Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay,đặc biệt là vấn đề hội nhập nền kinh tế thế giới đã và đang đặt ra những cơ hội cũng như những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.Việt Nam đã và đang có những bước tiến vững chắc trong việc phát triển nền kinh tế thị trường địng hướng xã hội chủ nghĩa,hội nhập cùng thế giới bằng việc phát huy nội lực đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài thông qua việc phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế.Trong đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân trong việc phát triển nền kinh tế.
Hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành trung ương khóa IX khẳng định: “kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Vậy trong việc phát triển kinh tế Việt Nam thành phần kinh tế tư nhân đã có vai trò như thế nào? Hay tại sao Việt Nam lại phải phát triển kinh tế tư nhân trong khi chúng ta muôn hướng tới một xã hội xã hội chủ nghĩa nơi sở hữu tư liệu sản xuất là của tập thể.Việc xác định đúng vai trò của kinh tế tư nhân và con đường đúng đắn cho sự phát triển của thành phần kinh tế này là việc làm cấp thiết hiện nay, bởi vì hiện nay toàn cầu hóa là một xu thế phát triển tất yếu trong tiến trình phát triển của nhân loại, chúng ta không muốn bị cuốn vào vòng xoáy dó một cách thụ động thì chúng ta phải biết phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế trong đó có thành phần kinh tế tư nhân, nó là một mắt xích quan trọng trong việc nối kết nền kinh tế thị trường Việt Nam với nền kinh tế thị trường thế giới.
Vì vậy em xin làm rõ về vai trò của kinh tế tư nhân ở Việt Nam và thực trạng phát triển của thành phần kinh tế này trong thời gian qua cũng như xin đưa ra một số ý kiến về giải pháp phát triển thành phần kinh tế này.
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Vai trò và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN 3
1. Bản chất của kinh tế tư nhân 3
2. Tính tất yếu tồn tại kinh tế tư nhân ở Việt Nam 4
3. Vai trò của kinh tế tư nhân 8
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 13
1. Thực trạng phát triển 13
2. Nguyên nhân 18
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 19
1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế tư nhân 19
2. Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân 22
2.a Các vấn đề kinh tế vĩ mô 22
2.b Các vấn đề kinh tế vi mô 27
IV. KẾT LUẬN 29
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay,đặc biệt là vấn đề hội nhập nền kinh tế thế giới đã và đang đặt ra những cơ hội cũng như những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.Việt Nam đã và đang có những bước tiến vững chắc trong việc phát triển nền kinh tế thị trường địng hướng xã hội chủ nghĩa,hội nhập cùng thế giới bằng việc phát huy nội lực đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài thông qua việc phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế.Trong đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân trong việc phát triển nền kinh tế.
Hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành trung ương khóa IX khẳng định: “kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Vậy trong việc phát triển kinh tế Việt Nam thành phần kinh tế tư nhân đã có vai trò như thế nào? Hay tại sao Việt Nam lại phải phát triển kinh tế tư nhân trong khi chúng ta muôn hướng tới một xã hội xã hội chủ nghĩa nơi sở hữu tư liệu sản xuất là của tập thể.Việc xác định đúng vai trò của kinh tế tư nhân và con đường đúng đắn cho sự phát triển của thành phần kinh tế này là việc làm cấp thiết hiện nay, bởi vì hiện nay toàn cầu hóa là một xu thế phát triển tất yếu trong tiến trình phát triển của nhân loại, chúng ta không muốn bị cuốn vào vòng xoáy dó một cách thụ động thì chúng ta phải biết phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế trong đó có thành phần kinh tế tư nhân, nó là một mắt xích quan trọng trong việc nối kết nền kinh tế thị trường Việt Nam với nền kinh tế thị trường thế giới.
