Đề tài Xây dựng bộ câu trắc nghiệm khách quan về môn hoá học lớp 11

Trong các lĩnh vực của đời sống khi so sánh một số lĩnh vực nào đó với nhau người ta thường đưa ra những con số những loại thang đo để thuyết phục người khác. Giống như khi so sánh sự phát triển của hai quốc gia, người ta đưa ra những con số về GDP, GNP, bình quân đầu người trên một năm . Hay khi ta muốn biết hai thành phố cách nhau bao nhiêu thì ta biểu thị khoảng cách giữa hai thành phố đó bằng kilomet . Vì vậy ai cũng hiểu được và có thể so sánh chúng với nhau và với các đối tượng khác. Thế nhưng trong lĩnh vực đo lường tâm lí và giáo dục thì chúng ta chưa có một phép đo lường và một loại thang đo nào được toàn thể mọi người chấp nhận. Chúng ta chỉ biết đánh giá năng lực của học sinh và mức độ đạt được mục tiêu của người dạy qua bài kiểm tra của học sinh và qua sự ước lượng của chính bản thân GV mà thôi. Nếu như thế thì liệu có chính xác và tin cậy không?! Và đặc biệt khi ngày nay KHKT càng ngày càng phát triển thế giới đang theo xu hướng nhanh, mạnh, chính xác và hiệu quả. Ngành GD đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của một nước thì không có lí do gì lại không ứng dụng những thành tựu của KHKT để tự hoàn thiện mình đảm bảo với sự đi lên của xã hội. Chính vì thế khoa học về đánh giá và đo lường đã và đang phát triển. Một trong những ứng dụng rộng rãi của nó là đo lường bằng phương pháp TNKQ. Trên thế giới, các nước phát triển đã sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ để đo lường và đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác và hiệu quả, từ đó hướng nghiệp cho học sinh ngay từ khi các em học xong PTTH. Nhưng khoa học về đánh giá và đo lường của nước ta thì lại rất kém phát triển so với thế giới. Làm sao để chúng ta có thể đo lường được kết quả học tập một cách chính xác nhất và khoa học nhất?

 

doc59 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng bộ câu trắc nghiệm khách quan về môn hoá học lớp 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kí hiệu TN : Trắc nghiệm TNKQ: Trắc nghiệm khách quan TL : Tự luận GD : Giáo dục TS : Thí sinh HS : Học sinh GV : Giáo viên TL : Trả lời CH : Câu hỏi MCQ : Câu hỏi nhiều lựa chọn Mở ĐầU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 . Từ thực tiễn Trong các lĩnh vực của đời sống khi so sánh một số lĩnh vực nào đó với nhau người ta thường đưa ra những con số những loại thang đo để thuyết phục người khác. Giống như khi so sánh sự phát triển của hai quốc gia, người ta đưa ra những con số về GDP, GNP, bình quân đầu người trên một năm…. Hay khi ta muốn biết hai thành phố cách nhau bao nhiêu thì ta biểu thị khoảng cách giữa hai thành phố đó bằng kilomet . Vì vậy ai cũng hiểu được và có thể so sánh chúng với nhau và với các đối tượng khác. Thế nhưng trong lĩnh vực đo lường tâm lí và giáo dục thì chúng ta chưa có một phép đo lường và một loại thang đo nào được toàn thể mọi người chấp nhận. Chúng ta chỉ biết đánh giá năng lực của học sinh và mức độ đạt được mục tiêu của người dạy qua bài kiểm tra của học sinh và qua sự ước lượng của chính bản thân GV mà thôi. Nếu như thế thì liệu có chính xác và tin cậy không?! Và đặc biệt khi ngày nay KHKT càng ngày càng phát triển thế giới đang theo xu hướng nhanh, mạnh, chính xác và hiệu quả. Ngành GD đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của một nước thì không có lí do gì lại không ứng dụng những thành tựu của KHKT