Đề tài Về cuộc biểu tình chống thuế ở NghệTĩnh năm 1908

Cuộc biểu tình diễn ra tuy ngắn ngủi (chỉtrong vòng một tuần lễ) nhưng đã thu

hút đông đảo nhân dân tham gia và biểu hiện những nét mới của phong trào dân

tộc, dân chủ. Khác với các tỉnh Nam Trung Kỳ, phong trào ch ống thuế ởNghệ

Tĩnh chưa tổchức thành một phong trào mạnh mẽvới điểm đến cuối cùng là toà

Công sứTỉnh, mà mới chỉlà “lấy Nam Ngãi làm tấm gương soi”để “hò reo như

gió đưa diều”.Nó thểhiện tinh thần kiên cường, tính nhạy cảm trước “thời cuộc”,

hưởng ứng kịp thời và ý thức dân tộc luôn có trong người dân khiến cho thực dân

Pháp phải lo sợ như Toàn quyền Bouhoure đã nêu trong báo cáo đề ngày

22/12/1908

(14)

. Tinh thần dân tộc luôn là động lực chính ở các cuộc đấu tranh,

trong đó có cuộc biểu tình chống thuế ởNghệ -Tĩnh đầu thếkỷXX. Nguyễn Ái

Quốc từng tham gia chống thuế ởHuế, Người đã viết: “Chủnghĩa dân tộc là động

lực của đất nước, chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuếnăm 1908, nó đã

dạy cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trước thuếtạp dịch và thuếmuối”

