BSVH, là những yếu tố ổn định, ít biến đổi nhất của một nền văn hoá. Nếu nó
biến đổi với biên độvà tần sốcao, theo những chiều hướng trái ngược nhau thì
nền văn hoá đó trở thành không có bản sắc. Sự “ổn định, ít biến đổi” này
cũng chỉ nằm trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Trong thực tế,
đa sốcác nền văn hoá trên thếgiới đã tự“siêu chỉnh” bản sắc qua quá trình giao
lưu và tiếp biến. Nói là “siêu chỉnh” bởi lẽ, đây là sựvận động nội tại, vận động
chậm, quá trình vận động làm xuất hiện những biến đổi rất tinh tế, rất tựnhiên
trong quan điểm và tư duy của chủthể. Sựbiến đổi dưới hình thức “siêu chỉnh” là
biến đổi tích cực (trong lĩnh vực này, nếu xuất hiện hàng loạt biến đổi trên diện
rộng và sâu thì đó là dấu hiệu bất thường). Những biến đổi tích cực sẽgiúp chủthể
luôn có diện mạo mới nhưng không đánh mất bản sắc của mình. BSVH không thể
là cái bất biến bởi vì đã có không ít nền văn hoá tựđánh mất bản sắc của mình
trước khi bịtiêu diệt hoặc bịđồng hoá.
Tiếp cận BSVH có thểbằng nhiều cách thức khác nhau. Điều này liên quan đến
mô hình và phương pháp nghiên cứu. Một sốmô hình được dùng hiện nay là: mô
hình cấu trúc chức năng, mô hình sinh thái học, mô hình sinh vật xã hội học, mô
hình cấu trúc –hệthống, mô hình mâu thuẫn xã hội . Thực tếnày đã đưa đến hệ
quảlà có một sốlượng khá lớn định nghĩa vềvăn hoá và nhiều quan điểm khác
nhau về BSVH. Dù sử dụng mô hình hay phương pháp nghiên cứu nào thì đối
tượng nghiên cứu chính vẫn là con người với tư cách là chủ thể văn hoá. Mọi
khác biệt chỉcó thểtìm thấy trong những hình thức “hiện thân” khác nhau của chủ
thểvăn hoá. Đó có thểlà các tầng lớp giai cấp khác nhau trong xã hội, các tập thể
sống theo các nghề nghiệp khác nhau, các cư dân trong từng khu vực địa lí tự
nhiên khác nhau, các tộc người với những đặc điểm sinh học và di truyền khác
nhau
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Văn hoá tộc người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HOÁ TỘC NGƯỜI
Trần Long
(ĐHKHXH&NV – ĐHQG
TP. HCM)
Những năm trở lại đây vấn đề văn hoá tộc người được đặc biệt quan tâm. Để
khảo sát văn hoá tộc người, chúng ta có thể bắt đầu từ những xuất phát điểm khác
nhau. Ở đây chúng tôi xin được bắt đầu từ khái niệm tộc người, tiếp đến là những
nội dung cơ bản liên quan đến văn hoá tộc người và cuối cùng là một số vấn đề
về bản sắc văn hoá tộc người.
1. Khái niệm tộc người.
Tộc người theo nghĩa rộng là một loại hình cộng đồng người.
Tộc người theo nghĩa hẹp là tổng hợp những con người được hình thành về mặt
lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, dưới một cái tên tự gọi (tộc danh), có những
đặc điểm chung tương đối bền vững về văn hóa và tâm lí (trong đó nổi trội là ngôn
ngữ); có ý thức về sự thống nhất của họ cũng như sự khác nhau giữa họ với các
tộc người khác (nói ngắn gọn là ý thức tộc người).
Trong 3 yếu tố: 1/ ngôn ngữ, 2/ lãnh thổ, 3/ ý thức tộc người gắn với tộc danh
thì yếu tố thứ ba có vai trò đặc biệt. Ý thức tự giác của tộc người gắn với tộc danh
không chỉ là là yếu tố cần thiết mà còn là yếu tố đấy đủ để bản sắc hóa tộc người.
Khi có dấu hiệu thay đổi về ý thức tự giác của tộc người thì sẽ xuất hiện dấu hiệu
thay đổi thành phần tộc người.
