Đề tài Văn hóa và hiện đại hóa -Nhìn trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Bài viết này bàn đến văn hóa như là một động lực quan trọng của hiện đại

hóa và phát triển. Đểhiểu điều đó trong thực tếViệt Nam hiện nay, chúng tôi đề

nghịsửdụng khái niệm của xã hội học và nhân học vềvăn hóa và đặt cách hiểu đó

vềvănhóa dưới những áp lực của quá trình hiện đại hóa đương đại mang tính toàn

cầu. Bằng cách như vậy, vấn đềvăn hóa đã đặt ra cho chúng ta nh ững yêu cầu và

ưu tiên then chốt trong bối cảnh ngày hôm nay. Đó là:

1. Việc phát triển bắt kịp các nước khác đòi hỏi thái độtiếp nhận nhanh chóng

và thực sựhệtri thức quốc tếcập nhật. Hệtri thức của một xã hội được tổchức

theo những cách thức nhất định nào đó là một nội dung cơ bản của văn hóa của xã

hội đó, “tri thức nào xã hội ấy, xã hội nào tri thức ấy” (Evers và cộng sự, 2008).

2. Hệgiá trịlà nền tảng của văn hóa, của xã hội. Đểdẫn dắt một xã hội, một

quốc gia, đi theo một định hướng nào đó, cần có một hệgiá trịrõ ràng, nhất quán,

thực sựphù hợp với và hỗtrợcho việc tiến theo định hướng ấy. Hệgiá trịcủa một

xã hội cụthểlà một hệthống phức hợp, đa tầng. Nó còn trởnên khó nhận diện

hơn nữa vì mỗi nhóm xã hội, cho dù đều là thành viên của cùng một xã hội, song

họlại có quan điểm khác nhau đối với hệgiá trị ấy, do lợi ích, vịthế, và nhận thức

khác nhau. Trong bài viết này đểlàm ví dụminh họa và tập trung vào điểm then

chốt, chúng tôi chỉthảo luận vềvấn đềcoi phát triển kinh tếphải là một giá trịưu

tiên, như đã nhận được sựđồng thuận của mọi nhóm xã hội.

