Đề tài Về quyền giám sát tối cao của quốc hội

Trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta ,sau nhiều năm qua đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng như: nước ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội .Đó là một bước ngoặt lớn trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta nhưng bên cạnh vẫn còn một số mặt chưa vững chắc , vẫn còn nhiều khó khăn thách thức và nhiều biến động phức tạp . Cho nên Đảng và Nhà nước ta đã phát huy kế thừa những thành tựu đạt được để góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, để đẩy mạnh được nền kinh tế nước ta phát triển một cách vượt bậc thì Đảng và Nhà nước ta cũng cần phải quan tâm về vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội , làm cho Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất , thực hiện được đúng chức năng , quyền hạn theo quy định của Hiến Pháp và Pháp luật.Nghị quyết Đại hội 9 của Đảng khẳng định: “ lãnh đạo việc đổi mới và tăng cường công tác thanh tra của Chính phủ và các cơ quan hành pháp;phát huy vai trò giám sát của Quốc hội,Hội đồng nhân dân , Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo đúng chức năng và thẩm quyền của các cơ quan đó.Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp uỷ , của uỷ ban kiểm tra các cấp,tập trung vào các nội dung chủ yếu:Thực hiện các Nghị quyết,chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước;chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc;củng cố đoàn kết,nội bộ,giáo dục, rèn luyện,nâng cao phẩm chất,đạo đức Cách mạng của cán bộ,đảng viên ”

Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật là một trong những chức năng quyền hạn quan trọng của Quốc hội đã được quy định trong các bản Hiến pháp của nước ta và được Hiến pháp năm 1992 quy định tại Điều 83 và Điều 84 .

 

doc88 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Về quyền giám sát tối cao của quốc hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về quyền giám sát tối cao của quốc hội LờI NóI ĐầU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta ,sau nhiều năm qua đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng như: nước ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội .Đó là một bước ngoặt lớn trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta nhưng bên cạnh vẫn còn một số mặt chưa vững chắc , vẫn còn nhiều khó khăn thách thức và nhiều biến động phức tạp . Cho nên Đảng và Nhà nước ta đã phát huy kế thừa những thành tựu đạt được để góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, để đẩy mạnh được nền kinh tế nước ta phát triển một cách vượt bậc thì Đảng và Nhà nước ta cũng cần phải quan tâm về vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội , làm cho Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất , thực hiện được đúng chức năng , quyền hạn theo quy định của Hiến Pháp và Pháp luật.Nghị quyết Đại hội 9 của Đảng khẳng định: “ lãnh đạo việc đổi mới và tăng cường công tác thanh tra của Chính phủ và các cơ quan hành pháp;phát huy vai trò giám sát của Quốc hội,Hội đồng nhân dân , Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo đúng chức năng và thẩm quyền của các cơ quan đó.Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp uỷ , của uỷ ban kiểm tra các cấp,tập trung vào các nội dung chủ yếu:Thực hiện các Nghị quyết,chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước;chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc;củng cố đoàn kết,nội bộ,giáo dục, rèn luyện,nâng cao phẩm chất,đạo đức Cách mạng của cán bộ,đảng viên ” Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật là một trong những chức năng quyền hạn quan trọng của Quốc hội đã được quy định trong các bản Hiến pháp của nước ta và được Hiến pháp năm 1992 quy định tại Điều 83 và Điều 84 . Do vậy,nghiên cứu về quyền giám sát tối cao của Quốc hội thực sự là một yêu cầu khách quan và là một đòi hỏi bức xúc trong công tác giám sát của Quốc hội về mặt lý luận và thực tiễn . 