Một trong những sản phẩm của triết học thếkỉXX là sựcảm nhận hữu thểnhư
một cái gì đó thật bấp bênh, khó xác định, khó lường biết và con người chỉlà một
thứphù du tồn tại trong kiếp lưu đày. Cảm giác này đã đẩy đến cực độ, trởthành
một thứám ảnh theo đuổi văn học suốt dọc thếkỉXX với Lâu đài của Kafka, Đợi
Godot của Bettket, Linh Sơn của Cao Hành Kiện và văn học Việt Nam cũng
từng biết đến triết lí này, khởi đầu với Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát của
Nguyễn Minh Châu, được tô đậm hơn trong Tướng vềhưu, Không có vua, Con
gái Thủy thần, Không khóc ởCalifornia của Nguyễn Huy Thiệp, Man nương,
Thiên sứ, Chuyện thầy A.K kẻ sĩ Hà Thành của Phạm Thị Hoài Có thể thấy
Giàn thiêu gần gũi với Con gái Thủy thần và Man nương ởsựtrởvềnhững cảm
xúc nguyên thủy. Trong đó nếu tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị
Hoài xuất phát từnguyên lí Mẹcủa nền văn hóa lúa nước, thì tư tưởng của Võ Thị
Hảo có thểđặt trong mối quan hệvới tư tưởng của Đức Phật coi đời là bểkhổ, là
hiện thực trầm luân đểnhận ra sựgiao thoa của triết học Phật giáo với triết học và
sựcảm thấy của con người hiện đại trong thếgiới thường biến. Ngoài việc tiếp thu
tư tưởng Phật giáo coi đời là cõi trầm luân của sốphận, là nơi đểcon người tồn tại
trong nhân quảvà duyên nghiệp, dấu ấn của tư tưởng hiện đại còn đểlại trong cái
nhìn vềcon người như là nạn nhân của nỗi cô đơn và lưu đày. Hai kiếp của TừLộ
nơi trần thếluôn đặt trong tình thế ấy. Cô đơn, bởi chàng đã nhà tan cửa nát, đằng
đẵng một mình trên hành trình phục thù, ngay cảhạnh phúc chớp nhoáng trong lần
được trộn hòa với NhuệAnh cũng chỉlà đểmài sắc hơn cảm giác cô đơn ởchàng.
Khi đã là Đạo Hạnh, chàng vẫn chỉ một mình và trong kiếp Thần Tông, chàng
sống giữa tù ngục của sựxưng tụng vô tình và sáo rỗng của triều thần, những cơn
mây mưa khiên cưỡng không bao giờ mang đến một sựbình yên, một cảm xúc
giải phóng, trong khi cung nữNgạn La mà chàng khao khát vẫn chỉlà một bóng
mờphía trước. Lưu đày, bởi chàng đã bầm dập ởcảhai kiếp với bao bất hạnh -nhất là khi giãy giụa trong lốt hổ. Nếu đểý, ta sẽthấy TừLộvà Thần Tông có
nhiều điểm tương đồng sốphận: TừLộvừa trưởng thành đã nhà tan cửa nát, sớm
mất người yêu dấu là NhuệAnh; Thần Tông chưa kịp lớn đã chứng kiến cái chết
của vua cha, sống cô đơn cùng giấc mơ tuyệt vọng vềNgạn La hoang dã. Điều đó
có nghĩa là dẫu cựa quậy, dẫu thay hồn đổi kiếp thì người ta vẫn không thểthoát
khỏi những bi kịch
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Võ Thị Hảo và giàn thiêu nhân thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Võ Thị Hảo và giàn thiêu nhân thế
Sau đổi mới, như một biểu hiện của nhu cầu nhận thức lại một số giá trị, sự tìm
kiếm những ý nghĩa luôn có tính mở của các sự kiện, nhân vật lịch sử - văn hóa,
cũng như tìm tòi một cách thức, phương thức khái quát hiện thực nhằm thoát khỏi
mô hình phản ánh của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX và hiện thực XHCN, không
ít nhà văn nỗ lực tìm kiếm những nguồn nguyên liệu trong lịch sử nhằm qua đó
bộc lộ cảm nhận, phán đoán của mình về cuộc sống.