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Văn hóa và hiện đại hóa -Nhìn trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh vua Minh Trị ở Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đã dẫn Nhật Bản tới hiện đại hóa thành công. Sau thất bại 1945 của Đức và Nhật, người ta lại chứng kiến ở hai nước này một sự khởi phát tinh thần mới, điều đã dẫn đến “thần kỳ kinh tế” của hai nước trong thập niên 1960-1970. Gần đây, tin tức cho ta biết dường như có nhiều dấu hiệu cho thấy sau một thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh, xã hội Trung Quốc đang bước vào thời kỳ khởi phát một “trạng thái tinh thần dân tộc Trung Hoa” mới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc không chỉ là kinh tế mà còn bao gồm một sự trỗi dậy văn hóa. Trong tiến trình khởi động kinh tế vừa qua ở Việt Nam có bao hàm một sự khởi phát mới về văn hóa? Câu trả lời của tôi là: có, nhưng chưa đủ. Rõ ràng, Đổi Mới không chỉ bao hàm nội dung kinh tế-xã hội. Chúng ta đã chứng kiến ngay từ những ngày tháng đầu tiên của Đổi Mới một sự “bừng nở”, một chữ dùng rất đắt của Lê Đăng Doanh (2001). Tuy nhiên, công cuộc tiếp tục Đổi Mới theo nghĩa đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi một “khí thế tinh thần” rõ rệt hơn nữa, một trạng thái văn hoá tinh thần giống như trong làn sóng duy tân những năm đầu thế kỷ XX, thời kỳ đầu Cách mạng tháng Tám 1945, thời kỳ những năm 1950- 1970 chống Pháp và chống Mỹ (Phạm Xanh, 2001). Gần đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kêu gọi hãy có những “Điện Biên Phủ trong kinh tế”. Không có một trạng thái tinh thần như vậy, khó có thể đạt được mục tiêu phát triển mang tính đột phá đã đặt ra. Hộp 4. Cần và có thể tạo nên một khí thế công nghiệp hóa hiện đại hóa không? “Thế hệ làm nên chiến thắng cuộc chiến tranh cứu nước nói rằng, lúc trai trẻ hàng ngày họ đi qua thành cửa Bắc và nhìn thấy hai lỗ đạn đại bác của thực dân mà thấy thấm nỗi nhục mất nước, nuôi chí giải phóng đất nước. Liệu từ nay, nếu trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày chúng ta thông báo bên cạnh giá vàng, giá USD, nhiệt độ thời tiết có thêm thông số về thứ hạng nước ta trong nền kinh tế thế giới, số tiền chúng ta đang vay nợ thì chắc chắn vì thấm nỗi nhục nghèo hèn mà chúng ta nuôi chí vươn lên. Không có động lực ấy chúng ta vẫn thoả mãn với bước đi chậm rãi, chúng ta sẽ mãi mãi tụt hậu!'' Dương Trung Quốc. Đừng ngồi trong nhà và đóng tất cả cánh cửa lại. VietnamNet, 14/5/2004. 11. HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HÓA: THÁI ĐỘ VĂN HÓA ĐỐI VỚI HIỆN ĐẠI HÓA Bài viết này bàn đến văn hóa như là một động lực quan trọng của hiện đại hóa và phát triển. Để hiểu điều đó trong thực tế Việt Nam hiện nay, chúng tôi đề nghị sử dụng khái niệm của xã hội học và nhân học về văn hóa và đặt cách hiểu đó về văn hóa dưới những áp lực của quá trình hiện đại hóa đương đại mang tính toàn cầu. Bằng cách như vậy, vấn đề văn hóa đã đặt ra cho chúng ta những yêu cầu và ưu tiên then chốt trong bối cảnh ngày hôm nay. Đó là: 1. Việc phát triển bắt kịp các nước khác đòi hỏi thái độ tiếp nhận nhanh chóng và thực sự hệ tri thức quốc tế cập nhật. Hệ tri thức của một xã hội được tổ chức theo những cách thức nhất định nào đó là một nội dung cơ bản của văn hóa của xã hội đó, “tri thức nào xã hội ấy, xã hội nào tri thức ấy” (Evers và cộng sự, 2008). 2. Hệ giá trị là nền tảng của văn hóa, của xã hội. Để dẫn dắt một xã hội, một quốc gia, đi theo một định hướng nào đó, cần có một hệ giá trị rõ ràng, nhất quán, thực sự phù hợp với và hỗ trợ cho việc tiến theo định hướng ấy. Hệ giá trị của một xã hội cụ thể là một hệ thống phức hợp, đa tầng. Nó còn trở nên khó nhận diện hơn nữa vì mỗi nhóm xã hội, cho dù đều là thành viên của cùng một xã hội, song họ lại có quan điểm khác nhau đối với hệ giá trị ấy, do lợi ích, vị thế, và nhận thức khác nhau. Trong bài viết này để làm ví dụ minh họa và tập trung vào điểm then chốt, chúng tôi chỉ thảo luận về vấn đề coi phát triển kinh tế phải là một giá trị ưu tiên, như đã nhận được sự đồng thuận của mọi nhóm xã