Đề tài Xây dựng một mạng Intranet và cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Từ giữa năm 1990 trở lại đây chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ trong sử dụng Internet và nó có ảnh hưởng rất lớn tới các cá nhân, công ty và cả cơ quan giáo dục. Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi đáng kể cách thức tổ chức chỉ đạo của các doanh nghiệp với khách hàng và giữa các doanh nghiệp với nhau. Những khoảng cách địa lý được coi là giới hạn để cung cấp hàng hoá và dịch vụ đã “sụp đổ” và các công ty cỡ lớn lại bận rộn xây dựng các giải pháp giao dịch và thích nghi với phương thức kinh doanh mới. Mạng Internet với những đặc tính thích ứng trong tương lai như dễ truy cập, thông tin thời gian thực và giá thấp là một công cụ điều khiển thuận tiện cho những giải pháp giao dịch. Xa hơn nữa, những lợi thế cạnh tranh đã được dụ dỗ và hứa hẹn đối với các công ty thực hiện dự án thương mại điện tử (Electronic Commercer) đó là:

ã Mở rộng thị trường.

ã Tăng hiệu quả và độ chính xác trong suốt quá trình ra lệnh xử lý, điều khiển kiểm kê, quảng cáo, mua hàng, vv.

ã Giảm bớt những lao động nặng nhọc.

ã Giá cả mọi thứ sẽ thấp hơn.

ã Sự hỗ trợ và các dịch vụ đối với khách hàng tốt hơn.

ã Truyền thông tức khắc tới những khách hàng và các đối tác kinh doanh.

ã Cải thiện lãi suất lợi nhuận thông qua dây truyền cung cấp được tự động hoá.

ã Dự báo tốt hơn đối với những nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của khách hàng.

Như vậy, giao dịch thương mại điện tử là gì ?

Chúng ta đề cập tới Thương mại điện tử với những giải pháp thương mại. Khi nói đến Thương mại điện tử thường hiểu lầm sẽ bị giới hạn diễn ra quá trình mua và bán hàng, các dịch vụ trên mạng Internet. Trên thực tế, những giải pháp thương mại là một số lượng lớn quá trình tiến hành kinh doanh và chuyển giao tiền trên Internet. Chúng xác định những hình thức mới về kinh doanh. Ngoài cung cấp các dịch vụ mua và bán hàng, những giải pháp thương mại có thể cung cấp hệ thống các dịch vụ xây dựng một số hệ thống mạnh của một tổ chức, như thế nó hỗ trợ quá trình bán hàng và cung cấp toàn bộ quá trình quản lý thanh toán.

Những dịch vụ được cung cấp để trợ giúp xây dựng nền tảng cho các giải pháp thương mại thành công đó là:

ã Dịch vụ khách hàng: Cung cấp trình diễn, truy cập và thông qua các dịch vụ tới những người sử dụng hệ thống thương mại.

ã Dịch vụ ứng dụng: Các quá trình cung cấp thông tin bởi người dùng cơ sở dựa trên công việc kinh doanh và dữ liệu logic. Cung cấp các dịch vụ Web, bảo mật ứng dụng và các dịch vụ như là một điểm tích hợp các dịch vụ dữ liệu và lưu trữ.

ã Dịch vụ lưu trữ: Thực hiện quản lý người dùng, xử lý sắp đặt, trao đổi thông tin, thúc đẩy và chạy quảng cáo, xử lý cơ sở dữ liệu dựa trên logic kinh doanh và các dịch vụ khác có liên quan đến thương mại.

ã Dịch vụ dữ liệu: Cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích hướng tới lưu trữ dữ liệu, đơn giản hoá sự truy cập chương trình và khả năng kế thừa dữ liệu.

ã Dịch vụ hệ điều hành: Chủ yếu bao gồm thư mục, bảo mật, quản lý và dịch vụ truyền thông.

ã Dịch vụ phát triển: Cung cấp những công cụ cần thiết cho sự phát triển các thành phần, phát triển dữ liệu tổ chức kinh doanh, phát triển nhóm, và hỗ trợ phát triển cuộc sống.

Một vài đặc tính chung của một giải pháp thương mại dùng cho một hoặc nhiều hơn những dịch vụ kể trên bao gồm :

ã Kết nối tất cả: Cung cấp truy cập khắp nơi tới hệ thống thông qua một giao diện phổ biến.

ã Tiếp thị: Công bố các sản phẩm và các dịch vụ.

ã Việc bán hàng: Tạo ra danh sách đơn hàng bán hàng cho những sản phẩm .

ã Phương thức thanh toán: Cho phép dùng thẻ tín dụng và các phương thức thanh toán khác song song với chuyển giao tiền điện tử.

ã Thi hành: Xử lý đơn đặt hàng và phân phối sản phẩm.

