Bộluật thành văn cổnhất ởLa Mã là bộLuật 12 bảng. Nó được gọi như vậy vì
được khắc vào 12 bảng đá vào năm 452 TCN. Luật La Mã là hệthống luật cổ,
được xây dựng năm (449 TCN), áp dụng cho thành Roma và sau đó là cảĐếquốc
La Mã. Các nguồn của Luật La Mã thời Cổđại được sưu tập trong Corpus Iuris
Civilis được tái khám phá trong thời kỳTrung cổvà mãi cho đến thếkỷ19 vẫn
được xem là nguồn luật pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia châu Âu. Vì
thếmà người ta cũng có thểgọi các luật lệcó hiệu lực trên lục địa châu Âu trong
thời kỳTrung cổvà trong thời gian đầu của thời kỳHiện đại là Luật La Mã. Trong
thời giancuối của thời Cổđại Hoàng đếJustinian I đã ra lệnh sưu tập lại các bản
văn luật cũ. Tác phẩm luật mà sau này được biết đến dưới tên Corpus Iuris Civilis
bao gồm các quyển sách dạy vềluật (công bốnăm 533), tập san các bài văn của
các luật gia La Mã (tiếng La Tinh: digesta hay pandectae), các đạo luật do hoàng
đếban hành (Codex Iustinianus, công bốnăm 534) và các đạo luật đã được đổi
bổsung (novellae).
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Văn minh La Mã cổ đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn minh La Mã cổ đại
Roma ngày nay trước kia từng là vùng đất trung tâm của sự phát triển trong thời
kỳ Lã mã cổ đại
.
Mục lục
1 Cơ sở hình thành văn minh La Mã cổ đại
o 1.1 Địa lí
o 1.2 Dân cư
2 Quá trình phát triển của nền văn minh La Mã
o 2.1 Lược sử
o 2.2 Các mốc lịch sử
3 Văn hóa
o 3.1 Ngôn ngữ
o 3.2 Hội họa, văn học và âm nhạc
o 3.3 Thể thao và các hoạt động
o 3.4 Khoa học ứng dụng
o 3.5 Kiến trúc xây dựng
o 3.6 Sử học
o 3.7 Triết học
o 3.8 Luật pháp
o 3.9 Khoa học tự nhiên
o 3.10 Y học
4 Tôn giáo
5 Chú thích
6 Xem thêm
[ ] Cơ sở hình thành văn minh La Mã cổ đại
[ ] Địa lí
Bán đảo Ý dài và hẹp vươn ra Địa Trung Hải, với dãy Alpes về phía Bắc ngăn
cách với châu Âu. Bán đảo Ý trong trên bản đồ như một chiếc ủng, bao bọc ba mặt
là biển, phía Nam bán đảo là đảo Sicilia, phía Tây là đảo Corsica và đảo Sardinia.
Bán đảo Ý có những điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một nền văn
minh: những đồng bằng phì nhiêu bên sông Po, Trung Ý và đảo Sicilia cùng với
khí hậu ấm áp mưa nhiều; bán đảo Ý cũng là nơi có lượng khoáng sản phong phú
như đồng, chì, sắt, v.v.; giao thông biển rất thuận lợi cho việc buôn bán, giao lưu
với các nền văn minh khác trong vùng.
Nền văn minh La Mã là nơi khá sớm có con người cư trú, có thể khẳng định vào
loại sớm nhất với lục địa châu Âu. Bán đảo Ý là nơi hội tụ của các nền văn minh
Đông và Tây Địa Trung Hải, Bắc Phi. Mặc dù sự cực thịnh của nền văn minh La
Mã không được các nhà nghiên cứu đánh giá sớm hơn các nền văn minh lân cận,
như nền văn minh Ai Cập cổ đại hay nền văn minh Tây Á nhưng lại phát triển rực
rỡ và cực thịnh.