Sau đổi mới, như một biểu hiện của nhu cầu nhận thức lại một số giá trị,
sự tìm kiếm những ý nghĩa luôn có tính mở của các sự kiện, nhân vật lịch sử -
văn hóa, cũng như tìm tòi một cách thức, phương thức khái quát hiện thực
nhằm thoát khỏi mô hình phản ánh của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX và
hiện thực XHCN, không ít nhà văn nỗ lực tìm kiếm những nguồn nguyên liệu
trong lịch sử nhằm qua đó bộc lộ cảm nhận, phán đoán của mình về cuộc
sống. Các tác phẩm viết từ các cứ liệu dân gian và lịch sử ra đời với những
Hòa Vang, Nguyễn Huy Thiệp, Lưu Sơn Minh… Giàn thiêu của Võ Thị Hảo
xuất hiện khi được chuẩn bị một cách khá đầy đủ những tiền đề thẩm mĩ - xã
hội, bằng các sáng tác của nhiều nhà văn khác. Lợi thế của Võ Thị Hảo là
không còn phải đối diện (về cơ bản) với dư luận, với tâm lí tiếp nhận đầy
thành kiến của một bộ phận người đọc thường quen việc chiều theo những
quan niệm, cách nhìn nhận mọi vấn đề bằng một thiên kiến định sẵn. Tác giả
Giàn thiêu có thể thỏa sức thăm dò trữ năng của chính mình và những nỗ lực
của chị đã được ghi nhận khi cuốn tiểu thuyết này được nhận giải thưởng của
Hội Nhà văn Hà Nội mùa giải 2003 - 2004.
Giàn thiêu có thể coi là một tác phẩm “cổ điển” với 524 trang chính văn được
chia thành 25 chương(1). Điều này cho thấy một mặt, là tham vọng của tác giả về
một cuốn tiểu thuyết bề thế về cả nội dung và dung lượng. Cốt truyện của Giàn
thiêu khá đơn giản: kể về vòng luân hồi của Từ Đạo Hạnh - Lí Thần Tông qua hai
kiếp tồn tại trần thế với hai cuộc kì ngộ với Nhuệ Anh và Ngạn La dựa trên những
cứ liệu lịch sử và huyền tích dân gian. Với số nhân vật tham dự vào diễn tiến của
tác phẩm không nhiều, với những sự kiện vốn rất ít ỏi có được từ những trang sử
kiệm chữ và những mảnh vỡ huyền thoại hiếm hoi, tác giả khéo léo hư cấu, sắp
xếp được một nội dung khá đầy đủ “mâm bát”, trên cơ sở đó đưa người đọc thám
hiểm những tầng vỉa văn hóa có chiều sâu. Để kéo dài dung lượng tiểu thuyết, nhà
văn phải nỗ lực tái hiện (và hư cấu) một cách sinh động không ít những khu vực
văn hóa vật thể và tinh thần, đấy là cảnh sinh hoạt cung đình, trang phục quan lại,
lễ hội, triều nghi… Điều này cho đến thời điểm này là chưa thấy nhiều trong văn
chương Việt Nam sau đổi mới.
Một trong những thành công của cuốn tiểu thuyết là ở chỗ tác giả, bằng những
thông tin có thể tin cậy được về lịch sử (một số sự kiện tương ứng với ghi chép
của biên niên sử), mặc dù đưa vào nhiều chi tiết tưởng tượng, hư cấu, có chỗ táo
bạo, nhưng vẫn tạo ra được cho độc giả niềm tin rằng mình đang đọc lại những
câu chuyện có thật. Và những cứ liệu ấy cũng là điểm nhấn thu hút sự chú ý của
họ. Với người đọc hiện đại, cuốn sách sẽ lôi kéo sự chú ý hơn bởi họ luôn đợi chờ,
theo dõi bản lĩnh, bút lực của người viết khi đối diện với với lịch sử, khi tâm thức
của họ luôn sẵn sàng một tinh thần phản biện, với nỗi thất vọng lớn lao vào các giá
trị cũ, nhất lại là, trước Giàn thiêu đã từng là Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Nước
mắt trúc, Hồ Quý Li, Sự tích những ngày đẹp trời, Nhân sứ… Ở đó người ta đã
thấm nhuần tinh thần đối thoại với lịch sử, sử dụng những câu chuyện lịch sử như
là phương tiện để cảm nhận thế giới hiện sinh, nơi mình đang lệ thuộc và sở hữu.