Vì vậy em xin làm rõ về vai trò của kinh tế tư nhân ở Việt Nam và thực trạng phát triển của thành phần kinh tế này trong thời gian qua cũng như xin đưa ra một số ý kiến về giải pháp phát triển thành phần kinh tế này.
vai trß vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn kinh tÕ t nh©n
ë viÖt nam hiÖn nay
I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN
1. BẢN CHẤT CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN:
Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ lên chủ mghĩa xã hội, việc đổi mới đường lối phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua đã đem lại cho chúng ta những bước tiến vượt bậc. Chúng ta chấp nhận mở cửa hội nhập với thế giới, xây dựng đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy nội lực đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Việc xây dựng đường lối phát triển kinh tế như vậy là sự phù hợp với thực tế khách quan hiện nay ( phù hợp với điều kiện thực tế của kinh tế Việt Nam hiện nay và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra như một điều tất yếu trong quá trình phát triển của lịch sử) vì vậy đã mang lại cho chúng ta những thành tựu đáng kể. Trong kết quả chúng ta có hôm nay phải kể đến sự đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam của khu vực kinh tế tư nhân nhất là sau khi có sự đổi mới đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Kinh tế tư nhân là một loại hình Kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, gắn liền với lao động cá nhân người chủ sở hữu và lao động làm thuê.
Kinh tế tư nhân ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Như vậy bản chất của lọai hình kinh tế này đó là dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Người sở hữu tư liệu sản xuất là người chủ và họ luôn có xu hướng tối đa hóa lợi ích mà mình thu được vì vậy họ phải bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê.
Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó. Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì chế tạo ra giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của nó. Thật vậy giá trị thặng dư, phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động của công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản – quan hệ bóc lột lao động làm thuê. Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động mỗi nhà tư bản, cũng như toàn bộ xã hội tư bản. Các nhà tư bản luôn được bộ máy chính quyền tư bản bảo vệ lợi ích nên họ đã tìm đủ mọi cách để bóc lột giá trị thặng dư như tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian lao động, tăng năng suất lao động… Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sỏ hữu,quản lí, phân phối để thích nghi với điều kiện mới nhưng về bản chất thì không thay đổi. Nhà nước tư bản hiện nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế xã hội nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản. Xét trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay thì kinh tế tư nhân chịu sự kiểm soát quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa nên không còn hoàn toàn giống như kinh tế tư nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Khái niệm kinh tế tư bản tư nhân chỉ xuất hiện gắn liền với sự hình thành và phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quá trình đổi mới ở nước ta với sự xuất hiện và phát triển các loại hình doanh nghiệp của tư nhân không đồng nghĩa với sự xuất hiện trở lại của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và giai cấp tư sản. Các loại hình doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp ở nước ta, được hình thành và phát triển trong điều kiện có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, chịu sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, được nhà nứơc khuyến khích và bảo vệ không hoàn toàn do quy luật giá trị thặng dư chi phối. Hơn nữa các loại hình doanh nghiệp của tư nhân và đội ngũ doanh nhân ở nước ta được hình thành và phát triển trong điều kiện mới, không hàm chứa tính chất giai cấp hay bản chất tư bản như dưới xã hội tư bản điều này được chứng minh là đã có rất nhiều doanh nhân là đảng viên. Các doanh nghiệp của tư nhân nước ta đại diện cho một lực lựơng sản xuất mới, là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân…
2.TÍNH TẤT YẾU TỒN TẠI KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: * Quan điểm về kinh tế tư nhân của Đảng trước khi đổi mới (1986)
Kinh tế tư nhân là đối tượng chính phải cải tạo, xóa bỏ. Vì kinh tế tư nhân luôn đồng nghĩa với làm ăn cá thể bóc lột, tự phát lên con đường chủ nghĩa tư bản, vì thế kinh tế tư nhân không thể là một chủ thể kinh tế để xây dựng chr nghĩa xã hội.
Sau cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta thì Đảng và Nhà nước đứng trước hai hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ(cá thể, thợ thủ công, tiểu thương…) và sở hữu tư nhân của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam. Đối với sở hữu tư nhân của những ngừơi sản xuất nhỏ thì Nhà nước cải tạo bằng con đường vận động thuyết phục để đưa họ vào làm ăn tập thể. Còn đối với sở hữu tư nhân của giai cấp tư sản dân tộc thì Nhà nước phân làm hai đối tựơng, một đối tượng đó là các nhà tư sản dân tộc nhưng có công với cách mạng và kháng chiến thì Nhà nước cải tạo hòa bình bằng cách chuộc lại hay chưng mua rồi sau đó chuyển thành sở hữu Nhà nước (sau đó vận động họ kết hợp với nhà nước để kinh doanh hình thành các xí nghiệp công tư hợp doanh) Đối với nhà tư sản làm tay sai cho đế quốc phong kiến thì Nhà nước cải tạo bằng cách quốc hữu hóa hay tịch thu toàn bộ tài sản biến thành sở hữu Nhà nước.
Tuy nhiên trong giai đoạn này ngay cả ở trong nghiệp là nơi diễn ra quá trình xóa bỏ tư nhân mạnh nhất nhưng sở hữu tư nhân vẩn còn tồn tại,trong thời gian này những ngừơi không vào tập thể hợp tác xã, làm ăn cá thể, tiểu thương… thường không được coi trọng, bị phân biệt trong nhiều việc.
* Từ sau đại hội VI kinh tế tư nhân được thừa nhận tồn tại khách quan lâu dài có lợi cho quốc kế dân sinh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Hội nghị lần thứ 5 BCH trung ương khóa IX khẳng định: “ Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Tuy nhiên trong thời kỳ hiện nay về mặt tâm lý vẫn còn nhiều người nghi ngờ về tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân, họ vẫn giữ quan niệm cũ trước đổi mới cho rằng không nên phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tư nhân đi liền với sự bóc lột của tư bản, kinh tế tư nhân là một rào cản trong con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Điều này đã tạo nên tâm lý lo ngại cho một bộ phận không nhỏ trong xã hội và tạo thành một rào cản về mặt tâm lý trong việc xây dựng phát triển kinh tế tư nhân theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Việc Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một việc làm đúng đắn, thể hiện tầm nhìn sâu, rộng, xuyên suốt của Đảng. Việc xây dựng đường lối chủ trương của Đảng đã gắn với thực tế, xuất phát từ thực tế phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển của Việt Nam. Xuất phát từ thực tế thì nhà nước ta đã khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trong gần 20 trở lại đây vì sự tồn tại phát triển của kinh tế tư nhân hay phát triển nền kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là một sự tất yếu khách quan xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất: phù hợp với thực trạng của lực lượng sản xuất phát triển chưa đồng đều ở Việt Nam.
Đặc điểm to lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là điểm xuất phát rất thấp, sản xuất nhỏ là phổ biến, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta còn rất thấp kém và do đó sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất vẫn còn phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Bởi vậy trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chẳng những không cần phải xóa bỏ mà còn cần được tạo mọi điều kiện để phát triển.
Trình độ lực lượng sản xuất của chúng ta không những còn rất thấp kém mà còn phát triển không đồng đều có nhiều trình độ khác nhau do đó trong nền kinh tế tồn tại nhiều loại hình sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất dẫn đến tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Trong lịch sử mỗi phương thức sản xuất có một loại hình sở hữu tư liệu sản xuất đặc trưng nhưng điều đó không có nghĩa là mỗi phương thức sản xuất chỉ có một hình thức sở hữu tư liệu sản xuất mà có thể có nhiều loại hình sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau cùng tồn tại. Sự xuất hiện của các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất do tính chất và trình độ phát triển của các lực lượng sản xuất quy định, lực lượng sản xuất không ngừng vận động biến đổi làm cho quan hệ sản xuất cũng không ngừng vận động biến đổi, tương ứng với mỗi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất. Do vậy sự chủ quan nóng vội duy ý chí trong việc xóa bỏ sở hữu tư nhân, xác lập sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất đều trái với yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phải trả giá. Điều này đã được thực tế ở Việt Nam trong những năm sau khi giành độc lập đến 1986 chứng minh. việc xóa bỏ vội vàng sở hũu tư nhân, phát triển kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã làm cho kinh tế Việt Nam trì trệ, lâm vào khủng hoảng, lạm phát tăng cao…Vì vậy từ một nền sản xuất nhỏ với nhiều loại hình sở hữu không thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội thông qua việc xóa bỏ chế độ tư hưu ngay.
Thứ hai: trong quá trình phát triển do điều kiện lịch sử đã để lại nhiều thành phần kinh tế như thành phần kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ, thành phần kinh tế tự nhiên của đồng bào dân tộc ở dẻo cao phía bắc và tây nguyên… mà chúng ta không thể cải biến nhanh được. Hơn nữa sau nhiều năm cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới mới đã xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới: thàh phần kinh tế Nhà nước,thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư bản nhà nước… các thành phần kinh tế này tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau.