Từ thời đồ đá cũ đã xuất hiện những cư dân sống ở bán đảo. Thời kỳ này, sự di cư
của các cư dân từ các lục địa vào bán đảo Ý và bị cách biệt với phần còn lại của
châu Âu bởi dãy núi Alpes nên việc giao lưu gần như bắt buộc với các nền văn
minh khác quanh biển Địa Trung Hải. Cư dân của La Mã tương đối thuần nhất do
phạm vi hẹp và tương tự một ốc đảo ở Nam châu Âu, được gọi chung là người Ý.
[ ] Dân cư
Người dân có mặt sớm nhất ở trên bán đảo Italia (Ý) được gọi là Italiot, trong đó
bộ phận sống trên đồng bằng latium là người gốc Latinh (Latin), ngoài ra còn có
một số nhỏ người gốc Gôloa và gốc Hy Lạp
[ ] Quá trình phát triển của nền văn minh La Mã
[ ] Lược sử
Lịch sử của La Mã có thể được chia ra thành ba thời kỳ chính như sau:
Thời kỳ cổ đại Estrusque, Từ thế kỷ thứ 8 đến hết thế kỷ thứ 4 TCN
Ở thời kỳ này, xã hội La Mã còn manh mún, các chủ đất chưa thống nhất và phân
chia tranh dành ảnh hưởng và cân bằng lẫn nhau. Kinh tế dựa vào nông nghiệp là
chủ yếu, lãnh thổ La Mã chủ yếu tập trung tại miền Nam Ý ngày nay.
Thời kỳ Cộng hòa La Mã, (từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 1 TCN
Thời kỳ này hình thành một nhà nước cộng hòa tại Roma mà về sau ảnh hưởng rất
lớn đến đường lối chính trị của nhiều quốc gia Tây Phương, và cho đến ngày nay
vẫn còn giá trị.
Thời kỳ Đế quốc La Mã (Từ thế kỷ thứ 1 TCN đến năm 476)
Đó là thời kỳ phát triển rực rỡ của La Mã bằng việc bành trướng lãnh thổ, Đế quốc
La Mã có lãnh thổ hầu như toàn bộ khu vực Địa Trung Hải. Lần lượt các vùng
lãnh thổ như, Hy Lạp (146 TCN), cùng với lãnh thổ Tiểu Á, Syria, Phoenicia,
Palestine và Ai Cập bị sát nhập vào Đế quốc La Mã. Trong thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ
thứ 2, Đế quốc La Mã phát triển cực thịnh, lãnh thổ rộng lớn, các đô thị của La Mã
được xây dựng và để lại cho đến ngày nay, như Londinium, (London ngày nay),
Lucdium, (Lyon ngày nay), Köln, Strasburg, Wien...
Nhưng từ thế kỷ thứ 2, Đế quốc La Mã có nhiều tranh dành quyền lực và suy yếu.
Đến thế kỷ thứ 4, nhiều cư dân bên ngoài xâm nhập và Đế quốc La Mã bị chia hai:
Tây La Mã và Đông La Mã (gọi là Đế chế Byzantine). Tây La Mã bị sụp đổ vào
năm 476; và Đế quốc Đông La Mã bị sụp đổ vào năm 1453[1].
[ ] Các mốc lịch sử
Đấu trường Colisée buổi tối với ánh đèn ở Roma
.
Theo truyền thuyết, năm 753 TCN người dân ở đồng bằng Latium đã dựng nên
một toà thành bên bờ sông Tibơrơ (tức sông Tiber), họ đã lấy tên người cầm đầu là
Romulus để đặt cho toà thành đó, vì vậy có tên là Roma.
Giai đoạn 753 - 510 TCN, đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có Viện nguyên lão
và Đại hội nhân dân. Vì vậy thời kì này còn được gọi là thời kì Vương chính.
Thời kì Cộng hoà La Mã vào khoảng từ năm 510 đến năm 30 TCN (thế kỉ I TCN).
