Đề tài Vai trò tác chiến điện tử trong tác chiến phòng không và những tác động của khoa học kỹ thuật công nghệ

Bước sang thế kỷ XXI với sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học kỹ thuật và được ứng dụng rộng rãi vào tất cả các ngành công nghiệp trên toàn cầu. Đi đôi với việc phát triển nền kinh tế của một nước, là việc bảo vệ và giữ vững nền an ninh quốc phòng. Điều mà mỗi quốc gia luôn đặt nó lên vị trí hàng đầu. Ngày nay không một quốc gia nào lạ không nhận thức được vai trò then chốt của Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ cao, đối với sự phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh. Bởi khi Khoa học công nghệ phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế và đời sống xã hội phát triển, và chính sự phát triển đó sẽ thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực quân sự dẫn đến sự phát triển của Vũ khí thiết bị và kỹ thuật quân sự, làm thay đổi tính chất và cơ cấu lực lượng vũ trang, nghệ thuật quân sự. Điều này được thể hiện rất rõ sau chiến tranh thế giới lần thứ II hàng loạt nước trên Thế giới đã đề ra cương lĩnh và chương trình phát triển kinh tế, chính trị và Quốc Phòng dựa vào tiến độ Khoa học công nghệ. Trong điều kiện XHCN việc đề ra chiến lược phát triển kỹ thuật Quốc Phòng đối với việc nâng cao sức mạnh tổng hợp Quốc Gia và tăng cường thực hiện cạnh tranh cục diện chiến lược Thế giới. Từ đó dẫn đến một vài Khoa học khái niệm sơ lược về chiến tranh Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ cao trong lĩnh vực quân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực tác chiến phòng không. Trước tiên :

- Khoa học là: hệ thống tri thức tự nhiên về xã hội và tư duy.

- Khoa học - Kỹ thuật - Quốc Phòng: Khoa học nghiên cứu, lý luận quân sự, quy luật chiến tranh. Nó chỉ tất cả các ngành Khoa học và Kỹ thuật thuộc hệ thống Quốc Phòng. Phục vụ sự phát triển Quốc Phòng.

Theo thống kê trên thế giới cứ 5 phút lại có một phát minh mới trong khoa học và dần dần được đưa vào thực tiễn. Điều đó cũng đủ cho ta thấy được vai trò hết sức quan trọng của sự phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia, giúp con người tạo ra được nhiều của cải vật chất hơn do thay đổi phương thức sản xuất. Ví dụ chỉ riêng với ngành công nghệ thông tin qua hơn hai thập kỷ gần đây đã đưa sự nhận thức của trí thức nhân loại gấp hai lần so với những thế kỷ trở về trước. Khoa học công nghệ cao luôn đưa lại cho nhân loại nhiều lợi ích nhưng cũng luôn có mặt trái của nó gây ra nỗi ám ảnh cho con người chúng ta (trong đời sống đó là sự ô nhiễm môi trường., trong quân sự bom nguyên tử cũng là nỗi ám ảnh chết chóc của con người do tính chất huỷ diệt của nó, minh chứng cho điều này là vụ Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố hirosima và nagasaki của nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ 2 gây kinh hoàng cho cả thế giới, để lại di chứng cho tới ngày nay. Hay vụ rò dỉ của nhà máy điện nguyên tử técnôbin của Liên Xô cũ.)

Từ cuối thập kỹ 70 đến nay cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, trong lĩnh vực quân sự những khái niệm công nghệ cao vũ khí hoá học công nghệ cao chiến tranh công nghệ cao đã ra đời. Bước sang thập kỷ 80 nhiều nước coi việc phát triển công nghệ cao là một trọng tâm chiến lược và biện pháp chủ chốt để xây dựng quân đội hiện đại.

Có thể nói khoa học kỹ thuật công nghệ cao tác động lên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, tất nhiên không thể loại trừ trong lĩnh vực quân sư. Khoa học kỹ thuật công nghệ cao tác động vào quân sự làm các nước chạy đua vũ trang chia thế giới ra làm đa cực nhằm tạo sự cân bằng về chính trị.