ã Hỗ trợ: Cung cấp trước thời gian và gửi thư giúp đỡ khách hàng nhằm thu hút tạo ra nhiều khách hàng hơn.

ã Quản lý kiểm kê: Duy trì và báo cáo kiểm kê tình trạng.

ã Truyền thông an toàn: Truyền thông nhanh, hiệu quả, đáng tin cậy đối với khách hàng và các đối tác.

 

doc133 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng một mạng Intranet và cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Từ giữa năm 1990 trở lại đây chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ trong sử dụng Internet và nó có ảnh hưởng rất lớn tới các cá nhân, công ty và cả cơ quan giáo dục. Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi đáng kể cách thức tổ chức chỉ đạo của các doanh nghiệp với khách hàng và giữa các doanh nghiệp với nhau. Những khoảng cách địa lý được coi là giới hạn để cung cấp hàng hoá và dịch vụ đã “sụp đổ” và các công ty cỡ lớn lại bận rộn xây dựng các giải pháp giao dịch và thích nghi với phương thức kinh doanh mới. Mạng Internet với những đặc tính thích ứng trong tương lai như dễ truy cập, thông tin thời gian thực và giá thấp là một công cụ điều khiển thuận tiện cho những giải pháp giao dịch. Xa hơn nữa, những lợi thế cạnh tranh đã được dụ dỗ và hứa hẹn đối với các công ty thực hiện dự án thương mại điện tử (Electronic Commercer) đó là: Mở rộng thị trường. Tăng hiệu quả và độ chính xác trong suốt quá trình ra lệnh xử lý, điều khiển kiểm kê, quảng cáo, mua hàng, vv. Giảm bớt những lao động nặng nhọc. Giá cả mọi thứ sẽ thấp hơn. Sự hỗ trợ và các dịch vụ đối với khách hàng tốt hơn. Truyền thông tức khắc tới những khách hàng và các đối tác kinh doanh. Cải thiện lãi suất lợi nhuận thông qua dây truyền cung cấp được tự động hoá. Dự báo tốt hơn đối với những nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của khách hàng. Như vậy, giao dịch thương mại điện tử là gì ? Chúng ta đề cập tới Thương mại điện tử với những giải pháp thương mại. Khi nói đến Thương mại điện tử thường hiểu lầm sẽ bị giới hạn diễn ra quá trình mua và bán hàng, các dịch vụ trên mạng Internet. Trên thực tế, những giải pháp thương mại là một số lượng lớn quá trình tiến hành kinh doanh và chuyển giao tiền trên Internet. Chúng xác định những hình thức mới về kinh doanh. Ngoài cung cấp các dịch vụ mua và bán hàng, những giải pháp thương mại có thể cung cấp hệ thống các dịch vụ xây dựng một số hệ thống mạnh của một tổ chức, như thế nó hỗ trợ quá trình bán hàng và cung cấp toàn bộ quá trình quản lý thanh toán. Những dịch vụ được cung cấp để trợ giúp xây dựng nền tảng cho các giải pháp thương mại thành công đó là: Dịch vụ khách hàng: Cung cấp trình diễn, truy cập và thông qua các dịch vụ tới những người sử dụng hệ thống thương mại. Dịch vụ ứng dụng: Các quá trình cung cấp thông tin bởi người dùng cơ sở dựa trên công việc kinh doanh và dữ liệu logic. Cung cấp các dịch vụ Web, bảo mật ứng dụng và các dịch vụ như là một điểm tích hợp các dịch vụ dữ liệu và lưu trữ. Dịch vụ lưu trữ: Thực hiện quản lý người dùng, xử lý sắp đặt, trao đổi thông tin, thúc đẩy và chạy quảng cáo, xử lý cơ sở dữ liệu dựa trên logic kinh doanh và các dịch vụ khác có liên quan đến thương mại. Dịch vụ dữ liệu: Cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích hướng tới lưu trữ dữ liệu, đơn giản hoá sự truy cập chương trình và khả năng kế thừa dữ liệu. Dịch vụ hệ điều hành: Chủ yếu bao gồm thư mục, bảo mật, quản lý và dịch vụ truyền thông. Dịch vụ phát triển: Cung cấp những công cụ cần thiết cho sự phát triển các thành phần, phát triển dữ liệu tổ chức kinh doanh, phát triển nhóm, và hỗ trợ phát triển cuộc sống. Một vài đặc tính chung của một giải pháp thương mại dùng cho một hoặc nhiều hơn những