Khi bắt tay viết một cuốn tiểu thuyết lịch sử, có lẽ không nhà văn nào không
quan tâm đến việc tái hiện ở mức độ nhất định bức tranh quá khứ, và dĩ nhiên
người đọc cũng ít thờ ơ với khu vực này. Với Giàn thiêu, việc “phục chế” lịch sử
với những tinh thần của nó được thực hiện với một sắc độ tương đối đậm. Điều đó
thể hiện trước hết ở sự phản ánh, đúng hơn là khái quát bức tranh lịch sử trong một
giai đoạn cụ thể - một thời kì của Đại Việt thời Lí, và Võ Thị Hảo đã tỏ ra chắc tay.
Mặc dù câu chuyện chỉ xoay quanh đời sống (hoặc một mặt, một góc đời sống)
của một vài nhân vật, việc tái hiện lịch sử chỉ được thực hiện bằng thao tác chấm
phá, nhiều khi như tình cờ, như tiện tay thì viết, trong lối kết cấu tương đối phóng
túng không theo tuyến tính thời gian, trong cái bộn bề tâm sự của nhân vật, nhưng
những nét cơ bản nhất của đời sống tinh thần - xã hội cũng được trình bày một
cách mạch lạc. Người ta có thể từ cuốn tiểu thuyết mà hình dung đất nước Đại
Việt hừng hực khí thế với những chiến công phá Tống bình Chiêm bằng sự xuất
hiện của các yếu nhân lịch sử như Lí Nhân Tông, Lí Thường Kiệt, Nguyên phi Ỷ
Lan; cũng có thể cảm nhận được không gian oi nồng, ngột ngạt của những cuộc
thanh trừng khốc liệt giữa triều đình, chốn hậu cung xoay quanh vương quyền và
kèm theo đó là quyền lợi của một số quý tộc phong kiến mới hình thành, nỗi khổ
cực của bách tính hay là tính hai mặt trong một con người, một hành động chính
trị thông qua nhân vật Ỷ Lan… Một không gian đặc biệt quan trọng được Võ Thị
Hảo tái hiện là diện mạo văn hóa - tư tưởng của giai đoạn lịch sử ấy. Ở đó, các thế
lực chính trị - tư tưởng và các nhân vật đại diện nắm tay nhau thật chặt để bảo vệ
đặc quyền của bản thân trong khi các dòng chảy văn hóa vẫn lặng lẽ theo con
đường riêng của nó. Trên chính trường, vua quan và sư tăng bắt tay nhau thật chặt
với sự pha trộn một ít Nho giáo, một ít Đạo giáo xoay quanh trung tâm Phật giáo,
cố vươn tầm ảnh hưởng đến mọi ngõ ngách của đời sống, thì lặng lẽ ở nơi thôn dã,
nhân dân vẫn say sưa với niềm đam mê của mình bằng những tín ngưỡng dân gian,
những lễ hội đẫm chất carnaval - sào huyệt cuối cùng cũng là khởi thủy tinh - thần
- người. Dựng lại mô hình xã hội của một nhà nước phong kiến đang trên đà hình
thành, mọi sinh hoạt xã hội đang ở trạng thái giao thoa, dang dở, Võ Thị Hảo
muốn nhân đó chỉ ra một sự thật: các thế lực thống trị có thể áp chế con người trên
tất cả mọi mặt nhưng ở tầng sâu của văn hóa thì những tín niệm thuộc về căn cốt
của nó vẫn không thế lực nào có thể áp chế được. Trong mọi thời đại, điều này
hoàn toàn có ý nghĩa thời sự. Cũng cần phải nói thêm rằng những ngổn ngang của
đời sống thế tục được Võ Thị Hảo trình bày trong tác phẩm không chỉ là câu
chuyện của quá khứ, mà là câu chuyện muôn thuở của đấu tranh sinh tồn và kiếm
tìm lẽ sống: tệ quan liêu, nhũng lạm của một số quan lại, sự ham hố tiền bạc hoặc
khuất phục trước uy vũ có thể khiến con người tha hoá, sẵn sàng hủy diệt những
giá trị chính mình đã tôn thờ (trước cái chết của quan Tăng đô án Từ Vinh, học trò
của ông là Đô hộ phủ ngục tụng Trần Dĩnh sẵn sàng thay đen đổi trắng, tiếp tay
cho cường quyền để đẩy gia đình thầy học mình đến chỗ tán gia bại sản).
