Hiện nay, khi mà ngành Công nghệ Thông tin đang phát triển như vũ bão trên thế giới thì những ứng dụng của nó vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội đã và đang mang lại những hiệu quả cao. Để bắt kịp thời đại, ở Việt Nam hiện nay Công nghệ Thông tin cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, tin học đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong quản lý và giảng dạy.
Trong quá trình dạy học kiểm tra và đánh giá là một trong những bộ phận chủ yếu và hợp thành một chỉnh thể thống nhất trong quá trình đào tạo. Lâu nay, chúng ta hầu như chỉ sử dụng loại bài kiểm tra tự luận để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Loại câu hỏi có nhiều bất cập vì những câu hỏi thường dài, tốn nhiều thời gian cho việc làm bài, khối lượng kiến thức được kiểm tra hạn chế, khó sử dụng các phương tiện hiện đại trong kiểm tra đánh giá chẳng hạn như máy vi tính.
Hình thức kiểm tra trắc nghiệm đã được đưa vào áp dụng phổ biến, cho nên theo đó trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều phần mềm trắc nghiệm xuất hiện. Tuy nhiên những phần mềm chuyên nghiệp thì giá thành khá cao và còn nhiều phần mềm chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu soạn thảo đề thi của các giáo viên, vậy nên em chọn đề tài này nhằm “xây dựng ngân hàng câu hỏi và hỗ trợ cho việc sinh các đề thi trắc”. Đề tài của em bước đầu chỉ mang tính nghiên cứu, em hi vọng rằng sẽ có thể phát triển nó thành một phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến đáp ứng nhu cầu của các giáo viên hiện nay.
23 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng ngân hàng câu hỏi và hỗ trợ cho việc sinh các đề thi trắc nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-----------------------------
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI VÀ HỖ TRỢ CHO VIỆC SINH CÁC ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
Hà Nội ngày 16/04/2008
MỤC LỤC
Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, khi mà ngành Công nghệ Thông tin đang phát triển như vũ bão trên thế giới thì những ứng dụng của nó vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội đã và đang mang lại những hiệu quả cao. Để bắt kịp thời đại, ở Việt Nam hiện nay Công nghệ Thông tin cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, tin học đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong quản lý và giảng dạy.
Trong quá trình dạy học kiểm tra và đánh giá là một trong những bộ phận chủ yếu và hợp thành một chỉnh thể thống nhất trong quá trình đào tạo. Lâu nay, chúng ta hầu như chỉ sử dụng loại bài kiểm tra tự luận để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Loại câu hỏi có nhiều bất cập vì những câu hỏi thường dài, tốn nhiều thời gian cho việc làm bài, khối lượng kiến thức được kiểm tra hạn chế, khó sử dụng các phương tiện hiện đại trong kiểm tra đánh giá chẳng hạn như máy vi tính.
Hình thức kiểm tra trắc nghiệm đã được đưa vào áp dụng phổ biến, cho nên theo đó trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều phần mềm trắc nghiệm xuất hiện. Tuy nhiên những phần mềm chuyên nghiệp thì giá thành khá cao và còn nhiều phần mềm chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu soạn thảo đề thi của các giáo viên, vậy nên em chọn đề tài này nhằm “xây dựng ngân hàng câu hỏi và hỗ trợ cho việc sinh các đề thi trắc”. Đề tài của em bước đầu chỉ mang tính nghiên cứu, em hi vọng rằng sẽ có thể phát triển nó thành một phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến đáp ứng nhu cầu của các giáo viên hiện nay.
Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài là nghiên cứu xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến nhằm giúp cho các giáo viên tạo ra ngân hàng câu hỏi và hỗ trợ việc sinh đề thi trắc nghiệm trực tuyến.
Xuất phát từ mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài đặt ra như sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về bản chất và phân loại câu hỏi trắc nghiệm.
+ Nghiên cứu các công nghệ lập trình .NET và hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL.
+ Xây dựng phần mềm nhằm hổ trợ việc tạo câu hỏi và sinh ra các đề thi trắc nghiệm.
Bố cục đề tài.
Đề tài gồm các phần chính như sau.
Chương I. Một số vấn đề về phương pháp thi trắc nghiệm.