để tự hoàn thiện mình đảm bảo với sự đi lên của xã hội. Chính vì thế khoa học về đánh giá và đo lường đã và đang phát triển. Một trong những ứng dụng rộng rãi của nó là đo lường bằng phương pháp TNKQ. Trên thế giới, các nước phát triển đã sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ để đo lường và đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác và hiệu quả, từ đó hướng nghiệp cho học sinh ngay từ khi các em học xong PTTH. Nhưng khoa học về đánh giá và đo lường của nước ta thì lại rất kém phát triển so với thế giới. Làm sao để chúng ta có thể đo lường được kết quả học tập một cách chính xác nhất và khoa học nhất? 1.2. Lí luận Trong phạm trù giáo dục có một động từ quan trọng nhất, có lẽ mọi người cũng dễ nhất trí, đó là học. Gắn với việc học và hỗ trợ cho việc học là hoạt động DạY. Giữa dạy và học có nhiều mối tương tác, nhưng chắc rằng mối tương tác quan trọng nhất là đánh giá (5, tr1). Bất kỳ một quá trình giáo dục nào mà một con người tham gia cũng nhằm tạo ra những biến đổi nhất định trong con người đó. Muốn biết những biến đổi đó xảy ra ở mức độ nào phải đánh giá hành vi của người đó trong một tình huống nhất định. Sự đánh gía cho phép chúng ta xác định, một là mục tiêu giáo dục được đặt ra có phù hợp hay không và có đạt được hay không, hai là việc giảng dạy có thành công hay không, người học có tiến bộ hay không. Đánh giá có thể thực hiện đầu quá trình giảng dạy để giúp tìm hiểu và chẩn đoán về đối tượng giảng dạy, có thể triển khai trong tiến trình dạy và học để tạo thông tin phản hồi giúp điều chỉnh quá trình dạy và học, cũng có thể thực hiện lúc kết thúc để tổng kết. Như vậy, sự đánh giá phải được xem là một bộ phận quan trọng và hợp thành một thể thống nhất của quá trình GD - ĐT. Không có đánh giá thì không thể biết việc học và việc dạy xảy ra như thế nào, thậm chí có thực sự xảy ra hay không, dù rằng bề ngoài có thể vẫn có các hình thức tổ chức dường như là để dạy và học. Phương thức TNKQ là một phương pháp đo lường và đánh giá có nhiều ưu điểm đang được ứng dụng rộng rãi. Phương pháp này đã và đang đáp ứng được yêu cầu của khoa học đánh giá và đo lường trong giáo dục. Đó là một phương pháp tương đối khách quan, không phụ thuộc vào người chấm bài, nó bao phủ được hầu hết nội dung môn học, hạn chế được may rủi quay cóp bài, thích hợp với kì thi đại trà, ứng dụng được KHKT…phương pháp này cũng khắc phục được nhiều nhược điểm của phương pháp tự luận. Xuất phát từ các lí do trên nên em đã chọn đề tài này để tìm hiểu sâu về môn khoa học này và ứng dụng vào sự nghiệp giảng dạy của mình sau này. 2. Mục đích Xây dựng bộ câu trắc nghiệm khách quan về môn hoá học lớp 11. 3. Đối tượng và khách thể 3.1. Đối tượng Xây dựng bộ câu trắc nghiệm khách quan về môn hoá học lớp 11. 3.2. Khách thể Học sinh lớp 11 ( Gián tiếp: đối tượng khảo sát). Chương trình môn hoá lớp 11. ( trực tiếp). 4. Giả thuyết khoa học Từ sự nghiên cứu đề tài này sẽ cho ta bộ câu trắc nghiệm khách quan chất lượng và chiếm ưu thế cao hơn so với câu hỏi tự luận trong việc đánh giá năng lực về môn Hoá của học sinh lớp 11. 5. Nhiệm vụ: 5.1. Nghiên cứu lý luận Lý luận về TNKQ. Nghiên cứu chương trình hoá lớp 11. Xây dựng bộ câu trắc nghiệm khách quan về môn hoá học lớp 11. 5.2. Nghiên cứu thực tiễn khảo sát và đánh giá Bộ câu hỏi xây dựng sẽ đưa ra để khảo sát học sinh lớp 11 đphân tích kết quả đ Đánh giá chất lượng câu hỏi đ Sửa đổi đ Khảo sát đ Sửa đổi đBộ câu hỏi tốt nhất có thể. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng: câu hỏi trắc nghiệm khách quan về môn hoá học lớp 11-phần hữu cơ. Địa bàn nghiên cứu: Một số trường trên địa bàn Hà Nội. Khách thể nghiên cứu: Một số học sinh lớp 11. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lí luận. Phương pháp trắc nghiệm. Phương pháp thống kê. Phương pháp phỏng vấn. 8. Kết quả dự kiến đề tài Một bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan về môn hoá học lớp 11. 9. Cấu trúc chương trình Mở đầu: 4 trang. Chương 1: 43 trang. Chương 2: 7 trang. Chương 3: 5 trang. 10. Kế hoạch nghiên cứu 02/02á14/03: Nghiên cứu lí luận và Xây dựng bộ câu trắc nghiệm khách quan. 15/03 á15/05: Khảo sát trên học sinh (Trắc nghiệm thử). 16/05 á 24/05: Phân tích kết quảđ Sửa. Chương 1: CƠ Sở Lí LUậN 1.1 lịch sử những phép đo lường và trắc nghiệm 1.1.1 Trên thế giới Các phương pháp khoa học đầu tiên bắt nguồn từ khoa vật lí vào thế kỉ 17&18 rồi lan dần vào các ngành động vật học. Năm 1879, phòng thí nghiệm tâm lí đầu tiên được Wichelm Weent thiết lập tại Leipzig. Trước tiên, các nhà tâm lí học chú trọng đến các phép đo liên quan đến thị giác, thính giác, tốc độ học tập… Cũng trong thời kì ấy, các thí nghiệm sinh học của Darwin và Francis Galton được đề cập và áp dụng thì Calpearson và độ đệ ở Anh đã tìm ra những kĩ thuật thống kê, giúp cho việc khảo sát và phân tích các điểm cá biệt giữa những người khác nhau được dễ dàng hơn. Trong khi đó ở Pháp Alfred Binet và các bạn đồng sự đã phát minh ra bài trắc nghiệm để khảo sát tâm linh, sau này trở thành bài trắc nghiệm trí thông minh. Bài trắc nghiệm này đã giúp các nhà giáo dục phân biệt được trẻ trì độn với trẻ lười biếng một cách hữu hiệu hơn bất kì phương pháp nào khác. Vào lúc thế chiến thứ hai, các bài trắc nghiệm kĩ năng kĩ xảo cá biệt được đặt ra để tuyển chọn, phân loại binh sĩ cũng như phỏng đoán khả năng chữa bệnh tâm lí, làm cho nhu cầu TN ngày càng cao. Sau các loại TN thông minh, kĩ xảo, các TN về khả năng, sở thích, nhân cách… đã không ngừng được phát triển và áp dụng một cách rộng rãi trong những năm qua. Cùng với sự phát triển của khoa học đo lường và TN, ngành giáo dục đã nhanh chóng ứng dụng thành quả của khoa học này. Nhưng một khoa học đo lường trong giáo dục thật sự có thể xem như bắt đầu cách đây chỉ khoảng một thế kỉ (Thorndike 1904). ở châu Âu và đặc biệt là Mĩ lĩnh vực khoa học này phát triển mạnh vào thời kì từ trước và sau thế chiến thứ hai, với những đầu mốc quan trọng như: TN trí tuệ Stanford-Binet xuất bản năm 1916, bộ TN thành quả học tập đầu tiên Standford Achievement Test ra đời vào năm 1923. Với việc đưa vào chấm trắc nghiệm bằng máy của IBM năm 1935 , việc thành lập National Council on Measuament in Education (NCME) vào thập niên 1950 và ra đời Education Testing Services (ETS) năm 1947. Một ngành công nghiệp đã hình thành ở Mĩ. Tại Hoa Kì khoa học về đo lường và đánh giá trong giáo dục đã phát triển mạnh mẽ từ giáo dục phổ thông-đại học và sau đại học. Tính đến nay khoa học về đo lường trong tâm lí và giáo dục đã phát triển liên tục, những phê bình chỉ trích đối với khoa học này cũng xuất hiện thường xuyên nhưng cũng không đánh đổ được nó mà chỉ làm cho nó tự điều chỉnh và phát triển mạnh mẽ hơn. Ước tính ở Mĩ hiện nay số lượt TN tiêu chuẩn hoá ở 1/4 tỉ và TN do giáo viên soạn lên đến 5 tỉ trên 1 năm. Khi ngành công nghệ TN phát triển đồ sộ thì ngành CNTT cũng phát triển rầm rộ tạo điều kiện để phát triển nhanh hơn nữa lí thuyết đo lường, nâng cao độ chính xác của câu trắc nghiệm, tự động hoá các công việc soạn thảo đề thi và chấm bài , phân tích kết quả. Sự phát triển của KH đo lường và đánh giá không chỉ dừng lại ở Hoa Kì, châu Âu mà ở các nước châu á cũng rất phát triển. Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc… cũng đã có một cơ sở vững chắc về lĩnh vực này. Tại Nhật Bản kì thi “Trắc nghiệm trung tâm Quốc Gia tuyển sinh Đại Học” ( National Center Test for University Admission) duy trì từ năm 1990 đến nay, với hình thức đề thi được soạn thảo hoàn toàn theo phương thức TNKQ. Các tổ chức JHEE (Join High Education Entrance Examination) và NEEA (National Education Examination Authority). Tại Thái Lan và Trung Quốc đã tổ chức các kì thi tuyển Đại Học chủ yếu bằng TNKQ. Như vậy ta thấy rõ, Khoa học về Đo lường và TNKQ mới ra đời nhưng nó đã nhanh chóng khẳng định ưu thế và xác định vị trí của mình trong lĩnh vực giáo dục và dần được ứng dụng rộng rãi cho mọi lĩnh vực của xã hội. 1.1.2. ở nước ta Khác với các nước phát triển, khi khoa học về đo lường và TN ra đời đã nhanh chóng ứng dụng trên mọi lĩnh vực của cuộc sống - đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, thì ở nước ta gần như “thờ ơ” với sự xuất hiện của lĩnh vực khoa học này. Cách đây khoảng 10 năm khi các nước phát triển đã sử dụng TNKQ cho các kì thi tuyển thì ở Việt Nam chỉ có GS.Dương Thiệu Tống là người có bằng Ed.D của Mĩ về lĩnh vực này, còn lại các cơ sở GD & SP không có người nào chuyên sâu về đo lường trong GD. Chính vì vậy các tài liệu về lĩnh vực này gần như không có. Trước tình hình đó Bộ Giáo Dục đã dần đưa ngành GD tiếp xúc với khoa học này: mời chuyên gia từ nước ngoài sang tổ chức hội thảo, dịch sách, cử một số giáo chức đại học đi học ở nước ngoài. Và cho đến nay các trường Đại Học nước ta có khoảng hơn 10 người có bằng Ph.D hoặc Master về lĩnh vực liên quan. Đến tháng 7/ 1996 kì thi tuyển Đại Học thí điểm tại trường ĐH Đà Lạt bằng phương pháp TNKQ đã có những thành công nhất định. Từ năm 1997 đến nay hoạt động đổi mới phương pháp đo lường & đánh giá trong giáo dục ở các trường ĐH lắng xuống. Cho đến mùa tuyển sinh ĐH năm 2002 lại rộ lên. Hiện nay, BGD & ĐT đã thành lập “Cục khảo thí & Kiểm định chất lượng” để cải tiến việc thi cử và đánh giá chất lượng các trường ĐH, quyết định sẽ dùng phương pháp TNKQ để làm đề thi tuyển ĐH vào mùa thi 2005. Trong khi nước ta vẫn còn nhiều ý kiến trong việc áp dụng kiểu ra đề nào cho các kì thi tuyển ĐH? Thì tại Hoa Kì dựa vào kết quả của kì thi tuyển ĐH hoàn toàn bằng TNKQ đã giúp cho thí sinh định hướng ngay nghề nghiệp cho mình. Đó là vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Nhưng trong bước đường phát triển của bất kì một ngành KH nào cũng đều gặp những chông gai nhất định, khi vượt được qua trở ngại đó thì nó càng toả sáng hơn. 1.2. Các khái niệm 1.2.1. Trắc nghiệm là gì? 1.2.1.1. Khái niệm Giáo dục là một quá trình tác động lên con người nhằm tạo ra những biến đổi nhất đinh trong đối tượng đó. Muốn biết những biến đổi đó xảy ra ở mức độ nào ta phải đo lường và đánh giá hành vi của đối tượng trong một tình huống nhất định. Qua sự đánh giá cho chúng ta xác định những vấn đề sau: Mục tiêu giáo dục được đặt ra có phù hợp không và có đạt được không? Việc giảng dạy có thành công hay không, người học có tiến bộ không? Như vậy chúng ta hiểu đo lường và