hội. 3. Để có một khung logic nhận thức hỗ trợ cho trật tự nhận thức và quản lý, bài viết này tích hợp luật pháp vào khái niệm văn hóa. Và nếu như hệ chuẩn mực là một nội dung chủ chốt của văn hóa, bao gồm từ các quy tắc trong tập quán, đến phong tục, đạo đức và luật pháp, thì trong yêu cầu hiện nay, rõ ràng công tác kiến tạo văn hóa phải hết sức xem trọng luật pháp, coi đây là mắt xích then chốt. Gắn với hệ giá trị và xây dựng luật pháp là việc tập trung vào xây dựng những định chế và tổ chức của xã hội hiện đại. Bởi vì văn hóa là thành tố cốt lõi trong định chế còn định chế là cốt lõi của tổ chức xã hội. 4. Việc phát triển nhanh chóng hiện nay của Việt Nam có nhiều cơ hội, trong đó biến đổi văn hóa là một cơ hội lớn, bởi vì với tư cách là một hệ thức sống (lối sống, phong cách sống), văn hóa có thể được tiếp nhận và thay đổi rất nhanh. Điều này còn trở nên dễ dàng hơn nữa, khi kinh nghiệm lịch sử các nước cho thấy, để tạo nên bước ngoặt phát triển chỉ cần tập trung vào sự thay đổi văn hóa ở giai tầng lãnh đạo quản lý. Nhà sử học Arnold John Toynbee là người sử dụng lý thuyết về vai trò của giới tinh hoa (elite) vào sự phân tích lịch sử của các quốc gia hay xã hội trong những thời điểm bước ngoặt. Nhiều nghiên cứu giải thích bài học thành công của Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, cũng đi theo hướng này. 5. Cuối cùng là những vấn đề liên quan đến mặt mạnh-mặt yếu của con người và bản sắc văn hóa Việt Nam, sự kết hợp giữa lòng tự tôn với tính tự phê phán, tinh thần đột khởi văn hóa vì sự nghiệp phục hưng đất nước. Đây là những điều kiện cho mục tiêu phát triển tăng tốc hôm nay. Nếu có thể và cần tóm tắt lại tất cả những yếu tố khác nhau nêu trên, chúng tôi cho rằng đây chính là vấn đề của một thái độ văn hóa: hướng đến, tập trung vào mục tiêu hiện đại hóa. Nói cách khác, một vấn đề bao trùm của xã hội Việt Nam hiện nay là “hiện đại hóa văn hóa”. Và như vậy, theo logic, thì một nhiệm vụ cốt lõi của công tác tư tưởng văn hóa hiện nay chính là xây dựng được một thái độ văn hóa đối với hiện đại hóa. Hộp 5. Thái độ văn hóa đối với hiện đại hóa “Ta đang đua tranh phát triển với thế giới nhưng thử hình dung thế này, khi anh đã trên đường chạy thì anh cứ thế mà chạy thôi. Cắm cổ mà chạy và chỉ có chạy. Chạy đua là phải vậy. Nếu không thì thua. Người Việt chúng ta lại có thói quen hay nhìn lại. Vấn đề không phải là có nên ngoái cổ nhìn lại hay không, mà là mình nên nhìn lại vào lúc nào… Theo tôi, về nguyên tắc, nếu cần nhìn lại thì nhìn thật kỹ đi trước khi bắt đầu cuộc đua, có thái độ dứt khoát, rõ ràng với quá khứ và truyền thống. Còn khi bước vào cuộc đua thì cứ thế mà chạy. Theo cách này thì quá khứ và truyền thống mới nâng bước, mới tiếp sức cho mình. Còn vừa chạy vừa nhìn lại thì chỉ bị níu kéo lại mà thôi”. Trần Đình Thiên. 2005. Tiềm năng cho tăng trưởng. VietnamNet. 1/9/2005. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asian Development Bank. 1997. Emerging Asia: Changes and Challenges. Manila: ADB. 2. Bá Dương. Người Trung Quốc xấu xí. Người dịch: Nguyễn Hồi Thủ. 18/2/2005. Website Văn hóa học. 23/2/2008. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn. =346&Itemid=103 3. Barth, Fredrik, Andre Gingrich, Robert Parkin, Sydel Silverman. 2005. One Discipline, Four Ways: British, German, French, and American Anthropology. Chicago and London: The University of Chicago Press. 4. Bộ Ngoại giao. 1995. Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 5. Bùi Thế Cường. 2003. Nỗ lực tập thể và phong trào xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa: Một khởi thảo nghiên cứu. Tạp chí Xã hội học, số 1/2003. 6. Bùi Thế Cường. 2006. Các lý thuyết về hành động xã hội. Tạp chí Khoa học Xã hội, số 6(94)/2006. 7. Dương Trung Quốc. 2004. Đừng ngồi trong nhà và đóng tất cả cánh cửa lại. VietnamNet 14/5/2004. 8. Đặng Nghiêm Vạn. 2001. Dân tộc Văn hóa Tôn giáo. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 9. Đinh Xuân Lâm và Phạm Hồng Tung. Khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam: Thử nhận diện một vài tồn tại và thách thức dưới góc nhìn lịch sử và phương pháp luận. Tạp chí Khoa học Xã hội, số 10(86)/2005. 