Tuy nhiên, giá trị của Giàn thiêu không phải dừng lại ở đó. Phía dưới những
câu chuyện đầy tính “thời sự” kia là những câu chuyện bi thương về kiếp người. Ở
đây chúng tôi không nói đến số phận của những cung nữ hay phụ nữ luôn phải
chịu thiệt thòi dưới mọi áp bức của xã hội và gia đình như Lê Thị Đoan, Dương
Thái hậu, cung nữ Ngạn La và bao nhiêu cung nữ khác đã kế tiếp nhau làm cho
Giàn thiêu đầy thêm những oan hồn; như là sản phẩm của một thứ tinh thần gia
trưởng man rợ, nạn bạo hành được nhắc lại dưới dạng một kí ức đau xót. Quan
trọng hơn, chúng tôi muốn nói đến cái giàn thiêu - nhân thế, nơi mọi số phận đang
giãy giụa.
Đọc Giàn thiêu, có một thứ làm cho người ta kinh sợ: toàn bộ tác phẩm luôn
ngột ngạt trong sự phong tỏa của ám ảnh quyền lực. Đó là cuộc đấu tranh mất còn
giữa các thành phần xã hội hoặc các cá thể với nhau mà điển hình là mối thù dai
dẳng giữa Từ Vinh - Từ Lộ với Diên Thành hầu và sư Đại Diên. Dụng ý của tác
giả mang đến cho người đọc những ám ảnh hãi sợ và ám ảnh quyền lực là có thật
khi tác phẩm mở đầu bằng lát cắt phần giữa câu chuyện, và sự tàn khốc, man rợ
được tạo ra trong sự kiện người ta đưa các cung nữ lên giàn thiêu để thỏa mãn một
cách nô lệ và mù quáng (hoặc đầy mục đích và cơ hội) khát vọng sở hữu vô biên
của một vị hoàng đế đã băng hà - một thể xác ốm o và tinh thần què quặt đã chết.
Giàn thiêu, vì thế, với những lưỡi lửa tàn độc, chính là một thứ biểu tượng đầy ám
ảnh về quyền lực - một thứ “giàn thiêu” có thể thiêu đốt tất cả, nhất là thiện căn
của con người. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả để hầu hết các sư tăng đều ủng
hộ đến mức sùng bái những hành động sát nhân này, thậm chí còn coi đó là con
đường vinh quang dẫn người ta đến cực lạc - một thái độ xu phụ quyền lực quá rõ
ràng. Sự gay gắt, ráo riết của tình trạng hiếu quyền còn được tô đậm thêm bởi
miệng lưỡi của Thái bảo Lí Trác: “Ân có thể khiếm khuyết nhưng uy thì phải ngùn
ngụt như Hỏa Diệm sơn mới mong thiên hạ khiếp phục mà phải hầu chầu, đặng
trấn áp giặc dữ can qua” (tr.16). Thêm vào đó là những trang miêu tả quang cảnh
giàn thiêu đầy ám ảnh chết chóc với những tên gọi đảo Âm hồn, trong lời kinh của
đám sư tăng và trong cái cảnh bình minh với những tia mặt trời như phun máu…
Sự kết hợp bạo quyền và nỗi cuồng tín, xu phụ luôn là nguyên nhân của nỗi đau
thân phận cũng được Võ Thị Hảo nhấn mạnh khi miêu tả thái độ của đám sư tăng
coi cái chết trên giàn thiêu là việc đưa người ta đến cõi cực lạc. Một trong những
kiếp nạn của con người là khi tư tưởng, dù tiến bộ, hướng thiện đều vô tình hay
hữu ý bị biến thành vũ khí trong những bàn tay quyền lực, điều này được nhà văn
hết sức nhấn mạnh trong lời nhân vật Lê Thị Đoan như là sự giãy giụa, phản
kháng trong thế tuyệt vọng của những nạn nhân: “Chùa chiền mà làm gì, đạo học
mà làm gì nếu người ta không thực hành thiện, mà chỉ mượn cái vỏ từ bi để che
dấu cho những việc tàn bạo” (tr.38). Trong con mắt nhà văn, hiện thực giàn thiêu
gợi nhớ những hình phạt tàn khốc thời trung cổ dưới tay bạo chúa và giáo lí. Cũng
cần phải nói thêm rằng, dưới ngòi bút Võ Thị Hảo, quyền lực nhiều khi được miêu
tả như là thứ trò chơi mà các trạng thái tồn tại của nó tùy thuộc vào bàn tay người
điều khiển. Bằng chứng là, biểu tượng cao nhất của quyền lực trong cuốn tiểu
thuyết chỉ là vị vua nhỏ bé, vô tội Lí Thần Tông, mặc sức Lí Trác và những kẻ
khác thao túng, hơn nữa, nó lại chỉ là kết quả của cơn cuồng vọng của Từ Đạo
Hạnh. Viết Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đã động đến một vấn đề hết sức nhạy cảm mà
