Đề tài Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần mềm Adobe Captivate - Nguyễn Tú Tài

 Sau khi đã tạo ra các câu hỏi, giáo viên có thể thiết lập các thông số cho bộ câu hỏi như xác định thế nào là đỗ/trượt, cách thức gửi thông báo sau khi học viên đã hoàn thành bài kiểm tra lên hệ quản trị. Phần này giáo viên có thể tìm hiểu kĩ hơn trong các tài liệu có liên quan đến phần mềm.

doc34 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học tiểu học thông qua việc ứng dụng phần mềm Adobe Captivate - Nguyễn Tú Tài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho câu hỏi này (tối đa là 100 điểm và tối thiểu là 0 điểm). Giáo viên có thể tùy chọn: 6. Trong hộp “Answers”, nhập vào các câu trả lời. Giáo viên có thể dùng các nút bấm chuyển lên (“Move up”), chuyển xuống (“Move down”) để thay đổi trật tự các câu. 7. Trong mục “Style”: giáo viên chọn kiểu “Drag Drop” nếu muốn học viên sử dụng chuột để kéo thả chọn phương án trả lời; chọn kiểu “Drop Down List” nếu muốn học sinh chọn phương án từ danh sách. 8. Trong mục “Numbering” lựa chọn đánh số kiểu số, chữ cái hoa/thường 9. Kích chọn mục “Option”, ý nghĩa các tùy chọn như các phần trên 10. Nếu giáo viên muốn các nút bấm “Clear/Back/Skip” (Xóa/Trở lại/Bỏ qua) xuất hiện trong slide, có thể kích chọn mục này. 11. Trong mục “Reporting”, có thể lựa chọn những trường như mục câu hỏi đa lựa chọn. 12. Để kết thúc, kích chọn nút bấm “Ok” 8./ Câu hỏi sắc thái (Likert question) Câu hỏi sắc thái cho phép thể hiện thái độ của người học với một vấn đề được nêu: không đồng ý, đồng ý, trung lập… Likert là một dạng câu hỏi điều tra ý kiến, vì thế giáo viên không thể đánh giá điểm số cho câu hỏi hoặc xác định đúng/sai cho câu hỏi này; tuy nhiên giáo viên có thể quyết định xem người học sẽ tiếp tục làm gì sau khi trả lời câu hỏi điều tra này, như sang tiếp slide sau, mở một đoạn phim mới hoặc nhảy vào một liên kết. Để tạo ra câu hỏi sắc thái, giáo viên thực hiện theo các bước sau: 1. Mở slide muốn tạo câu hỏi 2. Trong hộp chọn “Question Types” lựa chọn mục “Rating scale (Likert)” và kích chọn nút bấm “Creat survey question” 3. Gõ vào tiêu đề mới trong hộp soạn thảo văn bản. Tiêu đề này sẽ xuất hiện trên slide câu hỏi trong đoạn phim 4. Trong hộp “Question”, gõ vào chính xác câu hỏi 5. Trong hộp “Answer”, kích chọn nút “Add” dưới mỗi cột và gõ vào từ hoặc cụm từ để phù hợp với nhau. Có thể dùng nút “Delete” để loại bỏ câu trả lời hoặc di chuyển câu trả lời trong cột. Trong các phương án trả lời, mặc định sẽ là tiếng Anh. Giáo viên có thể thay bằng tiếng Việt bằng cách kích đúp vào dòng trả lời và sửa lại. Ví dụ: không tán thành (Disagree), không ý kiến (Neutral), tán thành (agree)… 6. Lựa chọn thẻ “Option” 7. Trong mục “After survey”, sử dụng menu bật lên (popup) để lựa chọn điều gì sẽ xảy ra tiếp theo khi học viên trả lời xong câu hỏi. 8. Nếu giáo viên muốn các nút bấm “Clear/Back/Skip” (Xóa/Trở lại/Bỏ qua) xuất hiện trong slide, có thể kích chọn mục này. 9. Trong mục “Reporting”, có thể lựa chọn những trường như mục câu hỏi đa lựa chọn. 10. Để kết thúc, kích chọn nút bấm “Ok” 9./ Các thiết lập cho câu hỏi Mặc định, khi người giáo viên tạo ra câu hỏi, sẽ có một slide cuối cùng để tổng kết điểm của học viên. Để thêm hoặc bớt mục hiển thị trên slide thông báo kết quả này, giáo viên làm theo các bước sau: 1. Chọn slide thông báo kết quả 2. Bấm vào mục chọn “Edit Results…”, kích chọn các mục cần hiển thị ( Mặc định, tất cả các mục đều được chọn) • Display score: hiển thị điểm học viên ghi được • Display maximum possible score: hiển thị số điểm tối đa cho bộ câu hỏi • Display number of correct questions: hiển thị số các câu học viên trả lời đúng • Display total number of questions: hiển thị tổng số câu hỏi • Display accuracy (e.g., 70%): hiển thị tỉ lệ làm đúng của học viên • Display number of quiz attempts: hiển thị số lần HS thực hiện bộ câu hỏi. 3. Để thay đổi tên mục, kích đúp vào tên mục trong silde thông báo kết quả hoặc xuất bản ra dạng Doc, sau đó sửa đổi nhãn