đánh giá là gì? Đo lường là một cách lượng giá, là việc gán những con số hoặc thứ bậc theo một hệ thống quy tắc nào đó (5, tr 2). Lượng giá bao gồm các việc phán xét TS theo các hệ thống quy tắc hoặc tiêu chuẩn xác định. Nếu thực hiện đầu quá trình giảng dạy sẽ giúp tìm hiểu và chẩn đoán về đối tượng giảng dạy. Nếu thực hiện trong quá trình giảng dạy để tạo những thông tin phản hồi giúp điều chỉnh quá trình dạy và học. Cũng có thể thực hiện cuối quá trình để tổng kết. Đánh giá là việc nhận định sự xứng đáng của một đối tượng nào đó (trích theo 3, tr 16). Lượng gía năng lực hoặc thành quả học tập của người học thường là các thành tố lượng giá trong giáo dục. Đánh giá có thể là định lượng dựa vào các con số hoặc định tính dựa vào các ý kiến và giá trị. Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một phép lượng giá cụ thể mức độ khả năng thể hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người cụ thể. Trong giáo dục, trắc nghiệm là một loại dụng cụ đo lường khả năng của người học. Dựa vào trắc nghiệm cho biết được thành tích của cá nhân như thế nào? So sánh với những người khác hay so với một lĩnh vực các nhiệm vụ học tập được dự kiến.Thường có hai dạng thức trắc nghiệm: một là trắc nghiệm thành quả (đo lường mức độ học được sau một thời kì giảng dạy); hai là TN năng khiếu hay năng lực (đánh giá năng khiếu hay năng lực hiện có của một đối tượng bất kể chúng được hình thành bằng cách nào). 1.2.1.2. Phân lọai các phương pháp TN Có nhiều cách phân loại tuỳ theo từng hình thức TN. Sau đây ta sẽ đưa ra một số phương pháp TN: 1.2.1.2.1. Về cách thức thực hiện TN (trích 4, tr 7) Các phương pháp trắc nghiệm Quan sát Viết Vấn đáp Trắc nghiệm khách quan (Objective tests) Trắc nghiệm tự luận (Essay tests) Tiểu luận Cung cấp thông tin Ghép đôi Điền khuyết Trả lời ngắn Đúng sai Nhiều lựa chọn H.1. Phân loại các phương pháp trắc nghiệm Bao gồm ba loại lớn: a). Loại quan sát: Giúp đánh giá các thao tác, hành vi, phản ứng vô thức, các kĩ năng thực hành và cả một số kĩ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống nào đó đang được nghiên cứu. b). Loại vấn đáp: Có tác dụng tốt để đánh giá khả năng đáp ứng các câu hỏi được nêu một cách tự phát trong một tình huống cần kiểm tra, cũng thường được sử dụng khi sự tương tác giữa người hỏi và người đối thoại… c). Loại viết: thường được sử dụng nhiều nhất vì: Trong cùng một thời gian mà kiểm tra được nhiều thí sinh. Thí sinh được cân nhắc nhiều hơn khi trả lời. Có thể kiểm tra sự phát triển tư duy ở mức độ cao. Cung cấp một bản ghi rõ ràng các câu trả lời để nghiên cứu kĩ khi chấm bài. Dễ quản lí hơn vì người chấm không tham gia trực tiếp vào bối cảnh kiểm tra. Qua bản trả lời của thí sinh ta có thể dùng để phân tích câu hỏi và khả năng dạy của người giáo viên Trong TN nghiệm viết lại được chia ra làm hai loại sau: Trắc nghiệm tự luận: Các câu hỏi buộc phải trả lời theo dạng mở, TS phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết để giải quyết vấn đề mà câu hỏi đưa ra. Trắc nghiệm khách quan: Đề thi thường bao gồm rất nhiều câu hỏi ,mỗi câu nêu lên vấn đề và những thông tin cần thiết để TS có thể trả lời từng câu một cách ngắn gọn. 1.2.1.2.2. Về cách chuẩn bị đề TN Bao gồm hai loại. a). TN tiêu chuẩn hoá: Thường do các chuyên gia TN soạn thảo, thử nghiệm tu chỉnh. Vì thế các câu TN ở đây đã có sẵn một độ khó và độ phân biệt riêng phản ánh nội dung và mức độ kĩ năng nào, mỗi đề thi