Một trong những lĩnh vực mà các thành tựu của khoa học kỹ thuật công nghệ cao được áp dụng trong quân sự xây dựng nên tổ hợp công nghiệp quân sự chế tạo ra các thiết bị, phương tiện hiện đại. để phục vụ cho tác chiến Điện tử. Điển hình như các loại máy bay tên lửa, pháo, rađa, tàu chiến, súng, bom đạn với nhiều thế hệ. do các nước có nền kinh tế ổn định và nền kinh tế hùng mạnh nghiên cứu và sản xuất các thiết bị vũ khí Do ứng dụng công nghệ cao trong quân sự, vụ khí trang bị có xu hướng nhẹ hơn nhưng được điều khiển chính xác, tầm bán xa hơn, tốc độ bán nhanh hơn . Công năng của hệ thống chỉ huy, điều khiển, thông tin, tình báo và đối kháng điện tử ngày càng nâng cao.

Ngày nay vũ khí được trang bị những kỹ thuật mới nhất, hiện đại nhất và tối tân nhất chỉ với mục đích giữ vựng nền an ninh quốc phòng, quản lý vùng trời của Tổ quốc, làm chủ thế trận khi có chiến tranh xảy ra.

Sự phát triển của binh khí kỹ thuật có ảnh hưởng sâu tới lý luận chiến lược, chiến dịch , chiến thuật, làm thay đổi phương pháp, phương thức tiến hành chiến tranh. Đặc biệt là sự tác động của tác chiến điện tử (TCĐT) trong tác chiến phòng không hiện đại.

 