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu. 2.1.Về phạm vi Trong phạm vi một bản khoá luận,tác giả tập trung vào giải quyết những vấn đề sau : Một là,xây dựng quyền giám sát tối cao của Quốc hội.Trên cơ sở phân tích nội dung của quyền giám sát tối cao của Quốc hội và rút ra những phương thức để thực hiện quyền đó,phân biệt quyền giám sát tối cao của Quốc hội với thẩm quyền kiểm tra việc tuân theo Hiến pháp và Pháp luật của các cơ quan Nhà nước khác Hai là,đưa ra thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội năm 1997 đến năm 2002 và xác định nguyên nhân chủ yếu hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội trong thời gian qua ( chủ yếu là Hiến pháp năm 1992 ) Ba là,đưa ra những kiến nghị đổi mới tổ chức và phương pháp thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội.Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và những điều kiện cần thiết để đại biểu Quốc hội thực hiện được đúng và đầy đủ quyền giám sát của mình,tăng thẩm quyền giám sát cho các Hội đồng và các Uỷ ban của Quốc hội hoặc thành lập Hội đồng giám sát Hiến pháp , xây dựng luật về hoạt động giám sát của Quốc 2.2. Về phương pháp nghiên cứu Khi viết bài luận này,chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp triết học Mác xít,phương pháp biện chứng Mác – LêNin,phương pháp so sánh,phương pháp lịch sử,phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp,phương pháp diễn dịch. 3. Kết cấu của bản luận văn . Lời mở đầu . - Chương 1:Cơ sở lý luận của quyền giám sát tối cao của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chương 2:Thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , nguyên nhân và bài học - Chương 3 : Những phương pháp tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội . Kết luận chương I CƠ Sở Lý LUậN QUYềN GIáM SáT TốI CAO CủA QUốC HộI NƯớC CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM I . Vị trí pháp lý của Quốc hội, bản chấi, nội dung và phương thức thực hiện 1. Vị trí pháp lý của Quốc hội . “ Vị trí pháp lý”là một thuật ngữ chuyên nghành của khoa học pháp lý có nguồn gốc la tinh là“Status” dùng để khái quát hoá vị trí,mô hình của một cơ quan nhà nước nào đó trong hệ thống các cơ quan nhà nước thông qua các quy định của pháp luật. Vị trí pháp lý của Quốc hội tức là chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và mối quan hệ của Quốc hội với các cơ quan nhà nước khác được Hiến pháp quy định cho Quốc hội.Vị trí pháp lý này được Hiến pháp năm 1992 quy định khái quát tại Điều 83:“Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân,cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước’’ Theo quy định của Hiến pháp - đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước coa nhất trong toàn bộ cơ cấu tổ chức các cơ quan Nhà nước Việt Nam.Sở dĩ,Hiến pháp quy định như vậy vì Quốc hội là cơ quan duy nhất do nhân dân toàn quyền trực tiếp bầu ra và là cơ quan duy nhất mà thành phần đại biểu đại diện cho tất cả dân tộc của cả nước . Vì thế, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân mà“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”(Điều 2 – Nghị quyết về việc sửa đổi,bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 thông qua ngày 25/ 12/ 2001)nên để bảo đảm cho Quốc hội thực hiện tốt là cơ quan đại biểu của nhân dân thì Hiến pháp quy định Quốc hội được nhân dân giao nhiệm vụ và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực thống nhất cả nước. Nói một cách khác,nhân dân là chủ thể tối cao của đất nước,nhân dân vừa trực tiếp vừa gián tiếp thực hiện quyền lực Nhà nước.Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước, từ đó hình thành bộ máy Nhà nước và nhân dân trực tiếp bàn bạc những vấn đề quan trọng của đất nước.Bên cạnh đó, nhân dân gián tiếp thực hiện quyền lực Nhà nước nghĩa là nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội để quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đời sống xã hội và của Nhà nước. Ngoài tính đại diện nhân dân của Quốc hội,vị trí pháp lý của Quốc hội còn được thể hiện ở tính quyền lực Nhà nước.Quyền lực Nhà nước là quyền quyết định những công việc quan trọng của cả nước,cả xã hội dưới hình thức pháp luật,quyền được tổ chức ra những lực lượng,những cơ quan để bảo đảm việc thi hành pháp luật và quyền giám sát việc thi hành pháp luật.Và theo Điều 83 của Hiến pháp 1992 thì:“Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất Nhà nước”,Quốc hội thay mặt nhân dân,thực hiện quyền lực của nhân dân và chỉ có Quốc hội mới có quyền biến ý chí của nhân dân thành luật.Do vậy,quy định trên chứng tỏ việc tổ chức quyền lực Nhà nước ta không theo nguyên tắc phân quyền,không phân chia quyền lực như Nhà nước tư bản mà tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa. Trong một thời gian dài,có quan điểm cho rằng:Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có toàn quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước.Nhưng vì Quốc hội không có điều kiện thiện hiện được những quyền hạn đó nên Quốc hội phải thành lập ra những cơ quan Nhà nước khác và giao cho chúng những nhiệm vụ,quyền hạn của mình.Nói một cách cụ thể là sở dĩ Chính phủ, Toà án nhân dân,Viện kiểm sát nhân dân có được quyền hạn và nhiệm vụ là do nhận được từ Quốc hội.Thực tiễn đã cho thấy nhận thức như trên là không phù hợp với thực tế hoạt động của bộ máy Nhà nước,nhận thức đó đã đem lại sự khó khăn khi cần xác định trách nhiệm pháp lý của các cơ quan Nhà nước và những khó khăn do việc không phân định rõ chức năng,quyền hạn của các cơ quan Nhà nước tạo ra.Ví dụ,nói một cách cụ thể,nhận thức trên sẽ rất khó phân định được quyền giám sát tối cao của Quốc hội với quyền kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân tối cao,với quyền giám đốc xét xử của Toà án nhân dân tối cao và với quyền thanh tra của Chính phủ. Như vậy,cần nhận thức lại,đúng hơn về vị trí pháp lý của mỗi cơ quan Nhà nước.Mỗi cơ quan trong hệ thống các cơ quan Nhà nước đều có vị trí pháp lý của nó.Vị trí đó được xác định từ cách thức thành lập,nhiệm vụ,quyền cơ quan Nhà nước khác như Chính phủ,Toà án nhân dân tối cao.Những cơ quan Nhà nước trên có chức năng,quyền hạn theo luật định nhưng đều phải có trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội và phải chịu sự giám sát của Quốc hội. 2. Bản chất , nội dung của quyền giám sát tối cao của Quốc hội . 2.1. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật là một bộ phận không thể tách rời quyền lực Nhà nước.Mà quyền lực Nhà nước được biểu hiện trong đời sống xã hội theo những phương thức sau: - Nhà nước đặt ra Hiến pháp và pháp luật. - Nhà nước giám sát các cá nhân trong hoạt động thực tiễn. - Nhà nước xử lý,trừng phạt cá nhân khi có hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật Từ những vấn đề trên cho thấy,giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật là một khâu không thể thiếu trong hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước và vì vậy giám sát là một bộ phận không thể tách rời quyền lực Nhà nước . 2.2. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và Quốc hội nắm quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Nguyên tắc mọi quyền lực của đất nước đều thuộc về nhân dân là nguyên tắc được nhiều nước công bố.Nhưng quyền lực đó được tổ chức và phân công như thế nào lại phụ thuộc vào điều kiện kinh tế,điều kiện chính trị–xã hội , truyền thống dân chủ,phong tục tập quán,thái độ tâm lý của nhân dân,quan hệ của mỗi nước với cộng đồng quốc tế,sự lãnh đạo và đường lôí chính trị của Đảng nắm chính quyền.Tóm lại là những điều kiện lịch sử–xã hội mà trong đó Nhà nước tồn tại. Nhìn một