văn học lâu nay đã nhắc đến, khi chị xem tệ quyền lực và bạo hành tinh thần là
một thứ tội ác hằng thường của cõi sống. Điều này đã xuất hiện trong sáng tác của
Franz Kafka, chảy suốt trong văn chương và đến những năm cuối thế kỉ trước đã
trở thành đối tượng được đặc biệt chú ý của văn học phương Đông, trong đó,
không hề ngẫu nhiên, có Trung Quốc và Việt Nam với những Mạc Ngôn, Cao
Hành Kiện, Lí Nhuệ, Phạm Thị Hoài, Lại Văn Long, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn
Bình Phương…
Có lẽ vấn đề mà Võ Thị Hảo quan tâm khắc họa hơn cả là số phận con người
với tư cách là một cá thể tồn tại trong cõi nhân gian. Trở lại với vòng luân hồi đầy
nợ trần ai của Từ Lộ - Đạo Hạnh và Dương Hoán - Thần Tông, ta sẽ thấy điều này
được nhà văn thể hiện một cách thật da diết. Võ Thị Hảo về cơ bản trung thành với
các huyền tích dân gian khi kể về kiếp luân hồi của Từ Lộ, song, nhà văn đã gắn
cho các huyền tích ấy một ý nghĩa khác có dáng dấp của triết học hiện đại. Từ Lộ
sinh ra trong một gia đình quyền quý, nhưng chỉ vì những xung đột quyền lực mà
chàng rơi vào bi kịch nhà tan cửa nát, mất cả người mình yêu. Đây thực ra là một
motíp khá quen thuộc trong nhiều bi kịch của cuộc đời. Cái khác là Từ Lộ sau đó
dường như rơi ngay vào một kiếp khác, đúng hơn là một khúc ngoặt số phận ít ai
ngờ tới. Đau đớn trước hình ảnh người cha đứng trên dòng sông trực chỉ vào nhà
Diên Thành hầu và cái chết buồn khổ của người mẹ, vâng lời cha, chàng quyết tâm
trả thù và trải qua bao thăng trầm đã tìm ra được con đường duy nhất để giải quyết
ân oán: sang Thiên Trúc học đạo. Từ Lộ đã không thuộc về chính chàng, nhưng
cũng đã thuộc về chính chàng bởi trong khi thực hiện cái di mệnh nghiệt ngã của
tiên phụ, chàng đã đồng thời khẳng định bản ngã hiện sinh của chính mình. Khát
vọng khẳng định bản ngã ấy còn được bày tỏ một cách quyết liệt trong cuộc giao
hoan với thiếu nữ Nhuệ Anh trước khi lên đường sang Thiên Trúc giữa thiên nhiên
khoáng đạt, hùng vĩ và được thực hiện triệt để hơn khi Đạo Hạnh kiên quyết dứt
bỏ Phật đạo để trở lại cõi tục với giấc mộng đế vương và khát vọng thụ hưởng.
Cuộc từ bỏ ấy chính là lòng hối hận minh triết của một hiền nhân toan vượt thoát
khỏi cõi người khi chưa cảm thấy đủ những hạnh phúc đau đớn làm người - và
đương nhiên thật khó đắc đạo. (Trong truyện cổ, sự đầu thai vào nhà Sùng Hiền
hầu là một sự đánh đổi, trong Giàn thiêu, đó là một việc hoàn toàn tự nguyện,
dường như xuất phát từ khát vọng được khám phá, khẳng định những năng lực
hiện sinh của chính mình. Như vậy thực chất cuộc hóa thân của Từ Đạo Hạnh
chính là cuộc hồi hương của một con người trong hành trình tìm kiếm bản ngã, và
phải chăng đó mới thực sự là “quá trình tìm kiếm chân tâm”(2). Đây là cái nhìn
mang màu sắc triết học đời sống thế kỉ XX, tuy nhiên ở một góc nhìn nào đó là rất
gần gũi với triết lí Phật giáo Việt Nam thời Lí - Trần, nhất là thời Trần, khi các
thiền sư thường cổ vũ cho việc nhập thế để thực hiện bổn phận - một nét độc đáo
của tông phái Đại Thừa khi du nhập vào Việt Nam)(3). Với Giàn thiêu, có thể thấy
rằng trong cuộc luân hồi vô chung vô thủy, quả khó nói được là cái gì làm cho
người ta thỏa mãn, hạnh phúc cũng chỉ là quan niệm và chân lí là cái gì đó thật bấp
bênh. Ngoài ra, chúng ta có thể nhìn thấy trong những hành động của Từ Lộ và
Đạo Hạnh hình ảnh của con người bổn phận, phục tùng và con người cá nhân nổi
loạn, hai phạm trù này luôn tồn tại sâu thẳm trong mỗi thân xác ở cõi người.