và nhập ngược trở lại Captivate 4. Giáo viên sử dụng chuột để kéo dãn hộp văn bản của mỗi mục để hiển thị được hết văn bản. 10./ Tạo lập ngân hàng câu hỏi (Question pool) Ngân hàng câu hỏi là nơi lưu trữ bộ câu hỏi, cho phép sử dụng nhiều lần. Trong một dự án có thể chứa nhiều ngân hàng câu hỏi. Có 2 cách để tạo ra câu hỏi trong ngân hàng: • Cách 1: Tạo mới các câu hỏi trong ngân hàng như các cách thiết kế câu hỏi trên • Cách 2: Chuyển câu hỏi có sẵn trong file dự án vào ngân hàng • Cách 3: Nhập các câu hỏi từ các file dự án khác vào ngân hàng Ở đây tôi xin trình bày 2 cách thường sử dụng đó là cách 2 và 3 10.1./ Chuyển câu hỏi có sẵn của một dự án vào trong ngân hàng câu hỏi 1. Lựa chọn file dự án có câu hỏi muốn đưa vào ngân hàng câu hỏi của chính dự án đó. Chọn ở chế độ soạn thảo (Edit). 2. Trong bảng bên tay trái (dưới cùng trong danh sách các slide), bấm vào mục “Question Pool Slides”, bấm vào nút ba chấm (…) nếu muốn đổi tên của ngân hàng 3. Sử dụng chuột lựa chọn slide câu hỏi muốn chuyển vào ngân hàng câu hỏi. Có thể lựa chọn nhiều slide khác nhau: chọn liên tiếp (giữ Shilft + kích chuột), chọn không liên tiếp (giữ Ctrl + kích chuột). Giáo viên bấm phím phải chuột, chọn chế độ “Move Question to Question # ” (# là tên của ngân hàng câu hỏi) Chú ý: • Khi đã chuyển slide câu hỏi sang ngân hàng thì slide đó không còn được giữ trong chế độ soạn thảo bình thường của dự án nữa. • Tính chất của slide câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi như giới thiệu ở phần trên. 10.2./ Nhập câu hỏi có sẵn của một dự án khác vào ngân hàng câu hỏi Giáo viên có thể khai thác nguồn câu hỏi từ các dự án Captivate khác để đưa vào ngân hàng câu hỏi của dự án do mình tạo ra. Cách 1: là cách chính tắc mà giáo viên nên sử dụng. Cách này đòi hỏi dự án nguồn phải có sẵn ngân hàng câu hỏi. Vì vậy giáo viên chỉ cần thực hiện theo các bước sau: 1. Lựa chọn file dự án muốn tạo ra ngân hàng câu hỏi bằng chế độ nhập khẩu câu hỏi. Chọn ở chế độ soạn thảo (Edit). 2. Lựa chọn ngân hàng của dự án hiện thời (Question Pool) 3. Chọn menu “Quiz Æ Import Question Pools” 4. Chọn tên file dự án muốn nhập câu hỏi 5. Lựa chọn những câu hỏi sẽ nhập vào ngân hàng của file dự án hiện thời 6. Bấm nút “Ok” để kết thúc quá trình nhập khẩu câu hỏi. Cách 2: Giáo viên sử dụng cách này nếu dự án dự án nguồn chưa có sẵn ngân hàng câu hỏi mà chỉ có những slide câu hỏi. Để nhập câu hỏi, giáo viên thực hiện theo các bước sau: 1. Mở file dự án nguồn muốn chép câu hỏi. 2. Chọn các slide câu hỏi muốn chép (giữ phím Shilft + kích chuột nếu chọn slide liên tiếp, giữ phím Ctrl + kích chuột nếu chọn các slide không liên tiếp) 3. Chép các slide này bằng lệnh copy thông thường: vào menu “Edit Æ Copy question slide” (phím tắt Ctrl + C) 4. Lựa chọn file dự án muốn tạo ra ngân hàng câu hỏi. Chọn ở chế độ soạn thảo (Edit). 5. Lựa chọn ngân hàng của dự án hiện thời (Question Pool) 6. Bên cửa sổ bên trái, dưới mục “Question Pool”, bấm phải chuột, chọn chức năng dán các slide đã chép bằng lệnh dán “Paste Slide” (phím tắt Ctrl + V) 11./ Tạo ra câu hỏi ngẫu nhiên (Random question) Sau khi đã có ngân hàng câu hỏi, người giáo viên có thể tạo ra bài kiểm tra bằng cách trộn các đề đã có. Để tạo ra bài kiểm tra, người giáo viên thực hiện theo các bước như sau: 1. Tạo mới một dự án bằng việc kích vào mục chọn “Record/Creat new project” 2. Lựa chọn mục “Blank project” 3. Chọn menu “Quiz Æ Random Question Slide” (phím tắt Ctrl + Q). Một slide có chứa câu hỏi ngẫu nhiên sẽ được tạo ra. • Point: giáo viên nhập vào điểm cho câu hỏi • Question Pool: lựa chọn ngân hàng để lấy câu hỏi 4. Trong thẻ “Option”, giáo viên lựa chọn phương án tiếp theo khi học viên trả lời câu hỏi. Ý nghĩa các tùy chọn này xem thêm ở mục câu hỏi đa lựa chọn.Chú ý rằng nếu muốn tính điểm thì giáo viên phải chọn mục “Type” là “Graded…” Sau khi đã tạo ra các câu hỏi, giáo viên có thể thiết lập các thông số cho bộ câu hỏi như xác định thế nào là đỗ/trượt, cách thức gửi thông báo sau khi học viên đã hoàn