Thứ ba: phát triển kinh tế nhiều thành phần là phù hợp với xu thế phát triển kinh tế khách quan của thời đại ngày nay, thời đại các nước hướng về phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, đây là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại, nó tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Việc phát triển kinh tế thị trường sẽ giúp Việt Nam có những cơ hội to lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập với thế giới. Chúng ta đang đàm phán để được gia nhập tổ chức WTO vì vậy nếu chúng ta không phát triển thị trường thì chúng ta sẽ không thể cạnh tranh được với các nước trên thế giới, dẫn tới việc lạc hậu, bị cuốn theo vòng xoáy của toàn cầu hóa.
Thứ tư: phát triển kinh tế nhiều thành phần phù hợp với lòng mong muốn thiết tha của người dân Việt Nam là được đem hết tài năng, sức lực để lao động làm giàu cho đất nước và cho cả bản thân mình, làm cho cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc.
Thứ năm: phát triển kinh tế nhiều thành phần cho phép khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng hiện có và đang còn tiềm ẩn trong nước, có thể tranh thủ tốt nhất sự giúp đỡ từ bên ngoài nhằm phát triển kinh tế hướng vào mục tiêu tăng trưởng nhanh và hiện đại hóa. Chỉ có phát triển nhiều thành phần kinh tế chúng ta mới có khả năng huy động mọi tiềm năng về vốn, kỹ thuật, tiềm năng về con người, mới có thể áp dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.
Thứ sáu: phát triển kinh tế nhiều thành phần mới có khả năng giải quyết được vấn đề việc làm của chúng ta. Nước ta còn có lực lượng lao động dồi dào (hơn 40 triệu lao động) cần cù thông minh, song số người chưa có việc làm hay thiếu việc làm còn nhiều, vừa lãng phí sức lao động, vừa gây ra những khó khăn lớn về kinh tế xã hội ( thất nghiệp, tệ nạn…) Trong khi khả năng thu hút lao động của khu vực kinh tế nhà nước không nhiều thì việc khai thác, tận dụng tiềm năng của các thành phần kinh tế khác là một trong những giải pháp quan trọng để tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Từ những lý do phân tích như trên chúng ta có thể thấy việc Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước là việc làm hết sức đúng đắn phù hợp với thực tế, mong muốn của người dân và lựa chọn đúng con đường phát triển giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN:
Hội nghị lần thứ 5 BCH trung ương khóa IX đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa…” Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của kinh tế tư nhân đã được Đảng khẳng định và trên thực tế khu vực kinh tế tư nhân cũng đã và đang thể hiện được vai trò của mình trong nền kinh tế, và ngày càng có những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân đang thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
* Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp vào tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tổng sản phẩm của khu vực kinh tế tư nhân nhìn chung tăng ổn định trong những năm gần đây. Nhịp độ tăng trưởng năm 1997 là 12,89%; năm 1998 là 12,74%; năm 1999: 7,5%; năm 2000: 12,55% và chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong GDP, tuy năm 2000 có giảm chút ít so với năm 1996 (từ28,45% năm 1996 còn 26,87% năm 2000). Tỷ trọng GDP của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng GDP giảm đi chút ít do sự tham gia và đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngòai.
Bảng đóng góp GDP của khu vực kinh tế tư nhân:
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
1996
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Tổng GDP toàn quốc
Tỷ đ
272.036
313.623
361.017
399.943
444.140
1.khu vưc tư nhân
-
77.481
87.475
98.625
106.029
119.337
% trong GDP toàn quốc
%
28.48
27.89
27.32
26.51
26.87
2. hộ kinh doanh cá thể
Tỷ đ
57.879
65.555
73.321
78.054
87.604
Tỷ trọng hộ trong GDP
%
21.28
20.9
20.31
19.52
19.72
Tỷ trọng hộ trong khu
Vực kinh tế tư nhân
-
74.7
74.94
74.34
73.62
73.41
3. Doanh nghiệp tư nhân
Tỷ đ
19.602
21.920
25.304
27.975
31.733
Tỷ trọng trong GDP
%
7.21
6.99
7.01
6.99
7.14
Tỷ trọng trong khu vực
Tư nhân
%
25.3
25.06
25.66
26.38
26.59
Nguồn:Báo cáo tổng hợp tình hình và phương hướng,giải pháp phát triển kinh tế tư nhân. Ban kinh
tế trung ương ngày 26-11-2001
Trong 4 năm (2000-2003) tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân trong công nghiệp đạt mức 20% năm. Trong nông nghiệp kinh tế tư nhân đã có đóng góp đáng kể trong trồng trọt chăn nuôi và đặc biệt là trong các ngành chế biến và xuất khẩu. Nhờ sự phát triển của kinh tế tư nhân, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH khu vực nông nghiệp nông thôn.