pdf13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Về cuộc biểu tình chống thuế ở NghệTĩnh năm 1908, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về cuộc biểu tình chống thuế ở Nghệ Tĩnh năm 1908 Phong trào chống sưu thuế ở miền Trung năm 1908 nổi lên như một sự kiện tiêu biểu của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Đây là một cuộc đấu tranh chính trị bất bạo động có quy mô lớn trước đó chưa từng thấy ở Việt Nam. Có lẽ vì thế mà trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã dành nhiều thời gian và tâm huyết viết về phong trào dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các sự kiện, nhân vật tham gia phong trào, mối liên hệ trong hoạt động chống thuế ở Nghệ Tĩnh đối với Bắc Trung Kỳ và Trung Trung Kỳ còn mờ nhạt, đặc biệt ảnh hưởng của phong trào chống thuế năm 1908 ở Nghệ Tĩnh đến các phong trào đấu tranh giữa "phe hộ" với "phe hào" ở những năm tiếp theo chư Phong trào chống sưu thuế ở miền Trung năm 1908 nổi lên như một sự kiện tiêu biểu của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Đây là một cuộc đấu tranh chính trị bất bạo động có quy mô lớn trước đó chưa từng thấy ở Việt Nam. Có lẽ vì thế mà trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã dành nhiều thời gian và tâm huyết viết về phong trào dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các sự kiện, nhân vật tham gia phong trào, mối liên hệ trong hoạt động chống thuế ở Nghệ Tĩnh đối với Bắc Trung Kỳ và Trung Trung Kỳ còn mờ nhạt, đặc biệt ảnh hưởng của phong trào chống thuế năm 1908 ở Nghệ Tĩnh đến các phong trào đấu tranh giữa "phe hộ" với "phe hào" ở những năm tiếp theo chưa được đề cập tới. Bài viết này nhằm góp phần làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến sự kiện này. 1. Vùng đất Nghệ Tĩnh với việc tổ chức và xây dựng phong trào chống thuế Nghệ Tĩnh là tỉnh thuộc Bắc Trung Kỳ. Theo cách phân chia của người Pháp, Bắc Trung Kỳ gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, trong đó vùng An- Tĩnh được coi là một xứ bởi có nhiều nét tương đồng về địa lý tự nhiên - xã hội, nơi được xem là "chìa khóa" để mở cánh cửa miền Trung Đông Dương. Từ xưa, Nghệ Tĩnh được coi là chỗ "làm giới hạn cho hai miền Nam - Bắc, là nơi hiểm yếu như thành đồng, ao nóng của nước và là then khóa của các triều đại" (1). Đó là lý do vì sao các phong trào yêu nước chống Pháp ở đây thường diễn ra sớm, kịp thời và có mối quan hệ cũng như chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Khi xác lập quyền thống trị trên toàn cõi Việt Nam, thực dân Pháp chia Việt Nam thành ba kỳ với ba chế độ chính trị khác nhau. Từ đây, vùng đất Nghệ Tĩnh phải chịu sự thống trị của thực dân Pháp và phong kiến Nam triều. Chính sách cai trị và bóc lột của thực dân phong kiến làm cho tình hình kinh tế các tỉnh miền Trung rơi vào tình cảnh điêu đứng, nhân dân đói khổ trước sưu cao thuế nặng. Cuối tháng 2/1908, nhiều khẩu hiệu mang nội dung “không nộp thuế cho Pháp” được tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Từ đó, hình thành một phong trào rộng lớn từ Quảng Nam, Quảng Ngãi đến Bình Thuận, lan ra ngoài vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh… Thực dân Pháp đã tìm mọi cách đàn áp nhưng phong trào vẫn