Đề tài Văn hoá, đối tượng văn hoá và phương pháp nghiên cứu liên ngành

-Tìm những điểm nổi trội, giao thoa giữa các ngành khoa học. Các ngành

khoa học thường có điểm chung nhau, giao thoa với nhau. Thí dụ, tiếp xúc văn

hoá giúp phát hiện những dấu ấn, những yếu tốvăn hoá nội sinh và ngoại sinh tác

động lẫn nhau. Trong văn hoá Việt Nam, các các yếu tốngoại sinh được Việt Nam

hoá, còn các yếu tốnội sinh được hiện đại hoá. Văn hoá dân gian và văn hoá bác

học không tách rời nhau như quan điểm nhịnguyên. Thí dụ, dòng nhạc trữtình

trước đây bịcấm, nay tồn tại song hành với dòng nhạc hành khúc, trong khi âm

nhạc dân tộc được hiện đại hoá. Tính dân tộc và tính hiện đại có cảtrong các yếu

tốnội sinh và các yếu tốngoại sinh.

Có thểnói cuốn “Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á”(2000)

của tôi là một thửnghiệm vềphương pháp nghiên cứu liên ngành. Còn trong cuốn

“Từvăn hoá đến văn hoá học”(2002), tôi tiếp cận văn hoá học từthực tiễn văn

hoá, từnhững cảm nhận cá nhân vềvăn hoá. Văn hoá khác với văn hoá học, cũng

như tiếng Việt khác với Việt ngữhọc vậy.