dịch vụ kể trên bao gồm : Kết nối tất cả: Cung cấp truy cập khắp nơi tới hệ thống thông qua một giao diện phổ biến. Tiếp thị: Công bố các sản phẩm và các dịch vụ. Việc bán hàng: Tạo ra danh sách đơn hàng bán hàng cho những sản phẩm . Phương thức thanh toán: Cho phép dùng thẻ tín dụng và các phương thức thanh toán khác song song với chuyển giao tiền điện tử. Thi hành: Xử lý đơn đặt hàng và phân phối sản phẩm. Hỗ trợ: Cung cấp trước thời gian và gửi thư giúp đỡ khách hàng nhằm thu hút tạo ra nhiều khách hàng hơn. Quản lý kiểm kê: Duy trì và báo cáo kiểm kê tình trạng. Truyền thông an toàn: Truyền thông nhanh, hiệu quả, đáng tin cậy đối với khách hàng và các đối tác. Chương I: Nghiên cứu mở đầu I. Tổng quan Công ty thương mại châu á (ACC: Asia Commerce Company) là một tổ chức cung cấp tất cả các thiết bị máy tính, các thiết bị phần cứng mạng, các thiết bị tin học khác và các dịch vụ mạng cho thị trường. Trong khi mạng Intranet đang nhanh chóng được các công ty kỹ thuật thích ứng sử dụng để chuyển giao thông tin tới người lao động, các khách hàng và các đối tác của họ và đặc biệt với sự bùng nổ của Internet như hiện nay. Như vậy, Công ty thương mại châu á có một kế hoạch: “Xây dựng một mạng Intranet và cung cấp dịch vụ thương mại điện tử ”. Bởi việc kết nối mạng Intranet của công ty với mạng máy tính toàn cầu (Internet) phục vụ cho nhu cầu mở rộng kinh doanh của họ trên khắp thế giới. II. Lý do chọn Đề tài 1. Thích hợp Sau 4 năm học tại Khoa Công nghệ Điện tử - Thông tin Viện Đại học Mở Hà Nội. Tôi nhận thấy rằng đề tài này rất phù hợp với khả năng của tôi. 2. Đáp ứng được các yêu cầu của công ty Mở rộng công việc kinh doanh của công ty. Dễ dàng trong quản lý. Giảm bớt chi phí. Có nhiều thuận lợi hơn. Dễ hơn trong việc quảng cáo và phân phối sản phẩm của công ty tới khách hàng. Phục vụ khách hàng tốt hơn. III. Thực hiện Đề tài 1. Nhiệm vụ Xây dựng mạng Intranet cho Công ty thương mại châu á Phát triển một ứng dụng Web cho việc quản lý và kinh doanh trực tuyến. 2. Yêu cầu về con người Để làm dự án này đòi hỏi người thực hiện phải có khả năng phân tích hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu, thiết kế Web và khả năng lập trình. 3. Những yêu cầu về kỹ thuật Phần cứng: Trong hệ thống này, các thiết bị phần cứng tối thiểu cần có là: Một mạng Intranet Truy cập từ xa Sever Database Server Clients Phần mềm: Trong hệ thống này, các yêu cầu về phần mềm như sau: WindowNT Server 4.0 hoặc cao hơn SQL Server 7.0 hoặc cao hơn Internet Explorer 40 hoặc cao hơn 4. Kế hoạch thực hiện đề tài Đề tài được bắt đầu từ tháng 3/2004 và kết thúc vào 15/06/2004. Nó bao gồm các giai đoạn như sau đây. Nghiên cứu tổng quan về mạng máy tính và TMĐT (15 ngày) Hoàn thành dự án 1: Xây dựng hệ thống mạng Intranet (1 tháng) Hoàn thành dự án 2: Phát triển một ứng dụng TMĐT (1,5 tháng) Kiểm tra và chạy chương trình (15 ngày) 5. Chi phí thực hiện đề tài Dự án này làm để hỗ trợ những yêu cầu của Công ty thương mại châu á. Những ước lượng về chi phí yêu cầu như sau: Phần cứng: 20.000 USD Phần mềm: 1500 USD Nguồn cấp điện: 570 USD Ngày công: 2200 USD Tổng cộng: 24.270 USD VI. Kết luận Sau những điều tra nghiên cứu, phân tích và ước lượng những yêu cầu, nhiệm vụ tôi quyết định thực hiện đề tài: “Xõy dựng mạng Intranet và phỏt triển ứng dụng thương mại điện tử”. Chương II: Mô tả Đề tài I. Tổng quan về Đề tài 1. Tổng quan Công ty thương mại châu á là một tổ chức cung cấp tất cả các thiết bị máy tính, các thiết bị phần cứng mạng, các thiết bị tin học khác và các dịch vụ mạng cho thị trường. Trong khi mạng Intranet đang nhanh chóng được các công ty kỹ thuật thích ứng sử dụng để chuyển giao thông