dâng lên không ngừng. Nghệ Tĩnh được xem là nơi có cuộc vận động hưởng ứng kháng sưu thuế, xin xâu cuối cùng ở phía Bắc. Tuy nhiên, phong trào ở nơi đây diễn ra không kém phần quyết liệt, sôi nổi. Song song với mục tiêu kinh tế là sự kết hợp cuộc vận động nhân dân bài trừ hủ tục, thực hiện lối sống mới. Cụ thể, cuộc vận động dân chúng mặc áo cộc, cắt tóc ngắn, tổ chức biểu tình, xin giảm thuế đinh, thuế điền, thuế muối, thuế chợ… Về lãnh đạo: Người đi đầu trong phong trào này là các sĩ phu. Họ từng là những thành viên trung kiên trong phong trào Cần Vương, tham gia chống Pháp dưới ngọn cờ “phò vua cứu nước”, họ ẩn náu chờ thời và hi vọng tiếp tục được chiến đấu có hiệu quả hơn trong một tổ chức mới. Phan Bội Châu và các sĩ phu Nghệ Tĩnh đã nghĩ tới việc lập nên một “tân Đảng”. Sau nhiều lần đàm đạo với các sĩ phu tiến bộ trong và ngoài tỉnh cùng một số trí thức quan lại có tinh thần yêu nước đương thời, Duy Tân hội được thành lập (5/1904). Trong số những thành viên tích cực của Hội, những người ở Nghệ Tĩnh như: Nguyễn Hàm, Lê Võ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân, Ngô Đức Kế… luôn quan tâm tới phong trào tại địa phương mình. Năm 1906, Nghệ Tĩnh bắt đầu hình thành các “hội tương tế”, tạo ra mối liên hệ giữa quần chúng yêu nước với các tổ chức cơ sở của Duy Tân hội. Các tổ chức cơ sở được hình thành dưới hình thức hoạt động kinh tế - văn hoá, tương trợ nhau vì mục tiêu chung là cứu nước cứu dân. Đi đầu trong phong trào này ở Nghệ Tĩnh là Lê Văn Quyên (tức Đội Quyên), sinh ra trong gia đình sống bằng nghề thợ rèn tại làng Yên Phúc, tổng Yên Hồ, phủ Đức Thọ (nay thuộc xã Đức Phúc - Đức Thọ - Hà Tĩnh). Sau thời gian tập hợp các sĩ phu ở Nghệ Tĩnh, ông Quyên tham dự cuộc họp thành lập Duy Tân hội. Ông còn là người tham gia tích cực trong việc thành lập quán Triêu Dương với các ông Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Lê Văn Huân nhằm gây dựng tài chính cho Hội. Đội Quyên vận động nhân dân khắp các phủ, huyện trong vùng Nghệ - Tĩnh tham gia kịp thời phong trào chống sưu thuế ở Nam - Ngãi. Người lãnh đạo chủ chốt trong phong trào chống thuế ở Nghệ Tĩnh là Nguyễn Hàng Chi, sinh năm 1884, ở thôn Đông Thượng, xã Ích Hậu, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc (nay thuộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh), trong một gia đình Nho học. Được anh trai là Nguyễn Hiệt Chi - một sĩ phu trong Nhóm sáng lập Công ty Liên Thành và Trường Dục Thanh ở Phan Thiết (nơi Nguyễn Tất Thành đến dạy học năm 1910-1911) - thường xuyên thông tin về cuộc vận động Duy Tân sôi nổi ở Nam -Ngãi, tinh thần yêu nước cũng như tư duy cứu nước của ông được mở rộng và thôi thúc mãnh liệt. Khi phong trào chống thuế ở Quãng Ngãi diễn ra, Nguyễn Hàng Chi đã liên lạc với các sĩ phu trong vùng bàn kế hoạch cổ động nhân dân đứng lên đấu tranh (2). Ngoài ra, phong trào chống thuế ở Nghệ Tĩnh còn có những nhân vật xuất sắc như Lê Huân, Ngô Đức Kế (tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), Đặng Văn Bá (Thạch Hà - Hà Tĩnh), Trịnh Khắc Lập quê ở thôn Đông Hội, tổng Phan Xá (nay là thôn Minh Khai, xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), Nguyễn Danh Phương (Hương Khê, Hà Tĩnh), Chu Trạc (Yên Thành, Nghệ An) là những người đi đầu trong cuộc vận động phong trào chống thuế ở địa phương mình. Các ông tích cực vận động duy tân, mở rộng Triêu Dương thương quán ra huyện Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Thanh Chương. Tìm cách liên lạc với các sĩ phu trong ngoài tỉnh để mở rộng, liên kết phong trào nhằm chống chính sách thống trị của thực dân Pháp và sự bóc lột của phong kiến tay sai, giành quyền lợi cho quần chúng nhân dân. Về lực lượng: Tham gia phong trào xin xâu, giảm thuế chủ yếu là nông dân. Trước tiên là nông dân huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), sau đó lan khắp phủ, huyện trong tỉnh. Phong trào diễn ra mạnh mẽ và đông đảo nhất ở huyện Nghi Xuân, Thạch Hà (Hà Tĩnh), huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Yên Thành (Nghệ An). Phần lớn quần chúng tham gia cuộc đấu tranh vì không thể chịu được cuộc sống khốn khổ bởi nạn sưu dịch, thuế muối, thuế chợ tăng lên bên cạnh thuế đinh, thuế điền. Thêm vào đó là cảnh mất mùa xảy ra liên miên, đời sống nhân dân ngày càng cơ cực, khốn khổ. Nông dân không có khả năng nộp thuế, một số nhà giàu cũng mất đi quyền lợi nên họ cùng nhau tranh đấu. Về hình thức đấu tranh: Lúc đầu hưởng ứng phong trào Duy Tân, cải cách xoá bỏ lối sống cổ hủ, nhằm tiếp cận xã hội mới “hợp thời”, đó là sự kiện “cắt tóc” diễn ra từ những năm 1906-1907. Để cổ động cho cuộc vận động đổi mới, đoàn kết cùng nhau đồng lòng chung sức, Mai Lão Bạng (một tín đồ thiên chúa giáo quê Nghệ An) viết: “Trước thì gây dựng cuốc cày Mong làm cơ sở đợi ngày thành công Tay khai sáng hội canh nông Mở mang nẻo mới vun trồng đường xa” (3) Việc “cắt tóc” được hô hào, cổ vũ mạnh mẽ trong dân chúng, khắp các phủ huyện ở Nghệ Tĩnh, “từ già chí trẻ”, “nhỏ thời cúp trước, lớn thời cúp sau”. Những câu vè nhằm tuyên truyền cổ động phong trào, dân chúng Thanh - Nghệ - Tĩnh không ai không thuộc (4). Tiếp đến là cuộc vận động đấu tranh chống thuế xin xâu diễn ra dưới hình thức biểu tình là chủ yếu. Ban đầu họ cùng nhau dán tờ hiệu triệu lên các cây to ngoài đường để hô hào nhau cùng tham gia. Họ kéo từng đoàn người với sự trang bị đơn giản và không hề mang theo vũ khí đi từ trung tâm các phủ. Tại Hà Tĩnh, nông dân các tổng, xã kéo đến phủ, huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ... Tại Nghệ An, nông dân các xã kéo tới phủ, huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Quỳnh Lưu. Để thực hiện được điều đó, những người tham gia được chuẩn bị một số vật dụng cần thiết để cùng hô hào theo cuộc vận động giảm sưu thuế của dân chúng tỉnh Quảng Nam, như những câu vè còn lưu truyền trong nhân dân Nghệ Tĩnh, phản ánh cảnh cơ hàn, nghèo khổ của người dân đi biểu tình xin xâu, giảm thuế: “Lúc bấy giờ ngao ngán Rồi rủ chắc (nhau) xin xâu Người đầu bị, đầu niêu Kẻ nón tời, cơi rách Gánh giang sơn xốc xếch Về giữa tỉnh lạy quỳ Dân khốn khổ ra ri” (5) 2. Diễn biến và kết quả của phong trào đấu tranh chống sưu thuế ở Nghệ Tĩnh Theo ghi chép của các yếu nhân trong phong trào còn để lại thì cuộc vận động chống thuế đã hai lần diễn ra tại Can Lộc (Hà Tĩnh). Lần thứ nhất vào khoảng tháng 4/1908, Nguyễn Hàng Chi đã tổ chức vận động nhân dân làm một cuộc diễn tập hưởng ứng phong trào chống thuế ở Quảng Nam. Nông dân các làng xã không kéo lên huyện mà hẹn nhau nhóm họp ở các ngã ba trên con đường dẫn về tỉnh lỵ, rồi cứ thế lần lượt dồn đến Tòa sứ giữa thị xã như nước chảy. Đám Công sứ và quan lại Nam triều bất ngờ thấy dân vây kín thì hoảng hốt lúng túng, không biết đối phó thế nào, đành phải ra tiếp dân và hứa giải quyết. Một chuyện rất lý thú đã diễn ra là quan huyện tìm cách dò xem ai là kẻ cầm đầu nên đã gặng hỏi: “Ai xui đến đây?”