Giai đoạn này quyền lực tối cao nằm trong tay Viện nguyên lão do dân bầu, đứng
đầu Viện nguyên lão là hai quan chấp chính có quyền lực ngang nhau. Từ đó, việc
chính quyền trở thành việc chung của dân (res publica). Đây cũng là giai đoạn La
Mã sử dụng sức mạnh quân sự của mình để mở rộng lãnh thổ. Thế kỉ VIII TCN,
La Mã chỉ là một thành bang nhỏ bé năm ở miền trung bán đảo Ý thì đến thế kỉ I
TCN, La Mã đã trở thành một đế quốc rộng lớn bao trùm toàn bộ những vùng đất
quanh bờ Địa Trung Hải.
Thời kì Đế quốc La Mã từ năm 30 TCN đến năm 476 sau Công nguyên. Do hàng
thế kỉ sử dụng chiến tranh để mở rộng bờ cõi nên vai trò các tướng lĩnh ở La Mã
ngày càng tăng, xu hướng độc tài đã xuất hiện. Năm 47 TCN, một viên tướng đã
lập nhiều chiến công của La Mã là Julius Caesar định nắm hết quyến lực vào tay
mình nhưng không thành, ông bị ám sát bởi những người bảo vệ cho nền Cộng
hoà. Năm 27 TCN, cháu của Julius Caesar là Octavius, bằng những biện pháp
khôn khéo hơn đã lôi kéo dần những nhân vật của Viện nguyên lão, loại trừ những
người không thể lôi kéo. Năm 27 TCN, Viện nguyên lão đã suy tôn Octavius là
Augustus (Đấng tối cao). Vậy là từ năm 30 thuộc thế kỉ I TCN nền Cộng hoà La
Mã đã bị xoá bỏ.
Thế kỉ III sau Công nguyên, chính quyền La Mã bắt đầu bước vào giai đoạn suy
yếu. Chiến tranh quanh Địa Trung Hải không còn cung cấp đủ số lượng nô lệ cho
các đại điền trang và các khu mỏ để bù lại số lượng nô lệ đã chết. Số nô lệ còn lại
do cuộc sống quá cực khổ nên cũng nổi loạn hay bỏ trốn rất nhiều. Nền kinh tế bị
khủng hoảng, quân đội suy yếu. Nhân cơ hội đó, các bộ tộc Germanie từ bên ngoài
tràn vào cướp phá. Năm 330, Hoàng đế La Mã Constantinus I đã dời đô từ Rôma
sang Constantinopolis thuộc khu vực Byzantium. Năm 395, đế quốc La Mã bị chia
ra làm hai, Đông La Mã và Tây La Mã. Nhà nước Tây La Mã định đô ở Ravenna,
sau đó vào năm 476 thì bị người Germanie tiêu diệt. Còn nhà nước Đông La Mã
lấy Constantinopolis làm kinh đô, thì đến năm 1453 bị đế quốc Ottoman thôn tính.
[ ] Văn hóa
[ ] Ngôn ngữ
Bài chi tiết: Tiếng Latin
Bản khắc có từ thế kỷ 6 TCN được xem như nguồn gốc chữ viết của La Mã
Ngôn ngữ chính thức của La Mã là tiếng Latin, thuộc nhóm gốc Ý của hệ Ấn-Âu.
Với bảng mẫu tự chữ cái trên cơ sở của bảng chữ cái Hy Lạp. Tuy vậy, bảng chữ
cái Latin lại có đời sống rộng rãi và trường tồn cùng với các bước phát triển văn
học. Ngôn ngữ Latin được xem như là thứ ngôn ngữ của sự tao nhã, lãng mạn và
được phát triển lên một tầm cao mới vào thế kỷ 1 TCN. Thực tế, ngôn ngữ của Đế
quốc La Mã là thứ tiếng Latin dân dã (vulgar Latin), khác nhiều với ngôn ngữ
Latin kinh điển ở ngữ pháp và từ vựng và cách phát âm.