Khái niệm, một số thuật ngữ trong thi trắc nghiệm.
Các hình thức thi trắc nghiệm và cách phân loại câu hỏi trong thi trăc nghiệm.
....
Chương II. Một số công nghệ sử dụng.
Khái quát về ngôn ngữ lập trình C# và một số vấn đề của ADO.NET
Tổng quan SQL 2005.
Chương III. Phân tích thiết kế hệ thống hỗ trợ trắc nghiệm.
Chương IV. Tổng kết.
Phân tích và thiết kế ứng dụng.
Nội dung
Chương I. Một số vấn đề về phương pháp thi trắc nghiệm
Một số phương pháp kiểm tra đánh giá cơ bản
Tính đến nay, trong việc KTĐG kết quả học tập người ta hay sử dụng 2 phương pháp chủ yếu là trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
Trắc nghiệm tự luận: là phương pháp kiểm tra gồm các câu hỏi dạng mở (loại câu hỏi này không chỉ có một câu trả lời hay một kiểu trả lời mà có thể có nhiều cách, nhiều hướng trình bày) mà học sinh phải tự mình trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra.
Trắc nghiệm khách quan: là nhóm các câu hỏi trong đó một câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết đòi hỏi học sinh phải viết câu trả lời ngắn hoặc lựa chọn một câu trả lời, thậm chí chỉ cần điền thêm một vài từ.
. Đặc điểm chung
Đặc điểm chung của trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan là:
Đều có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập của học tập quan trọng mà một bài khảo sát bằng lối viết có thể khảo sát được.
Tất cả đều có thể được sử dụng để khuyến khích học sinh học tập chăm chỉ nhằm đạt đến các mục tiêu, hiểu biết các nguyên lý, tổ chức và phối hợp các ý tưởng, ứng dụng các kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề.
Đặc điểm riêng
Cả 2 loại trắc nghiệm đều đòi hỏi sự vận dụng ít nhiều phán đoán chủ quan. Giá trị của cả hai loại trắc nghiệm phụ thuộc vào tính khách quan và đáng tin cậy của chúng. Tuy nhiên, chúng có những điểm khác nhau như sau:
Trắc nghiệm tự luận
Trắc nghiệm khách quan
1.
Một câu hỏi thuộc loại tự luận đòi hỏi thí sinh tự mình soạn câu trả lời và diễn tả nó bằng ngôn ngữ của chính mình.
Một câu hỏi trắc nghiệm khách quan buộc thí sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong một số câu hỏi đã cho sẵn.
2.
Một bài kiểm tra tự luận gồm số câu hỏi tương đối ít và có tính cách tổng quát, đòi hỏi thí sinh phải triển khai câu trả lời bằng lời lẽ dài dòng.
Một bài kiểm tra trắc nghiệm thường gồm những câu hỏi có tính chất chuyên biệt và chỉ đòi hỏi những câu trả lời ngắn gọn.
3.
Khi làm một bài tự luận thí sinh phải bỏ ra nhiều thời gian để suy nghĩ và viết câu trả lời.
Khi làm một bài trắc nghiệm thí sinh chỉ dùng thời gian để đọc và suy nghĩ mà không tốn thời gian trình bày câu trả lời.
4.
Kết quả của bài tự luận được xác định nhiều do người chấm.
Chất lượng của bài trắc nghiệm được xác định một phần do kĩ năng soạn thảo bộ câu hỏi.
5.
Một bài tự luận tương đối dễ soạn nhưng khó chấm và khó cho điểm chính xác.
Một bài trắc nghiệm khó soạn đề nhưng việc chấm và cho điểm tương đối dễ dàng hơn.
6.
Với tự luận thí sinh có thể tự do bộc lộ cá tính của mình trong câu trả lời và người chấm bài cũng có tự do cho điểm các câu trả lời theo xu hướng của mình.
Với một bài trắc nghiệm người soạn thảo có thể tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình thông qua việc đặt câu hỏi và các phương pháp trả lời, nhưng thí sinh chỉ được chứng tỏ mức độ hiểu biết của mình qua tỉ lệ câu trả lời đúng.
Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Hiện nay, việc kiểm tra ở các trường nói chung vẫn còn phổ biến ở hình thức ra đề tự luận. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, người ta phát hiện ra một số hạn chế sau:
Việc làm này hạn chế tính toàn diện và khách quan của nội dung kiểm tra vì đề thi, đề kiểm tra do giáo viên dạy ra đề nên có phần cảm tính, không có thời gian để kiểm tra được hết các kiến thức có trong bài, trong chương.
Nội dung kiểm tra còn tập trung vào việc kiểm tra kiến thức theo tài liệu sẵn có, nên kiến thức còn nghèo nàn, đơn điệu, nặng về tính diễn giải một số vấn đề hẹp, không mang tính đầy đủ nên độ tin cậy không cao.
Kết quả kiểm tra rất khó xác định đúng trình độ của học sinh do chưa xây dựng được những chuẩn mực mới để đánh giá kết quả học tập của học sinh...
Hình thức thi trắc nghiệm.
Khái niệm.
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kỳ thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học; hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào học một khoá học.
Trắc nghiệm khách quan trong giáo dục chỉ hình thức trắc nghiệm không phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan của người giáo viên. Hình thức này chỉ hoàn toàn khách quan trong việc chấm điểm còn việc lựa chọn nội dung đề kiểm tra, xây dựng câu hỏi và câu trả lời vẫn có phần mang tính chủ quan.
Phân loại trắc nghiệm khách quan.
Các dạng câu hỏi trong trắc nghiệm khách quan.
Trong trắc nghiệm khách quan có thể phân chia ra nhiều kiểu câu hỏi khác nhau:
Câu ghép đôi (matching items): Cho 2 cột nhóm từ, đòi hỏi thí sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về nội dung.
Câu điền khuyết (supply items): Nêu một mệnh đề có khuyết một bộ phận, thí sinh phải nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào ô trống.
Câu trả lời ngắn (short answer): Là câu trắc nghiệm đòi hỏi chỉ trả lời bằng câu rất ngắn.
Câu đúng sai (yes/no questions): Đưa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời để khẳng định nhận định đó là đúng hay sai.
Câu nhiều lựa chọn (multiple choise questions): Đưa ra một nhận định và 4-5 phương án trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấu vào một phương án đúng hoặc phương án tốt nhất. ..
Ưu nhược điểm của phương pháp kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Thi trắc nghiệm khách quan có ưu điểm rõ ràng là đánh giá phạm vi kiến thức rộng hơn hình thức thi tự luận. Thi tự luận, mỗi câu hỏi, bài tập có thể rơi vào một vấn đề nào đó. Đề bài có tổng hợp đi chăng nữa vẫn có xác suất trúng “tủ”. Đề thi trắc nghiệm khách quan với khoảng 40-70 câu hỏi có thể phủ kín phạm vi kiến thức của một môn học trong chương trình học.
Nhanh chóng, mất ít thời gian trong việc tiến hành kiểm tra và chấm bài.
Kiểm tra được một giới hạn rộng về nội dung của môn học hay bài học do tính nhanh chóng mất ít thời gian nên trong thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều học sinh, do đó giáo viên có khả năng tăng cường kiểm tra thúc đẩy học tập.
Bảo đảm được tính khách quan trong việc đánh giá, tránh được một số hiện tượng thiếu công bằng trong thi cử.
Do các câu hỏi được hạn định về số lượng, các đáp án cho trước được hạn định về nội dung và do các mức đánh giá đã được chuẩm hoá, cho nên dễ sử dụng phương pháp thống kê toán học trong xử lý kết quả kiểm tra của từng lớp học sinh.
Cách tiến hành và phương tiện kiểm tra có thể rất đơn giản và dễ dàng. Ta có thể đưa trắc nghiệm vào các loại máy để kiểm tra kiến thức dạy học chương trình hoá.