tin tới các nhân viên, các khách hàng, các đối tác của họ và đặc biệt với sự bùng nổ của Internet như hiện nay. Như vậy, Công ty thương mại châu á có một kế hoạch thực hiện: “Xây dựng một mạng Intranet và phát triển một ứng dụng thương mại điện tử ”. Bởi vì, việc kết nối mạng Intranet của công ty với mạng máy tính toàn cầu (Internet) phục vụ cho nhu cầu mở rộng kinh doanh của công ty trên khắp thế giới. 2. Các yêu cầu Thiết kế một mạng Intranet và phát triển một ứng dụng thương mại điện tử cho công ty thương mại điện tử châu á (ACC: Asial Commercial Company). Các yêu cầu này được chia thành các giai đoạn thực hiện như sau: 2.1. Giai đoạn 1: Thiết kế một mạng Intranet Để xây dựng một mạng Intranet chúng ta đi theo ba bước như sau: Bước 1: Xây dựng Intranet Backbone Bước 2: Hoàn thành Intranet Bước 3: Kết nối Internet 2.2. Giai đoạn 2: Phát triển một ứng dụng Thương mại điện tử Trong phần này, để phát triển một ứng dụng thương mại điện tử chúng ta cần thiết kế và triển khai một ứng dụng Web phục vụ cho việc quản lý và bán hàng qua mạng của công ty. Bố cục của trang Web như sau: a. Trang chủ Trang chủ có những chức năng sau đây: Đăng nhập người dùng: Chỉ những nhân viên của công ty ACC. Hai thực đơn thả xuống (Pull down menu) đó là các thiết bị máy tính và các thiết bị mạng: Dùng cho khách hàng chọn lựa các sản phẩm. Thủ tục tìm kiếm: Dùng cho khách hàng muốn tìm kiếm sản phẩm. Trợ giúp: Màn hình hiển thị trợ giúp khi nào chúng ta yêu cầu. Trình bày những sản phẩm quảng cáo. b. Các trang Web liên quan khác Các trang này cho phép hiển thị tất cả các sản phẩm và dịch vụ của công ty cũng như cho phép khách hàng xem xét, lựa chọn sản phẩm và đặt hàng qua mạng. c. Các Module chương trình Quản lý Khách hàng Quản lý Sản phẩm Thu thập và Quản lý Đơn đặt hàng II. Tổng quan về mạng máy tính 1. Mô hình OSI 1.1. Tổng quan về mô hình OSI Trong khi thiết kế các nhà thiết kế tự do chọn lựa kiến trúc mạng riêng của mình. Từ đó dẫn đến tình trạng không tương thích giữa các mạng, đó là: phương pháp truy cập đường truyền khác nhau, sử dụng họ giao thức khác nhau…Sự không tương thích đó gây trở ngại cho sự tương tác của người sử dụng các mạng khác nhau. Trong khi đó nhu cầu trao đổi thông tin của người sử dụng ngày càng tăng. Chính vì lý do này, năm 1984 Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ISO (International Organization for Standarlization) đã đưa ra mô hình tham chiếu cho việc kết nối các hệ thống mở (Reference Model for Open Systems Interconnection). Mô hình này là cơ sở để kết nối các hệ thống mở phục vụ cho các ứng dụng phân tán. APPLICATION APPLICATION REPRESENTATION SESSION TRANSPORT NETWORK DATA LINK PHYSICAL Tầng vật lý (Physical layer) Tầng liên kết dữ liệu (Data link layer) Tầng mạng (Network layer) Tầng giao vận (Transport layer) Tầng phiên (Session layer) Tầng trình diễn (Presentation layer) Tầng ứng dụng (Application layer) Hình 1.1: Mô hình OSI Chức năng của mỗi tầng trong mô hình OSI Tầng vật lý (Physical): Có nhiệm vụ truyền dòng bít không có cấu trúc qua đường truyền vật lý, truy cập đường truyền vật lý bằng phương tiện cơ, hàm, thủ tục. Tầng liên kết dữ liệu (Data link): Cung cấp phương tiện truyền thông tin qua liên kết vật lý đảm bảo tin cậy, gửi các khối dữ liệu (Frame) với các chế độ đồng bộ hoá, kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu cần thiết. Tầng mạng (Network): Thực hiện chọn đường và chuyển tiếp thông tin với công nghệ chuyển mạch thích hợp, thực hiện kiểm soát luồng dữ liệu cần thiết. Tầng giao vận (Transport): Thực hiện việc truyền dữ liệu giữa hai đầu nút (End to End), thực hiện cả việc kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu giữa hai đầu nút. Cũng thực hiện việc ghép kênh (Multiplexing), tách hay ghép dữ liệu nếu cần thiết. Tầng phiên (Session): Cung cấp phương tiện quản lý truyền thông giữa các ứng dụng, thiết lập duy trì, đồng bộ hoá và huỷ bỏ các phiên truyền thông giữa các ứng dụng. Tầng trình diễn (Presentation): Chuyển đổi cú pháp dữ liệu để đáp ứng nhu cầu truyền dữ liệu của các ứng dụng qua môi trường OSI. Tầng ứng dụng (Application): Cung cấp các phương tiện để người sử dụng có thể truy nhập vào môi trường OSI, đồng thời cung cấp các dịch vụ thông tin phân tán. 1.2. Tầng vật lý Chức năng của tầng vật lý: Tầng vật lý là tầng thứ nhất và thấp nhất trong mô hình OSI. Tầng này truyền luồng bít thô qua phương tiện vật lý (như cáp mạng). Tầng vật lý liên kết các giao diện hàm, cơ, quang và điện với cáp. Tầng này cũng chuyển tải những tín hiệu truyền dữ liệu do các tầng trên tạo ta. Tầng vật lý định nghĩa phương pháp kết nối cáp với card mạng. Chẳng hạn, nó định nghĩa rõ bộ nối có bao nhiêu chân và chức năng của mỗi chân. Tầng này cũng định nghĩa rõ kỹ thuật truyền nào sẽ được dùng để gửi dữ liệu lên cáp. Tầng vật lý chịu trách nhiệm truyền bít (0 và 1) từ máy tính này sang máy tính khác. ở cấp độ này, bản thân bít không có ý nghĩa rõ rệt. Tầng vật lý định nghĩa rõ mã hoá dữ liệu và sự đồng bộ hoá bít, bảo đảm rằng khi máy chủ gửi bit 1, nó được nhận bit 1 chứ không phải bit 0. Tầng này cũng định nghĩa rõ mỗi bit kéo dài bao lâu và được diễn dịch thành xung điện hay xung ánh sáng thích hợp cho cáp mạng như thế nào. Giao thức liên quan đến lớp này: CCITT X.21: Kết nối 15 chân cho mạng chuyển mạch kênh. CCITT X.21 BITS: Kết nối 24 chân tương đương với chuẩn EIA RS_232 C. 802.3: (IEEE 802.3) Chuẩn Ethernet. 802.4: (IEEE 802.4) Chuẩn Token. 802.5: (IEEE 802.5) Chuẩn Token Ring. 1.3. Tầng liên kết dữ liệu Chức năng của tầng liên kết dữ liệu: Tầng liên kết dữ liệu là tầng thứ 2 trong mô hình OSI, nó có nhiệm vụ gửi khung dữ liệu (data frame) từ tầng mạng đến tầng vật lý. ở đầu nhận, tầng liên kết dữ liệu đóng gói dữ liệu thô (dữ liệu chưa xử lý) từ tầng vật lý thành từng khung dữ liệu. Khung dữ liệu là một cấu trúc logic có tổ chức mà dữ liệu có thể được đặt vào. Tầng liên kết dữ liệu chịu trách nhiệm chuyển khung dữ liệu không lỗi từ máy tính này sang máy tính khác thông qua tầng vật lý. Nó cho phép tầng mạng truyền dữ liệu gần như không phạm lỗi qua kết nối mạng. Thông thường, khi tầng liên kết dữ liệu gửi đi một khung dữ liệu và chờ tín hiệu báo nhận từ máy nhận. Tầng liên kết dữ liệu của máy nhận sẽ dò tìm bất cứ vấn đề nào có khả năng xảy ra trong quá trình truyền. Khung dữ liệu nào không được báo nhận hoặc bị hư tổn trong quá trình truyền sẽ bị gửi trả lại. Giao thức của tầng liên kết dữ liệu: Giao thức của tầng liên kết dữ liệu bao gồm giao thức liên kết dữ liệu đồng bộ và giao thức liên kết dữ liệu không đồng bộ. Trong giao thức liên kết dữ liệu đồng bộ gồm có định hướng ký tự và định hướng bít. Sự truyền định hướng ký tự được sử dụng chủ yếu đối với trường hợp truyền khối các ký tự, như file của các ký tự ASCII. Khi không có bít bắt đầu hoặc ngừng lại trong truyền đồng bộ, một phương pháp lựa chọn được thực hiện truyền đồng bộ ký tự cần được thành lập. Để thực hiện được máy phát cần tăng hai hoặc hơn các ký tự điều khiển truyền. Các ký tự điều khiển này có hai chức năng. Trước hết chúng cho phép máy thu thu được bit đồng bộ. Hai là chúng cho phép máy thu bắt đầu phiên dịch dòng bit nhận được với ranh giới chính xác. Sự truyền đồng bộ hướng bít. Cần thiết cho một cặp các ký tự tại nơi bắt đầu và kết thúc của mỗi khung cho sự đồng bộ khung, được nối