[ ] Hội họa, văn học và âm nhạc
Xem bài chính: Hội họa La Mã, Văn học La Mã, Điêu khắc La Mã và Âm
nhạc La Mã
Bức tượng hoàng đế Elagabalus, có niên đại năm 204-222
Có rất nhiều thể loại hội họa của thời kỳ đầu La Mã chịu ảnh hưởng theo lối thời
Etruscan, đặc biệt ở các truyền thống hội họa công cộng. Vào thế kỷ thứ 3 TCN,
hội họa Hy Lạp ảnh hưởng lên La Mã do chiến tranh và chiến lợi phẩm mang lại.
Rất nhiều gia đình ở La Mã đã treo các bước tranh phong cảnh của các họa sỹ Hy
Lạp.
Nghệ thuật điêu khắc của La Mã thể hiện những người trai trẻ với vẻ đẹp cân đối
cổ điển, về sau mở ra trường phái pha trộn chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa duy
tâm.
Văn học Latin chịu sự ảnh hưởng nặng nề của các tác giả Hy Lạp cổ đại. Một số
tác phẩm thời kỳ Đế quốc La Mã thể hiện bằng các thiên anh hùng ca về chiến
thắng vĩ đại của Đế chế. Dưới thời nền Cộng hòa mở rộng, bắt đầu xuất hiện các
thể loại như, thi ca, kịch nói, sử học và bi kịch.
[ ] Thể thao và các hoạt động
Hình ảnh một đấu sỹ đấu lợn rừng
Ở các thành phố cổ của La Mã có một nơi gọi là campus, là nơi để các binh sỹ tập
luyện, thường gần khu vực có sông Tiber. Về sau, campus trở thành các trường
đua của La Mã và khu vực hoạt động thể thao, nơi mà có Julius Caesar và
Augustus thường hay lui tới. Bắt chước campus ở Roma, nhiều khu vực thuộc
doanh trại quân đội cũng thực hiện xây dựng các khu vực như thế.
Tại các campus, các chàng trai trẻ của cư dân lân cận bị thu hút đến rèn luyện và
thi đấu, ở đó có các môn về nhảy, đấu vật, đấm box và đua ngựa. Môn đua ngựa,
ném lao và bơi lội là những môn luôn được ưa thich hơn cả. Ở các miền quê,
những trò câu cá và đi săn ngự trị. Phụ nữ không mấy khi tham gia vào các trò
chơi của cánh đàn ông. Chơi bóng là trò chơi được ưa chuộng, và ở La Mã có rất
nhiều người chơi bóng, bao gồm có bóng ném (Expulsim Ludere), khúc côn cầu
trên cỏ và một vài trò chơi từ bóng đá.
Một thú chơi được ưa thích là các cuộc tranh tài của các đấu sỹ. Các đấu sỹ chiến
đấu với nhau một mất một còn với các loại vũ khí và trong các kịch bản cũng rất
khác nhau. Một cuộc đấu nổi tiếng về sự can đảm và được nhiều người nhớ đến đó
là dưới thời Hoàng đế Claudius. Các cuộc trình diễn mãnh thú cũng được ưa
chuộng ở La Mã, các mãnh thú có nguồn gốc bên ngoài cũng được tham gia trình
diễn hoặc tham gia trận đấu. Một người tù hay một đấu sỹ sẽ phải tự bảo vệ mạng
sống của mình và được phóng thích nếu chiến thắng trong cuộc đấu với mãnh thú.
[ ] Khoa học ứng dụng
Bài chi tiết: Kỹ nghệ La Mã
Pont du Gard ở Pháp là một trong những kênh dẫn nước được xây dưới thời La
Mã, năm 19 TCN
Niềm kiêu hãnh về công nghệ của La Mã được thể hiện ở rất nhiều công trình
khoa học ứng dụng mà về sau này các nhà khoa học còn kinh ngạc khi nghiên cứu.
Nhiều công trình bị hư hại hoặc biến mất, nhưng ngày nay vẫn còn nhiều chứng cứ
và vết tích chỉ cho ta thấy mức độ to lớn và giá trị khoa học của chúng. Tuy vậy,
nhiều nhà khoa học nổi tiếng về các nền văn minh khác nhau cho rằng công nghệ
của nền văn minh La Mã thiếu tính sáng tạo và tiên tiến. Một báo cáo khoa học
mới đây là một khích lệ hiếm có; Xã hội Roma với đích đến là kết nối các chiến
binh, những người mà phải cai trị đất nước có tư tưởng rộng lớn, và luật Roma
soạn ra không chú trọng đến điều sở hữu trí tuệ hoặc khuyến khích phát minh.