* Đóng góp về xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách:
Theo số liệu thống kê của bộ thương mại, đến năm 2002 khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng góp khoảng 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, kinh tế tư nhân là nguồn lực chủ yếu phát triển các mặt hàng mới, số lượng hàng hóa tham gia xuất khẩu ngày càng tăng, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu trực tiếp của khu vực kinh tế tư nhân đến nay đã tăng khá, 9 tháng đầu năm 2001 đạt 2.189.330.000 USD, trong đó các công ty cổ phần đạt 361.759.900 USD, công ty trách nhiệm hữu hạn đạt 1.606.489.900 USD, công ty tư nhân đạt 211.900.000 USD(số liệu của tổng cục hải quan)
Các doanh nghiệp tư nhân đã tham gia tích cực vào xuất nhập khẩu trực tiếp, đến năm 2000 số doanh nghiệp tư nhân tham gia xuất khẩu trực tiếp tăng lên 16.200 doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu về một số mặt hàng quan trọng( sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến…), đã có một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD / năm, ở một số địa phương kinh tế tư nhân là khu vực đóng góp chủ yếu về xuất khẩu ( Hà Giang: 60%,Bình Thuận 45%, Quảng Ngãi 34% ).Vì thế khu vực ngòai quốc doanhtrong nước từ chổ chỉ chiếm 11% giá trị xuất khẩu vào năm 1997 thì đến quý I-2002 dã tăng lên khoảng 31% ( Thời báo kinh tế Việt Nam số 66 ngày 3-6-2002 ).
Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân đã trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước và có xu hướng ngày càng tăng, từ khoảng 6,4% năm 2001 lên hơn 7% năm 2002.Nhiều địa phương mức đóng góp của doanh nghiệp dân doanh chiếm trên 20% nguồn thu ngân sách địa phương ( Bình Định 33% Tiền Giang 24%...). Thu từ thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh năm 2002 đạt 103,6% kế hoạch và tăng 13% so với năm 2001.
* Kinh tế tư nhân có đóng góp rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Trong 10 năm gần đây vốn đầu tư cho khu vực tư nhân tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 1999 tổng vốn đầu tư khu vực kinh tế tư nhân đạt 31.542 tỷ đồng chiếm 24.05% , năm 2000 đạt 55.894 tỷ đồng tăng 13.8% so với năm 1999,chiếm 24.31% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội,và trong gần 4 năm thực hện luật doanh nghiệp số vốn các doanh nghiệp đầu tư là hơn 145.000 tỷ đồng. Đặc biệt số vốn đăng kí giai đoạn 2000-2003 cao gấp 4 lần số vốn đăng kí 9 năm trước đó (1991-1999). Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế địa phương. Nhờ vốn huy động được từ thực hiện luạt doanh nghiệp cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội đã thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ vốn đầu tư trong nước, tăng tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực dân doanh trong tổng dầu tư toàn xã hội (Vốn đầu tư của dân cư và các doanh nghiệp từ chổ chiếm 20% năm 2000 tăng lên 23% năm 2001; 25.3% năm 2002 và trong năm 2003 khoảng gần 27% trong đầu tư ).