. Bên kia nhất loạt đồng thanh: “Bẩm quan, tân thơ” (ý nói sách vở “đổi mới” của thời buổi đó) (6). Thế là không có cách nào tìm ra đầu đảng, các quan đành phải để dân chúng ra về. Đây là một thắng lợi của người dân song chính quyền thực dân vẫn làm ngơ trước những yêu cầu bức thiết của dân chúng. Lần thứ hai, Nguyễn Hàng Chi quyết định tổ chức một cuộc “khiếu sưu” quy mô hơn lần trước. Lần này ông kêu gọi các huyện khác trong tỉnh cùng nhất tề phối hợp: “…Nào anh, nào chị/ Nào chú, nào o/ Việc dân dân lo/ Đừng cho quan biết/ Dân ta đói rét/ Cực khổ trăm bề/ Sưu thuế nặng nề/ Không gì nuôi sống…/ Khổ dân ta nói/ Khổ dân ta kêu/ Giảm thuế, giảm sưu/ Cho dân sống với!…”. Thông tri do chính Nguyễn Hàng Chi thảo ra gửi đi các nơi để cổ động phong trào, có nội dung ngụ ý như sau:“Đáng yêu thay dân tỉnh Quảng Nam!/ Đáng kính thay dân tỉnh Quảng Nam!/ Đáng học thay dân tỉnh Quảng Nam! Giặc Pháp mượn tiếng bảo hộ, ngược đãi dân ta đã quá lắm. Hàng năm nộp xong sưu thuế rồi, mình không còn chiếc áo lành, bụng không còn được ăn cơm no, đi nơi khác tìm ăn, khổ hết chỗ nói. Nếu không một phen đứng dậy tỏ tình kêu nài thì sưu thuế hẳn còn tăng mãi. Dân ta mười nhà đến chín nhà rỗng không, khó lòng gánh chịu được. Nếu cứ ngồi mà đợi chết, chi bằng dậy để tìm lối sống. Hét to gọi lớn, chống lại quân thù. Định lấy ngày 18/4/1908 dân chúng các phủ huyện cùng kéo đến tỉnh, xông vào Toà sứ, đòi bỏ sưu thuế...” (7). Đúng như dự kiến, ngày 18/4 năm Duy Tân thứ 2 (tức ngày 23/5/1908), Nguyễn Hàng Chi dẫn đầu hơn 600 người, có cả phụ nữ, ông già, ăn mặc rách rưới, đội nón cời, cơm đùm cơm nắm kéo lên huyện lỵ Can Lộc. Tri huyện Phạm Doãn Văn sợ hãi phải bỏ trốn. Đoàn người liền dắt díu nhau kéo về tỉnh lỵ, đi đến đâu họ cũng kêu vang xin Nhà nước ân giảm sưu cao thuế nặng. Khi đi gần đến Tòa thị chính, đoàn biểu tình bị cánh quân của Trung úy Gaillard chặn lại và cho lính đánh đập dữ dội, buộc cả đoàn phải dạt ra thành nhiều nhóm chạy khắp các ngả đường trong thị xã, vừa chạy vừa kêu gào dữ dội. Tuy thế cũng có nhiều người lọt được vào dinh các quan tỉnh hò hét đòi người cầm quyền thực hiện lời hứa với dân, cho đến khi bị đánh lả đi mới thôi. Tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), Nguyễn Hàng Chi lại phối hợp cùng Trịnh Khắc Lập tổ chức biểu tình vào ngày 22/5/1908. Giữa chợ Giang Đình, Trịnh Khắc Lập đã diễn thuyết ủng hộ tờ Thông tri của Nguyễn Hàng Chi, kêu gọi các nhà Nho bỏ buổi bình văn phù phiếm, vận động nhân dân lên huyện, lên tỉnh kêu sưu. Ngày hôm sau (23/5/1908), như đã thỏa thuận với Nguyễn Hàng Chi từ trước, ông cùng Phan Chiên, Phan Cẩn cầm đầu hơn 200 người làm náo động chợ huyện, kéo tới huyện đường, bắt trói Tri huyện giải về tỉnh kêu sưu. Đoàn biểu tình đi được độ 20km đến Cồn Gồ thì gặp cánh