Bên cạnh các ưu điểm trên, các nhà sư phạm nhận thấy trắc nghiệm có một số nhược điểm sau:
Trắc nghiệm chủ yếu là những câu hỏi với những câu trả lời sẵn. Điều này đã hạn chế phần nào tư duy sáng tạo, việc phát triển ngôn ngữ nói và viết của học sinh;
Trắc nghiệm chỉ cho giáo viên biết “kết quả” suy nghĩ của học sinh mà không biết “quá trình” suy nghĩ, nhiệt tình hứng thú của học sinh đối với nội dung kiểm tra;
Câu hỏi thường liên quan đến các kiến thức hơn là mục tiêu ở mức độ cao hơn nên nhiều khi gán cho kiến thức một tầm mở rộng thái quá;
Không thể dùng để kiểm tra kĩ năng thực hành của học sinh, nhất là những bài lập trình đòi hỏi sử dụng máy tính trong môn Tin lớp 11;
Soạn thảo đề thi trắc nghiệm thường khó và tương đối tốn kém;
Có thể nảy sinh việc học sinh “đoán mò”.
Soạn thảo đề kiểm tra sử dụng phương pháp trắc nghiệm
Thành công của phương pháp kiểm tra bằng trắc nghiệm phụ thuộc rất lớn vào việc soạn thảo các câu trắc nghiệm. Biên soạn một đề kiểm tra có thể bao gồm các công đoạn sau:
Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra
Phân tích nội dung chương trình giảng dạy thành các chủ đề dạy học cụ thể, xác định mức độ quan trọng của từng mục tiêu và các vấn đề khác nhau sẽ cần phải được kiểm tra ấn định thời gian cho hợp lý với trình độ, tâm lý lứa tuổi của từng đối tượng học sinh.
Xác định mục tiêu dạy học
Để xây dựng được đề kiểm tra tốt cần liệt kê chi tiết các mục tiêu giảng dạy, thể hiện ở các hành vi hay năng lực cần phát triển ở học sinh như là kết quả của việc học (kiến thức, kĩ năng thái độ).
Lập ma trận đề (ma trận 2 chiều).
Lập bảng phân bố câu hỏi trên bằng một ma trận hai chiều.
+ Một chiều là chủ đề dạy học, các đề mục hay nội dung qui định trong chương trình hay mạch kiến thức cần đánh giá. Đặt chúng ở hàng ngang.
+ Chiều còn lại là các mục tiêu giảng dạy hay các mức độ nhận thức của học sinh. Lĩnh vực nhận thức của học sinh THPT thường được đánh giá theo 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Đặt chúng ở hàng dọc.
Sau khi lập bảng đặc trưng ta đề xuất số lượng câu hỏi cho mỗi ô. Quyết định số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu, thời gian làm bài kiểm tra và trọng số qui định cho từng mạch kiến thức.
Ví dụ.
Số tiết
Mức độ
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Khách
Quan
Tự
Luận
KháchQuan
Tự Luận
KháchQuan
Tự Luận
4
Kiểu mảng và biến có chỉ số
2
1
1
1
4
2
Kiểu Xâu
1
1
1
3
2
Kiểu bản ghi
1
1
1
3
Tổng điểm
2
1.5
6.5
10
Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm
Khi viết câu hỏi trắc nghiệm phải đạt được những tiêu chuẩn cơ bản sau:
+ Nội dung phải thoả đáng
+ Câu hỏi phải sáng sủa
+ Các chú ý khác
+ Soát lại câu hỏi
Chương II. Một số công nghệ sử dụng.
Môi trường làm việc:
Lập trình .Net với Window Form
Hệ quản trị cơ sơ dữ diệu SQl phiên bản 2005.
Chương III. Phân tích thiết kế hệ thống.
Phân tích hệ thống.
Đặt vấn đề.
Sau khi tìm hiểu về hình thức thi trắc nghiệm thì tôi thấy hình thức thi này hiện nay đang được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Trên thị trường cũng đã có nhiều phần mềm thi trắc nghiệm nhưng nói chung giá thành còn khá cao và một số chưa đáp ứng được với yêu cầu sử dụng. Tôi xây dựng phần mềm này với mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về hình thức thi trắc nghiệm và dần hoàn thiện một phần mềm hỗ trợ thi trắc nghiệm trên máy tính.
Phần mềm này cho phép giáo viên sau khi được cấp acount để truy nhập hệ thống có thể nhập các câu hỏi vào ngân hàng đề thi và sử dụng các câu hỏi để tạo ra đề thi. Đề thi sẽ được trộn thành nhiều đề và cho phép chuyển định dạng sang file Word để in ấn.