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Vai trò tác chiến điện tử trong tác chiến phòng không và những tác động của khoa học kỹ thuật công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Bước sang thế kỷ XXI với sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học kỹ thuật và được ứng dụng rộng rãi vào tất cả các ngành công nghiệp trên toàn cầu. Đi đôi với việc phát triển nền kinh tế của một nước, là việc bảo vệ và giữ vững nền an ninh quốc phòng. Điều mà mỗi quốc gia luôn đặt nó lên vị trí hàng đầu. Ngày nay không một quốc gia nào lạ không nhận thức được vai trò then chốt của Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ cao, đối với sự phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh. Bởi khi Khoa học công nghệ phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế và đời sống xã hội phát triển, và chính sự phát triển đó sẽ thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực quân sự dẫn đến sự phát triển của Vũ khí thiết bị và kỹ thuật quân sự, làm thay đổi tính chất và cơ cấu lực lượng vũ trang, nghệ thuật quân sự. Điều này được thể hiện rất rõ sau chiến tranh thế giới lần thứ II hàng loạt nước trên Thế giới đã đề ra cương lĩnh và chương trình phát triển kinh tế, chính trị và Quốc Phòng dựa vào tiến độ Khoa học công nghệ. Trong điều kiện XHCN việc đề ra chiến lược phát triển kỹ thuật Quốc Phòng đối với việc nâng cao sức mạnh tổng hợp Quốc Gia và tăng cường thực hiện cạnh tranh cục diện chiến lược Thế giới. Từ đó dẫn đến một vài Khoa học khái niệm sơ lược về chiến tranh Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ cao trong lĩnh vực quân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực tác chiến phòng không. Trước tiên : - Khoa học là: hệ thống tri thức tự nhiên về xã hội và tư duy. - Khoa học - Kỹ thuật - Quốc Phòng: Khoa học nghiên cứu, lý luận quân sự, quy luật chiến tranh. Nó chỉ tất cả các ngành Khoa học và Kỹ thuật thuộc hệ thống Quốc Phòng. Phục vụ sự phát triển Quốc Phòng. Theo thống kê trên thế giới cứ 5 phút lại có một phát minh mới trong khoa học và dần dần được đưa vào thực tiễn. Điều đó cũng đủ cho ta thấy được vai trò hết sức quan trọng của sự phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia, giúp con người tạo ra được nhiều của cải vật chất hơn do thay đổi phương thức sản xuất. Ví dụ chỉ riêng với ngành công nghệ thông tin qua hơn hai thập kỷ gần đây đã đưa sự nhận thức của trí thức nhân loại gấp hai lần so với những thế kỷ trở về trước. Khoa học công nghệ cao luôn đưa lại cho nhân loại nhiều lợi ích nhưng cũng luôn có mặt trái của nó gây ra nỗi ám ảnh cho con người chúng ta (trong đời sống đó là sự ô nhiễm môi trường..., trong quân sự bom nguyên tử cũng là nỗi ám ảnh chết chóc của con người do tính chất huỷ diệt của nó, minh chứng cho điều này là vụ Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố hirosima và nagasaki của nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ 2 gây kinh hoàng cho cả thế giới, để lại di chứng cho tới ngày nay. Hay vụ rò dỉ của nhà máy điện nguyên tử técnôbin của Liên Xô cũ...) Từ cuối thập kỹ 70 đến nay cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, trong lĩnh vực quân sự những khái niệm công nghệ cao vũ khí hoá học công nghệ cao chiến tranh công nghệ cao đã ra đời. Bước sang thập kỷ 80 nhiều nước coi việc phát triển công nghệ cao là một trọng tâm chiến lược và biện pháp chủ chốt để xây dựng quân đội hiện đại. Có thể nói khoa học kỹ thuật công nghệ cao tác động lên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, tất nhiên không thể loại trừ trong lĩnh vực quân sư. Khoa học kỹ thuật công nghệ cao tác động vào quân sự làm các nước chạy đua vũ trang chia thế giới ra làm đa cực nhằm tạo sự cân bằng về chính trị... Một trong những lĩnh vực mà các thành tựu của khoa học kỹ thuật công nghệ cao được áp dụng trong quân sự xây dựng nên tổ hợp công nghiệp quân sự chế tạo ra các thiết bị, phương tiện hiện đại... để phục vụ cho tác chiến Điện tử. Điển hình như các loại máy bay tên lửa, pháo, rađa, tàu chiến, súng, bom đạn với nhiều thế hệ... do các nước có nền kinh tế ổn định và nền kinh tế hùng mạnh nghiên cứu và sản xuất các thiết bị vũ khí Do ứng dụng công nghệ cao trong quân sự, vụ khí trang bị có xu hướng nhẹ hơn nhưng được điều khiển chính xác, tầm bán xa hơn, tốc độ bán nhanh hơn ... Công năng của hệ thống chỉ huy, điều khiển, thông tin, tình báo và đối kháng điện tử