Khái niệm về khoa học và công nghệ thực tế không tồn tại khi đó, sự tiến bộ luôn
luôn lấy nền tảng từ thủ công, với một nhóm thợ thủ công luôn hiềm khích và
ganh tị với công nghệ mới giống như bí mật trong thương mại. Tuy nhiên, một vài
công nghệ bảo vệ tính mạng (trong chiến đấu) lại được người La Mã chú trọng và
phát triển khá tốt, góp phần bảo vệ sức mạnh cai trị của La Mã và có tầm ảnh
hưởng mạnh mẽ đến châu Âu sau này.
Kỹ nghệ La Mã được thực hiện trong một không gian rộng lớn của trên một tầm
cao mới và có kế thừa, đã góp phần xây dựng hàng trăm con đường, cây cầu, hệ
thống dẫn nước, các phòng tắm, rạp hát và các đấu trường. Rất nhiều các công
trình, ví dụ như đấu trường Colosseum, Pont du Gard và Pantheon, vẫn còn đứng
vững làm chứng tích cho công nghệ và văn hóa Roma.
[ ] Kiến trúc xây dựng
Bài chi tiết: Kiến trúc La Mã
La Mã có niềm tự hào về các công trình kiến trúc của họ, khi mà có sự kết hợp các
kiến thức truyền thống của nền văn minh Hy Lạp kinh điển. Tuy nhiên, do sự bành
trướng của cộng hòa La Mã, mà các công trình xây dựng của Roma gần như cùng
kiểu của Hy Lạp đương thời. Mặc dù vậy, vẫn có sự khác nhau giữa hai trường
phái La Mã và Hy Lạp về kiểu cách trong xây dựng, La Mã vay mượn cứng nhắc
sự chính xác, đề án phác thảo, tính cân xứng từ Hy Lạp. Ngoài ra từ hai kiểu cột
mới là kiến trúc hỗn hợp và kiểu Toscana, một nữa là kiểu mái vòm với phong
cách từ Etruscan, Roma đã có khá nhiều cách tân vào cuối thời Cộng hòa La Mã.
Điểm đặc biệt ở thời gian thế kỷ 1 TCN, La Mã đã bắt đầu biết dùng bê tông, thay
thế cho đá cẩm thạch như nguồn vật liệu xây dựng chính và cho phép xây dựng
nhiều công trình kiến trúc phức tạp hơn. Đồng thời ở thế kỷ 1 TCN, Vitruvius lần
đầu tiên cho ghi chép các kiến thức kiến trúc xây dựng vào sử học. Về sau thế kỷ
thứ 1 CN, La Mã cũng bắt đầu cho sản xuất thủy tinh ngay sau khi Syria phát hiện
ra chúng. Đồ chạm khảm cũng theo đoàn quân viễn chinh ở Hy Lạp quay về La
Mã. Rất nhiều vật dụng của La Mã được sản xuất từ bê tông.
Một trong những giá trị kiến trúc của người La Mã cổ đại thể hiện qua các cầu
vòm bằng đá. Nhờ những chiếc cầu này mà hệ thống giao thông nối liền các vùng
của đế chế La Mã trở nên thuận lợi.
Công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hay được nhắc đến là đền Parthenon, đấu
trường Côlidê và Khải hoàn môn. Kiến trúc sư La Mã nổi tiếng thời đó là
Vitruvius.
Điêu khắc La Mã có cùng phong cách với điêu khắc Hy Lạp. Những bức tượng
còn lại ở thành Roma và những phù điêu trên Khải hoàn môn là hiện vật tiêu biểu
cho điêu khắc La Mã.
[ ] Sử học
Từ thế kỉ III TCN, người La Mã đã có viết sử nhưng họ viết bằng chữ Hy Lạp.