quân của viên quan binh Pháp Babut. Ông ta vờ chấp nhận yêu sách của đoàn biểu tình, rồi đề nghị Trịnh Khắc Lập quay lại huyện lỵ để giải quyết. Vì thiếu kinh nghiệm, những người biểu tình đã cởi trói cho Tri huyện rồi vào huyện đường đàm phán. Babut liền trở mặt cho bắt các thủ lĩnh và giải tán đoàn biểu tình. Cuộc biểu tình chống thuế cũng diễn ra với các mức độ khác nhau tại một số xã ở huyện Kỳ Anh, Thạch Hà (Hà Tĩnh). Cùng với hoạt động chống thuế ở Hà Tĩnh, ngày 19/7/1908, tại thôn Thanh Đại, huyện Thanh Chương, Nghệ An, Phạm Ngô Đồng đã viết đơn chống sưu cao thuế nặng và đem niêm yết ở nhiều chợ, thị trấn trong huyện, hô hào nhân dân đứng lên biểu tình đòi giảm thuế, xoá sưu, một số hào lý trong vùng cũng đồng tình, trong đó có Lý trưởng làng Thanh Đại là Nguyễn Văn Tàng. Tại huyện Yên Thành (Nghệ An), Chu Trạc đấu tranh không bằng con đường thương lượng mà bằng vũ lực. Để nhanh chóng thực hiện kế hoạch, ông liên hệ với một binh lính tin cậy ở đồn Rạng tên là Cửu Lương (ở Thanh Chương) và chuẩn bị tiền cho một số đồng chí ra nước ngoài mua sắm vũ khí trước lúc khởi sự. Lời hiệu triệu được bí mật vang lên trong lễ tế cờ ra quân: “...Ai là khách anh hùng xin hãy chung lưng đấu cật. Nước mắt còn chi những phút ni” làm thôi thúc ý chí những người tham gia phong trào. Tuy nhiên, vì thiếu cảnh giác nên hoạt động chưa kịp thực hiện thì bị thực dân Pháp ngăn chặn. Âm mưu lợi dụng phong trào nổi lên chống thuế của nông dân để làm một cuộc bạo động vũ trang của Chu Trạc và các đồng chí bị thất bại. Như vậy, sự kết hợp chặt chẽ giữa các cuộc biểu tình chống thuế ôn hoà với hình thức khởi nghĩa vũ trang là nét đặc sắc nhất của phong trào yêu nước ở Nghệ Tĩnh trong năm 1908. Giáo sư Trần Văn Giàu đã nhận xét “...Hễ càng xa thì càng mất đà, nhưng đến Nghệ An thì phong trào biến thành vũ trang khởi nghĩa”. Giáo sư Đinh Xuân Lâm đã nhận định: “Phong trào chống thuế ở Nghệ Tĩnh là một hiện tượng đẹp nhất thể hiện sự kết hợp lực lượng của hai phái bạo động và cải lương”. Tuy các cuộc biểu tình ở nơi đây không lớn như ở Nam Ngãi và diễn ra muộn, nhưng rất quyết liệt. Đặc biệt, do có sự chuẩn bị từ trước nên tổ chức rất chặt chẽ, thống nhất. Có được điều này chứng tỏ sự tổ chức của Duy Tân hội và sức mạnh của tư tưởng mới đã lôi cuốn dân chúng. Thực dân Pháp mà đại diện là Khâm sứ, Công sứ và chính phủ Nam triều nhanh chóng dập tắt phong trào bởi “phong trào nổi dậy sẽ lại truyền bá ra phương Bắc” (8) và xem xét nguyên do cuộc khởi loạn mà xét xử những người kích động nhân dân, những người tạo “yêu thư, yêu ngôn” thì chiếu theo điều khoản “phàm tuyên bố bậy bạ tạo ngôn, viết ra trương dán, xui giục lòng người, kẻ vi thủ trảm lập quyết, vi tùng đều thủ trảm giam hậu” (9) như các trường hợp Nguyễn Hàng Chi (Hà Tĩnh), Châu Trạc, Phạm Trang, Phạm Ngô Đồng (Nghệ An) (10). Nhân dân Nghệ Tĩnh đã ghi lại cảnh bắt bớ, giam hãm của chính quyền thực dân qua bài vè chống thuế tại địa phương: “Kẻ đứng đầu: giam lại/ Bắt cùm kẹp hỏi tra/ Đò tuyệt nỏ cho qua/ Bắt ngăn đường đón lại/ Bắt mọi đường đón lại...” (11). Thực dân và tay sai Nam triều bắt giam tù nhiều người ở Nghệ Tĩnh, cho rằng “Các phạm nhân giam sai nói trên có tình tội nặng, đều xin phát đi Côn Lôn