Phần mềm hỗ trợ các hình thức câu hỏi sau: Câu hỏi có nhiều lựa chọn, câu hỏi có một lựa chọn; câu hỏi đúng/sai; câu hỏi kết nối. Đối với các câu hỏi lựa chọn thì giáo viên phải nhập ít nhất 2 đáp án và tối đa 5 đáp án. Nội dung câu hỏi thì cho phép chèn ảnh và chèn công thức vào.
Giải quyết vấn đề.
Qua phần khảo sát hệ thống, tìm hiểu về yêu cầu của hệ thống, nhu cầu sử dụng thì tôi đưa ra các chức năng cơ bản của hệ thống như sau:
Biểu đồ phân cấp chức năng.
Hệ thống gồm có 4 chức năng:
Quản lý người dùng.
Chức năng này cho phép một số giáo viên có quyền đăng ký làm thành viên của hệ thống. Khi đăng kí cần cung cấp các thông tin như tên truy cập, mật khẩu, họ tên... Người sử dụng hệ thống được phân quyền và đối với các giáo viên thông thường có quyền mặc định là 0.
Khi giáo viên đăng kí, cần chọn môn học đề tạo câu hỏi và đề thi để hệ thống phân quyền và quản lý. Mỗi giáo viên có thể đăng kí vào nhiều môn học.
Cho phép đănng nhập và phân quyền người sử dụng.
Cho phép người đã đăng ký chỉnh sửa thông tin cá nhân đã cung cấp cho hệ thống .
Cung cấp giao diện để quản trị hệ thống có thể xóa các acount khỏi hệ thống.
Quản lý môn học.
Cung cấp giao diện để thêm môn học, cập nhật thông tin về môn học.
Cung cấp giao diện để người quản trị hệ thống loại bỏ môn học khỏi hệ thống. khi môn học bị xóa thì các Acount, câu hỏi hay đề thi thuộc môn học đó đều bị xóa theo.
Quản lý câu hỏi.
Các câu hỏi có hai phần chính
Thông tin đơn gồm:. Nội dung, ảnh, điểm, thông tin người nhập câu hỏi.
Thông tin đa: Là các đáp án đi theo câu hỏi đó. Mỗi câu hỏi có tối thiểu 2 đáp án và tối đa 4 đáp án.
Chức năng này cho phép các thành viên của hệ thống có thể nhập các câu hỏi theo các dạng mà hệ thống hỗ trợ vào ngân hàng đề thi theo từng môn học. Khi nhập câu hỏi cần nhập đầy đủ các thông tin của nó để hệ thống quản lý.
Người sử dụng có thể chỉnh sửa hoặc xóa các câu hỏi do mình tạo ra.
Quản lý đề thi.
Khi nhận được yêu cầu, hệ thống cho phép tạo đề thi gốc từ ngân hàng câu hỏi đã có. Việc tạo đề thi gốc có thể do hệ thống chọn ngẫu nhiên các câu hỏi trong ngân hàng hoặc do giáo viên tự xác định các câu hỏi để tạo đề. Đề thi gốc chứa các thông tin về tên đề, thời gian làm bài, thời hạn của đề và tập câu hỏi đi kèm.
Sau khi có đề thi gốc hệ thống hỗ trợ việc sinh đề thi để trộn các câu hỏi và các phương án trả về trong đề thi gốc tạo ra các đề thi khác nhau trên tập câu hỏi của đề thi gốc.
Giáo viên có thể sử dụng chức năng chuyển đề thi ra file word để tiện cho việc quan sát và in ấn.
Khi quản trị hệ thống có yêu cầu thì hệ thống sẽ tự động xóa các đề thi đã hết thời hạn tồn tại, khi xóa các đề thi cho phép lựa chọn xóa hoặc không tập câu hỏi đi cùng đề thi đó.
Thiết kế hệ thống.
Thiết kế dữ liệu
Bảng giao_vien: Lưu thông tin về Acount
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ rộng
Mô Tả
Ghi chú
TenTC
Varchar
30
Tên truy cập vào hệ thống.
Khóa chính
Matkhau
Varchar
20
Mật khẩu truy nhập của acount
Họ tên
Nvarchar
30
Họ tên của acount
Quyền
Bit
2
Lưu quyền của Acount
Gv=0; ad=1
Bảng mon_học: Lưu thông tin về môn thi mà hệ thống hỗ trợ.