hợp lại với sự bổ sung các ký tự DLE để đạt được dữ liệu trong suốt. Biện pháp này là một sơ đồ điều khiển truyền hướng ký tự tương đối không hiệu quả cho truyền dữ liệu nhị phân. Hơn nữa, khuôn thức của những ký tự điều khiển truyền biến đổi cho tập hợp các ký tự khác nhau, tuy nhiên ngay cả khi các nội dung khung có thể bắt đầu bằng số nhị phân. 1.4. Tầng mạng Chức năng của tầng mạng: Tầng mạng chịu trách nhiệm lập địa chỉ các thông điệp, diễn dịch địa chỉ và tên logic thành địa chỉ vật lý. Tầng này quyết định đường đi từ máy tính nguồn đến máy tính đích. Nó quyết định dữ liệu sẽ truyền trên đường nào dựa vào tình hình mạng, ưu tiên dịch vụ và các yếu tố khác. Nó cũng quản lý lưu lượng trên mạng chẳng hạn như chuyển đổi gói, định tuyến, và kiểm soát sự tắc nghẽn dữ liệu. Nếu bộ thích ứng mạng trên bộ định tuyến (Router) không thể truyền đủ cả đoạn dữ liệu mà máy tính nguồn gửi đi, tầng mạng trên bộ định tuyến sẽ chia dữ liệu thành những đơn vị nhỏ hơn và gửi đi. Tại tầng mạng của máy nhận sẽ ráp nối lại dữ liệu ban đầu mà máy nguồn gửi đi. Giao thức của tầng mạng: IOS 847: Giao thức tầng mạng và đặc tả địa chỉ của kết nối dịch vụ mạng. ISO 8208: Giao thức tầng mạng đặc tả cho cơ sở dịch vụ kết nối định hướng trên đặc điểm kỹ thuật CCITT X.25. CCITT X.25: Đặc tả cho kết nối dữ liệu các thiết bị đầu cuối đối với các mạng chuyển mạch gói. CCITT X.21: Đặc tả cho truy xuất mạng chuyển mạch kênh. 1.5. Tầng giao vận Chức năng của tầng giao vận: Tầng giao vận cung cấp mức nối kết bổ sung bên dưới tầng phiên. Tầng này bảo đảm gói dữ liệu truyền không phạm lỗi, theo đúng trình tự, không bị mất mát hay sao chép. Nó đóng gói thông điệp, chia thông điệp dài thành nhiều gói và gộp các gói nhỏ thành một bộ. Tầng này còn cho phép gói dữ liệu được truyền hiệu quả trên mạng. Tầng giao vận tại đầu nhận mở gói thông điệp, lắp ghép lại thành thông điệp gốc và gửi tín hiệu báo nhận. Giao thức của tầng giao vận: ISO 8072: Định nghĩa dịch vụ tầng giao vận của mô hình OSI. ISO 8073: Đặc tả giao thức tầng giao vận của mô hình OSI. 1.6. Tầng phiên Chức năng của tầng phiên: Tầng phiên cho phép hai chương trình ứng dụng trên các máy tính khác nhau thiết lập, sử dụng và chấm dứt một kết nối gọi là phiên làm việc (session). Tầng này thi hành thủ tục nhận biết tên và thực hiện các chức năng cần thiết (như bảo mật). Nó cho phép hai chương trình ứng dụng giao tiếp với nhau qua mạng. Tầng phiên cung cấp sự đồng bộ hoá (synchronization) giữa các tác vụ người dùng bằng cách đặt những điểm kiểm tra (check point) vào luồng dữ liệu. Bằng cách này, nếu mạng không hoạt động thì chỉ có dữ liệu truyền sau điểm kiểm tra cuối cùng mới phải truyền lại. Tầng này cũng thi hành kiểm soát hội thoại giữa các quá trình giao tiếp, điều chỉnh bên nào truyền, khi nào và trong bao lâu, v.v. Giao thức của tầng phiên: ISO 8326: Định nghĩa dịch vụ tầng phiên của mô hình OSI, bao gồm lớp vận chuyển 0,1,2,3 và 4. ISO 8327: Các đặc điểm kỹ thuật giao thức lớp phiên của mô hình OSI. 1.7. Tầng trình diễn Chức năng của tầng trình diễn: Tầng trình diễn quyết định dạng thức dùng trao đổi dữ liệu giữa các máy tính mạng. Người ta có thể gọi đây là bộ dịch mạng. ở máy tính gửi, tầng này diễn dịch dữ liệu từ dạng thức do tầng ứng dụng gửi xuống sang dạng thức trung gian mà ứng dụng nào cũng có thể nhận biết. ở máy tính nhận, tầng này diễn dịch dạng thức trung gian thành dạng thức thích hợp cho tầng ứng dụng của máy tính nhận. Tầng này cũng chịu trách nhiệm chuyển đổi giao thức, diễn dịch dữ liệu, mã hoá dữ liệu, thay đổi hay chuyển đổi bộ ký tự và mở rộng lệnh đồ hoạ. Nó cũng quản lý các cấp độ nén dữ liệu nhằm giảm số bít cần