Một trong những sản phẩm của triết học thế kỉ XX là sự cảm nhận hữu thể như
một cái gì đó thật bấp bênh, khó xác định, khó lường biết và con người chỉ là một
thứ phù du tồn tại trong kiếp lưu đày. Cảm giác này đã đẩy đến cực độ, trở thành
một thứ ám ảnh theo đuổi văn học suốt dọc thế kỉ XX với Lâu đài của Kafka, Đợi
Godot của Bettket, Linh Sơn của Cao Hành Kiện… và văn học Việt Nam cũng
từng biết đến triết lí này, khởi đầu với Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát của
Nguyễn Minh Châu, được tô đậm hơn trong Tướng về hưu, Không có vua, Con
gái Thủy thần, Không khóc ở California… của Nguyễn Huy Thiệp, Man nương,
Thiên sứ, Chuyện thầy A.K kẻ sĩ Hà Thành của Phạm Thị Hoài… Có thể thấy
Giàn thiêu gần gũi với Con gái Thủy thần và Man nương ở sự trở về những cảm
xúc nguyên thủy. Trong đó nếu tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị
Hoài xuất phát từ nguyên lí Mẹ của nền văn hóa lúa nước, thì tư tưởng của Võ Thị
Hảo có thể đặt trong mối quan hệ với tư tưởng của Đức Phật coi đời là bể khổ, là
hiện thực trầm luân để nhận ra sự giao thoa của triết học Phật giáo với triết học và
sự cảm thấy của con người hiện đại trong thế giới thường biến. Ngoài việc tiếp thu
tư tưởng Phật giáo coi đời là cõi trầm luân của số phận, là nơi để con người tồn tại
trong nhân quả và duyên nghiệp, dấu ấn của tư tưởng hiện đại còn để lại trong cái
nhìn về con người như là nạn nhân của nỗi cô đơn và lưu đày. Hai kiếp của Từ Lộ
nơi trần thế luôn đặt trong tình thế ấy. Cô đơn, bởi chàng đã nhà tan cửa nát, đằng
đẵng một mình trên hành trình phục thù, ngay cả hạnh phúc chớp nhoáng trong lần
được trộn hòa với Nhuệ Anh cũng chỉ là để mài sắc hơn cảm giác cô đơn ở chàng.
Khi đã là Đạo Hạnh, chàng vẫn chỉ một mình và trong kiếp Thần Tông, chàng
sống giữa tù ngục của sự xưng tụng vô tình và sáo rỗng của triều thần, những cơn
mây mưa khiên cưỡng không bao giờ mang đến một sự bình yên, một cảm xúc
giải phóng, trong khi cung nữ Ngạn La mà chàng khao khát vẫn chỉ là một bóng
mờ phía trước. Lưu đày, bởi chàng đã bầm dập ở cả hai kiếp với bao bất hạnh -
nhất là khi giãy giụa trong lốt hổ. Nếu để ý, ta sẽ thấy Từ Lộ và Thần Tông có
nhiều điểm tương đồng số phận: Từ Lộ vừa trưởng thành đã nhà tan cửa nát, sớm
mất người yêu dấu là Nhuệ Anh; Thần Tông chưa kịp lớn đã chứng kiến cái chết
của vua cha, sống cô đơn cùng giấc mơ tuyệt vọng về Ngạn La hoang dã. Điều đó
có nghĩa là dẫu cựa quậy, dẫu thay hồn đổi kiếp thì người ta vẫn không thể thoát
khỏi những bi kịch.
Giàn thiêu cũng là tác phẩm của những oan oan tương báo. Những oan nghiệp
nối dài giữa Diên Thành hầu, Đại Diên và Từ Vinh, Từ Lộ - Đạo Hạnh - Thần
Tông; Lí Trác và Ngạn La, mẹ con Lê Thị Đoan… làm câu chuyện cuộc đời thêm
phần bi kịch. Và dường như tất cả chỉ là một vòng trả vay quanh quẩn, làm nên
thứ giới hạn chật chội của cõi người mà lắm lúc ta nhầm tưởng là mênh mông lắm.
