Đề tài Vì sao có hiện tượng "chảy máu chất xám" từ doanh nghiệp nhà nước sang các thành phần kinh tế khác

Ngày 07/11/2006, Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức thông qua việc kết nạp Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới trên con đường phát triển và hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới. Đồng thời qua đó mở ra hàng loạt cơ hội phát triển vượt bậc cho các doanh nghiệp trong nước, thông qua sự giao thương với các doanh nghiệp thế giới trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ

Tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức và nguy cơ tiềm ẩn. Sự xuất hiện của các công ty, tập đoàn kinh tế thế giới, những liên doanh quốc tế chắc chắn sẽ làm cho sự cạnh tranh trên thương trường càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, muốn giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có những sự chuẩn bị thực sự chu đáo và nghiêm túc. Trong đó, nhân lực có thể xem là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp trong sự chuẩn bị đấy.

Nguồn nhân lực Việt Nam – đặc biệt là nhân lực “chất xám” – có thể xem là khá tốt với những đặc điểm như thông minh, ham học hỏi, tiếp thu nhanh với nguồn tri thức thế giới, lực lượng dồi dào và có độ tuổi khá trẻ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thực sự đánh giá đúng vai trò và vị trí của nguồn nhân lực này, nên việc sử dụng họ không đạt hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, hiện tượng “Chảy máu chất xám” đã và đang diễn ra ngày một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Các doanh nghiệp thực sự đối mặt với những khó khăn rất lớn từ ảnh hưởng của hiện tượng trên.

Cùng với môn học “Hành vi tổ chức” do Th.s Nguyễn Văn Thuỵ giảng dạy, chúng tôi mong muốn thông qua đề tài này có thể tìm hiểu một cách cơ bản và thấu đáo bản chất của hiện tượng “Chảy máu chất xám” ở các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cố gắng đề ra những giải pháp mang tính cơ bản để giúp các doanh nghiệp có thể ngăn chặn và vận dụng hiện tượng này một cách chủ động trong sự phát triển của mình.

 

doc24 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Vì sao có hiện tượng "chảy máu chất xám" từ doanh nghiệp nhà nước sang các thành phần kinh tế khác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày 07/11/2006, Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức thông qua việc kết nạp Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới trên con đường phát triển và hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới. Đồng thời qua đó mở ra hàng loạt cơ hội phát triển vượt bậc cho các doanh nghiệp trong nước, thông qua sự giao thương với các doanh nghiệp thế giới trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ… Tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức và nguy cơ tiềm ẩn. Sự xuất hiện của các công ty, tập đoàn kinh tế thế giới, những liên doanh quốc tế chắc chắn sẽ làm cho sự cạnh tranh trên thương trường càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, muốn giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có những sự chuẩn bị thực sự chu đáo và nghiêm túc. Trong đó, nhân lực có thể xem là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp trong sự chuẩn bị đấy. Nguồn nhân lực Việt Nam – đặc biệt là nhân lực “chất xám” – có thể xem là khá tốt với những đặc điểm như thông minh, ham học hỏi, tiếp thu nhanh với nguồn tri thức thế giới, lực lượng dồi dào và có