Ở góc độ triết học, vấn đề tộc người không chỉ gói gọn trong quá trình thu thập,
phân tích các dữ liệu nhân chủng học một cách trực quan mà còn phải nghiên cứu
những nhân tố tự nhiên và lịch sử xã hội để làm rõ quá trình phát sinh của một tộc
người.
Tộc người với các hình thái kinh tế - xã hội như một cơ thể xã hội gồm tập thể
những con người luôn thống nhất, có tên tự gọi (tên chính trị), chiếm một lãnh thổ
nhất định (khởi nguyên là quyền sở hữu đất đai của một cộng đống) và cùng có
những đặc điểm chung về ngôn ngữ và văn hóa.
Lịch sử loài người với tính cách là tổng thể lịch sử của các cộng đồng. Quá trình
hình thành nhà nước trong lịch sử nhân loại khởi đầu từ tộc người đã được Mác và
Ăngghen đề cập trong các tác phẩm của mình. Ở đây có thể diễn giải quá trình đó
theo theo bảng sau:
Bảng 1:
Thị tộc, bộ
tộc
-> tập đoàn người (có sự khác
nhau về sở hữu)
-> giai cấp (đấu tranh
giai cấp
-> Nhà nước
Con người với tính cách là con người hiện thực, là chủ thể lịch sử có quá trình
hình thành và phát triển gắn với sự biến đổi của các phương thức sản xuất trong
những điều kiện địa lí tự nhiên nhất định. Chủ thể lịch sử khẳng định không gian
sinh tồn của mình thông qua việc xác định chủ quyền lãnh thổ. Quá trình hình
thành dân tộc trong lịch sử nhân loại bắt đầu từ mối quan hệ giữa con người với
môi trường sống (theo Mác và Ăngghen) được diễn giải theo bảng sau:
Bảng 2
Con người
trong môi
trường sống
-> xác định chủ
quyền lãnh thổ
-> hợp nhất & phân li các hình
thái cộng động người từ các
nguyên nhân kinh tế, chính trị,
văn hóa
-> Dân tộc
Ở điểm xuất phát, do chưa bị phân hóa nên mọi sự vật hiện tượng đều chưa có
sự phân biệt. Qua quá trình vận động, những khác biệt dần dần lộ ra, từ đó dẫn đến
những khoảng chênh về các giá trị. Lao động loài người cũng vậy. Hình thái kinh
tế chiếm đoạt là phổ quát ở thời kì đầu tìm kiếm phương thức sống của nhân loại.
Sản phẩm thời kì này chủ yếu do thu lượm từ tự nhiên. Khi nhận thấy những bất
ổn của hình thức săn bắt, hái lượm con người chuyển sang các hình thức kiếm
sống khác phù hợp với môi trường mà họ đang cư trú. Do những lợi thế về mặt địa
hình và khí hậu, người Phương Tây chọn lối sống chăn dắt bầy đàn còn người
phương Đông chọn lối sống trồng trọt (gồm nông nghiệp khô và nông nghiệp lúa
nước). Sản phẩm thời kì này thu được từ nền sản xuất dựa vào môi trường tự nhiên.
“Ngay từ xưa, đời sống của con người đã dựa vào sản xuất, dựa vào một kiểu nào
đó của nền sản xuất xã hội”. (1) Nền sản xuất ở giai đoạn đầu tiên dù ở dạng này
hay dạng khác thì cũng chỉ là nền sản xuất “tự nhiên”. Nhưng nó là tiền đề cho
toàn bộ lịch sử nhân loại, bảo đảm sự tồn tại của cá nhân con người cho đến ngày
nay.
