Đề tài Văn hóa và phát triển trong thế kỉ 21

Thứ nhất, các quốc gia không còn tập trung thành ba nhóm chính trị như

trong thời chiến tranh lạnh, nhưng thành 7 nhóm dựa theo văn minh: Tây phương,

Chính thống giáo, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồi giáo, Ấn Độgiáo (Hindu), Châu Mĩ

Latin, và Phi châu. Thực ra cách phân chia này cũng nhất quán với lí giải của

Henry Kissinger khi ông cho rằng hệthống quốc tếtrong thếkỉ21 sẽbao gồm ít

nhất là 6 cường quốc —Mĩ, Âu châu, Trung Quốc , Nhật Bản, Nga, và có thểcả

Ấn Độ. Tuy nhiên, Kissinger quên mất rằng các quốc gia Hồi giáo kiểm soát

nguồn dầu hỏa và đông dân cũng là một thếlực chính trịquan trọng trên thếgiới.

Cạnh tranh giữa các cường quốc này đang được thay thếbằng những xung đột văn

minh. Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, chính trị toàn cầu vừa là đa cực

(multipolar) mà cũng là đa văn minh.

Thứhai, nhiều thay đổi đang xảyra trên thếgiới có khuynh hướng tùy thuộc

vào văn minh. Văn minh phương Tây đã trởthành một lực lượng văn minh mang

tính áp đảo qua nhiều thếkỉ, và có lẽnó còn duy trì vịthếnày trong thếkỉsắp tới.

Tuy nhiên, một sốlực lượng khác đang phát triển và có khảnăng thay đổi cán cân

quyền lực này. Các lực lượng này bao gồm vấn đếsuy giảm dân số ởcác nước

Tây phương, sựphát triển kinh tế ởcác nước Đông Á, và sựbùng nổdân số ởcác

nước Hồi giáo.

Thứba, trong thếgiới mới này, quan hệgiữa các nhà nước từcác nền văn

minh khác nhau sẽlạnh nhạt và thường đối nghịch nhau. Trong khi các liên minh

giữa các nền văn minh có thểhình thành một cách tựphát, quan hệgiữa các nền

văn minh sẽđược diễn tiến theo mô hình cạnh tranh đểtồn tại, chiến tranh lạnh,và

hòa bình lạnh. (Cụm từ Chiến tranh lạnh xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha, la

guerra fria, từthếkỉ13, dùng đểdiễn tảmối quan hệcủa họvới người Hồi giáo.)