độ tuổi khá trẻ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thực sự đánh giá đúng vai trò và vị trí của nguồn nhân lực này, nên việc sử dụng họ không đạt hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, hiện tượng “Chảy máu chất xám” đã và đang diễn ra ngày một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Các doanh nghiệp thực sự đối mặt với những khó khăn rất lớn từ ảnh hưởng của hiện tượng trên. Cùng với môn học “Hành vi tổ chức” do Th.s Nguyễn Văn Thuỵ giảng dạy, chúng tôi mong muốn thông qua đề tài này có thể tìm hiểu một cách cơ bản và thấu đáo bản chất của hiện tượng “Chảy máu chất xám” ở các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cố gắng đề ra những giải pháp mang tính cơ bản để giúp các doanh nghiệp có thể ngăn chặn và vận dụng hiện tượng này một cách chủ động trong sự phát triển của mình. I/ CÁC KHÁI NIỆM 1. Chất xám: là những tri thức, kinh nghiệm, khả năng để hoàn thiện công việc một cách có hiệu quả cao nhất. Hiểu rộng ra, chất xám là nguồn nhân lực có tài năng, tri thức và kinh nghiệm đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp. 2. Hiện tượng “Chảy máu chất xám”: Hiện tượng di chuyển của những người lao động có trình độ, tay nghề cao từ nơi này sang nơi khác (từ doanh nghiệp này, vùng này, nước này sang doanh nghiệp khác, vùng khác, nước khác) thường được gọi là “Chảy máu chất xám”. 3. Các hình thức chảy máu chất xám: Chảy máu chất xám “nội” Nhân viên trong một doanh nghiệp chưa làm hết năng lực, không cống hiến nhiều cho doanh nghiệp mặc dù có năng lực chuyên môn, nhưng vẫn hưởng lương và các chế độ như những nhân viên khác. Chảy máu chất xám “ngoại” Nhân viên trong doanh nghiệp ra khỏi doanh nghiệp để làm việc cho doanh nghiệp khác. Chảy máu chất xám ra nước ngoài: những người Việt Nam ra nước ngoài học tập, nghiên cứu (tự túc hay kinh phí Nhà nước) không quay trở lại làm việc trong nước mà làm việc ở nước ngoài. II/ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG “CHẢY MÁU CHẤT XÁM” 1. Tích cực: - Trước hết, phải coi rằng đây là kết quả tất yếu của nền kinh tế thị trường của việc gia nhập WTO, vì dù người lao động có đi đâu thì sức lao động, chất xám ấy vẫn được biến thành vật chất hiện hữu trong đất nước này chứ không phải là mất hẳn.   Ở khía cạnh cải cách hành chính, lâu nay chúng ta vẫn thấy rằng đa phần cán bộ công chức không sống bằng lương mà chủ yếu sống bằng bổng lộc do vị trí công tác mang lại. Nhưng nhiều người đã sẵn sàng từ bỏ những bổng lộc đó để đi làm thuê, kiếm sống bằng chính sức lao động, trí tuệ của mình. Điều đó chứng tỏ nền hành chính đã minh bạch hơn trước, đạo đức công vụ được nâng cao hơn, khiến họ tự cảm thấy mình không thể hưởng những thứ không phải do mình làm ra. Họ đã nhận thức được rằng đã đến lúc năng lực của họ phải được phát huy một cách hiệu quả hơn. Khi họ làm việc hết sức mình thì giá trị từ năng lực đó mang lại còn lớn hơn những bổng lộc từ vị trí cũ mang lại.  - Nếu Nhà nước, doanh nghiệp có chính sách cho đi học ở nước ngoài, xuất khẩu lao động và sau đó đãi ngộ nhân tài thì sẽ hướng “dòng chảy chất xám” chảy ngược về trong nước. Chúng ta có nguồn nhân lực học tập ở nước ngoài, làm việc ở nước tiên tiến, phát triển. Khi tích lũy được kinh nghiệm, trí thức họ sẽ trở về nước làm việc. Đây làm mặt tích cực của “chảy máu chất xám” mà chúng ta có thể học tập ở Philippin, Hàn Quốc, Malaysia,Trung Quốc… - Giá trị được tạo ra của doanh nghiệp sẽ lớn hơn khi người tài có môi trường phát triển tốt hơn, kéo theo giá trị chung của nền kinh tế sẽ tăng lên. - Hiện tượng này buộc những doanh nghiệp phải có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, môi trường làm việc theo hướng tích cực hơn để giữ chân và thu hút nhân tài. - Đảm bảo công bằng cho xã hội khi có sự đánh giá đúng năng lực của con người trong công việc. Hay “đánh giá theo khả năng, không đánh giá theo thâm niên”. - Đây là một hiện tượng bình thường và ngày càng xảy ra thường xuyên hơn trong thị trường lao động. Nền kinh tế càng phát triển, hiện tượng này càng phổ biến và thực ra là một điều kiện không thể thiếu của sự phát triển lành mạnh. Cuộc cạnh tranh vì tài năng đã đưa đến rất nhiều lợi nhuận – từ việc thúc đẩy năng suất lao động đến việc tăng thêm các cơ hội, từ việc đẩy mạnh sự thỏa đáng nghề nghiệp đến việc tăng thêm những tiến bộ khoa học. Càng nhiều nước và công ty cạnh tranh giành tài năng, càng có nhiều cơ hội để các nhân tài xuất hiện từ bóng tối. Nó làm cho nền tri thức nhân loại cân bằng hơn, và kinh tế thế giới phát triển đồng bộ hơn: nước lên sẽ đưa thuyền lên theo. 2. Tiêu cực Hiện tượng “chảy máu chất xám” tất yếu sẽ xảy ra đối với các doanh nghiệp không đủ bản lĩnh và chiến lược để giữ những nhân tài của mình. Đội ngũ lao động tri thức là những người có tính năng động rất cao. Họ làm gì, ở đâu, làm thế nào, phần lớn là do quyết định của họ. Người sử dụng lao động cần họ hơn là ngược lại. Chính vì thế, một khi đã mất đi nguồn nhân lực quan trọng này, các công ty sẽ phải đối mặt với những khó khăn bất lợi. - Điều này có nguy cơ dẫn đến nguồn nhân lực của bộ máy cơ quan Nhà nước sẽ thiếu và yếu. - Đằng sau việc nhân viên “nhảy việc” là việc doanh nghiệp bị ảnh hưởng không nhỏ, bởi cùng ra đi với nhân viên là các khách hàng, đối tác, cơ hội làm ăn… - Chi phí đào tạo 1 nhân viên có năng lực có thể kéo dài vài năm rất tốn kém, do đó khi họ ra đi là 1 tổn thất rất lớn đối với doanh nghiệp. - Nhà nước cấp kinh phí du học rất tốn kém; hỗ trợ kinh phí đào tạo tại các trường đại học trong nước cao. Nhưng khi tuyển dụng nhân viên vào làm trong các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước là rất ít. - Về lâu dài thì chỉ còn những người lớn tuổi, những người năng lực hạn chế hoặc có trình độ nhưng không còn tâm huyết ở lại doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp đang phải trả giá rất cao để thực hiện các giải pháp thu hút nhân tài, khiến giá của thị trường lao động tăng đột biến. - Không tận dụng được nguồn nhân lực trong nước, doanh nghiệp phải bỏ ra một nguồn kinh phí lớn để trả lương cho các chuyên gia nước ngoài được mời sang nước mình làm việc. - Hiện tượng các nhà khoa học dứt áo ra đi đã tác động xấu đến người dân cũng như các giới trí thức khác những người đóng góp lớn nhất cho sự tiến hóa của nhân loại. - Ngoài ra, do thiếu thốn nhân tài, rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học không được thực hiện, một số thành tựu khoa học kĩ thuật cũng không được phổ biến và ứng dụng vào thực tiễn. - Hiện tượng “Cá lớn nuốt cá bé” khi những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế lớn dễ dàng thu hút nguồn nhân lực của những doanh nghiệp nhỏ. - Những doanh nghiệp không thể giữ chân người tài sẽ gặp khó khăn và rơi vào vòng luẩn quẩn: tiềm lực yếu -> không giữ được người tài -> tiềm lực yếu. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp sẽ tiếp tục yếu và thiếu. III/ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Có 5 cơ sở lý thuyết để thực hiện nghiên cứu này gồm: a. Lý thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow. Maslow cho rằng: người lao động có 5 nhu cầu theo bậc thang từ thấp đến cao là: sinh học, an ninh, xã hội, được đánh giá cao và tự thể hiện. Theo ông, những nhu cầu ở mức thấp sẽ phải được thỏa mãn trước khi xuất hiện nhu cầu của người lao động ở mức cao hơn. b. Lý thuyết Hai yếu tố của Herzberg: Frederick Herzberg chia các yếu tố tạo động lực người lao động thành hai loại: yếu tố duy trì - thuộc về sự thỏa mãn bên ngoài và yếu tố thúc đẩy - thỏa mãn bản chất bên trong. Lý thuyết hai yếu tố Các yếu tố duy trì (phạm vi công việc) Các yếu tố thúc đẩy (nội dung công việc) Lương và các khoản phúc lợi phụ Công việc có ý nghĩa Sự giám sát Cảm nhận về sự hoàn thành Điều kiện làm việc Có cơ hội thăng tiến Các chính sách quản trị Sự công nhận khi hoàn thành công việc c. Lý thuyết Thoả mãn công việc của Wroom: Wroom cho rằng cố gắng của nhân viên để có được kết quả làm việc tốt. Kết quả này sẽ đem đến những phần thưởng họ nhận được. Phần thưởng này có thể mang đến cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Thưởng sẽ là tích cực nếu nó động viên được nhân viên và ngược lại thưởng sẽ là tiêu cực nếu như phần thưởng đó được xem là không động viên được nhân viên. d. Lý thuyết Công bằng của Adams: Adams lại cho rằng tính hợp lý công bằng giữa công việc của chính nhân viên với các nhân viên khác. Tính công bằng này có được khi có sự so sánh giữa những tỷ lệ đóng góp và những kết quả nhận được của họ với những nhân viên khác là bằng nhau. e. Lý thuyết Quyền lực của Skinner: Skinner cho rằng hành vi người lao động sẽ lặp lại với các hoạt động đóng góp trong tổ chúc doanh nghiệp nếu họ nhận được những giá trị tích cực, và ngược lại các hành vi đó sẽ không lặp lại nếu họ không nhận được những giá trị tích cực. Những nhà quản trị sẽ lưu ý cả những giá trị nhận được tích cực của những lao động để dẫn đến những hoạt động đóng góp của nhân viên cũng như tránh những giá trị nhận được không đủ/ không tí ch cực để hạn chế nhận được những đóng góp tiêu cực. IV/ THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG: “Tài nguyên” luôn đi tới những nơi nó được chào đón, và ở lại nơi nó được đối xử tử tế. Tình trạng chảy máu chất xám không chỉ xảy ra ở các công ty thuộc Nhà nước hay tư nhân của Việt Nam nói riêng mà nó là hiện tượng chung của toàn thế giới, từ các nước nghèo sang nước giàu, từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển. Lương cao, mức sống cao, nền khoa học công nghệ cao, môi trường học tập và làm việc tốt, cơ chế tuyển dụng công bằng, có chính sách ưu đãi là những lực hút của các nước phát triển đối với những người tài năng. Trong khi đó, những nước nghèo không có những điều kiện đó, thậm chí là ngược lại hoàn toàn đã tạo nên lực đẩy đối với những người tài của nước mình. 1. Nhà nước và Doanh nghiệp Nhà nước: Việt Nam ngày càng hoàn thiện nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu nền kinh tế thế giới, nên đã hiện tượng “chảy máu chất xám” diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Hiện nay, cả nước có khoảng 1.779.000 công nhân viên chức hành chính sự nghiệp. Trong đó, hành chính quản lý Nhà nước có gần 544.000 người, còn lại là trong ngành y tế, giáo dục. Tuy nhiên, theo một kết quả thống kê chính thức, trong 5 năm qua đã có hơn 16.000 công chức đương chức (cả ở cấp trung ương và các địa