Người đầu tiên viết sử La Mã bằng chữ Hy Lạp là Phabiut.
Người viết sử La Mã bằng chữ Latinh (Latin) đầu tiên là Cato (234-149 TCN).
Sau đó còn nhiều người khác như: Plutac, Tacitus.
[ ] Triết học
Các nhà triết học La Mã cũng đã kế thừa truyền thống của triết học Hy Lạp, kế
thừa những tư tưởng duy vật của Đêmôcrit. Những nhà triết học tiêu biểu thời kì
đó như: Lucretius, Ciceron. Ngoài ra,sau này còn có những đại diện xuất sắc của
trường phái"Khắc kỷ" như Seneca và Marcus AUrelius
[ ] Luật pháp
Bộ luật thành văn cổ nhất ở La Mã là bộ Luật 12 bảng. Nó được gọi như vậy vì
được khắc vào 12 bảng đá vào năm 452 TCN. Luật La Mã là hệ thống luật cổ,
được xây dựng năm (449 TCN), áp dụng cho thành Roma và sau đó là cả Đế quốc
La Mã. Các nguồn của Luật La Mã thời Cổ đại được sưu tập trong Corpus Iuris
Civilis được tái khám phá trong thời kỳ Trung cổ và mãi cho đến thế kỷ 19 vẫn
được xem là nguồn luật pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia châu Âu. Vì
thế mà người ta cũng có thể gọi các luật lệ có hiệu lực trên lục địa châu Âu trong
thời kỳ Trung cổ và trong thời gian đầu của thời kỳ Hiện đại là Luật La Mã. Trong
thời gian cuối của thời Cổ đại Hoàng đế Justinian I đã ra lệnh sưu tập lại các bản
văn luật cũ. Tác phẩm luật mà sau này được biết đến dưới tên Corpus Iuris Civilis
bao gồm các quyển sách dạy về luật (công bố năm 533), tập san các bài văn của
các luật gia La Mã (tiếng La Tinh: digesta hay pandectae), các đạo luật do hoàng
đế ban hành (Codex Iustinianus, công bố năm 534) và các đạo luật đã được đổi
bổ sung (novellae).
[ ] Khoa học tự nhiên
Các nhà khoa học người La Mã cổ đại cũng có công sưu tập, tổng hợp những kiến
thức khoa học khắp vùng Địa Trung Hải. Những nhà khoa học nổi tiếng thời đó
như Plinius, Ptôlêmê, Hêrôn .
[ ] Y học
[ ] Tôn giáo
Thần thoại cổ xưa của La Mã có đặc điểm rằng các thần không ngự trị ở đỉnh cao
mà có yếu tố kết hợp giữa thần thánh và con người. Không giống như thần thoại
Hy Lạp, người La Mã không thần thánh hóa các thần, mà có thể hình dung như
những siêu tục. Người La Mã luôn tin tưởng trong mỗi con người, địa thế, đồ vật
đều có một thần bản mệnh của chính nó, kiểu như là linh hồn. Đến thời Cộng hòa
La Mã, tôn giáo là sự tuân phục của hệ thống các thầy tu, thầy tế bề trên, mà họ là
những người nắm giữ các vị trí ở Nghị viện La Mã. Các trường dòng ở Roma có
một vị trí quan trọng, ở đó các Đại Giáo chủ nắm giữ quyền lực lớn nhất. Các giáo
chủ nắm giữ việc thờ cúng các vị thần khác nhau, nhằm tạo niềm tin được che chở.
Dưới thời Đế quốc La Mã, hoàng đế là người nắm giữ mệnh lệnh của các thần, và
có quyền thờ cúng để tăng thêm sức mạnh, quyền uy.
Kết hợp với tín ngưỡng của Hy Lạp cổ đại, các thần La Mã cũ được tăng thêm sức
mạnh từ các thần Hy Lạp. Theo cách này, thần Jupiter là cách hiểu của sự chuyển
tải từ vị thần Zeus, thần Mars (vị thần của chiến tranh) là thần Ares và Neptune
(thần của biển) là thần Poseidon.