Lôgíc tất yếu của sự phát triển xã hội loài người trong nền sản xuất “tự nhiên”
có thể tóm tắt như sau:
Bảng 3:
Môi trường
sống (Yếu tố
-> Phương
thức kiếm sống
-> Cách ứng
xử với tự
-> Đặc trưng
văn hoá của
-> Loại hình
kinh tế, loại
địa lí) (nghề thích hợp) nhiên và xã
hội
cộng đồng
theo địa vực
hình văn hóa
Theo lôgíc này, lối sống chăn dắt bầy đàn ở phương Tây hình thành những hình
thức thức sinh hoạt riêng biệt của cư dân du mục. Ở đó, chúng ta có thể khái quát
thành những đặc trưng của nền văn hóa gốc du mục. Tương tự, lối sống trồng trọt
ở phương Đông hình thành những hình thức thức sinh hoạt riêng biệt của cư dân
nông nghiệp. Ở đó, chúng ta có thể khái quát thành những đặc trưng của nền văn
hóa gốc nông nghiệp. Ở thời điểm này, trên thế giới đã xuất hiện nhiều dạng thức
đặc trưng văn hoá nhưng hai loại hình văn hoá gốc du mục và gốc nông nghiệp là
nổi trội nhất. Qua quá trình phát triển theo hướng tích hợp và tự sinh, hai loại hình
văn hoá này đã tạo nên hai khu vực văn hoá lớn của nhân loại: phương Đông văn
hoá và phương Tây văn hoá.
Lịch sử nhân loại là một sự chuyển tiếp không ngừng nên khi xuất hiện nền sản
xuất “tự nhiên”, xã hội loài người vẫn tồn tại hình thái kinh tế chiếm đoạt. Về sau,
do phương thức sản xuất phát triển, con người dần tách khỏi sự chi phối của địa lí
tự nhiên (khí hậu và địa hình từ yếu tố quyết định đối với sản xuất trở thành yếu tố
có ảnh hưởng nhất định đối với sản xuất). Con người tự tạo ra môi trường sản xuất
công nghiệp đồng thời khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sản xuất.
Trong giai đoạn này, xã hội loài người vẫn tồn tại hình thái kinh tế chiếm đoạt
nhưng không còn phổ biến. Hình thái sản xuất “tự nhiên” vẫn tồn tại và dần dần
được công nghiệp hoá. Từ đây, xã hội loài người có diện mạo phức tạp hơn hẳn
thời kì trước đó. Văn hoá loài người trở nên đa dạng và có sự đan cài rất phức tạp
giữa truyền thống và hiện đại, giữa bản địa và ngoại lai, giữa cưỡng bức và tự
nguyện. Có thể khái quát tiến trình phát triển có tính phức hợp này theo bảng sau:
Bảng 4:
Tiến trình lịch sử xã hội loài người
------------------------------------->
Tiêu chí
A B C
Phương
thức
sản xuất
(nhìn từ
trình độ sản
xuất)
Sản phẩm thu
được do chiếm
đoạt môi trường
tự nhiên
A + Sản phẩm thu
được từ nền sản xuất
nuôi trồng dựa vào
môi trường tự nhiên
A + B + Sản phẩm thu
được từ nền sản xuất
công nghiệp trong môi
trường nhân tạo
Không giai cấp A + Có giai cấp A + Có giai cấp Nhà nước/
Tính chất
nhà nước Không bóc lột A + bóc lột nguyên
thủy
A + B + bóc lột giá trị
thặng dư
Quan hệ
sản xuất
Chia xẻ A + Tướt đoạt A + B + Điều tiết theo
hướng xã hội hoá
Văn hóa –
kinh tế
Kiểu loại theo
vùng miền địa lí
A + Văn hoá gốc
nông nghiệp, gốc du
mục (phương Đông
và phương Tây - giao
A + B + Văn hoá công
nghiệp, văn hoá hậu
công nghiệp (hội nhập
lưu tiếp biến) đa phương)
Quá trình đa dạng hoá và phức tạp hóa của văn hoá
------------------------------------------------------->
Cách tiếp cận từ góc độ triết học, lịch sử, xã hội cho thấy bản chất tộc người
được hình thành trong các mối quan hệ cơ bản: nhà nước, dân tộc, kinh tế, văn hóa.
Đây là những mối quan hệ đồng thời cũng là những yếu tố tổng quát để xem xét
bản chất tộc người.