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ rộng
Mô Tả
Ghi chú
Mamh
Int
10
Mã của môn thi, tự động tăng
Khóa chính
Tenmh
Nvarchar
30
Lưu tên của môn học
Mota
Text
Lưu các mô tả về môn học
Bảng cau_hoi: Ngân hàng câu hỏi của hệ thống.
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ rộng
Mô Tả
Ghi chú
Mach
Int
10
Mã câu hỏi, tự động tăng
Khóa chính
Mamh
Int
10
Mã môn học tương ứng
Khóa phụ
tenTc
Varchar
30
Lưu mã của người tạo câu hỏi
Khóa phụ
Noidung
Nvarchar
Luu nội dung của câu hỏi
Anh
Image
Lưu ảnh của câu hỏi
Diem
Float
10
Lưu điểm của câu hỏi
Mota
Text
Lưu những ghi chú, mô tả
Bảng dap_an: Lưu các đáp án của câu hỏi.
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ rộng
Mô Tả
Ghi chú
Mada
Int
Mã đáp án
Khóa chính
Mach
Int
Mã câu hỏi chứa đáp án đó
Khóa phụ
Noidung
Text
Nội dụng của đáp án
Giatri
Bool
Giá trị củ đáp án
Đúng/ sai
Bảng de_thi_goc: Lưu thông tin về các đề thi gốc được tạo ra.
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ rộng
Mô Tả
Ghi chú
Madegoc
Int
10
Mã đề thi gốc
Khóa chính
Mamh
Int
10
Mã môn học của đề thi
Khóa phụ
Tende
Nvarchar
50
Tên đề thi
Thoigian
Int
thời gian thi
Kihan
Datetime
8
Thời gian có hiệu lực của đề
dethigoc_cauhoi: Lưu danh sách các câu hỏi của đề thi gốc.
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ rộng
Mô Tả
Ghi chú
Madegoc
Int
Mã của đề thi gốc
Khóa chính
Mach
Int
Mã câu hỏi tương ứng
Khóa chính
de_thi: Là bảng lưu các đề thi sinh ra từ đề thi gốc
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ rộng
Mô Tả
Ghi chú
Made
Int
Mã của đề thi
Khóa chính
Madegoc
Int
Mã của đề thi gốc tương ứng
Khóa phụ
dethi_cauhoi: Lưu danh sách câu hỏi và đáp án của đề thi được sinh ra (đã được trộn thứ tự so với đề thi gốc).
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Độ rộng
Mô Tả
Ghi chú
Made
Int
Mã của đề thi
Khóa chính
Mach
Int
Mã câu hỏi
Khóa phụ
Mada1
Int
Mã đáp án thứ 1(ứng câu hỏi)
Mada2
Int
Mã của đáp án thứ 2
Mada3
Int
Mã của đáp án thứ 3
Có thể null
Mada4
Int
Mã của đáp án thứ 4
Thiết kế chi tiết chức năng.
Hệ thống có 4 chức năng chính sau.
Chức năng quản lý người dùng
Thiết kế chi tiết module chức năng
1
Tên chức năng
Quản lý người sử dụng
2
Mục đích
Cho phép thêm mới, sửa xóa thông tin của Acount, đồng thời phân quyền người sử dụng khi đăng nhập vào hệ thống.
3
Nội dung
Thêm: Khi giáo viên muốn tham gia vào hệ thống thì phải cung cấp cho hệ thống thông tin về tài khoản đăng nhập bao gồm : tên truy cập, mật khẩu. Nếu thông tin hợp lẹ hệ thống sẽ cập nhật chúng vào cơ sơr dữ liệu
Cập nhật: Sau khi đăng kí thành công, người sử dụng được phép sửa các thông tin về họ tên và được thay đổi mật khẩu thông qua chức năng cập nhật Acount..
Đăng nhập và phân quyền: Chức năng này nhằm cung cấp giao diện đăng nhập của người sử dụng. Hệ thống sẽ kiểm tra và giới hạn quyền tương tác của người dùng đó vào hệ thống.
Xoá: Khi một giáo viên vi phạm hoặc không muốn tham gia hệ thống nữa thì người quản trị sẽ xóa thông tin của Acount đó khỏi hệ thống.