Dưới sự cai trị của La Mã, rất nhiều dân tộc khác nhau cũng hình thành các tín
ngưỡng và tôn giáo khác, như tín ngưỡng Ai Cập, tín ngưỡng Tây Á đa dạng. Đến
thế kỷ thứ 2, đạo Cơ Đốc bắt đầu lan tỏa vào Đễ quốc La Mã, có sự hiềm khích và
xung đột. Đạo Cơ Đốc bắt đầu được công nhận chính thức dưới triều vua
Constantinus I, và tất cả các đạo khác chống đối đạo Cơ Đốc bị cấm ở Đế chế vào
năm 391 bằng sắc lệnh của Hoàng đế Theodosius I.
Nói đến tôn giáo ở đế quốc La Mã cổ đại phải nói đến đạo Kitô, mặc dù đạo Kitô
không phải ra đời tại La Mã. Du nhập từ thế kỷ thứ IV Trước công nguyên nhưng
phải sau công nguyên, năm 337 đạo kitô mới được phát triển mạnh mẽ.
Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Kitô là Jesus Crit, con của chúa Trời
đầu thai vào người con gái đồng trinh Maria. Jesus Crit ra đời vào đêm 24 rạng 25
tháng 12 năm 1 (Công nguyên) tại Béthleem (Palestin ngày nay). Đến năm 30 tuổi,
Jesus Crit bắt đầu đi truyền đạo.
Đạo Kitô khuyên con người nhẫn nhục chịu đựng đau khổ nơi trần gian để khi
chết sẽ được hưởng hạnh phúc nơi thiên đàng. Chúa Trời sáng tạo ra thế giới này.
Chúa Trời, chúa Jesus, Chúa Thánh Thần tuy ba mà là một ( tam vị nhất thể ). Đạo
Kitô cũng có quan niệm thiên đường, địa ngục, thiên thần, ma quỉ...
Giáo lí của đạo Kitô gồm có Kinh cựu ước (tiếp nhận của đạo Do Thái) và Kinh
tân ước (kể từ khi chúa Jesus ra đời). Luật lệ của đạo Kitô thể hiện trong 10 điều
răn.
Về tổ chức, lúc đầu các tín đồ đạo Kitô tổ chức thành những công xã vừa mang
tính chất tôn giáo, vừa giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Đến thế kỉ II, các công
xã Kitô dần phát triển thành Giáo hội.
Khi mới ra đời, đạo Kitô bị các hoàng đế La Mã và tàng lớp quí tộc địa phương
trấn áp rất tàn bạo. Vụ đàn áp đẫm máu nhất là vụ bách hại vào năm 64, dưới thời
hoàng đế Nero, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu Ki-tô hữu. Nhưng số người
theo đạo Kitô không những không giảm mà ngày càng tăng lên. Về sau, Giáo hội
đề ra nguyên tắc “vương quốc thì trả cho vua, thiên quốc thì trả cho Chúa trời” tức
là tôn giáo không dính dáng đến chính trị. Thấy đàn áp mãi không có tác dụng, các
hoàng đế La Mã nghĩ tới biện pháp chung sống. Năm 311, một hoàng đế La Mã đã
ra lệnh ngưng đàn áp các tín đồ Kitô. Năm 313, đạo Kitô được hoàng đế La Mã
công nhận là hợp pháp. Năm 337, một hoàng đế La Mã lúc đó là Constantinus Đại
đế đã gia nhập đạo Kitô.
Hoàng đế theo đạo Kitô thì đương nhiên các quan lại cũng đua nhau theo Đạo.
Ngân quĩ quốc gia cũng được chi ra để đóng góp cho Nhà thờ. Đạo Kitô được
truyền bá rộng khắp trong vùng đất quanh Địa Trung Hải. Sau này, khi đế quốc La
Mã tan vỡ thì đạo Kitô đã ăn sâu, lan rộng khắp châu Âu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_115__485.pdf