10. Đỗ Lai Thúy. 2006 (In lần thứ hai). Chân trời có người bay. Hà Nội: Nxb. Văn hóa-Thông tin. 11. Evers, Hans-Dieter, Solvay Gerke, Thomas Menkhoff. 2008. Tri thức và Phát triển - Những chiến lược xây dựng xã hội tri thức. Tạp chí Khoa học Xã hội, số 6(118)/2008. 12. Ghesquiere, Henri. 2008. Bài học thành công của Singapore. Singapore: Cengage Learning Asia Pte Ltd. Người dịch: Phạm Văn Nga-Phạm Hồng Đức. 13. Homans, George C. 1964. Bringing Men Back In. American Sociological Review. Volume 29. No. 5. December, 1964. 14. Kidd, Warren. 2002. Culture and Identity. New York: Palgrave Macmillan. 15. Kleinen, John. 2007. Làng Việt đối diện tương lai hồi sinh quá khứ. Đà Nẵng: Nxb. Đà Nẵng. 16. Kolodko, Grzegorz. 2004. Không nên tư nhân hoá ồ ạt, thiếu cân nhắc. VietnamNet. 1/6/2004. Việt Lâm-Cẩm Tú thực hiện phỏng vấn. 17. Lê Đăng Doanh. 2001. Đổi Mới và sự phát triển con người ở Việt Nam. Thời đại. Tạp chí nghiên cứu & thảo luận, số 5/2001. 18. Macionis, John J. 1980. Sociology. Englewood Cliffs: Prentice-Hall. 19. Mai Văn Hai. 2002. Biểu tượng và văn hóa biểu tượng trong tư duy xã hội học. Trong: Tạp chí Xã hội học, số 2/2002. Hà Nội. 20. Marx, Carl. 1961. Đấu tranh giai cấp ở Pháp. Hà Nội: Nxb. Sự thật. 21. Marx, Carl và Friedrich Engels. 1976. Một số thư về chủ nghĩa duy vật lịch sử. Hà Nội: Nxb. Sự thật. 22. Marx, Carl, Friedrich Engels, và Vladimir I. Lenin. 1963. Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Hà Nội: Nxb. Sự thật. 23. Nguyễn Hiến Lê. 2001. Hồi ký Nguyễn Hiến Lê. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 24. Nguyễn Văn Xuân. 2000. Phong trào Duy Tân. Đà Nẵng: Nxb. Đà Nẵng. 25. Nguyễn Xuân Sanh. 2004. Nước Đức thế kỷ thứ XIX. Những thành tựu khoa học và kỹ thuật. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 26. Phạm Xanh. 2001. Ngoảnh nhìn thế kỷ XX. Diễn đàn Doanh nghiệp, số Xuân Canh Thìn. 27. Phan Ngọc. 1998. Bản sắc văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 28. Sztompka, Piotr. 2003. Xã hội học và đời sống hàng ngày của những con người bình thường. Trong: Tạp chí Xã hội học, số 1(81)/2003. Hà Nội. 29. Toynbee, Arnold. 2002. Nghiên cứu về lịch sử - Một cách thức diễn giải. Hà Nội: Nxb. Thế giới. 30. Tô Huy Rứa và Hoàng Chí Bảo (Chủ biên). 2006. Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 31. Trần Đình Thiên. 2005. Tiềm năng cho tăng trưởng. VietnamNet, 1/9/2005. 32. Trần Hữu Quang. 2007. Đồng tiền và xã hội Việt Nam ngày nay. Thời Đại Mới. Tạp chí Nghiên cứu & Thảo luận, số 10 (tháng 3/2007). 33. Trần Ngọc Thêm. 1997. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 34. Trần Quốc Vượng (Chủ biên). 1998. Cơ sở văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Giáo dục. 35. Trần Từ. 1996. Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 36. Trần Văn Thọ. 1997. Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Á-Thái Bình Dương. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 37. Turner, Jonathan H. 1998. The Structure of Sociological Theory. Sixth Edition. Wadsworth Publishing Company. 38. Vũ Quang Việt. 2002. Toàn cầu hóa, giao lưu tri thức và bản sắc dân tộc. Thời Đại. Tạp chí Nghiên cứu & Thảo luận, số 7/2002: 23-48. 39. Vương Trí Nhàn. 2006. Một cách nhìn mới về văn hóa Việt Nam thông qua việc so sánh với văn hóa Nhật Bản. Nhân đọc “Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa” của Vĩnh Sính. Thời Đại Mới. Tạp chí Nghiên cứu & Thảo luận, số 8 (tháng 7/2006). 40. Vương Trí Nhàn. 2007. Vương Trí Nhàn: Dân tộc Việt là khối tự phát khổng lồ. VietnamNet 20/10/2007. 41. Walder, Andrew G. Một vài suy nghĩ về Việt Nam và nền học thuật thế giới. Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 4(112)/2007. Hà Nội: Viện Nghiên cứu Văn hóa. 42. Weber, Max. 2008. Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản. Dịch giả: Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang. Hà Nội: Nxb. Tri thức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvanhoahoc_92__6828.pdf
Tài liệu liên quan