Tổng hợp mạng lưới tuyến xe Buýt.
Stt
Tên tuyến
Số hiệu
Cự li
(Km)
Ghế xe
Loại xe
1
Long Biên – Hà Đông
1
11.5
80
BS 105
2
Bác Cổ – Hà Đông – Ba La
2
19.0
80
BS 105
3
BX Giáp Bát – BX Gia Lâm
3
15.0
80
BS 090
4
Long Biên – Lĩnh Nam
4
15.0
24
MERCEDES
5
Kim Liên – BX Thường Tín
6
17.6
60
IFA.W50
6
Trần Khánh Dư – Nội Bài
7
38.5
80
BS 105
7
Long Biên – Ngũ Hiệp
8
20.0
60
BS 090
8
Thủ Lệ – Thủ Lệ
9
18.6
24
HUYNDAI
9
Bác Cổ – Yên Viên – Từ Sơn
10
19.0
24
HUYNDAI
10
CV Lênin - ĐH Nông Nghiệp
11
19.0
60
BS 090
11
BX Kim Mã - Văn Điển
12
13.6
24
HUYNDAI
12
Bờ Hồ – Cổ Nhuế
14
13.5
45
COSMOS
13
Long Biên - Đa Phúc
15
33.5
60
BS 105
14
BX Giáp Bát – Hoàng Quốc Việt
16
15.0
60
BS 090
15
Long Biên – Nội Bài
17
35.0
80
RENAULT
16
Bách Khoa – Bách Khoa
18
20.0
24
COMBI
17
Trần Khánh Dư – Hà Đông
19
14.0
60
TBM
18
Trần Khánh Dư – Phùng
20
23.2
60
IFA.W50
19
BX Giáp Bát – Hà Đông
21
12.0
60
BS 090
20
BX Gia Lâm – Viện Quân Y- Ba La
22
19.6
80
BS 105
21
Vân Hồ – Vân Hồ
23
16.1
24
HUYNDAI
22
Long Biên – Long Biên
24
30.0
60
BS 090
23
BX Giáp Bát – Nam Thăng Long
25
18.0
60
COSMOS
24
Diễn – Mai Động
26
18.0
60
BS 090
25
Nam Thăng Long – Hà Đông
27
18.0
60
BS 090
26
BX Giáp Bát – Cổ Nhuế
28
18.0
45
COSMOS
27
BX Giáp Bát – Nhổn - Tây Tựu
29
20.8
45
COSMOS
28
Trần Khánh Dư – Hoàng Quốc Việt
30
19.0
60
BS 090
29
Mai Động – Chèm
31
23.0
60
COMBI
30
BX Giáp Bát – Nhổn
32
18.3
80
BS 105
31
BX Gia Lâm- Nam Thăng Long
34
18.8
80
RENAULT
Khoảng cách chạy xe trong toàn mạng lưới đa phần từ 15- 20 phút/ chuyến vào giờ bình thường, 5-10 phút /chuyến vào giờ cao điểm. Trong giai đoạn tới sẽ phát triển mạng lưới xe buýt thêm 7 tuyến mới vào năm 2003 nâng tổng số tuyến lên 38 tuyến.
-Điểm đầu cuối và điểm trung chuyển: Toàn mạng có 25 điểm đầu cuối đồng thời là điểm trung chuyển: Trần Khánh Dư, Bách Khoa, Vân Hồ, Ba La, Thủ Lệ, Mai Động, Bác Cổ, Long Biên, Bờ Hồ, Kim Liên, BX Giáp Bát, BX Kim Mã, BX Hà Đông, BX Gia Lâm, BX Nam Thăng Long,Văn Điển, Ngũ Hiệp, Diễn, Nghĩa Đô, Từ Sơn, ĐH Nông Nghiệp, Nội Bài, Đa Phúc, Nhổn, Tây Tựu, Chèm, Phùng.