Nói cách khác, những hận thù đã làm cho cõi người trở nên chật hẹp.
Con người sinh ra vốn đã chịu kiếp lưu đày như một nguyên lí tiền định, và
không mấy ai đủ cơ hội, can đảm giúp mình thoát khỏi vòng oan nghiệt ấy. Tất cả
những khát vọng của con người là gì nếu không phải là thỏa mãn đời sống và giải
thoát cho chính mình? Cả hai con đường đều là cạm bẫy. Những ai đủ bản lĩnh sẽ
vượt qua, ai dùng dằng nghĩa là tự chui vào cái rọ nhân sinh. Nguyễn Minh Không,
Nhuệ Anh cuối cùng đắc đạo, Ngạn La giãy giụa trên giàn thiêu để thế giới bên
kia thêm một âm hồn đêm đêm báo oán, Thái Bảo Lí Trác nghẹn ngào trong tiếng
cười khanh khách của ông vua ba tuổi Lí Anh Tông sau khi Thần Tông xuống suối
vàng chờ đợi những trận đòn thù… Còn Đạo Hạnh? Đấy là một bài học bi kịch mà
với những dấu chân, bàn tay còn xiết vào vách đá trong đáy hang ở núi Phật Tích,
nói cho ta biết rằng “còn lơ lửng ở cõi trầm luân”.
Nhà tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng A. Dumas có lần tuyên bố đại ý, mặc lòng cho
các nhà thái sử tô điểm lịch sử theo tinh thần của họ, ông vẫn muốn “đánh bóng
phần đối lập” theo cảm hứng của mình. Tinh thần ấy thực sự trỗi dậy trong các tác
phẩm viết dựa trên cứ liệu lịch sử trong văn học Việt Nam vài chục năm lại nay,
và tiếp tục được khẳng định trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo. Ngoài việc lấy một
cốt truyện từ những mảnh vỡ huyền thoại để tái hiện một giai đoạn lịch sử - văn
hóa và phát biểu những quan niệm nhân sinh, Giàn thiêu cũng là nơi tác giả thể
hiện bản lĩnh trên tinh thần phản biện với quan niệm truyền thống. Không dựa
dẫm, không nuông chiều ý muốn của các sử gia trong trí nhớ của chính sử, hoặc
một vài nhà văn trước đây, Võ Thị Hảo đã nhìn thấy phía trái của phần tốt đẹp
trong một số nhân vật lịch sử, trong đó đặc biệt là Nguyên phi Ỷ Lan. Bên cạnh
những đóng góp thực sự cho việc khẳng định vị thế của cộng đồng trong một thời
điểm lịch sử nhất định, là những tội ác mà bà cùng hoàng tộc gây ra trong khi củng
cố địa vị cá nhân, của hoàng triều và dân tộc, và đó là cái giá mà các vĩ nhân phải
trả. Một trong những phần viết tạo được điểm nhấn là cuộc đối thoại giữa Dương
Thái hậu và Nguyên phi Ỷ Lan. Thông qua miệng lưỡi các nhân vật, nhà văn đã
góp thêm một tiếng nói phủ nhận tinh thần xác tín với lịch sử, đó là những trang
viết có tính giải thiêng, cho thấy một cách sâu sắc hơn nỗi tàn nhẫn của con người
trong giàn thiêu nhân thế.
Như vậy, cùng một số tiểu thuyết, truyện ngắn của các tác giả khác lấy cảm
hứng từ lịch sử và truyện dân gian, Giàn thiêu đã góp một phần đáng kể cho việc
khẳng định sự tồn tại của khuynh hướng sáng tác này với tư cách là một khu vực
độc lập đầy tiềm năng trong văn học Việt Nam đương đại. Đây là tác phẩm nửa
lịch sử, nửa huyền thoại nên tính chất nhiều tầng nghĩa là một kết quả có thể hình
dung trước, nhất là bản mẫu Từ Đạo Hạnh, như là trung tâm của mối giao thoa văn
hóa - tôn giáo - triết học(4), một nhân vật đặc biệt với vẻ huyền bí, phức tạp số
một trong các nhân vật lịch sử - huyền thoại ở Việt Nam.