phối dịch, để răn...” (12). Còn hành động của nhân dân là “mưu làm phản nghịch”, ai nói chuyện “tân thơ” là chúng bắt như trường hợp Trịnh Khắc Lập (Hà Tĩnh). Thảm cảnh những thân sĩ Nghệ Tĩnh bị chính quyền thực dân và tay sai Nam triều bắt đi đày được Phan Châu Trinh mô tả trong “Trung kỳ dân biến thỉ mạt ký”: “Lúc dẫn đi đày, duy thân sĩ Quảng Nam được thong dong. Các tỉnh khác tuy có ngược đãi, nhưng không thái quá. Chỉ có thân sĩ hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An giao cho quan binh áp giải, trói cả tay chân, không cho cựa quậy lấy trành khiêng, xuống tàu thuỷ rồi cũng không cho mở dây, sắp hàng trên boong tầu, khát không cho uống, mưa to gió lớn trời lãnh không cho dời đi chỗ khác, có người kêu đau, kêu khổ rất thảm thương” (13). Cuộc biểu tình diễn ra tuy ngắn ngủi (chỉ trong vòng một tuần lễ) nhưng đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia và biểu hiện những nét mới của phong trào dân tộc, dân chủ. Khác với các tỉnh Nam Trung Kỳ, phong trào chống thuế ở Nghệ Tĩnh chưa tổ chức thành một phong trào mạnh mẽ với điểm đến cuối cùng là toà Công sứ Tỉnh, mà mới chỉ là “lấy Nam Ngãi làm tấm gương soi” để “hò reo như gió đưa diều”. Nó thể hiện tinh thần kiên cường, tính nhạy cảm trước “thời cuộc”, hưởng ứng kịp thời và ý thức dân tộc luôn có trong người dân khiến cho thực dân Pháp phải lo sợ như Toàn quyền Bouhoure đã nêu trong báo cáo đề ngày 22/12/1908 (14). Tinh thần dân tộc luôn là động lực chính ở các cuộc đấu tranh, trong đó có cuộc biểu tình chống thuế ở Nghệ - Tĩnh đầu thế kỷ XX. Nguyễn Ái Quốc từng tham gia chống thuế ở Huế, Người đã viết: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực của đất nước, chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó đã dạy cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối” (15). Phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh đã diễn ra sôi nổi, có tổ chức và vận động có mục tiêu kinh tế, chính trị nhưng vẫn chưa có sự thống nhất chung, còn mang tính tự phát. Phong trào nơi đây bùng nổ khi cuộc đấu tranh ở các tỉnh đã bị đàn áp nên bùng lên mạnh mẽ như một phản ứng dây chuyền rồi cũng nhanh chóng thất bại. Đây cũng là nét chung của phong trào chống thuế của Trung Kỳ năm 1908. Kết quả cuộc biểu tình chống thuế năm 1908 ở Nghệ Tĩnh và cả Trung Kỳ nói chung đã góp phần làm cho thực dân Pháp phải nới tay trong chính sách bóc lột của chúng như giảm thuế thân từ 2,40 đồng xuống còn 2,20 đồng, giảm 4 ngày sưu (công ích) xuống 3 ngày và tuyên bố không tăng 5% thuế điền nữa. Ngày 31/12/1908, Toàn quyền Đông Dương chuẩn y giảm số ngày đi xâu làm việc “hàng tỉnh” từ 8 ngày (theo Nghị định Toàn quyền ngày 31/12/1908) xuống còn 5 ngày (16). Tiếp nối và phát triển phong trào đấu tranh chống Pháp và tay sai cuối thế kỷ XIX, phong trào chống sưu thuế đầu thế kỷ XX biểu thị lòng yêu nước, chí căm thù, sức mạnh quật khởi, khả năng cách mạng to lớn và nguyện vọng sâu sắc của quần chúng nhân dân mà chủ yếu là nông dân chống thực dân phong kiến. Sau phong trào chống thuế năm 1908, thực dân Pháp ra sức đàn áp các hoạt động chống đối chính quyền ở khắp các tỉnh Trung Kỳ, phong trào của nông dân ở các tỉnh Trung Trung Kỳ và Nam Trung Kỳ hầu như im ắng thì tại