cách tổng quát,xét về mặt lý thuyết các nước trên thế giới hiện nay có bốn cách tổ chức và phân công quyền lực Nhà nước: Cách thứ nhất:Phân lập quyền lực một cách triệt để. Cách thứ hai:Phân công và phối hợp quyền lực . Cách thứ ba:Quyền lực tập trung vào hành pháp hoặc lập pháp . Cách thứ tư :Thống nhất quyền lực Nhà nước. Nhà nước Việt Nam hiện nay tổ chức và phân công quyền lực theo cách thứ tư . Cách tổ chức và phân công quyền lực xuất phát từ cơ sở lý luận,xuất phát từ điều kiện kinh tế,điều kện chính trị – xã hội và mối quan hệ của nước ta với cộng đồng quốc tế như sau: - Về mặt lý luận: Mác- Ăngghen và LêNin không chỉ quan tâm,chú trọng đến việc nghiên cứu bản chất của quyền lực và quyền lực của Nhà nước mà còn rất quan tâm đến việc tổ chức và phân công quyền lực trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa như thế nào. Những luận điểm, những nguyên lý cơ bản về tổ chức Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã được LêNin thể hiện tập trung và súc tích nhất trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”LêNin đã viết: “Lấy cái gì để thay thế bộ máy Nhà nước đã bị phá huỷ ? ” Vấn đề này, năm 1847, trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”Mác chỉ có một lời giải đáp hoàn toàn trừu tượng, hay nói đúng hơn,chỉ đặt ra nhiệm vụ mà 1. Cải cách hành chính Nhà nước, NXB sự thật, Hà Nội, 1991, trang 16 không đề ra phương pháp giải quyết. Thay bộ máy Nhà nước bằng việc “Tổ chức giai cấp vô sản thành giai cấp thống trị bằng dành lấy dân chủ”đó là câu giải đáp trong “ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” . Không muốn rơi vào không tưởng, Mác chờ vào kinh nghiệm của phong trào quần chúng để xem tổ chức ấy của giai cấp vô sản với tư cách là giai cấp thống trị sẽ theo những hình thức cụ thể nào... Mác viết “Công xã không phải là một cơ quan đại nghị , mà là một tập thể hành động, vừa lập pháp ,vừa hành pháp ...”LêNin đã phân tích một cách sâu sắc những luận điểm cơ bản của Mác: “Công xã thay thế chế độ đại nghị bán mình và thối nát ấy của xã hội tư bản bằng những cơ quan, trong đó quyền tự do ngôn luận và tự do thảo luận không biến thành lừa bịp vì các nghị sĩ phải tự mình công tác, tự mình thực hiện những luật pháp của mình, tự mình kiểm tra lấy tác dụng của những luật pháp ấy, tự mình phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước cử tri của mình ” . Trong quá trình lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga, kết hợp lý luận với thực tiễn, LêNin đã xây dựng Nhà nước kiểu mới theo nguyên tắc “ Tất cả quyền hành thống nhất, đầy đủ và không chia sẻ trong tay toàn thể nhân dân ” .Như vậy theo quan điểm của chủ nghiã Mác –LêNin về Nhà nước ,muốn quyền lực thực sự là của nhân dân thì phải tập trung thống nhất quyền lực Nhà nước cho cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân là Quốc hội hoặc XôViết và vì vậy trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất đồng thời cũng là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đều có quy định và thể hiện nguyên tắc thống nhất và tập trung quyền lực trong tổ chức bộ máy Nhà nước .Việt Nam cũng vận dụng quan điểm này và điều đó được thể hiện trong các quy định về vị trí pháp lý của Quốc hội trong các bản Hiến pháp của Nhà nước ta. Sự phân tích trên có thể dẫn đến một nhận xét là:Quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật là một bộ phận không thể tách rời của quyền lực Nhà nước và Quốc hội nước ta là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.Do đó,Quốc hội nắm quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin về tổ chức và hoạt động của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã tồn tại trong một thời gian dài và được vận dụng vào việc tổ chức bộ máy Nhà nước các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.Nhưng cùng với sự thay đổi chính trị ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cũng có nhiều quan điểm của các luật gia, các nhà khoa học xã hội ở Việt Nam nhận thấy cần có sự đổi mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng và cấp bách đã được ghi nhận trong Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 7. Nhưng đổi mới như thế nào, theo khuynh hướng nào, có áp dụng lý luận phân chia quyền lực không, đó là những vấn đề đã được đặt ra trong quá trìmh soạn thảo Hiến pháp năm 1992 của nước ta và trong Đại hội lần thứ 7 của Đảng cộng sản Việt Nam.Cho đến nay,như chúng ta đã thấy,Hiến pháp năm 1992 đã ra đời và khẳng định vị trí pháp lý của Quốc hội tại Điều 83 “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ...Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước ” Điều đó cũng thể hiện rõ quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước.Nhà nước ta vẫn được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ nhưng có sự phân công phân cấp rành mạch.“ Quốc hội ta là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Thay mặt nhân dân cả nước thực thi quyền lực mà nhân dân giao cho, ...Với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao, Quốc hội vừa quyết định luật, vừa giám sát các cơ quan Nhà nước thi hành luật. Nhưng không lẫn lộn với quyền hành pháp của Chính phủ,cũng như quyền độc lập xét xử của Toà án.”Trong Nghị quyết và các văn kiện khác của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 7 đã phân tích rõ trong điều kiện kinh tế,chính trị xã hội và quan hệ quốc tế của nước ta hiện nay thì Nhà nước ta cần được đổi mới,cần có sự phân công,phân cấp rành mạch trong tổ chức và hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước nhưng vẫn cần thống nhất và tập trung quyền lực vì điều đó là bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa,là điều đảm bảo cho quyền lực của đất nước thực sự thuộc về nhân dân.Chúng tôi nhất trí và đồng ý với quan điểm trên của Đảng vì : - Xét về mặt kinh tế:Nền kinh tế nước ta đang chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nhưng đó là nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa,có sự quản lý của Nhà nước.Sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường tất yếu đòi hỏi phải có một thị trường thống nhất trong cả nước và có sự quản lý của Nhà nước bằng một hệ thống pháp luật thống nhất,đó là mong muốn và là điểm thống nhất về lợi ích của mọi tầng lớp dân cư và mọi giai cấp trong xã hội.Mặt khác,tuy nền kinh tế có nhiều thành phần nhưng nhân dân vẫn là chủ sở hữu của tất cả những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của đất nước. - Xét về mặt chínhtrị – xã hội:Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tăng lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Sự phân biệt giàu,nghèo trong xã hội có nhưng cơ cấu giai cấp trong xã hội chủ yếu vẫn là giai cấp công nhân,nông dân và tầng lớp trí thức.Đảng cộng sản Việt Nam vẫn là chính đảng duy nhất đang tồn tại và vị trí lãnh đạo của Đảng đã có chiều dài lịch sử và cần được xã hội thừa nhận,những quan điểm và tư tưởng của Đảng vẫn là những quan điểm và tư tưởng có tác dụng chi phối trong xã hội. 1. Đỗ Mười: Xây dựng Nhà nước của nhân dân – thành tựu – kinh nghiệm đổi mới, NXB sự thật Hà Nội 1992, trang 14 - Xét về mối quan hệ quốc tế:Sự ổn định về chính trị của Nhà nước ta cũng là một trong những yếu tố để Nhà nước ta tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế và nhiều lĩnh vực khác đối với cộng đồng quốc tế . Từ sự phân tích trên,có thể dẫn đến kết luận là:xuất phát từ những điều kiện lịch sử cụ thể về kinh tế,chính trị và xã hội,về quan hệ với cộng đồng quốc tế,Nhà nước Việt Nam vẫn duy trì nguyên tắc tập trung và thống nhất quyền lực Nhà nước,mà Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.Do đó,Quốc hội nắm quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật,nhưng có đổi