pdf9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Văn hoá, đối tượng văn hoá và phương pháp nghiên cứu liên ngành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HOÁ, ĐỐI TƯỢNG VĂN HOÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH GS.TS. PHẠM ĐỨC DƯƠNG (Lý Tùng Hiếu lược ghi) Trong hai ngày 9-10/9/2011, Khoa Văn hoá học Trường Đại học Văn hoá thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức báo cáo chuyên đề mang tên “Liên ngành trong văn hoá học”, quy tụ đông đảo các giảng viên, sinh viên Khoa Văn hoá học Trường Đại học Văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, các giảng viên Khoa Văn hoá học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, các nhà khoa học thuộc Phân viện Văn hoá Nghệ thuật phía nam… Chuyên đề gồm hai phần. Phần thứ nhất gồm hai vấn đề: “Văn hoá và đối tượng văn hoá”, “Phương pháp nghiên cứu liên ngành”, do GS.TS. Phạm Đức Dương phụ trách. Phần thứ hai là vấn đề “Văn hoá học – những phương diện liên ngành và ứng dụng”, do PGS.TS. Nguyễn Tri Nguyên phụ trách. Dưới đây là phần lược ghi nội dung báo cáo của GS.TS. Phạm Đức Dương và nội dung thảo luận liên quan. ooOoo Năm 1973, tôi đã bắt đầu chú ý phương pháp nghiên cứu liên ngành. Viện Đông Nam Á do tôi làm Viện trưởng ngay từ đầu đã vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Năm 1983, GS. Phan Ngọc và tôi đã xuất bản cuốn “Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á”, trong đó có vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Năm 2002, tôi xuất bản cuốn “Từ văn hoá đến văn hoá học”, cũng vận dụng phương pháp này... Cho đến nay, chúng ta đều được đào tạo theo chuyên ngành, do đó đều có nhu cầu tìm hiểu cách tiếp cận liên ngành và phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hoá học. 1. VĂN HOÁ VÀ ĐỐI TƯỢNG VĂN HOÁ 1.1. Động lực sáng tạo văn hoá của con người * Nhận thức về văn hoá: Hiện nay tư duy của giới nghiên cứu chúng ta không theo kịp sự phát triển của thế giới, cần đổi mới tư duy. Thế giới đang biến đổi liên tục. Cần có những cỗ xe thích nghi với sự biến đổi khó lường của thế giới. Cần đổi mới cách nhìn. Thực tế đó đặt ra ba yêu cầu về kiến thức: - Kiến thức cần đồng bộ, không thể chuyên về một chuyên ngành mà ngu dốt về những lĩnh vực khác. - Cần có tư duy phức hợp, thay thế tư duy cơ giới, phân tích. Về vấn đề này, chúng ta nên tìm đọc Edgar White, Edgar Morin. - Cần sáng tạo những khoa học mới. * Động lực sáng tạo văn hoá: Văn hoá là tất cả những gì do con người làm ra, khu biệt với cái tự nhiên. Do đó cần tìm trong văn hoá cái phân biệt với tự nhiên, và quan hệ giữa tự nhiên với con người. Con người luôn muốn trở thành bất tử, thánh thiện, do đó con người đối diện với nghịch lý: phần CON tham lam, bản năng, trong khi phần NGƯỜI muốn trở nên thánh thiện, cảm thấy niềm vui, hạnh phúc trong những hoạt động tinh thần. Để giải quyết nghịch lý ấy, con người có ba giải pháp: - Tạo ra thế giới tâm linh, từ đó tạo nên linh hồn của văn hoá. Thế giới tâm linh ấy thánh thiện, lâu bền. Tất cả những giá trị văn hoá lớn của nhân loại đều gắn với tâm linh. - Tầng lớp tinh hoa của xã hội (những nhà chính trị, những anh hùng, những nhà khoa học, những nhà giáo…) cố gắng tạo ra sự nghiệp để được tồn tại mãi mãi với thời gian, khắc phục sự hữu hạn của đời người. - Sinh con đẻ cái để kéo dài cuộc đời của chính mình. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Ngoài ra, để hướng thiện, hạn chế sự tham lam, bản năng, con người tạo nên những giá trị, đưa ra, cổ vũ những thuần phong mỹ tục, bằng cách đó họ văn hoá hoá bản năng của con người. * Khả năng biểu trưng hoá và sự sáng tạo các biểu tượng: Con người không chỉ khác động vật ở năng lực sáng tạo công cụ lao động, tư duy và ngôn ngữ, mà còn ở khả năng biểu trưng hoá. Thế giới thực tại đi vào thế giới ý niệm trong trí óc con người thông qua phương thức biểu trưng, thông qua những khái niệm phản ánh hiện thực theo cách biểu trưng hoá. Thế giới ý niệm khác thế giới thực tại ở chỗ nó vô hình, vô hạn, vô khả tri. Để cho người khác hiểu được thế giới ý niệm của mình, con người sáng tạo thế giới biểu tượng, gồm hai mặt: cái cảm nhận được, và cái ý nghĩa nằm trong thế giới ý niệm vô hình vô hạn vô khả tri của mình. Thí dụ tượng nhà mồ “sinh thành” ở Tây Nguyên. Biểu tượng bao giờ cũng có 2 mặt, giống như tín hiệu. Tín hiệu có 2 loại: tín hiệu biểu thị, biểu thị trực tiếp, hiển ngôn (như ngôn ngữ); và tín hịệu hàm nghĩa là các biểu tượng, biểu trưng, có tính hàm ngôn, đại diện (như nghệ thuật, tôn giáo, phong tục tập quán…). 1.2. Cấu trúc văn hoá Văn hoá là cái gì thay đổi thường xuyên, liên tục, đồng thời có những yếu tố ít biến đổi. Việc xây dựng một cấu trúc văn hoá cần đáp ứng thực tế đó. Có thể vận dụng hai thao tác trí tuệ: liên tưởng và tưởng tượng. Cấu trúc văn hoá vì vậy có 2 bậc: - Biểu tầng thường xuyên biến đổi. Biểu tầng là biến số, yếu tố động của văn hoá. - Cơ tầng ít biến đổi. Cơ tầng là hằng số, yếu tố tĩnh của văn hoá. Cấu trúc ấy giải thích vì sao văn hoá chỉ biến đổi tiệm tiến chứ không biến đổi ngay tức khắc. Thí dụ thời trang thay đổi rất nhanh, do bị quan niệm về hệ giá trị của người Việt chi phối: ăn cho mình, mặc cho người; tốt đẹp thì phô ra, xấu xa thì đậy lại. Áo dài Việt Nam khoe dáng đẹp của người phụ nữ, đôi khi bị người phương Tây cho là khiêu dâm. 1.3. Bản sắc văn hoá và sự biến đổi văn hoá Văn hoá giống như cái cây, bị chặt cành vẫn phát triển, nhưng sẽ chết khi bị chặt gốc. Cái gốc ấy là bản sắc văn hoá dân tộc. Nhưng vấn đề là bản sắc văn hoá dân tộc nằm ở đâu. Tiếp xúc văn hoá là một quy luật. Tiếp xúc văn hoá khác với giao lưu văn hoá. Giao lưu có thể làm giàu bản sắc văn hoá. Tiếp xúc có thể làm biến đổi cơ cấu văn hoá của một dân tộc. Thí dụ, tiếp xúc văn hoá với Đông Nam Á làm hình thành văn hoá Việt; tiếp xúc văn hoá giữa Việt với Hán làm hình thành mô hình văn hoá nhà nước Đại Việt; tiếp xúc văn hoá giữa Việt và Pháp làm hình thành xã hội Việt Nam cận hiện đại; tiếp xúc văn hoá với chủ nghĩa xã hội làm hình thành xã hội Việt Nam hôm nay. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH 2.1. Tư duy phức hợp Thế giới đang chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp, từ tư duy phân tích sang tư duy phức hợp. Sản phẩm của văn minh nông nghiệp là sản phẩm tự nhiên, làm cho con người gắn bó với tự nhiên, và có tư duy tổng hợp, nguyên sơ. Sản phẩm của văn minh công nghiệp là máy móc, tư duy cơ giới, phân tích, giúp loài người sáng tạo những cỗ máy thần kỳ. Chủ nghĩa cấu trúc ra đời từ tư duy phân tích ấy, chia thế giới thành nhiều yếu tố, phối hợp với nhau thành một cỗ máy. Tuy nhiên, con người là một cỗ máy có thể tự điều chỉnh, tự sửa chữa, do đó không thể áp dụng cơ chế phân tích ấy để nghiên cứu con người. Hoạt động thần kinh cao cấp khác hoạt động ý thức của con người. Để hiểu đúng con người, cần nhìn nhận bằng tư duy phức hợp. Một người phụ nữ đẹp, có duyên là được nhìn từ tổng thể chứ không thể chứng minh bằng từng yếu tố. Định nghĩa về người Việt rất khó. Điểm nổi trội của người Việt là cư dân đồng bằng châu thổ, rất giỏi về nông nghiệp lúa nước đồng bằng. Điểm nổi trội ấy chi phối những khía cạnh khác nhau của đời sống. Tâm thức người Việt là của cư dân đồng bằng. Âm nhạc Việt thiên về giai điệu, kém về tiết tấu, phù hợp với khung cảnh, nhịp sống đồng bằng châu thổ. Nông nghiệp rau củ ứng với chế độ gia đình mẫu