Bắc Trung Kỳ, đặc biệt ở Nghệ Tĩnh, nông dân đã tấn công chính trị, phát triển mạnh mẽ phong trào đấu tranh công khai giành quyền lợi cho nông dân tại các vùng nông thôn trong năm 1910-1919 và phong trào đấu tranh giữa phe "hộ" và phe "hào" trong những năm 20 đầu thế kỷ XX. Điều này cho thấy sức chiến đấu bền bỉ, khéo léo của nông dân Nghệ Tĩnh góp phần to lớn cho phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến. Phát huy tinh thần đấu tranh cách mạng với chủ nghĩa yêu nước như là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, nông dân Nghệ Tĩnh đã hưởng ứng cuộc đấu tranh với khí thế quyết liệt, với tinh thần thông minh sáng tạo. Có thể khẳng định rằng: từ những đốm lửa của phong trào chống thuế năm 1908, của phong trào đấu tranh những năm tiếp theo đã bùng lên thành ngọn lửa lớn trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931). Kết quả đấu tranh của phong trào nông dân Nghệ Tĩnh những năm đầu thế kỷ XX góp phần viết nên những trang sử hào hùng của địa phương cũng như cả nước thời cận đại./. Chú thích (1) Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, quyển 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.70. (2) Theo Nguyễn Đổng Chi (1962), Hát giặm Nghệ Tĩnh, Nxb Sử học, tr.156. Đất cũng có khi lở/ Trời cũng có khi nghiêng/ Cứng cũng có khi phải mềm/ Mềm rồi khi phải cứng/ Dân Quảng Nam hùng dũng/ …/Người ta kéo đoàn kéo lũ/ Người ta vô vạn hằng hà/ Kéo đến tỉnh đến tòa/ Đứng chật cửa, chật nhà/ Đòi thuế giảm sưu tha/ Bọn Lang sa mất vía/ Bọn Nam triều mất vía. (3) Phan Bội Châu tuyển tập, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1986. tr.329. (4) Chương Thâu, Đông Kinh Nghĩa Thục, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1983, tr.63. “Húi hề! húi hề! Tay trái cầm kéo/ Tay phải cầm lược/ Húi hề! húi hề!/ Thủng thẳng cho khéo/ Bỏ cái ngu này!/ Bỏ cái dại này”! (5), (12) Nguyễn Đổng Chi (1962) Hát giặm Nghệ Tĩnh, Nxb Sử học, tr.168. (9), (10), (11) Nguyễn Thế Anh, Phong trào kháng thuế ở miền Trung qua các châu bản triều Duy Tân, Bộ Văn hoá Giáo dục và Thanh niên, Sài Gòn, 1973. tr.131. (6), (7), (13) Phan Châu Trinh, Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký, Lê Ấm, Nguyễn Quang Thắng chú dịch và giới thiệu, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá xuất bản, Sài Gòn, 1973, tr.89. (8) Rapport politique pour le mois de mai 1908 Province de Nghệ An. (14) Chương Thâu, Hồ Song, Ngô Văn Hoà, Nguyễn Văn Kiệm, Đinh Xuân Lâm, Lịch sử Việt Nam (1897-1918), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.204-205. “Bằng cách hành động có hệ thống, những người cầm đầu, trên thực tế, không phải nhằm giảm nhẹ vài thứ thuế. Họ hướng tới và chính điều đó, tôi xin nhắc lại, làm cho những triệu chứng này có tính chất nghiêm trọng và khiến chúng ta phải lo lắng cho tương lai - tạo ra sự phá vỡ tổ chức cai trị trong xứ và chuẩn bị cho sự thức tỉnh một phong trào dân tộc”. (15) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.446. (16) Dương Kinh Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858-1918), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.314. ■ Dương Thị Thanh Hải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflich_su_vhoa_50__8093.pdf