mới,đó là việc phân công,phân cấp rành mạch trong tổ chức Nhà nước. Trong các Nhà nước tư sản việc tổ chức và phân công quyền lực theo nguyên tắc quyền lực được phân chia thì giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật thường được tiến hành dưới hai hình thức sau đây : -Kiểm tra trước:Các dự luật đã được thảo luận trước khi thông qua và công bố đều được một cơ quan chuyên trách kiểm tra tính hợp hiến của đạo luật đó. - Kiểm tra sau:Khi đạo luật đã ban hành và được thi hành,cơ quan chuyên trách phát hiện ra những điều khoản không hợp hiến. Và có hai hình thức tổ chức việc kiểm tra,giám sát : - Thành lập một cơ quan chuyên trách do Quốc hội cử:Hội đồng bảo Hiến, Viện bảo Hiến,Uỷ ban kiểm tra Hiến pháp. - Thành lập cơ quan tài phán(Toà án Hiến pháp) Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 của nước ta thì quyền giám sát tối cao của Quốc hội về việc thi hành Hiến pháp pháp luật,về việc kiểm tra tính hợp Hiến của các đạo luật cũng được tiến hành dưới hai hình thức : - Kiểm tra trước:Các dự án luật,pháp lệnh khi đưa ra thảo luận đều được các Hội đồng và Uỷ ban của Quốc hội thẩm tra.Báo cáo thẩm tra được trình bày trước Quốc hội khi một dự án luật được đem ra trước Quốc hội thảo luận. - Kiểm tra sau:Việc thi hành Hiến pháp và pháp luật do nhiều cơ quan Nhà nước kiểm tra:Viện kiểm sát nhân dân tối cao,... theo chức năng và quyền hạn của các cơ quan đó. Cách tổ chức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội là:bằng quy định của luật,Quốc hội giao cho nhiều cơ quan Nhà nước giám sát và nghe báo cáo của các cơ quan đó.Quốc hội tập trung giám sát trực tiếp đối với hoạt động của Chính phủ,...Và để làm điều đó,Quốc hội giao cho các Hội đồng và Uỷ ban giám sát trong phạm vi quyền hạn của các cơ quan này theo luật định. Quốc hội không có cơ quan chuyên trách giám sát. Ưu điểm lớn nhất của cách giám sát của Quốc hội được thể hiện tập trung vào quyền lực của nhân dân.Nhân dân thông qua cơ quan đại biểu cao nhất của mình là Quốc hội xây dựng pháp luật và nhân dân thông qua hoạt động của Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật và quyền giám sát của Quốc hội là quyền giám sát tối cao.Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện được mục đích trên thì cần có một cơ chế thích hợp và những điều kiện cần thiết về nhiều mặt. 2.3. Nội dung của quyền giám sát tối cao của Quốc hội Để hiểu đúng và đầy đủ nội dung,ý nghĩa của quyền giám sát tối cao của Quốc hội,trước hết cần tìm hiểu thuật ngữ “giám sát” Theo từ điển Tiếng Việt,“giám sát”được hiểu là“sự theo dõi,xem xét làm đúng hoặc sai những điều đã quy định”.Hoặc được hiểu là“theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không ”. - Trong từ điển tiếng Nga“giám sát.”được hiểu là“một nhóm hoặc một tổ chức để theo dõi người, việc nào đấy” Tuy nhiên cách diễn đạt và biểu hiện ý nghĩa của từ“giám sát”có khác nhau nhưng chúng có điểm chung nhất là: -“Giám sát”dùng để chỉ các hoạt động theo dõi,xem xét,kiểm tra và nhận định về một việc làm nào đó đã được thực hiện đúng hoặc sai những điều đá quy định. - “Giám sát”luôn luôn gắn với một chủ thể nhất định,tức là phải trả lời được câu hỏi:ai(người hoặc tổ chức nào)có quyền thực hiện việc theo dõi xem xét, kiểm tra và đưa những nhận định về một việc nào đó đã được thực hiện đúng hoặc sai những điều đã quy định. -“Giám sát cũng luôn luôn gắn với một đối tượng cụ thể,tức là phải trả lời được câu hỏi:giám sát ai,giám sát việc gì.Điều này có ý nghĩa quan trọng là ở chỗ nó phân biệt giữa“giám sát”và“kiểm tra”.