TN có một độ tin cậy xác định. b). TN dùng ở lớp học: do giáo viên tự soạn để sử dụng trong quá trình giảng dạy có thể chưa được thử nghiệm và tu chỉnh công phu, thường chỉ sử dụng trong các kì kiểm tra với số lượng học sinh không lớn và không thực sự quan trọng 1.2.1.2.3. Về thời gian làm bài a). TN theo tốc độ: Hạn chế thời gian, chỉ một ít thí sinh làm nhanh mới có thể làm hết số câu của bài TN, nhằm đánh giá khả năng làm nhanh của thí sinh. b). TN không theo tốc độ: thường cung cấp đủ thời gian cho phần lớn TS 1.2.1.2.4. Về phương hướng sử dụng kết quả trắc nghiệm Gồm hai loại. a).TN theo chuẩn: là TN được soạn nhằm cung cấp một số đo lường thành tích mà người ta có thể giải thích được căn cứ trên vị thế tương đối của một cá nhân so với một nhóm người nào đó đã được biết. b) TN theo tiêu chí: là TN được xác định nhằm cho phép giải thích thành tích của người được khảo sát liên quan đến một tập hợp các khái niệm đã được xây dựng rõ ràng (3, tr 20). 1.2.2. Trắc nghiệm khách quan là gì? 1.2.2.1. Khái niệm Trắc nghiệm khách quan là một phương pháp trắc nghiệm mà đề thi gồm có nhiều câu hỏi, ở mỗi câu đều nêu lên vấn đề và những thông tin cần thiết giúp thí sinh trả lời một cách ngắn gọn nhất. 1.2.2.2. Phép so sánh giữa TNKQ và TL Ngày nay khi hầu hết GV đang sử dụng phương pháp TL là công cụ đắc lực cho việc đánh giá năng lực của thí sinh, thì phương pháp TNKQ được coi là phương pháp có nhiều nhược điểm và hạn chế. Nhưng đứng trên quan điểm của những nhà khoa học hãy xem xét lại ưu nhược điểm của từng phương pháp. Trước tiên tại sao ta lại có khái niệm phương pháp TNKQ? Câu trả lời nằm trong chính tên của phương pháp. Bài TN được coi là khách quan vì việc cho điểm là khách quan. Nếu một bài thi tự luận thì điểm số của bài thi còn phụ thuộc vào sự chủ quan của người chấm. Chính vì thế mới có sự chênh lệch điểm văn thi ĐH là hai điểm thì không được sửa điểm khi phúc tra bài. Ngược lại bài TNKQ điểm số phụ thuộc hoàn toàn vào phương án lựa chọn của TS và chỉ có một phương án duy nhất. Kết quả sẽ được chấm điểm như nhau không phụ thuộc vào người chấm. Số câu hỏi trong bài TL luôn ít hơn số câu hỏi trong bài TNKQ nhưng việc chấm bài thi vẫn ít tốn công chấm thi hơn bài TL. Cách trả lời bài thi TNKQ đơn giản hơn nên cũng không đánh giá được khả năng diễn đạt đặc biệt là tư duy hình tượng của TS. Song song với việc ít tốn công chấm bài thi thì TNKQ rất tốn công làm đề thi. Để có một đề thi công phu hoàn hảo chúng ta phải đầu tư khá tốn kém. Nhưng GD là quốc sách hàng đầu nên để có chất lượng GD thực sự hiệu quả thì phải có sự đầu tư chính đáng. Nếu như bài TL có số câu hỏi ít hơn thì nội dung thi sẽ không thể phủ kín nội dung môn học nó chỉ đề cập đến một chủ đề nào đó. Ngược lại bài thi TNKQ số câu nhiều và được chia nhỏ nên đã phủ kín hoàn toàn nội dung môn học. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn với TNKQ ta có thể kiểm tra được một lượng kiến thức rất lớn liên quan đến toàn bộ môn học. Đặc biệt là ngày nay GD đang hướng đến chất lượng toàn diện thì TNKQ có phải là một công cụ hữu hiệu?! Với TL khi kiểm tra theo chủ đề thì tuỳ từng lĩnh vực, có người giỏi lĩnh vực này người giỏi lĩnh vực khác chưa chắc ai tài hơn ai. Như vậy có nên kết hợp giữa hai phương pháp này trong việc kiểm tra năng lực của TS tuỳ mục đích sử dụng năng lực đó. Một lí do nữa mà mọi người thường quan niệm sai lầm về TNKQ là: TNKQ dễ đem lại may rủi cho