Trong quá trình vận động, các tộc người luôn có ý thức xây dựng, phát triển
đồng thời giữ gìn, bảo vệ nhà nước, dân tộc (tộc danh và ý thức về tộc người),
kinh tế, văn hóa của cộng đồng mình. Đó cũng chính là quá trình giữ gìn bản sắc
của một hoặc nhiều cộng đồng người có chung tộc danh (cũng có thể là quốc hiệu).
Thực tế cho thấy, việc giữ gìn tộc người trước hết là giữ gìn tộc danh và ý thức
về tộc người. Tức là những yếu tố thuộc lĩnh vực văn hoá, dân tộc chứ chưa phải
lĩnh vực nhà nước.
2. Văn hóa tộc người.
Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách sống động toàn bộ cuộc sống con người
trong suốt quá trình lịch sử. Văn hóa tạo nên một hệ thống các giá trị truyền thống
bao gồm thẩm mĩ và lối sống, từ đó từng dân tộc xây dựng nên bản sắc riêng của
mình. Văn hóa là tất cả những gì con người đã bỏ công sức để tạo ra; nó khác với
những gì tồn tại trong tự nhiên ngoài con người. “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các
giá trị tinh thần và vật chất do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá quá trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội” (2).
Văn hóa với tính cách là yếu tố cấu thành tộc người bao gồm tri thức, tín
ngưỡng, đạo đức, nghệ thuật, luật pháp, tập quán, sinh hoạt … là sự thể hiện bản
chất năng lực con người với tính cách là thành viên của cộng đồng xã hội. “Văn
hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn” (3)
Nghiên cứu văn hóa với tính cách là yếu tố cấu thành tộc người cần phải xem
xét trên cả trục đồng đại và lịch đại. Với sự liệt kê đầy đủ danh mục các hiện
tượng văn hóa của một tộc người cho phép chúng ta có những nhận định sơ bộ về
văn hóa tộc người cũng như bản sắc văn hoá tộc người. “Khi nói đến văn hóa tộc
người là nói đến những khía cạnh tiêu biểu của tộc người đó tạo nên những nét
khác biệt với văn hóa các tộc người khác” (4)
Cũng cần thấy rằng văn hoá tộc người là một thực thể đa dạng và thống nhất.
“Nếu coi thống nhất của văn hóa từ đa dạng, thì muốn củng cố sự thống nhất ấy,
phải trên cơ sở bảo tồn và phát triển tính đa dạng của văn hóa, mà ở đây thể hiện
rõ nhất là đa dạng văn hóa tộc người và văn hóa địa phương (văn hóa vùng). Sẽ
không có sự thống nhất văn hóa nào vững chắc và lành mạnh lại dựa trên cơ sở
thuần nhất hóa hay đơn nhất hóa văn hóa” (5).
Đời sống vật chất và đời sống tinh thần là hiện tượng phổ quát của các tộc
người. Mặt khác, sự vận động về mặt tinh thần và vật chất của chủ thể văn hoá
luôn gắn với không gian thời gian cụ thể. Nhờ có quan hệ với tự nhiên và xã hội
mà chủ thể văn hoá sáng tạo ra những sản phẩm có giá trị, đồng thời nhờ đó mà
chủ thể có thể thể hiện mình trước tự nhiên và xã hội. Văn hoá là sự thể hiện mình
theo một cách riêng, trong điều kiện lịch sử cụ thể của một chủ thể văn hoá. Văn
hoá theo hướng này có nghĩa là nét đặc thù về phong cách sống của tộc người. Nét
đặc thù về phong cách sống của mỗi tộc người như là phương thức tái hiện những
tập hợp tình cảm và lí trí nhằm khẳng định các giá trị chung của cộng đồng tộc
người. Nói chung, nét đặc thù về phong cách sống là một biểu hiện của bản sắc
văn hoá tộc người.
3. Bản sắc văn hóa tộc người.
Thuật ngữ bản sắc được giải thích (theo nghĩa từ điển Hán Việt) như sau: bản là
gốc, cái thuộc về phần mình, gốc đầu mọi việc; sắc là màu, vẻ, dung mạo. Bản sắc
còn có một nghĩa khác là tính chất đặc biệt vốn có. Theo từ điển tiếng Anh,
identity (bản sắc) có nghĩa là đồng nhất. Sự đồng nhất hoá làm nên bản sắc của
một đối tượng. Với những nét nghĩa nêu trên, chắc chắn sẽ đưa đến nhiều cách giải
thích khác nhau về cụm từ “bản sắc văn hoá”. Ở đây, có thể rút ra một số điểm
đáng lưu ý từ nội dung của các định nghĩa vửa nêu như sau:
- Bản sắc gắn với quá trình hình thành và phát triển của đối tượng.