pdf14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Văn hóa và phát triển trong thế kỉ 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông cho rằng hệ thống quốc tế trong thế kỉ 21 sẽ bao gồm ít nhất là 6 cường quốc — Mĩ, Âu châu, Trung Quốc , Nhật Bản, Nga, và có thể cả Ấn Độ. Tuy nhiên, Kissinger quên mất rằng các quốc gia Hồi giáo kiểm soát nguồn dầu hỏa và đông dân cũng là một thế lực chính trị quan trọng trên thế giới. Cạnh tranh giữa các cường quốc này đang được thay thế bằng những xung đột văn minh. Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, chính trị toàn cầu vừa là đa cực (multipolar) mà cũng là đa văn minh. Thứ hai, nhiều thay đổi đang xảy ra trên thế giới có khuynh hướng tùy thuộc vào văn minh. Văn minh phương Tây đã trở thành một lực lượng văn minh mang tính áp đảo qua nhiều thế kỉ, và có lẽ nó còn duy trì vị thế này trong thế kỉ sắp tới. Tuy nhiên, một số lực lượng khác đang phát triển và có khả năng thay đổi cán cân quyền lực này. Các lực lượng này bao gồm vấn đế suy giảm dân số ở các nước Tây phương, sự phát triển kinh tế ở các nước Đông Á, và sự bùng nổ dân số ở các nước Hồi giáo. Thứ ba, trong thế giới mới này, quan hệ giữa các nhà nước từ các nền văn minh khác nhau sẽ lạnh nhạt và thường đối nghịch nhau. Trong khi các liên minh giữa các nền văn minh có thể hình thành một cách tự phát, quan hệ giữa các nền văn minh sẽ được diễn tiến theo mô hình cạnh tranh để tồn tại, chiến tranh lạnh, và hòa bình lạnh. (Cụm từ Chiến tranh lạnh xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha, la guerra fria, từ thế kỉ 13, dùng để diễn tả mối quan hệ của họ với người Hồi giáo.) Cái trục quan trọng nhất trên chính trị thế giới sẽ là mối quan hệ giữa Tây phương và thế giới phi Tây phương, khi mà Tây phương cố tìm cách lợi dụng quyền lực của mình và áp đặt các giá trị văn hóa lên các xã hội khác. Trong thế giới mới này, nếu có va chạm thì va chạm nguy hiểm nhất sẽ xảy ra giữa giữa các cường quốc có những nền văn minh khác nhau. Cái cội nguồn của một va chạm như thế có thể xảy ra giữa Tây phương và Hồi giáo, hay ở một mức độ thấp hơn, giữa Tây phương và Trung Quốc. Mối quan hệ giữa Tây phương và hai thế lực thách thức này – Hồi giáo và Trung Quốc – sẽ còn khó khăn và đối nghịch. Thứ tư, xung đột giữa các sắc tộc đang lan tràn trên thế giới, và đang trở thành một mối đe doạ cho hòa bình thế giới. Những cuộc đụng độ đẩm máu giữa các nước trong vùng Balkans, Caucasus, Trung Á, Ấn Độ – Paskistan, và ngay cả ở Trung Đông, cho thấy những xung đột mang tính chất địa phương nhưng hoàn toàn có nguy cơ khuếch đại thành những cuộc chiến trang lớn dính dáng nhiều quốc gia từ nhiều nền văn minh khác nhau. Điều đáng chú ý là những lằn ranh xung đột này không phải phân phối một cách ngẫu nhiên. Nó thường hay dính dáng các nước Hồi giáo và không Hồi giáo. Một nguyên nhân quan trọng là vấn đề sinh sản gia tăng nhanh chóng ở các quốc gia Hồi giáo, tạo ra một “thế giới trẻ phình” (giữa độ tuổi 15 và 25). Trong tương lai gần, mối quan hệ giữa Tây phương và Hồi giáo sẽ xa lạ và gay gắt, hay thậm chí bạo động. Về lâu về dài, tuy nhiên, sự bùng nổ dân số trong các nước Hồi giáo sẽ còn gây ra nhiều vấn đề nan giải và nguy hiểm hơn cho thế giới. Thứ năm, trong khi khác biệt giữa các nền văn hóa và văn minh chia cách con người, thì những tương đồng về văn hóa và văn minh sẽ làm cho con người gần nhau hơn, tin tưởng nhau hơn. Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến các quốc gia trên thế giới tụ tập với nhau thành từng nhóm kinh tế. Cái mẫu số cho sự thành công hay thất bại của các nhóm này là văn hóa. Không những trong “mặt trận” kinh tế, mà ngay cả trong mặt trận ý thức hệ chính trị cũng có một khuynh hướng tương tự. Các quốc gia kết hợp với nhau qua ý thức hệ, nhưng lại xa cách nhau qua lằn ranh văn hóa, như trong trường hợp của Nam Tư và Liên Xô ngày xưa. Ngược lại, các quốc gia khác nhau về ý thức hệ, nhưng lại đến với nhau qua những tương đồng về văn hóa, như trường hợp của Đông Đức và Tây Đức, hay Nam Hàn và Bắc Hàn, và một số nước có văn hóa Khổng giáo. Càng ngày người ta càng nói với nhau bằng ngôn ngữ văn hóa. Nga đang tập hợp một số nước theo đạo Chính thống giáo Orthodox) thành một nhóm chúng. Các nước ở Đông Á cũng đang tích cực tụ tập với nhau thành một thị trường chung, nhưng ngoại trừ Nhật Bản, một nướ có văn hóa khác với Đông Nam Á châu. Xung đột khó tránh khỏi Có thể nói một số sự kiện trên thế giới xảy ra gần đây cho thấy thuyết xung đột văn minh và văn hóa là một viễn ảnh có thật. Những sự kiện này gồm có: những cuộc chiến xảy ra giữa các nhóm quốc gia khác nhau về văn minh; sự tái thiết lập các quốc gia Âu châu theo lằn ranh văn minh; sự hình thành những thị trường kinh tế chung từng vùng như EU (European Union), APEC, và NAFTA; phong trào tôn giáo và chính trị ở Ấn Độ, Do Thái, Thổ Nhĩ Kì, và một số nước khác; vấn đề di dân từ các quốc gia nghèo hơn vào các quốc gia Tây phương; hiện tượng Trung Quốc đang trờ thành một thế lực chính trị và quân sự quan trọng trên thế giới; sự hình thành một số quốc gia “nòng cốt” như Nam Phi và Nigeria ở Phi Châu, Ba Tây ở Latin America; và nhất là vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân. Sự tái thiết lập nền chính trị quốc tế theo lằn ranh văn minh đã trở thành hiển nhiên ở Trung Âu và Đông Âu. Qua nhiều thế kỉ, đường ranh ngăn chia các quốc gia ở Âu châu là bức màn sắt. Ngày nay, bức màn đó đã hạ xuống, và lằn ranh văn minh kéo dài hàng trăm cây số về hướng đông, chia cách các dân tộc theo Ki-tô giáo La Mã một bên, các dân tộc theo đạo Hồi một bên, và đạo Chính thống một bên khác. Áo, Thụy Điển, và Phần Lan là những quốc gia có nền văn hóa Tây phương phải trở nên trung lập và tách ra khỏi khối Tây phương trong thời chiến tranh lạnh. Ngày nay, các quốc gia này quay trở lại với EU và Tây phương. Ba Lan và Tiệp Khắc đang trở thành hai thành viên của NATO và chuyển dần về hướng EU. Ở vùng Baltics, các quốc gia ngày xưa thuộc khối Liên Xô nay cũng tự mình sắp hàng chung với nhau theo truyền thống văn hóa Tây phương. Ở vùng Balkans trong thời gian chiến tranh lạnh, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì là những thành viên trong NATO, Bulgaria và Romania từng nằm trong khối Warsaw, Nam Tư trung lập, và Albania từng bị cô lập nhưng có thời là bạn với Trung Quốc. Ngày nay, Bulgaria, Serbia, và Hy Lạp đang tụ họp với nhau thành một nhóm quốc gia mà họ gọi là "Orthodox entente." Slovenia và Croatia đang hội nhập vào Tây Âu. Thổ Nhĩ Kì đang khôi phục lại mối quan hệ với Albanian và Hồi giáo Bosnia. Cuộc xung đột giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì trong thời chiến tranh lạnh bị dìm xuống, thì ngày nay lại nổi lên và đang trở thành một mối đe dọa cho hòa bình trong vùng. Khi đề cập đến tình hình nay, Tổng thống Hy Lạp nói: “Ngày nay, chúng ta không phải đương đầu với mối đe dọa từ phương Bắc […] Những nước đó có cùng văn hóa và niềm tin tín ngưỡng như chúng ta. Ngày nay, chúng ta đối mặt với mối đe doạ xảo quyệt từ phương Tây [...] từ Ki-tô giáo La Mã và Phản thệ (Protestants).” Liên minh Âu châu, mặt khác, từ chối Thổ Nhĩ Kì. Thổ Nhĩ Kì là một nước đang bị dằng xé vì cuộc xung đột nội bộ giữa các tướng lãnh quân sự theo Tây phương và phong trào Hồi giáo đang lớn mạnh dần, và cuộc xung đột này được biểu hiện bằng hành động chính trị. Thành phần Thổ Nhĩ Kì theo Hồi giáo muốn Thổ Nhĩ Kì phải tách khỏi NATO. Vài năm trước đây, Mĩ và Iraq đụng độ nhau, tất cả các nước Ả Rập (ngoại trừ Kuwait), phản đối sự can thiệp quân sự của Mĩ và Anh. Tuy nhiên, Gia Nã Đại, Úc, và Tân Tây Lan (những nướ có cùng văn hóa với Mĩ) ủng hộ Mĩ và tham chiến. Cũng vài năm trước đây, chiến tranh giữa người Albanians (Kosovo) và người Serbs bùng nổ. Ấn Độ và Pakistan cũng đang “gầm gừ” nhau, tranh dành ảnh hưởng trong vùng. Thành ra, xung đột văn minh là một điều khó có thể tránh khỏi trong tương lai chính trị thế giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvanhoahoc_93__1846.pdf
Tài liệu liên quan