truyền. Giao thức của tầng trình diễn: ISO 8822.23.24: Đặc điểm kỹ thuật lớp trình diễn. ISO 8649/8650: Đặc điểm kỹ thuật và giao thức các ứng dụng phổ biến và các phần tử dịch vụ. 1.8. Tầng ứng dụng Chức năng của tầng ứng dụng: Tầng ứng dụng đóng vai trò như cửa sổ dành cho hoạt động xử lý của trình ứng dụng nhằm truy nhập các dịch vụ mạng. Tầng này biểu diễn những dịch vụ hỗ trợ trực tiếp các ứng dụng người dùng, chẳng hạn phần mềm chuyển tập tin, truy nhập cơ sở dữ liệu và E-mail. Tầng thấp hơn hỗ trợ những tác vụ được thực hiện ở mức ứng dụng. Nó có nhiệm vụ xử lý truy nhập mạng chung, kiểm soát luồng và phục hồi lỗi. Giao thức của tầng ứng dụng: x.400: Đặc điểm kỹ thuật lớp ứng dụng mô hình OSI đối với quá trình truyền thông điệp điện tử (thư điện tử- Electronic mail). FTAM: Đặc điểm kỹ thuật lớp ứng dụng OSI đối với truy cập và quản lý chuyển tập tin. FTP: Giao thức chuyển tập tin. 1.9. Những đặc điểm của mô hình OSI Bảy tầng của mô hình tham chiếu OSI có thể chia ra thành hai loại: những tầng trên và những tầng thấp hơn. Những tầng trên của mô hình OSI xoay quanh các vấn đề ứng dụng và nói chung được thực thi chỉ trên phần mềm. Tầng cao nhất, tầng ứng dụng là gần gũi với người sử dụng hơn hết. Cả những người sử dụng lẫn tầng ứng dụng đều xử lý tương tác với phần mềm ứng dụng mà trong đó bao gồm một thành phần truyền thông. Gói tin tầng cao đôi khi được sử dụng để tham chiếu tới tầng trên khác trong mô hình OSI. Những tầng thấp của mô hình OSI định nghĩa phương tiện vật lý của mạng và các tác vụ liên quan, như đưa bít dữ liệu lên card mạng và cáp. Tầng vật lý và tầng liên kết dữ liệu được thực thi trên phần cứng và phần mềm. Các tầng thấp khác nói chung chỉ thực thi trong phần mềm. Tầng thấp nhất, tầng vật lý là gần gũi với môi trường mạng vật lý. Mô hình OSI cung cấp một cơ cấu tổ chức nhận thức cho truyền thông giữa các máy tính, nhưng chính bản thân nó không phải là một phương pháp của truyền thông. Thực tế truyền thông có thể được thực hiện bởi việc sử dụng những giao thức truyền thông. Trong phạm vi của mạng dữ liệu, một giao thức hệ điều hành thiết lập một định dạng cho những qui tắc và qui ước nhằm quản lý sao cho những máy tính trao đổi thông tin qua một môi trường mạng. Một giao thức thực hiện các chức năng của một hoặc nhiều lớp trong mô hình OSI. Một tính chất mở rộng của những giao thức truyền thông tồn tại, nhưng tất cả được hướng tới chia thành một trong số các nhóm giao thức như sau: giao thức mạng cục bộ, giao thức mạng diện rộng, giao thức mạng và giao thức định tuyến. Những giao thức mạng cục bộ hoạt động tại lớp liên kết dữ liệu và lớp vật lý của mô hình OSI, chúng xác định truyền thông qua các phương tiện khác nhau của mạng cục bộ. Những giao thức mạng diện rộng hoạt động tại lớp thứ ba của mô hình OSI và xác định truyền thông qua các phương tiện khác nhau của mạng diện rộng. Những giao thức định tuyến là các giao thức lớp mạng chịu trách nhiệm xác định đường dẫn và chuyển lưu lượng chuyển mạch. Cuối cùng, các giao thức mạng là các giao thức lớp trên khác nhau được tồn tại trong một bộ giao thức đã được qui định. 1.10. Mô hình OSI và truyền thông giữa những hệ thống Thông tin chuyển từ một phần mềm ứng dụng trong một hệ thống máy tính tới một phần mềm ứng dụng trong một hệ thống khác phải đi xuyên qua các lớp của mô hình OSI. Nếu cho ví dụ một phần mềm ứng dụng trong hệ thống A có thông tin truyền tới một phần mềm ứng dụng trong hệ thống B, chương trình ứng dụng trong hệ thống sẽ chuyển thông tin qua lớp ứng dụng (lớp 7) của hệ thống A. Sau đó lớp ứng dụng của hệ thống A sẽ chuyển thông tin cho lớp trình diễn (lớp 6), sau đó chuyển tiếp