phương) chủ động xin nghỉ việc, chiếm 0,8% tổng số công chức trong toàn bộ hệ thống hành chính. Mặc dù tỷ lệ số người ra đi so với số người ở lại là rất nhỏ. Nhưng, nếu phân tích một cách sâu sắc để thấy được bản chất thực sự của tình trạng này là hầu hết những người ra đi là những công chức có trình độ cao, kinh nghiệm chuyên môn dồi dào, phẩm chất tốt. Xu hướng di chuyển chất xám ra khỏi khu vực công, để lại một lổ hổng rất lớn và làm cho nền kinh tế nước nhà ngày càng trì trệ, thiếu những người đủ khả năng vực dậy. Năm 2007, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có 260 người đi khỏi EVN và các công ty con để sang những doanh nghiệp điện khác. Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0), nơi vẫn được xem là có nhiều “bộ óc” thông thái trong công việc, trong năm qua, có cả chục “chất xám” ra đi và đều nhận được những công việc có mức lương cao. Ở Ngân hàng Nhà nước, cơ quan đóng vai trò chính trong kiềm toả lạm phát, chỉ trong một năm có tới hàng trăm đơn thư xin nghỉ việc, trong đó có cả các cán bộ cấp cao. Còn tại các ngân hàng quốc doanh chảy máu chất xám cũng diễn ra khá gây gắt. Trong giai đoạn 2004~2005, các ngân hàng đầu tư phát triển bình quân mỗi năm bị “chảy máu chất xám” khoảng 100 cán bộ, chuyên gia ngân hàng giỏi. Năm 2006 tình trạng gia tăng gấp bội trước ảnh hưởng của sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại cổ phần. Trong một báo cáo gửi Bộ Nội vụ mới đây, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài cho biết: “Mặc dù thống kê chưa đầy đủ, nhưng từ tháng 07/2003 đến tháng 12/2007, đã có 6.422 Cán bộ công chức, viên chức thôi việc, chiếm tỉ lệ 6,15% trên tổng số cán bộ, công chức thành phố. Trong số đó, công chức có trình độ đại học trở lên chiếm tỉ lệ 42,9% cán bộ xin nghỉ việc”. Việc “chảy máu chất xám” của Nhà nước không chỉ diễn ở lực lượng cán bộ công chức đơn thuần mà còn xảy ra ở một bộ phận những người được xem là tài năng của đất nước. Từ năm 2000 đến 2006, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã tổ chức cho 2.684 nghiên cứu sinh ra nước ngoài du học, trong đó có 871 tiến sĩ, 793 thạc sĩ và 814 cử nhân. Chi phí bình quân cho mỗi du học sinh theo đề án 322 là khoảng 22.000 USD/năm trong vòng 4 năm. Như vậy, chi phí cho mỗi người hơn 1,5 tỷ đồng cho toàn bộ chương trình học. Theo số liệu mới nhất của Bộ Giáo dục - Đào tạo, hiện số lượng du học sinh của ta đã vào khoảng 50.000 người và ngày càng tăng, nhưng có đến 80% du học sinh Việt Nam sau khi học xong không muốn trở về nước. Trong chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ của thành phố Hồ Chí Minh (2001 - 2005), không ít người sau khi tốt nghiệp đã không được làm việc đúng chuyên môn của mình. Đối với các nhân tài trong nước, kể từ năm 1974, năm đầu tiên Việt Nam tham gia thi Olympic Toán quốc tế dành cho trình độ phổ thông trung học, đến nay đã có gần 450 học sinh mang huy chương về cho đất nước. Thế nhưng, 60% trong số đó đang sống, làm việc ở nước ngoài. Gần đây, những vấn đề bất cập trong việc để chất xám ra đi đã được các nhà lãnh đạo đất nước nhìn nhận nhưng việc thực hiện vẫn chưa triệt để, đồng bộ do thiếu cơ chế, chính sách rõ ràng. Với sức ì của nhiều cơ quan công quyền, doanh nghiệp Nhà nước khi trông chờ vào “bầu sữa” ngân sách của Nhà nước. Thực tế, hiện tượng những người "hay ăn mỏng làm" thì được cất nhắc còn người có năng lực, dám theo đuổi cái mới thì bị "chầu rìa" diễn ra nhiều nơi. Chính vì vậy, Cơ quan công trở thành "tháp ngà" đối với một số ít người, và ở đó có những người "làm thì ít mà chia bè kết cánh thì nhiều" khiến cho nhiệt huyết công hiến của nhiều người tụt giảm. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: "Để người có tâm, tài vào làm việc trong bộ máy của Đảng, Nhà nước không có cách nào khác là phải thực hiện dân chủ...". Tuy nhiên, chính sách trải thảm đỏ để thu hút nhân tài của các cơ quan công quyền, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa đem lại hiệu quả do tính thiếu minh bạch, mang nặng tính hình thức nên chưa tạo được niềm tin của họ. Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay, tình trạng “chảy máu chất xám” chắc chắn sẽ ngày càng gây gắt, và sẽ nghiêm trọng đến nền kinh tế nước ta. Đặc biệt, khi nguồn chất xán đó lại là những người đóng vai trò định hướng, quản lý cho nền kinh tế - xã hội. 2. Các Doanh nghiệp ngoài Nhà nước: Các năm gần đây, sự "bùng nổ" của hàng loạt văn phòng đại diện, chi nhánh của các tập đoàn nước ngoài đã đẩy các doanh nghiệp trong nước vào tình trạng "chảy máu chất xám". Doanh nghiệp tìm đủ mọi cách để giữ người. Thế nhưng, người giỏi vẫn cứ ra đi, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Thế nhưng, từ năm 2007, hiện tượng “chất xám chảy ngược” đã xảy ra. Nhân viên giỏi cứ nối đuôi nhau, từ các ngân hàng, tập đoàn tài chính của nước ngoài về đầu quân cho các công ty cổ phần trong nước. Công ty chứng khoán quốc tế Hoàng Gia mới đi vào hoạt động được 6 tháng nhưng có tới gần 1/2 số cán bộ ở đây chuyển từ các ngân hàng, tập đoàn tài chính của nước ngoài về. Trong đội ngũ nhân sự chủ chốt tại Công ty cổ phần đầu tư IPA (công ty mẹ của Công ty chứng khoán VNDirect), thấy được có rất nhiều nhân sự người Việt trước đây từng giữ các vị trí quan trọng tại các Tập đoàn tài chính lớn của nước ngoài như Citibank, KPMG, Pricewaterhouse. Năm 2007, có một cái nhìn khách quan hơn là các doanh nghiệp trong nước cũng sử dụng đúng cách mà các công ty, tập đoàn nước ngoài sử dụng trước đây để lôi kéo chất xám của họ, tức là lương và thưởng. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì sự cạnh tranh thu hút lao động cao đang diễn ra ngày một gay gắt mà phần thua đang nghiêng về các doanh nghiệp trong nước. Các chuyên gia cho rằng tình trạng chảy máu chất xám diễn ra ở TP HCM là xu hướng tốt để các doanh nghiệp trong nước sớm thay đổi cung cách làm việc, chế độ đãi ngộ phù hợp với công nhân viên và đưa ra phương pháp quản trì phù hợp. Qua đây ta thấy được, trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay đặc biệt là toàn cầu hóa về kinh tế, sự luân chuyển này không chỉ bị giới hạn trong phạm vi của một quốc gia mà còn vươn ra phạm vi khu vực và thế giới. Thuật ngữ “chảy máu chất xám” đang dần được thay thế bởi thuật ngữ “Luân chuyển chất xám”. Sự kiện ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO sẽ bắt đầu sự luân chuyển chất xám giữa các doanh nghiệp, tổ chức và các nước ngày càng sẽ gây gắt hơn trước các áp lực từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xã hội muốn phát triển phải có sự cạnh tranh, nhằm đào thải những cái lạc hậu, chậm tiến, tiêu cực và giữ lại những cái tiến bộ tích cực phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay sự cạnh tranh chủ yếu diễn ra ở khả năng chiếm lĩnh tri thức thời đại của mỗi người, đó là sự cạnh tranh về “chất xám”, về trí tuệ của con người. Mặt khác, để có cái nhìn khách quan hơn về tình hình di chuyển