- Bản sắc thể hiện sự đồng nhất qua hàng loạt sự vật, hiện tượng.
- Bản sắc chứa đựng những nét riêng để có thể nhận ra diện mạo và bản chất
một đối tượng.
- Bản sắc có xu hướng tiến tới đồng nhất hoá nên không phải là những cái
riêng lẻ, chi tiết, vì vậy, càng khái quát càng dễ tiếp cận bản sắc của một đối tượng.
Bản sắc bao hàm trong nó những tiêu chí đủ để xem xét BS của một nền văn hoá.
BSVH được thể hiện trên cả hai bình diện vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên,
BSVH không phải là các sự vật hiện tượng cụ thể (tức văn hoá vật thể), cũng
không phải là các phương thức về y dược, ẩm thực, âm nhạc, hội họa, ... (tức văn
hoá phi vật thể). Do văn hóa luôn gắn với chủ thể nhất định nên bản sắc văn hoá
chính là “cá tính” của chủ thể văn hoá. Tìm kiếm BSVH ở cấp độ dân tộc, chúng
tôi đặc biệt lưu ý đến vai trò của ý thức tộc người. Ý thức tộc người có quá trình
hình thành phát triển gắn với quá trình sáng tạo, giao lưu, tiếp biến, giữ gìn, phát
triển văn hoá của chủ thể văn hoá. Tộc người nào có một quá trình hình thành phát
triển lâu dài, được nhân loại thừa nhận về mặt lịch sử chắc chắn tộc người đó có
đủ “nội lực” để hình thành BSVH.
BSVH, là những yếu tố ổn định, ít biến đổi nhất của một nền văn hoá. Nếu nó
biến đổi với biên độ và tần số cao, theo những chiều hướng trái ngược nhau thì
nền văn hoá đó trở thành không có bản sắc. Sự “ổn định, ít biến đổi” này
cũng chỉ nằm trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Trong thực tế,
đa số các nền văn hoá trên thế giới đã tự “siêu chỉnh” bản sắc qua quá trình giao
lưu và tiếp biến. Nói là “siêu chỉnh” bởi lẽ, đây là sự vận động nội tại, vận động
chậm, quá trình vận động làm xuất hiện những biến đổi rất tinh tế, rất tự nhiên
trong quan điểm và tư duy của chủ thể. Sự biến đổi dưới hình thức “siêu chỉnh” là
biến đổi tích cực (trong lĩnh vực này, nếu xuất hiện hàng loạt biến đổi trên diện
rộng và sâu thì đó là dấu hiệu bất thường). Những biến đổi tích cực sẽ giúp chủ thể
luôn có diện mạo mới nhưng không đánh mất bản sắc của mình. BSVH không thể
là cái bất biến bởi vì đã có không ít nền văn hoá tự đánh mất bản sắc của mình
trước khi bị tiêu diệt hoặc bị đồng hoá.
Tiếp cận BSVH có thể bằng nhiều cách thức khác nhau. Điều này liên quan đến
mô hình và phương pháp nghiên cứu. Một số mô hình được dùng hiện nay là: mô
hình cấu trúc chức năng, mô hình sinh thái học, mô hình sinh vật xã hội học, mô
hình cấu trúc – hệ thống, mô hình mâu thuẫn xã hội ... Thực tế này đã đưa đến hệ
quả là có một số lượng khá lớn định nghĩa về văn hoá và nhiều quan điểm khác
nhau về BSVH. Dù sử dụng mô hình hay phương pháp nghiên cứu nào thì đối
tượng nghiên cứu chính vẫn là con người với tư cách là chủ thể văn hoá. Mọi
khác biệt chỉ có thể tìm thấy trong những hình thức “hiện thân” khác nhau của chủ
thể văn hoá. Đó có thể là các tầng lớp giai cấp khác nhau trong xã hội, các tập thể
sống theo các nghề nghiệp khác nhau, các cư dân trong từng khu vực địa lí tự
nhiên khác nhau, các tộc người với những đặc điểm sinh học và di truyền khác
nhau …
Cách tiếp cận BSVH theo góc nhìn loại hình kinh tế - văn hóa, bằng phương
pháp cấu trúc cho phép quan sát sự thích ứng của tộc người dưới tác động của môi
trường sống (địa lí) và điều kiện sống (nghề nghiệp). Các kết quả nghiên cứu gần
đây cho thấy tính cách tộc người một phần được hình thành như một tất yếu khách
quan, như một sản phẩm “tương thích” với môi trường sống.