4
Mô hình dữ liệu
Chức năng sử dụng các bảng. và các trường tương ứng như sau:
Giao_vien : Tentc, matkhau, hoten, quyen
Mon_hoc : Mamh, tenmh
Gv_monhoc: tentc, mamh.
5
Mô tả sử dụng dữ liệu:
Mỗi khi nhập thông tin về một giáo viên mới vào giao diện của hệ thống, hệ thống sẽ tự động kiểm tra tên truy cập mới. Nếu nó trùng với tên truy cập đã có trong CSDL thì hệ thống thêm môn học được phép thao tác cho giáo viên đó vào bảng gv_monhoc và hiện ra thông báo, còn nếu không thì sẽ tự động cập nhật thông tin giáo viên này vào hệ thống.
6
Thiết kế giao diện
7
Các xử lý, thao tác
Các thao tác trong quá trình THÊM
Khi người dùng vào giao diện của chức năng này, hệ thống sẽ tự động đưa tất cả môn học lên. Để đăng kí vào hệ thống, giáo viên phải cung cấp thông tin về tên truy cập, mật khẩu, họ tên và môn học. Nếu tên truy cập đã tồn tại trong CSDL thì hệ thống thông báo để người dùng đăng kí mới theo tên khác. Khi thông tin hợp lệ hệ thống sẽ tự động thêm Acount vào bảng giao_vien, đồng thời thêm tentc và mamh vào bảng gv_monhoc.
Các thao tác trong quá trình CẬP NHẬT
Lựa chọn Acount cần cập nhật trong combobox tên truy cập hoặc chọn giáo viên đó trên datagridview. Khi cập nhật (sửa) một thông tin nào đó về giáo viên đã được chọn, chỉ cần nhập dữ liệu mới vào các ô textbox rồi click vào nút CẬP NHẬT.
Các thao tác trong quá trình Đăng nhập.
Khi giáo viên cung cấp thông tin đăng nhập, hệ thống sẽ kiểm tra sự tồn tại của Acount đó, nếu hợp lệ thì cho phép người sử dụng thao tác với các chức năng được quyền, còn không thì hiển thị thông báo.
Các thao tác trong quá trình XOÁ
Chọn acount cần xóa khỏi hệ thống trong combobox tên truy cập hoặc chọn bản ghi trên datagridview, sau đó click vào nút xóa. Khi xóa hệ thống sẽ loại bỏ thông tin của Acount trong bảng giao_vien và bảng gv_monhoc.
Sau khi thực hiện mỗi thao tác này thì hệ thống đều tự động load dữ liệu trong bảng giáo viên lên để tiện theo dõi.
Chức năng quản lý môn học.
Thiết kế chi tiết module chức năng
1
Tên chức năng
Quản lý môn học.
2
Mục đích
Thêm mới, sửa, xóa môn học.
3
Nội dung
Cho phép thao tác dữ liệu để quản lý chủ đề, là cơ sở cho việc tạo lập câu hỏi
4
Mô hình dữ liệu
Chức năng này được tham chiếu đến các bảng sau:
Mon_hoc.
5
Thiết kế giao diện
6
Các xử lý, thao tác
Chức năng quản lý câu hỏi.
Thiết kế chi tiết module chức năng
1
Tên chức năng
Thêm mới, sửa, xóa câu hỏi
2
Mục đích
Quản lý các câu hỏi
3
Nội dung
Cho phép thao tác dữ liệu để quản lý câu hỏi, là cơ sở cho việc tạo lập các câu trả lời
4
Mô hình dữ liệu
Chức năng này được tham chiếu đến các bảng sau:
Cau_hoi, dap_an, mon_hoc.
5
Thiết kế giao diện
6
Các xử lý, thao tác
Thêm câu hỏi: Khi thêm câu hỏi giáo viên phải chọn lựa môn học, dạng câu hỏi trên các combobox, vào điểm cho câu hỏi đó, nhập nội dung cho câu hỏi và ảnh của câu hỏi nếu có Insert --> Picture). Phần thông tin này sẽ được lưu vào bảng cau_hoi. Đồng thời giáo viên cũng phải nhập cho câu hỏi đó tối đa 4đáp án và tối thiểu 2 đáp án và lựa chọn giá trị tương ứng cho đáp án. Các thông tin về đáp án của câu hỏi được đưa vào bảng đáp án.