-Điểm dừng / Nhà chờ trên tuyến:
Hiện nay trên toàn mạng lưới tuyến xe Buýt có khoảng 433 điểm dừng đỗ có biển báo trong đó có 94 điểm có nhà chờ, khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng đỗ là 782 m nhìn chung là còn dài so với quãng đường đi bộ bình quân của người dân.Vị trí các điểm dừng bố trí còn nhiều bất hợp lí cụ thể là:
Việc dừng xe Buýt quá xa các nút giao thông trong khi dòng xe giao thông bên phải xe Buýt đang vận hành sẽ dễ xảy ra tai nại giữa hành khách lên xuống với dòng giao thông đang chuyển động.
Một số điểm dừng bố trí xa các điểm thu hút hành khách do vậy làm tăng khoảng cách đi bộ giảm khẳ năng tiếp cận.
Một số điểm chưa bố trí được nhà chờ làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp cận của người dân.
Bên cạnh đó trong trường hợp các đường phố hẹp không có dải phân cách hai chiều giao thông việc dừng xe Buýt khi chưa đến các nút nên dể dẫn đến tình trạng tác đường và con gây ra 1 số tai nạn.
1.2.3 Phân tích đánh giá hoạt động xe Buýt ở TP Hà Nội
Hiện trạng mạng lưới giao thông ở Hà Nội phân bố không đồng đều được thể hiện rõ qua bảng chỉ tiêu giữa các quận nội thành. Quận Hoàn Kiếm các chỉ tiêu vượt lên nhiều so với các quận khác, đường phố ngắn nhiều giao cắt khoảng các trung bình các điểm này là 380 m, hầu hết là đường phố chiều. Sự mất cân đối về mạng lưới đường cũng ảnh hưởng tới lưu thông của phương tiện và khả năng thu hút hành khách đối với phương tiện VTHKCC.
Hà Nội có tổng diện tích là 921 Km2 nội thành với hơn 359 đường phố với tổng chiều dài 276 Km trên diện tích 71 Km2 hơn 580 điểm giao cắt trong đó có khoảng 105 nút giao thông quan trọng bố trí hệ thống điều khiển bằng đèn vẫn còn một nút điều khiển bằng tay. Các nút giao cắt đa số là đồng mức, nút giao cắt lớn nhất là ngã 6 cửa Nam còn nhiều giao cắt với tuyến đường Sắt. Mạng nút giao thông hiện tại đang phát triển các đường nối trục chính, đường vòng cung.
Chưa có sự phối hợp và quản lý xây dựng các công trình giao thông đô thị việc đường vừa làm xong lại đào lại còn phổ biến cản trở giao thông và ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng.
Hiện nay, xe Buýt ở Hà Nội đang từng bước chiếm lại lòng tin của nhân dân thủ đô như thời kỳ trước thập niên 90. Theo báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện vận chuyển HKCC bằng xe buýt năm 2002, cho đến quý III năm 2002 trên địa bàn thành phố có 8 loại xe tham gia kế hoạch bao gồm: Karosa, Deawoo, Huyndai, Renault, Aerocity, Combi, Cosmos, W50.
Xe mới chiếm 50% (200/400 xe).
Xe qua sử dụng từ 5 – 10 năm chiếm 11,25% (45/400) xe.
Xe qua sử dụng 11 đến 16 năm chiếm 38,75% (115/400) xe.
Về luồng tuyến, năm 2002 có tất cả 31 tuyến, có tổng chiều dài là 609 Km, tăng 20% so với năm 2001 (506 km). Tổng số đường phố có xe buýt là 166 phố, tăng 10% so với năm 2001 (151 km). Cự ly bình quân/ tuyến là 19,6 km, tăng 10% so với năm 2001 (16,8 km). Về thời gian hoạt động và tần suất chạy xe, hiện có:
6 tuyến hoạt động 17 – 17,5 giờ chiếm 19%.
4 tuyến hoạt động 16 tiếng chiếm 13%.
14 t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10.doc