dữ liệu tới lớp phiên (lớp 5), và cứ như thế cho tới lớp vật lý (lớp 1). Tại lớp vật lý của hệ thống A, thông tin được đặt vào môi trường mạng lớp này và được gửi ngang qua môi trường tới hệ thống B. Lớp vật lý của hệ thống B lấy thông tin từ môi trường vật lý hệ thống A và sau đó lớp này di chuyển thông tin lên trên lớp liên kết dữ liệu (lớp 2), sau đó chuyển chúng được chuyển lên lớp mạng (lớp 3), và cứ như thế đến khi thông tin được chuyển đến lớp ứng dụng (lớp 7) của hệ thống B. Cuối cùng, lớp ứng dụng của hệ thống B chuyển thông tin tới chương trình ứng dụng nhận để hoàn thành quá trình truyền thông. 1.11. Các lớp mô hình OSI và sự trao đổi thông tin Mô hình OSI là kiến trúc chia truyền thông mạng thành bảy tầng. Mỗi tầng bao gồm những hoạt động, thiết bị và giao thức mạng khác nhau. Phân tầng nhằm định rõ chức năng và dịch vụ ở các cấp độ khác nhau. Mỗi tầng OSI có những chức năng mạng định rõ, và các chức năng của mỗi tầng giao tiếp với chức năng của tầng ngay bên trên hoặc ngay bên dưới nó. Chẳng hạn, tầng phiên phải tương tác với tầng trình diễn và tầng giao vận. Tầng thấp nhất (1 và 2) định nghĩa phương tiện vật lý của mạng và các tác vụ liên quan, như đưa bít dữ liệu lên card mạng và cáp. Tầng cao nhất định nghĩa cách thức chương trình ứng dụng truy cập các dịch vụ truyền thông. Tầng càng cao, nhiệm vụ của tầng càng trở nên phức tạp. Mỗi tầng cung cấp dịch vụ hoặc hoạt động chuẩn bị dữ liệu để chuyển giao qua mạng đến máy tính khác. Các tầng được phân chia bằng những ranh giới được gọi là giao diện. Mọi yêu cầu đều được chuyển từ tầng này qua giao diện rồi đến tầng tiếp theo. Mỗi tầng xây dựng dựa trên tiêu chuẩn và hoạt động của tầng bên dưới. Mục đích của mỗi tầng là cung cấp dịch vụ cho tầng ngay bên trên và bảo vệ tầng trên tránh khỏi những chi tiết về các dịch vụ thực sự được thi hành như thế nào. Các tầng được thiết lập theo cách thức qua đó mỗi tầng hoạt động như thể nó đang giao tiếp với tầng đối tác của nó trong máy tính khác. Đây là dạng giao tiếp ảo hay còn gọi là giao tiếp logic giữa những tầng đồng mức. Thật sự là giao tiếp xảy ra giữa các tầng kế cận nhau trên một máy tính. ở mỗi tầng, có một phần mềm thi hành một số chức năng mạng nhất định theo một tập hợp giao thức nhất định. Trước khi dữ liệu được chuyển từ tầng này qua tầng khác, nó được chia thành nhiều gói (packet). Gói là đơn vị thông tin được truyền như một khối thiết bị này tới thiết bị khác trong mạng. Mạng chuyển gói từ tầng phần mềm này sang tầng phần mềm khác theo thứ tự tầng. ở mỗi tầng, phần mềm bổ sung thông tin định dạng hay địa chỉ (address) cho gói, điều này làm cho gói được chuyển giao đúng nơi trên mạng. ở đầu nhận gói đi qua các tầng theo thứ tự ngược lại. Mỗi phần mềm tiện ích trên từng tầng sẽ đọc thông tin này trên gói, tước bỏ thông tin đi rồi chuyển lên tầng tiếp theo. Khi gói được chuyển đến tầng Applicatin, mọi thông tin địa chỉ đã bị tước đi và gói lại dạng thức ban đầu mà máy nhận có thể đọc được. Ngoại trừ tầng thấp nhất trong mô hình mạng, không tầng nào có thể chuyển trực tiếp thông tin sang đối tác của mình trên máy tính khác. Thông tin trên máy tính ở đầu gửi phải được chuyển qua mọi tầng thấp hơn. Thông tin này sau đó truyền qua cáp mạng đến máy tính nhận rồi được chuyển lên từng tầng mạng của máy tính đó, cho tới khi đến được cùng tầng đã gửi thông tin trên máy tính đầu gửi. Ví dụ, nếu gửi thông tin từ tầng Network của máy tính A, thông tin sẽ được di chuyển xuống tầng Data link và Physical của máy tính này và truyền qua cáp, chạy từ tầng Physical và Data Link ở máy nhận, đến đí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTM dientu-132.DOC