“Kiểm tra”thì chủ thể hoạt động và đối tượng chịu sự tác động của hoạt động đó có thể đồng nhất với nhau đó là việc tự kiểm tra của chủ thể hoạt động.Nói một cách khác,tự chủ thể hoạt động xem xét kỹ để đánh giá tình trạng tốt,xấu của công việc đang là.Nhưng “giám sát”thì không có tình trạng tự chủ thể hoạt động theo dõi,xem xét chính hoạt động của mình. -“Giám sát”phải thể hiện được quan hệ giữa chủ thể hoạt động giám sát và đối tượng chịu sự giám sát tức là chủ thể hoạt động có những quyền và nghĩa vụ gì đối với đối tượng chịu sự giám sát và ngược lại ... Như vậy, thuật ngữ “giám sát”nếu chỉ hiểu theo nghĩa chung nhất thì phạm vi của nó rất rộng rãi nên bao giờ cũng phải gắn liền với một chủ thể nhất định thì lúc đó mới đem lại cho ta một thông tin,một nhận thức cụ thể . Căn cứ vào những yếu tố cấu trúc của khái niệm“giám sát”,căn cứ vào những quy định của Hiến pháp và pháp luật thì khái niệm“Quyền giám sát tối cao của Quốc hội”gồm: +Chủ thể của quyền giám sát tối cao:Xuất phát từ vị trí hoạt động Nhà nước ta là nguyên tắc tập trung dân chủ và quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua hoạt động của các cơ quan đại biểu 1. Từ điển học sinh NXB giáo dục 1971 Hà Nội, trang 305 2. Từ điển tiếng việt, Viện khoa học xã hội Việt Nam, viện ngôn ngữ học Hà Nội 1992, trang 803 3. Từ điển bách khoa luật học, Mát xcơva 1987, trang 230 cao nhất và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội. Quốc hội giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật,điều đó được thể hiện trong các bản Hiến pháp của Nhà nước ta.Ví dụ theo Điều 83,Hiến pháp 1992:“...Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất...giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”,vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác –LêNin về Nhà nước và pháp luật,căn cứ vào quy định trên của Hiến pháp 1992 thì Quốc hội là chủ thể duy nhất của quyền giám sát tối cao vì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất ở nước ta. +Đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội. Căn cứ vào Hiến pháp năm1992,luật Tổ chức Quốc hội,luật Tổ chức Chính phủ,luật Tổ chức Toà án nhân dân,luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì những cơ quan Nhà nước như Chính phủ Toà án,Viện kiểm sát....tuy có những nhiệm vụ và quyền hạn độc lập nhưng những người đứng đầu cơ quan đó đều phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của mình trước đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp Quốc hội hoặc phải trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.Những văn bản mà các cơ quan Nhà nước đó ban hành phải phù hợp với Hiến pháp,luật,nghị quyết của Quốc hội,pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.Mặt khác,Quốc hội có thể quyết định sửa đổi hoặc huỷ bỏ,đình chỉ việc thực hiện những văn bản đó khi xét thấy có vi phạm Hiến pháp,luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Điều đó cũng có nghĩa là những cơ quan Nhà nước kể trên chịu sự giám sát của Quốc hội. Quốc hội có quyền giám sát tính hợp hiến,hợp pháp trong hoạt động thực tiễn và trong nội dung văn bản của Chủ tịch nước,Chính phủ,Toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao.Đó chính là những đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội. + Những căn cứ để Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến,lập pháp, và quyền giám sát tối cao.Nhưng để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động giám sát,bảo đảm cho Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao theo đúng quy định của Hiến pháp và luật khi thực hiện quyền giám sát của mình,Quốc hội phải có những căn cứ nhất định : * Quốc hội phải căn cứ vào những quy định của Hiến pháp,luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. * Quốc hội căn cứ vào nội dung văn bản đã ban hành của các cơ quan Nhà nước chịu sự giám sát của Quốc hội và căn cứ vào báo cáo thực tế hoạt động của những cơ quan Nhà nước đó. Khi cần thiết,Quốc hội có thể chất vấn hoặc đi xem xét thực tế tình hình có đúng như báo cáo của cơ quan Nhà nước không. Như vậy,nội dung giám sát của Quốc hội là the

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5.doc
Tài liệu liên quan