ngày càng nâng cao. Ngày nay vũ khí được trang bị những kỹ thuật mới nhất, hiện đại nhất và tối tân nhất chỉ với mục đích giữ vựng nền an ninh quốc phòng, quản lý vùng trời của Tổ quốc, làm chủ thế trận khi có chiến tranh xảy ra. Sự phát triển của binh khí kỹ thuật có ảnh hưởng sâu tới lý luận chiến lược, chiến dịch , chiến thuật, làm thay đổi phương pháp, phương thức tiến hành chiến tranh. Đặc biệt là sự tác động của tác chiến điện tử (TCĐT) trong tác chiến phòng không hiện đại. I- Sơ lược về sự tác động của khoa học kỹ thuật công nghệ cao trong quân sự 1. Sơ lược về sự tác động của khoa học kỹ thuật vào quân sự nói chung Trong những năm cuối của thế kỷ 20 này, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện đại , nhất là công nghệ cao đang nhanh chóng làm thay đổi diện mạo thế giới và biến đổi ý nghĩa của chiến trường không, bộ, biển truyền thống.. Từ những năm 1980 trở lại đây, sự phát triển của khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại đã nâng cao tính năng, tác dụng của vũ khí trang bị biến đổi điều kiện vật chất kỹ thuật quy mô, hình thức,tiến trình chiến tranh và diện mạo của nó. Sự phát triển của công nghệ cao đã rút ngắn thời gian thay đổi thế hệ vũ khí trang bị từ 20-30 năm xuống còn khoảng 10 năm. Khoa học công nghệ cao tác động đến mọi mặt của quân sự. Kỹ thuật cao thay đổi tình năng, chất lượng của các loại trang bị vũ khí quân sự.việc sử dụng các kỹ thuật mới như kỹ thuật điện tử, kỹ thuật vi điện tử, kỹ thuật sử dụng lade, hồng ngoại các loại vật liệu mới làm tăng độ chính xác, cơ động linh hoạt, tăng khả năng sống còn của vũ khí sử dụng trong các điều kiện thời tiết địa hình phức tạp. Kỹ thuật cao còn tác động đến hệ thống các quan niệm, tư tưởng quân sự, phương thức tiến hành chiến tranh, chiến thuật chỉ huy, đảm bảo hậu cần. Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàng loạt các nước trên thế giới đã đề ra cương lĩnh và chương trình phát triển các mặt của đời sống trong đó có quốc phòng dựa vào tiến độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Trong điều kiện xã hội chủ nghĩa việc đề ra chiến lược phát triển kỹ thuật quốc phòng tốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát huy đầy đủ của khoa học kỹ thuật trong công cuộc hiện đại hoá quốc phòng đối với việc nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia và tăng cường thực hiện cạnh tranh cục diện chiến lược thế giới. 2. Sơ lược về sự tác động của khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào tác chiến điện tử Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện quân sự , các vũ khí trang bị cho tác chiến phòng không cũng ngày càng được hiện đại hoá với những công nghệ mới nhất như tác chiến điện tử,la-de, kỹ thuật số... Năm 1812 khinh khí cầu có người điều khiển do lepikha chế tạo được dùng để ném bom vào quân Pháp ở ngoại ô matxcova. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất những chiếc máy bay mang bom cỡ nhỏ hoặc lắp những khẩu súng máy từ trên cao xả bom đạn xuống đã trở thành nỗi bàng hoàng với đối phương dưới mặt đất. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, những quả tên lửa hay còn gọi là bom bay của Đức đã được phóng sang đất Anh. Thời đó Mỹ đã có tên lửa phóng từ trên không xuống được điều khiển theo lệnh vô tuyến. Thảm hoạ bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống hai thành phố của Nhật Bản là hirosima và nagasaki, đã cho thấy sức mạnh huỷ diệt của các phương tiện tấn công đường không mà cụ thể là bom nguyên tử. Sau chiến tranh cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các phương tiện tấn công đã được phát triển nhanh chóng mà Việt Nam cũng có những mốc lịch sử quan trọng. Mở màn cuộc chiến tranh việt Nam, đế quốc Mỹ tuyên bố đem tiềm lực khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại nhất nhằm đưa đất nước Việt Nam về thời kỳ đồ đá. Các phương tiện hiện đại như máy bay ném bom chiến lược tầm xa B52, máy bay cường kích cánh cụp xoè F111, tên lửa tự dẫn chống rada sơrai, bom điều khiển bằng lade lần đầu tiên được Mỹ sử dụng ở VIệt Nam. Trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam, ở Vùng Vịnh cũng như ở Nam Tư cho thấy rằng trong chiến tranh kỹ thật cao vũ khí trang bị không chiến là lực lượng chủ đạo có ảnh hưởng đến quá trình và kết thúc của chiến tranh. Vũ khí trang bị không chiến đã và đang được các nước quan tâm nghiên cứu và không ngừng cải tiến. Sự phát triển