Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ,việc đảm bảo lợi thế cạnh tranh ,duy trì và mở rộng thị phần luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý doanh nghiệp .Điều mong muốn này chỉ trở thành hiện thực khi nhà quản lý thực hiện được mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh khoa học và năng động kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh , kiểm soát hiệu quả rủi ro và có những biện pháp thích ứng với tín hiệu thị trường ,với những biến động của môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh cùng quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay .
Do đó không một doanh nghiệp nào khi bắt tay vào kinh doanh lại không tìm mọi cách gắn hoạt động kinh doanh của mình với thị trường thông qua hoạt động marketing.
Tuy nhiên không phải bất kì một doanh nghiệp nào cũng thành công trong trong hoạt động marketing .Và câu hỏi “yếu tố nào quyết định đến sự thành công của hoạt động marketing”đã và đang là bài toán hóc búa cho những nhà quản lý doanh nghiệp,đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay.
Xuất phát từ lí do trên ,thông qua việc vận dụng nguyên lí về mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX để phân tích tình hình hoạt động Marketing ở 2 doanh nghiệp kinh doanh về cafe ở Việt Nam :Trung Nguyên và Buôn Mê Thuột.
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng nguyên lý về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để phân tích tình hình hoạt động Maketting ở 2 doanh nghiệp kinh doanh về cafe ở Việt Nam : Trung Nguyên và Buôn Mê Thuột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Vận dụng nguyên lý về mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX để phân tích tình hình hoạt động Maketting ở 2 doanh nghiệp kinh doanh về cafe ở Việt Nam : Trung Nguyên và Buôn Mê Thuột
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ,việc đảm bảo lợi thế cạnh tranh ,duy trì và mở rộng thị phần luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý doanh nghiệp .Điều mong muốn này chỉ trở thành hiện thực khi nhà quản lý thực hiện được mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh khoa học và năng động kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh , kiểm soát hiệu quả rủi ro và có những biện pháp thích ứng với tín hiệu thị trường ,với những biến động của môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh cùng quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay .
Do đó không một doanh nghiệp nào khi bắt tay vào kinh doanh lại không tìm mọi cách gắn hoạt động kinh doanh của mình với thị trường thông qua hoạt động marketing.
Tuy nhiên không phải bất kì một doanh nghiệp nào cũng thành công trong trong hoạt động marketing .Và câu hỏi “yếu tố nào quyết định đến sự thành công của hoạt động marketing”đã và đang là bài toán hóc búa cho những nhà quản lý doanh nghiệp,đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay.
Xuất phát từ lí do trên ,thông qua việc vận dụng nguyên lí về mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX để phân tích tình hình hoạt động Marketing ở 2 doanh nghiệp kinh doanh về cafe ở Việt Nam :Trung Nguyên và Buôn Mê Thuột.
A - Lời Mở Đầu.
B - Nội Dung.
Phần 1 : Cơ sở lí luận .
Khái niệm về Lực lượng sản xuất.
Khái niệm về Quan hệ sản xuất .
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Phần 2 : Vận dụng nguyên lí về mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX để phân tích tình hình hoạt động Marketing ở 2 doanh nghiệp kinh doanh về cafe ở Việt Nam :Trung Nguyên và Buôn Mê Thuột.
Đặc điểm của sản phẩm cà phê.
Hoạt động marketing của doanh nghiệp .
Vận dụng mối quan hệ LLSX và QHSX.
Hạn chế
Phần 3 : Giải pháp .
C - Kết luận.
D - Danh mục tài liệu tham khảo
Phần 1 :Cơ sở lí luận .
Khái niệm về Lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất .
Khái niệm về Quan hệ sản xuất .
Quan hệ sản xuất là: mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất .
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất sản xuất .Chúng không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng quy định vai trò quyết định của phương thức sản xuất đối với việc hình thành kết cấu xã hội .Trong đó thì lực lượng sản xuất là nội dung còn quan hệ sản xuất là hình thức .
Lực lượng sản xuất quyết định đến tính chất và trình độ của quan hệ sản xuất .
-Lực lượng sản xuất như thế nào tì sẽ sinh ra quan hệ sản xuất như thế ấy .
-Lực lượng sản xuất thay đổi thì quan hệ sản xuất sớm muộn gì cũng thay đổi theo .
Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất theo 2 hướng :
-Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển .Từ đó làm cho xã hội cũng phát triển theo .
-Ngược lại nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất do đó sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội .
Phần 2 :Vận dụng nguyên lí về mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX để phân tích tình hình hoạt động Marketing ở 2 doanh nghiệp kinh doanh về cafe ở Việt Nam :Trung Nguyên và Buôn Mê Thuột
Đặc điểm của sản phẩm cafe ở nước ta
Thuận lợi :
Như chúng ta đã biết cà phê là 1 loại thức uống đã có từ lâu và rất phổ biến trên thế giới.Việc nhâm nhi một ly cà phê vào mỗi sáng hay trong lúc trong lúc bàn chuyện làm ăn , tán gẫu…đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng không chỉ của các nước phương tây nói chung mà ngày nay nó đã trở thành một thói quen của mọi người trên khắp thế giới .
Có thể nói thị trường cà phê là một thị trường rất rộng lớn và đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp .
Bên cạnh đó chúng ta lại có một nguồn nguyên liệu hết sức phong phú thuận lợi cho phát triển sản xuất .
Với S gieo trồng cây cafe của cả nước là 123927 ha.
Đây còn là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta được xuất khẩu đi nước ngoài.
Theo thời báo kinh tế Việt nam thì lượng cafe xuất khẩu 2004 ước tính đạt 650 tấn vào thị trường EU :65%, Mỹ :17%, Nhật: 6%, Singapỏe:3%,các thị trường khác: 9%
Khó khăn:
Tuy nhiên bên cạnh đó ngành cà phê của nước ta cũng gặp không ít khó khăn .Trước hết là do khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất cà phê ở nước ta còn yếu, còn quá non trẻvà thiếu kinh nghiệp trong cạnh tranh , trong xây dựng thương hiệu mang tính quốc tế. Như lời nhận xét của ông Rolf Sauerbier, Giám đốc tiếp thị của Công ty Craft Foods, một hãng cà phê của Đức: “Tuy chất lượng cà phê của Việt nam không thua kém gì cà phê Brazil nhưng vì không có thương hiệu nên không cạnh tranh được”. Chính vì vậy ,công ty này không mua cà phê của Việt Nam với giá cao hơn đựơc.
Ngoài ra do mấy năm gần đây giá cà phê trên thế giới có sự sụt giảm nghiêm trọng đã gây nhiều ảnh hưởng tới ngành sản xuất cà phê của Việt nam .Trước tình hình đó ,Việt Nam đã phải giảm S trồng cà phê để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác.
Hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
I - Khái niệm Marketing :
Marketing là quá trình xúc tiến với thị trường nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người ,hoặc marketing là 1 dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn cácnhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
II – Cà phê Trung Nguyên.
1, Khái quát về tình hình hoạt động của công ty Trung nguyên từ khi thành lập tới nay.
Được thành lập năm 1996 lúc đầu Trung nguyên chỉ là 1 cơ sở chế biến cà phê nhỏ tại Buôn Ma Thuột .
Đến năm 2000 ,Trung Nguyên đã có hơn 100 quán Trung Nguyên ra đời tại các tỉnh miền trung nam bộ ,cần thơ và đến tháng 8/2000 thì Trung Nguyên có mặt tại Hà Nội đánh dấu sự phát triển toàn diện và vũ bão của ca fe Trung Nguyên tại Việt Nam .
Năm 2001 Trung Nguyên đã có mặt tại 61 tỉnh thành của Việt Nam.
Và hiện nay Trung nguyên đã đang vươn sang thị trường thế giới và đã có mặt tại hơn 40 quốc gia như;Mỹ ,Canada, Đức ,Australia…
2 – Hoạt động marketing của công ty Trung nguyên
Nói dến hoạt động marketing của cà phê Trung nguyên thì trước hết chúng ta phải kể đến thành công của công ty trong việc tạo lập được thương hiệu và những đặc điểm riêng cho sản phẩm. Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ thì định hướng phát triển của doanh nghiệp trongthời gian sắp tới là phải xây dựng cho bằng được thương hiệu Việt thật sự có uy tín .
Chẳng hạn như nước Nhật được thế giới biết đến qua những thương hiệu : Sony,Tôyota,Canon...Thì ở nước ta bên cạnh việc từng doanh nghiệp xây dựng cho mình dấu ấn riêng thì cộng đồng doanh nghiệp cả nước phải xây dựng 1 dấu ấn chung.Với Trung nguyên công việc trước mắt là tiếp tục chuẩn hoá để có 1 bản sắc riêng về mặt chất lượng đồng thời xây dựng 1 hệ thống phân phối thực sự khoa học và tiên tiến để ứng phó trước sự xâm nhập của các tập đoàn kinh tế từ bên ngoài . Trung nguyên cũng đang chuẩn bị chiến lược mở rộng thị trường qua việc thiết kế bao bì , sản xuất cà phê mang hương vị riêng cho từng thị trường.