hệ, hình thức gia đình thị tộc ngoại hôn. Nông nghiệp lúa nước ứng với chế độ gia đình phụ hệ, quan hệ thị tộc song hành với quan hệ láng giềng. Các khái niệm đồng quy và đồng hình gần gũi với tư duy chủ quan của phương Đông, nhìn sự vật như một chỉnh thể, trong thái cực có âm dương, từ đó biến hoá sinh ra thế giới. 2.2. Vấn đề phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hoá học Nghiên cứu văn hoá học đòi hỏi quan điểm tổng thể và toàn cục. Khung lý thuyết là tiền đề được đưa ra về một vấn đề khoa học. Khung phân tích có 2 quan hệ là không gian nói lên yếu tố tĩnh, và thời gian nói lên yếu tố động. Lịch đại là lát cắt động, bổ dọc thân cây; đồng đại là lát cắt tĩnh, cắt ngang thân cây. Nhưng theo tư duy phức hợp, có quan hệ giữa lịch đại và đồng đại. Thí dụ trong tiếng Việt là quan hệ giữa phương ngữ và ngôn ngữ cơ sở. Phương ngữ bảo lưu tàn dư ngôn ngữ tốt hơn: tiếng Quảng Bình: klơn klu, klắng klẻo; tiếng Nghệ An: trơn tru, trắng trẻo; tiếng Hà Nội: chơn chu, chắng chẻo. Quan niệm nhị nguyên và tất định là hệ quả của tư duy phân tích. Tư duy phức hợp không phân chia thế giới thành hai yếu tố một cách cơ giới như vậy. Ngôn ngữ nhìn từ tư duy phân tích là có tuyến tính, nhưng thực tế nó được cảm nhận theo cách phi tuyến tính. Áp dụng lý thuyết vào thực tế, người ta phát hiện độ chênh, từ đó nhà nghiên cứu phải đối chiếu để điều chỉnh lý thuyết, tạo ra đẳng cấu, đồng hình. Có ba phương pháp suy luận: diễn dịch (từ cái chung đến cái riêng), quy nạp (từ cái riêng đến cái chung), loại suy (từ cái riêng đến cái riêng). Phương pháp liên ngành là tiếp cận một đối tượng bằng nhiều cách thức, dựa trên cứ liệu của nhiều chuyên ngành. Có ba mức độ liên ngành: - Dùng phương pháp của một ngành ứng dụng vào các ngành khác. Thí dụ khảo cổ học dùng phương pháp xác định niên đại bằng hàm lượng đồng vị phóng xạ C14 của địa chất học. Ngôn ngữ học dùng hàm lượng từ cơ bản để xác định niên đại chia tách các ngôn ngữ, các ngôn ngữ họ hàng gần và họ hàng xa. Đây là phương pháp sơ đẳng nhất của nghiên cứu liên ngành. - Dùng lý thuyết của ngành A áp dụng vào các ngành B, C, D để xem xét hiệu quả. Nếu thấy đúng thì lý thuyết ấy có giá trị phổ biến, có thể tin cậy được. Thí dụ lý thuyết làn sóng của vật lý học: những làn sóng càng gần nơi phát sinh ra lực thì càng mạnh, càng xa thì càng yếu, được áp dụng vào sinh học, từ đó phát hiện rằng các giống cây trồng càng gần trung tâm càng biến đổi nhiều, càng xa trung tâm càng ít biến đổi. Trong ngôn ngữ học, việc áp dụng lý thuyết làn sóng làm hình thành lý thuyết tâm-biên: Càng ở ngoại biên, các phương ngữ càng bảo lưu nhiều yếu tố cổ. Người Việt ở Paris bảo thủ hơn người Việt ở Hà Nội. Trong nước không còn gọi những người Việt vượt biên trước đây là “thuyền nhân” mà gọi là Việt kiều, nhưng người Việt ở nước ngoài vẫn còn lưu giữ những quan niệm và ngôn từ của thời kỳ ấy, v.v. - Tìm những điểm nổi trội, giao thoa giữa các ngành khoa học. Các ngành khoa học thường có điểm chung nhau, giao thoa với nhau. Thí dụ, tiếp xúc văn hoá giúp phát hiện những dấu ấn, những yếu tố văn hoá nội sinh và ngoại sinh tác động lẫn nhau. Trong văn hoá Việt Nam, các các yếu tố ngoại sinh được Việt Nam hoá, còn các yếu tố nội sinh được hiện đại hoá. Văn hoá dân gian và văn hoá bác học không tách rời nhau như quan điểm nhị nguyên. Thí dụ, dòng nhạc trữ tình trước đây bị cấm, nay tồn tại song hành với dòng nhạc hành khúc, trong khi âm nhạc dân tộc được hiện đại hoá. Tính dân tộc và tính hiện đại có cả trong các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh. Có thể nói cuốn “Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á” (2000) của tôi là một thử nghiệm về phương pháp