Sửa câu hỏi: Chức năng này cho phép sửa nội dung của câu hỏi và các đáp án tương ứng của nó.
Xóa câu hỏi: Giáo viên hoặc người quản trị hệ thống có quyền click vào nút xóa câu hỏi để loại bỏ các câu hỏi ra khỏi ngân hàng.
Thống kê các câu hỏi theo người dùng: Cho phép liệt kê các câu hỏi của 1 giáo viên.
Quản lý đề thi.
Chức năng tạo đề thi gốc và xóa đề thi gốc
Thiết kế chi tiết module chức năng
1
Tên chức năng
quản lý đề thi.
2
Mục đích
Tạo đề thi gốc dựa trên tập câu hỏi của môn học.
3
Nội dung
Cho phép tạo ra các đề thi gốc với bộ câu hỏi tương ứng, làm cơ sở cho việc sinh đề thi và chuyển định dạng của đề thi để in ấn.
4
Mô hình dữ liệu
Chức năng này sử dụng các bảng và các trường tương ứng như sau.
Cau_hoi: mach, noidung, diem.
De_thi_goc: Tất cả các trường.
5
Thiết kế giao diện
6
Các xử lý, thao tác
Tạo đề: Hệ thống cho phép tạo các đề thi có tối thiểu 10 câu hỏi, tối đa 40 câu hỏi. Khi vào giao diện của trang tạo đề thi hệ thống đã tự động đưa lên thông tin các môn học cho phép tạo đề trong combobox môn học, số các câu hỏi có thể tạo đề, nếu chọn cách tạo đề tự chọn câu hỏi thì sẽ có bảng câu hỏi tương ứng với môn học đó. Sau đó giáo viên có thể tạo đề bằng cách thực hiện các thao tác sau:
Chọn môn thi trong combobox môn thi.
Chọn số câu hỏi của đề.
Nhập thời gian thi của đề.
Chọn kì hạn cho đề tồn tại.
Nhập tên đề.
Chọn cách thức chọn tập câu hỏi cho đề thi: Nếu click vào “chọn câu tự động” thì hệ thống sẽ tự lấy tập câu hỏi cho đề từ CSDL, còn nếu click “tự chọn câu hỏi” thì hệ thống cung cấp bảng câu hỏi của môn học đó để người dùng chọn trực tiếp.
Để tạo đề click vào nút “Tạo đề” hệ thống sẽ đưa các thông tin của đề vào bảng de_thi_goc và tập câu hỏi của đề vào bảng detigoc_cauhoi.
Xóa đề gốc: Khi click vào nút “xóa đề thi” hệ thống sẽ tự động loại bỏ các đề thi gốc đã hết hạn ra khỏi bảng de_thi_goc, đồng thời xóa luôn các đề thi sinh ra từ đề thi gốc đó. Sau khi xóa xong hệ thống đưa ra thông báo xác nhận
Chức năng sinh đề thi và chuyển đề thi sang file word.
.
Thiết kế chi tiết module chức năng
1
Tên chức năng
Sinh đề thi, chuyển file word.
2
Mục đích
Sinh ra tập đề thi đề từ 1 đề thi gốc.
Chuyển đề thi sang file word để tiện theo dõi và in ấn.
3
Nội dung
Sinh ra các đề thi từ một đề thi gốc và cho phép chuyển đề thi đó từ ra file word làm cơ sở cho việc in ấn.
4
Mô hình dữ liệu
Chức năng này sử dụng các bảng và các trường tương ứng như sau.
De_thi_goc: madegoc, tên đề thi.
Dethigoc_cauhoi.
Cau_hoi: mach, noidung, diem.
Dap_an: Tất cả các trường.
5
Thiết kế giao diện
6
Các xử lý, thao tác
Sinh đề:
Vào chức năng sinh đề thi, hệ thống cho phép người dùng chọn các môn thi đã có đề thi gốc
à tự động liệt kê các đề thi gốc, khi chọn một đề thi gốc thì sẽ bên phải sẽ hiện thị tập câu hỏi tương ứng của đề thi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xdung nganhang cau hoi va ho tro cho viec sinh cac de thi tran nghiem.doc