Với chiến lược trên Trung nguyên đã và đang tung ra thị trương một loạt sản phẩm với chủng loại thì đa dạng còn mẫu mã rất bắt mắt ,ấn tượng như :
Nhóm cà phê sáng tạo : gồm 4 loại (culi robusta, robusta arabica, robusta sẻ, culi thượng hạng ).
Nhóm cà phê chế phin : giành cung cấp cho hệ thống quán cà phê Trung nguyên dùng để pha chế trong quán.
Nhóm cà phê hỗn hợp : gồm 6 loại (bao nâu , bao vàng, bao trắng , cà phê hộp nâu , cà phê lon , …)
Nhóm cà phê pha máy : Cappuccino và Epresso.
Chất lượng nguyên liệu cùng với công nghệ chế biến hiện đại dã làm cho chất lượng sản phẩm cao đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe nhất của cả khách hàng Nhật.
Bên cạnh đó là một hệ thống marketing cực kì đồ sộ với rất nhiều hoạt động hoành tráng gây ấn tượng tốt với khách hàng chẳng hạn như : Trung nguyên không chỉ giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng qua các phương tiện thông tin đại chúng mà còn mở trang web, nhận thư góp ý từ khách hàng . Đây là một hoạt động rất ý nghĩa nó thể hiện sự chăm sóc khách hàng và một thái độ phục vụ luôn lấy nhu cầu , ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa cho mọi quyết định kinh doanh . Nhờ đó mà công ty nắm bắt được nhu cầu thị trường để điều tiết hoạt động kinh doanh của mình. Có thể nói đó là một trong những bí quyết thành côn của công ty.Cùng với các hoạt động trên Trung nguyên con tổ chức nhiều hoạt động xã hội khác như :
Duyên dáng Việt nam .
Hội chợ nhượng quyền tại thượng hải.
ĐH khách hàng
Quà tặng khách hàng Noel
Chương trình “Vui cùng Trung nguyên”
Hội chợ hàng VN chất lượng cao .
Kể chuyện thương hiệu Việt ….
Có thể nói hoạt động marketing của Trung nguyên diễn ra rất mạnh mẽ từ việc thiết kế logo dến việc tạo dựng hình ảnh về thương hiệu và các hoạt động quảng bá hình ảnh doanh nghiệp .Cùng với 1 mạng lưới kinh doanh phủ khắp 61 tỉnh thành và gần 300 đại lí chính thứcgiúp choTrung nguyên nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu thị trường để đưa ra những sách lược kinh doanh hợp lí .
2 – Khái quát về hoạt động của công ty cà phê Buôn Mê Thuột.
Đặc điểm của sản phẩm cà phê Buôn Mê Thuột.
Cà phê Buôn Mê Thuột là sản phẩm cà phê ra đời từ rất sớm ở Việt Nam, là loại cà phê nguyên chất với chất lượng tốt .
Song sản phẩm không phong phú đa dạng ,chủ yếu là cà phê phin, không thuận tiện khi pha do đó không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong tình hình hiện nay.Trước tình hình đó do sự chậm đổi mới trong quản lý đã dẫn đến thị trường của công ty ngày càng bị thu hẹp.
Ngoài ra mẫu mã sản phẩm thì chưa thu hút , túi đựng bằng giấy nên dễ bị ẩm khó bảo quản và dễ bị mất đi mùi thơm của cà phê . Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm và ấn tượng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.
Không chỉ vậy do sự chậm đổi mới công nghệ chế biến đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm . Lúc này nhiều người đã không con ưa chuộng sản phẩm cà phê Buôn Mê Thuột nữa vì họ chê hạt cà phê quá to.
Hoạt động marketing của công ty cà phê Buôn Mê Thuột
Câu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên. Như đã khẳng định ,hoạt động marketing giúp cho mỗi công ty nắm bắt được nhu cầu của thị trường nhưng ở đây hoạt động marketing của công ty rất yếu và dường như không được quan tâm chú trọng nên có mấy ai biết và còn nhớ đến loại cà phê này .Điều đó được thể hiện ở : Hệ thống đaị lí còn rất ít và quy mô nhỏ.
Vận dụng mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào việc phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp .
ở đây ta xét mối quan hệ giữa hoạt động marketing và hoạt động sản xuất ,kinh doanh của doanh nghiệp .Trong đó LLSX là Hoạt động marketing còn QHSX là hoạt động SX và KD của doanh nghiệp .
I - Vai trò của Marketing đối với việc KD của doanh nghiệp.
Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh mà lại không tìm mọi cách gắn hoạt động kinh doanh của mình với thị trường vì chỉ có như vậy doanh nghiệp mới hy vọng tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường .Chỉ với chức năng sản xuất , chức năng quản lý tài chính , chức năng quản lý nhân lực chưa đủ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại ,và lại càng không có gì đảm bảo chắc chắn cho thành đạt của doanh nghiệp , nếu tách rời nó khỏi một chức năng khác – chức năng kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường.Chức năng này thuộc về hoạt dộng marketing , nhờ có chức năng này đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường , biết lấy thị trường –nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh .
Marketing phản ánh một chức năng cơ bản của kinh doanh , giống như chức năng sản xuất , tài chính , quản trị nhân lực ,kế toán …Những chức năng này đều là những bộ phận tất yếu về mặt tổ chức của một công ty . Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp giống như sản xuất tạo ra sản phẩm .Nó có mối liên hệ thống nhất với các chức năng khác và là đầu mối quan trọng của một cơ chế quản lý thống nhất .Nói chung chức năng marketing của doanh nghiệp luôn chỉ cho doanh nghiệp biết rõ:
Khách hàng của doanh ngiệp là ai ? Họ sông và mua hàng ở đâu .
Họ cần loại hàng hoá nào? Loại hàng đó có những đặc tính gì ? Bao gói ra sao ? So với hàng hoá của công ty cạnh tranh thì hàng hoá của công ty đó có những ưu thế và hạn chế gì ? Có cần phải thay đổi hàng hoá không ? Thay đổi yếu tố và đặc tính nào ? Nếu thay đổi thì sẽ gặp điều gì ?
Giá hàng của công ty nên quy định bao nhiêu thì phù hợp ?
Doanh nghiệp nên tổ chức hoạt động bán hàng như thế nào là phù hợp ?khi nào thì đưa hàng hoá ra thị trường , đưa khối lượng là bao nhiêu ?
Làm thế nào để khách hàng biết , mua và yêu thích sản phẩm ?
Hàng hoá của doanh nghiệp có cần dịch vụ sau khi bán không ?….
Đó là những vẫn đề mà không một hoạt động chức năng nào khác của công ty ngoài marketing phải có trách nhiệm trả lời .
II – Sự tác động trở lại của hoạt động sản xuất và kinh doanh đố với hoạt động marketing .
1 – Sự tác động trở lại của hoạt động sản xuất đối với hoạt động marketing .
Cũng giống như ở 2 công ty cà phê là Trung nguyên và Buôn Mê Thuột , nếu chất lượng sản phẩm tốt thì sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động marketing bán hàng được hiệu quả hơn . Còn ngược lại cho dù hoạt động marketing có rầm rộ đến đâu mà chất lượng của sản phẩm không ra làm sao thì chắc chắn sau lần mua đầu tiên sẽ chẳng có khách hàng nào còn ý định chọn sản phẩm đó lần thứ hai nữa . Vì vậy có thể nói hoạt động sản xuất quyết định đến hoạt động marketing theo 2 chiều hướng nếu nó phù hợp thì sẽ thúc đẩy cho hoạt động marketing đạt hiệu quả còn ngược lại nó sẽ kìm hãm hoạt động này .
2 – Sự tác động của hoạt động kinh doanh đối với hoạt động marketing.
Tuy hoạt động marketing có một chức năng rất độc lập nhưng nói như thế không có nghĩa là hoạt động này thoát ly khỏi các khả năng về tài chính , về sản xuất và công nghệ , về tay nghề của lao động , khả năng cung ứng nguyên vật liêu …
Và mặc dù mục tiêu cơ bản của mọi công ty là thu lợi nhuận . Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống Marketing là đảm bảo sản xuất và cung cấp những mặt hàng hấp dẫn có sức cạnh tranh cao cho các thị trường mục tiêu . Nhưng sự thành công của chiến lược và sách lược marketing còn phụ thuộc vào sự vận hành của các chức năng khác trong công ty .
Hạn chế .
Qua đó ta thấy ngành kinh doanh cà phê nói chung của Việt Nam còn một số hạn chế cần được khắc phục ngay trong thời gian sắp tới để đảm bảo sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trong khu vực nói riêng và trên trường quốc tế nói chung .