TS. Nếu chúng ta cho rằng một anh chàng nếu không biết gì mà làm bài TNKQ và anh ta tích bừa thì vẫn có khả năng đúng và có thể anh ta đạt tiêu chuẩn thì hoàn toàn sai lầm. Với một đề thi TL TS rất dễ gặp may rủi do trúng tủ trật tủ vì đó có phải là lĩnh vực của mình hay không? Còn với đề thi TNKQ thì sự may rủi hoàn toàn không xảy ra bởi đề thi đã phủ kín chương trình học. Nếu học sinh nắm vững nội dung môn học thì sẽ làm đúng phần lớn các câu trắc nghiệm và TS mà không nắm vững một vài chi tiết của môn học thì số ít câu không làm được cũng không ảnh hưởng lớn đến kết quả bài thi. Ngược lại đề thi TL ngoài những TS học chắc thật sự và những thí sinh trúng tủ là điểm khá còn lại những TS trật tủ là bị đánh hạng hết bất kể phần lớn nội dung môn học đó TS có học tốt đi chăng nữa.Vậy số đỏ sẽ đến với anh chàng không biết gì và đánh dấu bừa?! TNKQ là một phương pháp được dựa trên lí thuyết thống kê nên đó là một phương pháp hết sức khoa học – nó tuân theo luật số lớn: “Khi tăng phép thử lên thì tần suất tiến dần đến xác suất”. VD: một thí sinh làm bài thi gồm 100 câu hỏi nhiều lựa chọn, với 5 phương án trả lời, nếu thí sinh đánh dấu hú hoạ vào các phương án trả lời, xác suất để anh ta làm đúng là 20% do đó tần suất làm đúng của anh ấy sẽ gần với xác suất, có nghĩa là: bằng cách đánh dấu hú hoạ số câu anh ta “làm đúng” chỉ chiếm trên dưới 20/100 câu hỏi. Với cách chấm điểm của TNKQ thì thành tích mà anh ta đạt được bằng cách đánh dấu hú hoạ như trên là lân cận điểm không. Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì TNKQ đã kịp thời ứng dụng thành quả KH để tăng thêm vai trò của mình. “Lí thuyết ứng đáp câu hỏi”, và tin học, công nghệ là các phương tiện để đánh giá từng câu hỏi và đề thi TNKQ, giúp chọn các mẫu thử nghiệm hợp lí để nâng cao chất lượng và độ tin cậy của đề thi, cũng tạo điều kiện cho phép nhiều người có thể đóng góp trong một thời gian dài để chuẩn bị cho một đề thi TNKQ có chất lượng cao, vừa giữ an toàn và bí mật cho đề thi. ứng dụng của KHKT giúp TNKQ hạn chế được nạn quay cóp, gian lận trong quá trình thi. Khi nội dung bao phủ rộng TS sẽ không đủ thời gian để mở tài liệu. Với các phần mềm vi tính sẽ cho ta một sự sắp xếp đảo đề kĩ thuật. Điều này khiến cho những học sinh ở gần nhau không thể nhìn bài nhau. Như vậy với tiến bộ của KH đã giúp cho phương pháp TNKQ khắc phục được những điểm yếu của mình đồng thời nó còn đẩy mạnh ưu thế của phương pháp này càng khách quan hơn trong chấm thi. Sử dụng máy để chấm điểm chúng ta có thể chấm hàng loạt, rất nhanh gọn và chính xác. ứng dụng được KHKT tiên tiến vào giảng dạy là tốt song không nên quá lạm dụng vào nó. Khi đề cập đến phương pháp này, có những ý kiến cho rằng TNKQ không đánh giá được khả năng tư duy ở mức độ cao của học sinh và đối với các môn khoa học xã hội thì không làm được TNKQ. Thật ra, thực tế đã chứng minh rằng chúng ta hoàn toàn có thể viết câu hỏi TNKQ để đánh giá tất cả 6 mức nhận thức (Nhớ – Hiểu - áp dụng – phân tích – tổng hợp - đánh giá). Nếu một đề TL tồi cũng chỉ đo được khả năng ghi nhớ của học sinh. Dù là lĩnh vực nào TN hay XH đều có thể xây dựng bộ câu hỏi TNKQ hoàn hảo, nhưng đối với mỗi loại môn học cách viết câu hỏi có cái khó riêng, sắc thái riêng. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là chất lượng đề thi ra sao chứ không phải phương pháp ra đề. Qua chất lượng bài kiểm tra bằng TNKQ chúng ta không những đo được năng lực của học sinh mà ta còn đo được khả năng của người dạy cũng như người ra đề. Năng lực của người ra đề thể hiện trong chất lượng câu hỏi. Để có được bộ câu hỏi TN tốt đòi hỏi sự thuần thục trong kĩ năng viết câu hỏi. Ưu điểm TN TL 1. Khách quan trong chấm thi Ú 2. ít tốn công chấm thi Ú 3. ít may rủi do trúng tủ, trật tủ Ú 4. Đề thi phủ kín nội dung môn học Ú 5. Đánh giá được khả năng diễn đạt, sáng tạo khi trả lời Ú 6. ít tốn công ra đề thi Ú 7. áp dụng được công nghệ mới trong việc nâng cao chất lượng đề thi, giữ bí mật đề thi, hạn chế quay cóp khi thi, hạn chế tiêu cực trong chấm thi và giúp phân kết quả thi. Ú 8. Đỡ tốn kém Ú H.2. Bảng so sánh giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận Qua những tìm hiểu ở trên cho ta thấy cả hai phương pháp TNKQ và TL đều là những phương pháp hữu hiệu để đánh giá kết quả học tập. Cần nắm vững bản chất từng phương pháp và công nghệ triển khai cụ thể để có thể sử dụng mỗi phương pháp đúng lúc đúng chỗ nhằm đem lại hiệu quả cao. Các chuyên gia về đánh giá cho rằng PPTL nên dùng trong các trường hợp sau: Khi thí sinh không quá đông. Khi muốn khuyến khích hay đánh giá cách diễn đạt. Khi muốn tìm hiểu ý tưởng của TS hơn là khảo sát thành quả học tập Khi có thể tin tưởng khả năng chấm bài TL của giáo viên là chính xác. Khi không có nhiều thời gian soạn đề thi nhưng có đủ thời gian chấm bài. Phương pháp TN nên dùng trong những trường hợp sau: Khi số TS rất đông. Khi muốn chấm bài nhanh. Khi muốn có điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào người chấm bài. Khi phải coi trọng yếu tố công bằng, vô tư, chính xác và muốn ngăn chặn sự gian lận trong thi cử. Khi muốn kiểm tra một phạm vi hiểu biết rộng, muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và giảm thiểu sự may rủi. Tóm lại, không có một phương pháp nào được coi là tốt nhất, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm nhất định. Chúng ta là những nhà giáo phải biết linh động khi sử dụng các phương pháp TN. Nếu một phương pháp được sử dụng đúng, hợp lí thì nó sẽ đem lại kết quả tốt còn nếu quá lạm dụng, phiến diện thì không bao giờ có một kết quả tốt được. 1.2.2.3 Các kiểu câu hỏi TNKQ (trích theo 1, tr 49-73) 1.2.2.3.1 Câu ghép đôi (xứng – hợp). Đặc điểm: Loại này có hai cột gồm danh sách các phần tử (những chữ, nhóm chữ hay câu). Dựa trên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước, học sinh sẽ ghép mỗi phần tử của cột một với một phần tử của cột hai. Số phần tử trong hai cột có thể bằng nhau hay khác nhau. Mỗi phần tử trong cột trả lời có thể dùng một hay nhiều lần. Trắc nghiệm ghép đôi rất thông dụng nó được dùng để đo lường kiến thức về các mối tương quan, học sinh có thể ghép các từ với ý nghĩa tương ứng, các phát minh KH với tên các nhà bác học đã khám phá, ngày tháng với các biến cố, các chữ, tên với các phần khác nhau của một giản đồ hay bản đồ. Hoặc sắp các chữ hay câu thành từng loại dựa trên căn bản nào đó cho trước (phân loại động vật theo chủng loại, sắp xếp các biến cố theo thứ tự thời gian, sắp xếp các câu phát biểu theo một chuỗi lí luận, đánh giá một tác phẩm dựa trên các tiêu chuẩn cho trước). Ưu điểm của TN ghép đôi: Dễ viết và dễ dùng, đặc biệt rất thích hợp khi cần thẩm định các mục tiêu ở mức tâm linh thấp. Tuy nhiên chúng ta nên cố gắng viết những câu hỏi ở mức trí năng cao hơn. Học sinh ở lứa tuổi học trư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2.doc
Tài liệu liên quan