thành bài kiểm tra lên hệ quản trị. Phần này giáo viên có thể tìm hiểu kĩ hơn trong các tài liệu có liên quan đến phần mềm. KẾT LUẬN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và phù hợp xu thế thời đại. Do điều kiện thực tế hiện tại các nhà trường còn có những hạn chế nhất định. Cùng với việc đầu tư các trang thiết bị như: máy tính, máy chiếu,… đa số giáo viên mới chỉ tiếp cận phần mềm Powerpoint và Violet trong giảng dạy mang tính chất trình chiếu đơn thuần. Việc dạy học trong tương lai còn phát triển theo hướng xa hơn thế: đó là việc đầu tư các phòng học đa chức năng, phòng học tương tác mà ở đó được đàu tư đa dạng các trang thiết bị như Internet, bảng tương tác thông minh,…giúp cho việc học tập và thực hành, trải nghiệm của học sinh diễn ra một cách thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Ngoài ra một mục tiêu xa hơn và lâu dài hơn của việc học đó là hướng dẫn học sinh tự học qua các phòng học ảo E-learning, các trang Web tra cứu học tập, tiếp cận các tài liệu điện tử được biên soạn và được xuất bản qua mạng, qua đĩa CD,…Muốn đạt được mục tiêu đó việc sử dụng phần mềm như Adoibe Captivate vào công tác giảng dạy hiện nay có ý nghĩa hết sức to lớn. Việc sử dụng phần mềm này để xây dựng các câu hỏi tương tác trong dạy học là một việc làm nhỏ nhưng đạt được mục tiêu lớn. Khi sử dụng phần mềm đòi hỏi giáo viên phải là người có hiểu biết về công nghệ thông tin, hiểu biết về việc sử dụng các thiết bị điện tử, có vốn ngoại ngữ khá,… Ở mỗi dạng câu hỏi có các hộp định dạng giúp cho việc thiết kế khá giống nhau, đây cũng là điểm thuận lợi giúp cho giáo viên có thể đễ dàng tiếp cận phần mềm. Ứng dụng công nghệ thông tin là một việc làm mang tính đồng bộ: từ việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học (máy tính, máy chiếu, bảng tương tác, Inernet,…) đến việc thay đổi tư duy, nhận thức của giáo viên về sử dụng phần mềm, về công nghệ: cách thức bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin cho giáo viên,…Vì vậy tôi xin mạnh dạn có một số đề xuất kiến nghị sau: 1. Đối với các cấp quản lý: - Quan tâm sâu sát tới việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bằng những việc làm cụ thể như: đầu tư trang thiết bị hiện đại, đầy đủ phục vụ cho công tác giảng dạy, thường xuyên động viên giáo viên sử dụng các phần mềm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, xây dựng các tiêu chí để đánh giá một bài soạn điện tử,… - Cần thường xuyên cập nhật thông tin, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các kiến thức về công nghệ thông tin như: việc sử dụng các phần mềm dạy, các phần mềm tự học cho học sinh, việc sử dụng các thiết bị điện tử, khai thác tài nguyên trên Internet, cách thức xây dựng một bài giảng điện tử,… - Luôn có hình thức động viên và khích lệ kịp thời những giáo viên có nhiều sáng kiến và biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đạt hiệu quả cao. 2. Đối với giáo viên: - Khai thác thật tốt điểm mạnh của các phần mềm hiện đang sử dụng: như Powerpoint, Violet,.. - Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức hiểu biết về công nghệ thông tin và ứng dụng của các phần mềm tiện ích mới như: Active Primary, Adobe Captivate,…thậm chí cả các phần mềm hỗ trợ như là Adobe Presenter (hỗ trợ cho Powerpoint). - Tham gia tích cực và có hiệu quả các lớp bồi dưỡng tập huấn giáo viên đặc biệt là bồi dưỡng về công nghệ thông tin. - Đa số các phần mềm hiện nay được viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh vì vậy giáo viên cần trau dồi vốn hiểu biết và ngôn ngữ tiếng Anh. Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã đọc bài biết và quan tâm tới việc ứng dụng phần mềm trong công tác giảng dạy. Sáng kiến được viết với những hạn chế nhất định của tác giả chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến góp ý quý báu của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Kim thành ngày 1/3/2011 Tác giả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_nghe_thong_tin_ng_tai_2532.doc
Tài liệu liên quan