Tiếp cận BSVH ở góc độ dân tộc thì phải quan sát tộc người. Người ta có thể
quan sát tộc người theo những bình diện khác nhau. Chẳng hạn như quan sát các
đặc điểm sinh học và di truyền, quan sát sinh hoạt trong quá trình tương tác với
môi trường tự nhiên, quan sát ý thức tộc người trong quá trình đối ngoại và đối
nội… Qua quan sát, người ta thống kê, rút ra những kết quả thể hiện bản chất của
đối tượng. Kết quả có thể dưới dạng những nhận xét, đánh giá về bản chất đối
tượng.
Cách tiếp cận BSVH ở bình diện ý thức tộc người, theo phương pháp logic
hướng vào quan sát quan điểm, thái độ của chủ thể trước tác động của hiện thực
khách quan và hiện thực lịch sử cho thấy tính cách tộc người được hình thành từ ý
thức của cộng đồng dân tộc trước những biến động phức tạp của hiện thực lịch sử.
Tổng hợp kết quả của các phương pháp nghiên cứu phổ biến, chúng tôi nhận
thấy phương thức sống (gắn với hình thức lao động) cùng cung cách ứng xử với
môi trường tự nhiên và xã hội của chủ thể văn hoá sẽ hình thành một kiểu loại đặc
trưng văn hoá có tính đặc thù như đã trình bày ở trên. Khi phương thức sống thay
đổi thì cung cách ứng xử với môi trường cũng thay đổi; theo đó, các đặc trưng văn
hoá hình thành trên phương thức sống đó cũng sẽ thay đổi. Bản chất con người là
“tổng hoà mọi quan hệ xã hội” nên ý thức người là một sản phẩm tổng hợp từ điều
kiện sống và tính chất xã hội mà nó đang tồn tại. Vì vậy, BSVH tộc người chính là
ý thức tộc người được tích hợp từ điều kiện sống và hình thức tồn tại cụ thể của
cộng đồng cư dân có chung tộc danh. Quá trình này được mô tả theo bảng sau:
Bảng 5:
Phương thức
sống
-> Cung cách ứng
xử với tự nhiên và
xã hội
-> Đặc trưng
VH
Môi
trường
Quá trình hình thành nhà nước, dân tộc
------------------------------------------>
->
BSVH tộc
người
->
BSVH được nhận diện trên những bình diện nào? Đây là vấn đề không đơn giản,
bởi vì BSVH là cái thuộc “phần chìm”, là ý thức của dân tộc được hình thành
trong suốt trường kì lịch sử. Khi lần tìm BSVH, chúng ta chỉ có thể tập trung xem
xét những biểu hiện cụ thể về quan điểm, thái độ của chủ thể. Những biểu hiện đó
không phải do ngẫu nhiên và không có tính mục đích mà thường vận động theo
một thiên hướng rõ ràng, gắn với những mối quan hệ cụ thể. Ẩn đằng sau những
biểu hiện về quan điểm, thái độ là cốt cách, tinh thần của dân tộc.
Cốt cách, tinh thần dân tộc được thể hiện trong các mối quan hệ của chủ thể văn
hoá. Nó là sự tập hợp một cách có hệ thống các kiểu quan hệ đặc trưng của một
chủ thể. Đó là những kiểu quan hệ ổn định, thể hiện được bản tính của cộng đồng.