* Khu vực kinh tế tư nhân tạo việc làm và góp phần xóa đói giảm nghèo:
Ở nước ta hàng năm có khoảng 1.5 triệu người đến độ tuổi lao động, gồm có lực lượng thanh niên đến độ tuổi lao động, số học sinh tốt nghiệp phổ thông , trung học, đại học , cao đẳng và dạy nghề. Ngoài ra còn có những lao động bị thât nghiệp do sắp xếp lại sản xuất trong các nghành kinh tế quốc dân. Nếu chỉ thông qua các doanh nghiệp Nhà nước thì sẽ không bao giờ tạo đủ công ăn việc làm cho những người có nhu cầu lao động. Thực tế những năm qua cho thấy ở thời điểm cao nhất quốc doanh củng chỉ thu hút được khoảng 2 triệu lao động/năm. Trong khi dó tính đến thời điểm 31-12-2000 số lượng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân là4.643.884 người chiếm 12% tổng số lao động xã hội, bằng 1.36 lần tổng số việc làm trong khu vực kinh tế Nhà nước. Lao động của hộ kinh doanh cá thể là 3.802.057 người,của các doanh nghiệp tư nhân là 841.787 người, trong 3 năm ( 2000-2002 ) các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể mới thành lập đã tạo ra khoảng 1.5 triệu chổ làm việc mới . Tuy nhiên số lao động qua thực tế khảo sát ở hộ kinh doanh cá thể còn lớn hơn nhiều so với số đăng kí vì nhiều hộ gia đình hủ yếu sử dụng lao động trong dòng họ, lao động mang tính thời vụ và lao động nông nhàn không thể hiện trong các báo cáo thống kê.
Khu vực kinh tế tư nhânvới mọi loại hình, mọi quy mô, mọi nghành nghề, áp dụng nhiều phương thức sản xuất đã và đang góp phần quan trọng trong việc tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động. Với việc ngày càng tạo ra nhiều việc làm và sử dụng linh hoạt mọi loại lao động, tạo được th nhập đáng kẻ cho người lao động nhất là những người lao động thời vụ hay thiếu việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Theo thực tế khảo sát thu nhập của người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân thường có mức thu nhập tương đương hoặc cao hơn thu nhập của người lao động trồng lúa ở nông thôn cùng địa bàn.Chính vì vậy khu vực kinh tế tư nhân đang có sức hút lao động lớn và đang làm chuyển dịch dần cơ cấu lao động của nước ta theo hướng giảm tỉ lệ lao động trong nông nghiệp và tăng tỉ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ góp phần đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước.
* Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường địn hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự phát triển của kinh tế tư nhân góp phần thu hút được ngày càng nhiều lao động ở nông thôn vào các nghành phi nông nghiệp nhất là công nghiệp, giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
Trình độ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân càng càng tiến bộ hơn, các mặt hàng ngày càng phong phú đa dạng, số lượng hàng hóa tham gia xuất ngày càng tăng đòi hỏi việc hoàn thiện cơ chế quản lí về nhiều mặt như chất lượng, hàng giả, trốn thuế…
* Kinh tế tư nhân góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Sự phát triển kinh tế tư nhân là nhân tố chủ yếu tạo môi trường cạnh tranh giửa các thành phần kinh tế phá bỏ dần tính độc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước. Thể chế kinh tế thị trường ngày càng thích ứng hơn với cơ chế kinh tế mới.Các loại thị trường bắt đầu hình thành và phát triển như thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường chứng khoán…
Khu vực kinh tế tư nhân còn là môi trường thuận lợi để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay sự giao lưu kinh tế văn hóa giữa các nước phát triển mạnh và kinh tế tư nhân là khu vực năng động, có hiệu quả cao cho nên nó là những đối tác quan trọng trong các liên doanh với nước ngoài. Tuy nhiên chúng ta cũng cần nâng cao khả năng cạnh tranh của kinh tế tư nhân thì khi chúng ta gia nhâp WTO mới có chổ đứng trên thị trường thế giới.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI
GIAN QUA Ở VIỆT NAM
1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN.
Sau cuộc cách mạng dân tộc thành công chúng ta muốn nhanh chóng tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa nên đã vội vàng thực hiện xóa bỏa mọi hình thức sở hửu tư nhân chính vì vậy yhành phần kinh tế tư nhân là đối tượng cải tạo của cách mạng xã hội. Tư liệu sản xuất của nhân dân được Nhà nước chưng mua hoặc quốc hữu hóa để biến thành tài sản của Nhà nước.Tuy nhiên cả trong hoàn cảnh như vậy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50287.doc