Giàn thiêu là một cái mốc quan trọng đánh dấu thêm một thành công của Võ
Thị Hảo. Nhưng theo chúng tôi, vẫn còn vài điểm, nếu có thể viết khác đi thì sẽ
thêm phần hấp dẫn. Tạo một cuốn tiểu thuyết “cổ điển”, bề thế từ vốn nguyên liệu
không mấy phong phú của quá khứ, vậy nên khả năng hư cấu, tưởng tượng đã
được tác giả phát huy cao độ. Đây là điểm quan trọng để đánh giá năng lực của
một nhà tiểu thuyết. Ở cách nhìn truyền thống, đây là một nét tài hoa. Nhưng từ
một cách nhìn khác, dường như lại là một hạn chế. Đành rằng tác giả thông qua
cuốn sách tạo nên một cái nhìn văn hóa - lịch sử có chiều sâu, và việc kết cấu nội
dung để tạo một ấn tượng về văn hóa, về sự bề bộn của một thời kì trong đời sống
tinh thần con người là cần thiết. Song, việc miêu tả nhiều khi hơi dàn trải các sự
kiện, tình huống phi trọng tâm đã khiến nhiều vấn đề trở nên loãng, thiếu sự quyết
liệt trong việc nhấn mạnh một số chủ đề quan trọng, và các tầng nghĩa khác của
tác phẩm thiếu những ám ảnh cần thiết, cái khiến người đọc phải dằn vặt sau khi
gấp lại tác phẩm. Ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ đối thoại nói riêng của Giàn
thiêu là thứ ngôn ngữ tổng hợp, pha trộn nhưng không gây được những xung đột
hoặc đối thoại, dân chủ - hình như Võ Thị Hảo không có thế mạnh trong sử dụng
vốn từ cổ xưa. Mặt khác, có lẽ tác giả cũng không nên kéo dài một số cuộc đối
thoại mà chất lượng thông tin không đáng kể. Có thể sẽ thích thú hơn chăng nếu
nhà văn thu gọn những cuộc trao đổi mà ở đó nhân vật “luận” về thế sự, chính sự
bằng những câu văn ngắn, những ý tưởng hóc hiểm, lấp lửng để tạo thêm các
trường liên tưởng, gia tăng tính đa nghĩa của cuốn tiểu thuyết./.
Chú thích:
(1). Chúng tôi khảo sát bản in lần thứ hai, do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành
năm 2005.
(2). Chữ dùng của Đỗ Lai Thúy: “Từ Đạo Hạnh và quá trình tìm kiếm chân
tâm”, trong sách Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa, Nxb Văn hóa
Thông tin - Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, H. 2005.
(3). Thời Lí - Trần, sư tăng Việt Nam rất tích cực nhập thế, không bởi kị sát
sinh mà không diệt ác hành thiện, có nhiều cao tăng đóng góp tích cực vào đời
sống chính trị nước nhà. Thậm chí, Tuệ Trung thượng sĩ (tên thật là Trần Tung,
con trai An Sinh vương Trần Liễu, anh ruột Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn),
một nhà tu hành rất có uy tín thời Trần, được Trần Thánh Tông coi là sư huynh và
Trần Nhân Tông coi là thầy, khi trả lời em gái là hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên
Cảm về việc ông ăn thịt, đã nói: “Phật là Phật, anh là anh. Anh không cần làm
Phật, Phật không cần làm anh”. Như vậy rõ ràng tư tưởng về căn cốt của con
người gửi gắm trong câu chuyện Từ Đạo Hạnh vốn có từ tâm thức dân gian và
phần nào đó được chấp nhận ngay trong - dù có thể chỉ là thiểu số - các nhà tu
hành thời Lí - Trần.
(4). Từ Đạo Hạnh vốn là nhân vật có thật trong lịch sử, nhưng được dân gian
gán cho nhiều huyền thuyết, thậm chí còn có những di tích được coi là gắn với ông
(hang Thánh hóa ở khu vực chùa Thầy thuộc huyện Thạch Thất, Hà Tây - cũ).
Nhân vật này nhiều khi cho phép ta hình dung như là sản phẩm của sự kết hợp tư
tưởng Nho - Phật - Đạo, mặc dù thời đại ông sống, người Việt coi Phật giáo là
quốc giáo và ảnh hưởng của Nho giáo hay Đạo giáo đến đời sống nói chung là
không nhiều.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_vhoa_53__3224.pdf