Những kiểu quan hệ này kết thành một “thể thống nhất diệu kì”, thể hiện trên mọi
khía cạnh của cuộc sống, tạo nên “cá tính” của chủ nhân văn hoá. Nói cách khác, ở
đó chúng ta có thể bắt gặp ý thức của tộc người. Đó là một thể thống nhất trong sự
đa dạng các giá trị tinh thần của cộng đồng cư dân đã, đang cùng chung sống.
Ý thức tộc người bao hàm sự tự khẳng định của cộng đồng qua trường kì lịch sử
gồm cộng đồng kí ức, cộng đồng hiện tại và cả cộng đồng tương lai với những giá
trị chính trị, đạo đức cùng khát vọng về sự phát triển. Ý thức tộc người vừa hòa
nhập tự nhiên vào đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân vừa có khả năng tạo ra
khoảng cách để xác lập đời sống riêng của tộc người. Ý thức tộc người, do vậy, là
sản phẩm văn hoá đồng thời là điểm xuất phát của sáng tạo và gìn giữ văn hoá tộc
người. Ý thức tộc người là nhân tố trực tiếp làm nên tinh thần, cốt cách của dân
tộc.
Vậy, tinh thần, cốt cách dân tộc thể hiện trong những mối quan hệ nào? Theo
chúng tôi, có thể xác định tinh thần, cốt cách của một dân tộc qua 3 mối quan hệ:
- - Quan hệ giữa chủ thể văn hoá với hiện thực khách quan (nhận thức và
ứng xử với thế giới khách quan).
- - Quan hệ giữa chủ thể văn hoá với môi trường xã hội, chủ yếu là quan hệ
với văn hoá ngoại nhập (nhận thức và ứng xử với các yếu tố văn hoá ngoại nhập).
- - Quan hệ giữa chủ thể văn hoá với chính sản phẩm của mình - văn hoá
truyền thống (nhận thức và ứng xử với các yếu tố văn hoá truyền thống).
Đây là những tiêu chí cơ bản dùng để xác định BSVH của một dân tộc. Trên
thực tế, nhiều dân tộc có đủ 3 mối quan hệ trên nhưng khi đặt các quan hệ này
trong hệ trục không gian, thời gian với những sự kiện văn hoá, chính trị, xã hội cụ
thể thì quy mô, mức độ, tính chất của các mối quan hệ hoàn toàn khác nhau. Chính
sự khác nhau đó làm nên nét khu biệt về BSVH của các dân tộc. Thí dụ BSVH
Việt Nam phải được xem xét trong nhiều giai đoạn lịch sử nhưng nổi trội nhất vẫn
là lịch sử chống ngoại xâm; kinh tế Việt Nam được xem xét qua nhiều hình thái
nhưng cho đến nay kinh tế nông nghiệp lúa nước vẫn nổi trội; xã hội Việt Nam trải
qua nhiều chế độ xã hội nhưng nổi trội vẫn là chế độ phong kiến tập quyền nhưng
vẫn duy trì nền dân chủ làng xã; văn hoá Việt Nam giao lưu, tiếp biến với nhiều
nền văn hoá nhưng vẫn giữ nguyên tính chất Việt, đó là một nền văn hoá gắn với
nền nông nghiệp sử dụng cơ bắp, liên tục chịu sự tàn phá khốc liệt của thiên nhiên
và chiến tranh nhưng luôn biết đổi mới, vươn lên, giữ được sự kính trọng của láng
giềng… Những giá trị truyền thống được hình thành thành trong quá khứ nhưng
đến nay vẫn còn có tác dụng tích cực và đang được nhà nước, dân tộc gìn giữ vị
tất thuộc về BSVH dân tộc. Vấn đề này chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi trong một bài
khác với chủ đề “Bản sắc văn hoá Việt Nam”.
Chú thích:
(1) C.Mác, Tư Bản, Phê phán khoa kinh tế chính trị, Nxb. Sự Thật, Hà Nội. 1973,
Q. 1, tr. 346
(2) Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, tr.
27
(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr.431
(4)
htm
(5) Ngô Đức Thịnh, Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, NXB.
Khoa học Xã hội, Hà Nội,
2006, tr.845
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vanhoahoc_90__6514.pdf