Trước hết chúng ta phải kể đến vấn đề về thương hiệu Việt trong quá trình hội nhập kinh tế . Nhìn ra thế giới ta đã thấy có rất nhiều quốc gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu như : cà phê columbia, rượu vang pháp hay sữa tươi hoa kỳ. Nhưng trong sự thành công đó là cả một quá trình , như cà phê Columbia tuy là một quốc gia có truyền thống trồng và chế biến cà phê lâu đời nhưng có sản phảm tốt với một truyền thống lâu đơi không chưa đủ để mọi người trên thế giới biết và sử dụng .Xác định được điều này ,Hiệp hội cà phê Colombia dã phải sử dụng đến những công ty và chuyên gia quảng cáo hang đầu trên thế giới giúp họ xây dựng hình ảnh cho hạt cà phê Colombia bền bỉ trong suốt hơn 10 năm trời.Còn ở Việt nam thì sao chúng ta không chú trọng nhiều đến việc tạo dựng thương hiệu . Việc tạo dựng thương hiệu khó khăn là thế , thì việc giữ được thương hiệu lại càng khó khăn hơn : vừa phải giữ được chữ tín đối với khách hàng vừa phải bảo vẹ được thương hiệu của công ty .Chúng ta đã có không ít bài học về việc mất thương hiệu trên thị trường thế giới như : nước mắm Phú Quốc , kẹo dừa bến tre … và ngay cả Trung nguyên .
Bên cạnh đó còn phải kể đến là dây truyền công nghệ của nước ta còn khá lạc hậu so với thế giới dẫn đến tình trạng chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng khó tính như Nhật , Mỹ…
Khả năng cạnh tranh của chúng ta còn yếu .
Tuy đã có nhiều thay đổi trong thời gian qua song phải công nhận hoạt động marketing của chúng ta vẫn còn rất yếu.
Phần 3 – Giải pháp .
Do đó trong thời gian sắp tới nhiệm vụ của các danh nghiệp là phải xây dựng được thương hiệu có tầm vóc quốc tế và một hệ thống marketing lớn mạnh theo kịp tốc độ phát triển của doanh nghiệp .Bởi vì chìa khoá để đạt được mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp là doanh nghiệp phải xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường , từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh .
Muốn vậy marketing hiện đại phải tập trung vào thị trường mục tiêu , phải hiểu biết chính xác nhu cầu của khách hàng , đồng thời để nâng cao hiệu quả của hoạt đông marketing thì doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp chứ không chỉ các biện pháp liên quan đến khâu bán hàng. Như thế doanh nghiệp không chỉ làm tốt marketing đối ngoại mà còn phải làm tốt cả mảketing đối nội , tức là phải thông qua việc tuyển dụng huấn luyện quán triệt và động viên tới mọi bộ phận , mọi nhân viên của doanh nghiệp để tất cả có chung một ý chí hành động vì sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng .
Đồng thời phòng marketing phải được tách ra hoạt động độc lập tránh tình trạng phòng đa năng như ở nhiều doanh nghiệp VN hiện nay. Ngoài ra việc chọn bao bì đóng gói cũng là môt vấn đề quan trọng không kém.
Còn về phía nhà nước phải có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất .Phải ban hành các điều luật về thương hiệu , bản quyền và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp .
Bên cạnh đó , cùng với việc trang bị dây truyền công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất , chúng ta phải đầu tư vào việc nghiên cứu tìm ra các giống cà phê mới ngon và chất lượng hơn .
Như vậy , qua đây chúng ta đã thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động marketing với các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp .
Vì vậy trong kinh doanh chúng ta không thể tuyệt đối hoá vai trò của một yếu tố nào mà phải quan tâm phát triển đồng thời cả 2 yếu tố , phải biết gắn các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường , lấy nhu cầu của thị trường làm hướng đi cho doanh nghiệp .Vì chỉ có như thế thì doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường hiện nay .
Giáo trình Triết học Mac –Lênin “NXBGD”.
Giáo trình Marketing căn bản (NXBTĐHKTQD)
Báo doanh nghiệp thương mại số 9/2006.
Báo thương hiệu Việt.
Báo doanh nghiệp và thương hiệu .
Thời báo kinh tế Sài Gòn số 48 –2003.
Thời báo kinh tế Việt Nam .
www.trungnguyen.com.vn
www.g7coffee.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111048.doc