lao động giữa các thành phần kinh tế nước nhà chúng ta cùng xem xét dữ liệu từ Cục thống kê sau: Số lượng và cơ cấu lao động cả nước phân theo thành phần kinh tế Qua số liệu từ cục thống kê về cơ cấu lao động cả nước theo thành phần kinh tế từ 2000 đến 2007: - Đối với kinh tế Nhà nước, tỉ trọng đang giảm dần trong khi nền kinh tế đang phát triển và công việc của công chức ngày càng tăng điều này đã phản ánh đúng thực trạng hiện tại. - Kinh tế ngoài Nhà nước thì tỉ trọng cũng đang giảm dần nhưng mức độ biến động giảm không nhiều như Nhà nước. - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thì tỉ trọng chiếm ít hơn nhưng mức độ biến động tăng đang ngày càng rõ rệt, điều này phản ảnh đúng thực trạng hiện tại nền kinh tế nước nhà đang dần dần chuyển sang nền kinh tế thị trường. 3. Doanh nghiệp nước ngoài – Thế giới. a. Các quốc gia đang phát tiển: + Trung Quốc: Theo bản báo cáo chính trị và an ninh toàn cầu năm 2007 của Viện khoa học và xã hội Trung Quốc, hiện tượng chảy máu chất xám ở đất nước này đang diễn ra nghiêm trọng nhất thế giới. Từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay, trong số lưu học sinh của nước này ra nước ngoài học tập, có 2/3 số người không quay trở về nước làm việc, 88% sinh viên học tại Mỹ đã làm việc lâu dài nơi xứ người. Tình trạng này khiến Trung Quốc thiếu nhân tài quản lý và điều hành đất nước. Trung Quốc hiện nay đang có một loạt chủ trương, chính sách, đãi ngộ vật chất, ưu đãi chế độ làm việc, khuyến khích học sinh đi học ở nước ngoài, tìm việc ở nước ngoài, thậm chí kết hôn và nhập quốc tịch với người nước ngoài. Đó là chính sách chấp nhận chảy máu chất xám ban đầu. Chỉ tiêu họ đặt ra là trong 4 năm tiếp theo, sẽ có 200.000 sinh viên tốt nghiệp đại học trở về nước làm việc. + Các quốc gia châu Phi: Trong thời kỳ hậu thực dân, 40% tri thức chuyên nghiệp của Châu phi đã rời khỏi lục địa đen để kiếm sống. Theo thống kê, tại một số nước đang phát triển như Gayana, Jamaica, Haiti,…có khỏang ¾ nhân viên kỹ thuật với trình độ cao đã di cư sang các nước là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Mỗi năm, có tới 23.000 giáo viên đại học và 50.000 cán bộ trung và cao cấp của châu Phi rời bỏ châu lục ra nước ngoài định cư và làm việc. Theo Tổ chức y tế Nam Phi – là một tổ chức phi chính phủ, mỗi năm có 300 y tá chuyên khoa nước này đi tìm “chân trời mới”, 80% bác sĩ Ghana rời bỏ nước này sau khi tốt nghiệp. Nền kinh tế kém phát triển, không phải là đất dụng võ cho những ngành lao động trí óc, tình hình chính trị bất ổn, chiến sự xảy ra khắp các nước, nghèo đói, bệnh tật đã làm viễn cảnh tương lai của họ trở nên quá mờ nhạt. Để lấp chỗ hổng các nhân tài ra đi để lại, châu Phi đã bỏ ra rất nhiều chi phí để thuê đội ngũ nhân lực lành nghề của các nước phương Tây về làm việc. Tình từ năm 1997 đến nay, Nam Phi đã thiệt hại 7.8 tỷ đồng do nạn chảy máu chất xám. + Singapore: Theo thống kê và nhận định của Cựu Thủ tướng và là Bộ trưởng cố vấn quốc gia Lý Quang Diệu, mỗi năm, Singapore mất khoảng 1.000 nhân tài, chiếm 4 -5% trong số 30% người tài, con số này đang ngày một tăng lên một cách đáng quan ngại. Nam châm chính hút nhân tài của Singapore là các nước sử dụng tiếng Anh. Ở nước này, đang diễn ra tình trạng các sinh viên đi du học tại Mỹ và được đón ngay sau khi ra trường. Những người không muốn cạnh tranh khốc liệt ơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung.doc
  • pptThuyet trinh-NEW.ppt
Tài liệu liên quan