nghiên cứu liên ngành. Còn trong cuốn “Từ văn hoá đến văn hoá học” (2002), tôi tiếp cận văn hoá học từ thực tiễn văn hoá, từ những cảm nhận cá nhân về văn hoá. Văn hoá khác với văn hoá học, cũng như tiếng Việt khác với Việt ngữ học vậy. Vấn đề hiện nay là người ta chưa hoàn toàn coi văn hoá học là một ngành khoa học. Để chỉ ngành khoa học này, người ta dùng hai thuật ngữ là culturologie và sciènces culturiel. Trong văn hoá học, mỗi người tự chọn một hướng đi, và không ai chịu ai cả. ooOoo * THẢO LUẬN - GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm (Khoa Văn hoá học Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM): Đã lâu tôi và GS.TS. Phạm Đức Dương không có dịp chuyện trò, nhưng nay nghe báo cáo chuyên đề này tôi thấy chúng tôi vẫn tâm đầu ý hợp. Chúng tôi rất tương đồng với nhau về quá trình đến với văn hoá học. Khi tôi chuyển sang nghiên cứu văn hoá thì chịu tác động của thầy Dương rất nhiều. Thầy Dương đã viết Lời giới thiệu cho cuốn “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” của tôi. Dường như chúng tôi bổ sung cho nhau chứ không có gì mâu thuẫn với nhau. Thí dụ quan niệm về tương quan giữa CON và NGƯỜI; các giải pháp khắc phục nghịch lý giữa CON và NGƯỜI; tính biểu trưng của tín hiệu văn hoá; quan niệm về âm dương; tư duy phức hợp; chủ nghĩa cấu trúc… Theo tôi, cấu trúc luận đã là một bước chuyển của phương Tây từ tư duy phân tích sang lối tư duy chịu ảnh hưởng của phương Đông. Chủ nghĩa cấu trúc của Ferdinand de Saussure chính là chịu ảnh hưởng của phương Đông. Tư duy phức hợp là tư duy hai chiều: không gian và thời gian. Phương pháp liên ngành mà thầy Dương trình bày hôm nay là một điều thú vị. Khung phân tích của thầy Dương, tôi gọi là hệ toạ độ. Hai chiều của thầy Dương, tôi dùng ba chiều. Khoa học về phương pháp là khoa học ít được đào tạo bài bản nhất, người ta không phân biệt được cách tiếp cận và phương pháp. Phương pháp liên ngành ít được nói đến, vì cái khó là phải dạy cho người ta học xong phải áp dụng được ngay. - TS. Lý Tùng Hiếu (Khoa Văn hoá học Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM): Văn hoá học ở nước ta hiện nay không thể chỉ dừng lại ở cách tiếp cận liên ngành hay định hướng đa chiều nói chung, mà đang cần những phương pháp nghiên cứu liên ngành cụ thể. Các khoa học khác, khi được hỏi về nguồn gốc các tri thức của nó và các phương pháp tạo ra những tri thức ấy, đều có thể trả lời được ngay, thí dụ những tri thức ấy có được là nhờ vận dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tư liệu, phương pháp khảo sát điền dã, v.v. Nếu văn hoá học chỉ dừng lại ở sự tổng hợp những điểm vượt trội của các ngành khoa học khác (chẳng hạn tri thức về dân tộc và văn hoá tộc người của dân tộc học, tri thức về ngôn ngữ và ngôn ngữ tộc người của ngôn ngữ học, tri thức về các hoạt động kinh tế và quy luật kinh tế của kinh tế học, tri thức về xã hội và các phương pháp điều tra của xã hội học, v.v.), thì rất khó vận dụng. Vì văn hoá rất rộng lớn, bao gồm tất cả những hoạt động và thành quả sáng tạo của con người, nên tất nhiên chúng ta có thể tiếp cận văn hoá bằng nhiều ngả, nhiều hướng. Nhưng trên đường tiếp cận, chúng ta cần những hành trang, phương pháp, phương tiện cụ thề, như người đi rừng cần thực phẩm, súng săn, v.v. Vì vậy, mong những nhà khoa học đi trước như GS.TS. Phạm Đức Dương, PGS.TS. Nguyễn Tri Nguyên, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, trong những năm tuổi cao của mình sẽ tiếp tục dành thì giờ nghiên cứu sâu hơn để giúp trang bị các phương pháp nghiên cứu liên ngành cụ thể trong văn hoá học cho các thế hệ sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvanhoahoc_96__7012.pdf
Tài liệu liên quan