của kỹ thuật cao không chỉ làm tăng hiệu suất làm việc của hệ thống chỉ huy, tác chiến, nâng cao uy lực và độ chính xác của vũ khí trang bị mà nó còn tạo ra phương thức tác chiến mới. Cung cấp cơ sở cho tác chiến điện tử. Trong những cuộc chiến tranh vừa qua dù tên lửa vệ tinh hay rada hệ thống C3I đều không thể tách rời kỹ thuật mới như kỹ thuật điện tử, kỹ thuật số, kỹ thuật về vật liệu mới,.... Sự cao thấp về tính năng liên quan đến mức độ vận dụng kỹ thuật vi điện tử cùng với việc từng bước hiện đại hoá của hệ thống vũ khí, hàm lượng và tỷ trọng ngày càng lớn. II. Vai trò tác chiến điện tử trong tác chiến phòng không và những tác động của khoa học-kỹ thuật-công nghệ cao trong TCĐT, trang bị vũ khí phòng không, không quân 1. Vai trò TCĐT trong tác chiến phòng không Trong điều kiện hiện nay tác chiến điện tử có một vai trò hết sức quan trọng trong quân sự, nhất là trong tác chiến phòng không. Các phương tiện tiến công đường không là các vũ khí, trang thiết bị dùng để tiến công bằng đường không vào các mục tiêu mặt đất, mặt nước... của đối phương gồm các phương tiện mang, phá huỷ, dẫn đường, đấu tranh điện tử ... phục vụ cho tiến công đường không. Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ các phương tiện tiến công đường không cũng được phát triển nhanh chóng trong đó chiến chiến tranh Việt Nam là một điểm mốc quan trọng. Trong chiến tranh Việt Nam đế quốc Mỹ đem khoa học quân sự hiện đại nhất sang xâm lược và phá hoại ở miền bắc Việt Nam. Các phương tiện tiến công đường không hiện đại như máy bay ném bom chiến lược B-52 (nặng 200 tấn có 6 người lái, bay với vận tốc 1050km/h ở độ cao 10-15km mang theo 34 tấn bom), máy bay cường kích cánh cụp cánh xoè F-111, máy bay trinh sát bằng ra đa tầm xa, tên lửa tự dẫn chống rađa, bom điều khiển bằng laze (phá huỷ 2 nhịp cầu hàm rồng ở Thanh Hoá)... lần đầu tiên được Mỹ sử dụng ở Việt Nam. Trong chiến tranh vùng Vịnh, các phương tiện tiến công đường không hiện đại như máy bay tàng hình F-117, các kiểu tên lửa (điển hình là tên lửa có cánh tômahôc) và bom đạn tự dẫn bàng laze, ra đa, hồng ngoại, vô tuyến truyền hình. Gần đây hơn cả là cuộc chiến tranh ở Nam Tư Mỹ và nato đã dùng các phương tiện tiến công đường không đánh vào Nam Tư. trong chiến tranh ở Việt Nam Mỹ dùng máy bay trinh sát bay trên không phận của bắc Việt Nam với độ cao mà bấy giờ tên lửa của Việt Nam không thể bắn tới, nếu tới thì việc bắn trúng là rất khó. Ngày nay các phương tiện tiến công đường không hiện đại đã có ảnh hưởng rất lớn tới diễn biến và kết cục của chiến tranh đem lại cho chiến tranh bộ mặt mới. Với cuộc cách mạng công nghiệp mang lại, các loại vụ khí được cải thiện nâng cao bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật được áp dụng vào cuộc chiến. Do đó khi xảy ra chiến tranh thì cuộc chiến của phương tiện tiến công đường không hiện đại. (Điều này cũng đã xảy ra trong chiến tranh Việt Nam Mỹ đã dùng các loại máy bay hiện đại tấn công Bắc Việt Nam chúng muốn đưa Bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá.) Mở màn cuộc chiến bên tiến công tiến hành thủ đoạn gây sát thương bằng tác chiến điện tử, làm cho công tác chỉ huy của đối phương gây khó khăn, thông tin bị gián đoạn, rađa bị mù vũ khí không có khả năng điều khiển, (như trong chiến tranh ở irắc Mỹ và nato đã đánh vào hệ thống C3I của irắc làm cho hệ thống phòng không của irắc bị tê liệt.) (Vi dụ:Trước khi dùng không kích đánh phá miền bắc Mỹ rất tin tưởng vào các loại vụ khí tiến công hiện đại và tin chắc rằng Bắc Việt Nam không thể chống trả. Bởi thế thời gian đầu máy bay Mỹ bị bắn rơi nhiều và bị bất hông tập libi, Mỹ sử dụng không quân anh khiến libi không n3/4m được thời cơ, binh lực và các hướng không tập. Phi công đi làm nhiệm vụ chỉ biết kế hoặch tác chiến trước vài giờ, sử dụng đột kích ở tầng thấp (60-150) làm cho libi khô ng kịp đối phó. Để dành thắng lợi nhanh chóng, bên tiến công có thể tập trung binh lực, đột kích vào trọng điểm có mục tiêu quan trọng. (Thí dụ trong chiến tranh vùng vịnh để dành quyền khống chế trên không. Mỹ ra tay trước không tập sân bay, trận địa tên lửa đất đối đất, trung tâm chỉ thông tin huy, trạm rađa, trận địa phòng không, đặc biệt là tên lửa đất đối không của irắc.) Do máy bay được sử dụng các ưu thế kỹ thuật cao nhằm đánh nhanh, thắng nhanh. Sử dụng vụ khí kỹ thuật cao làm gia tăng chênh lệch về kỹ thuật quân sự của hai bên tham chiến, sử dụng các máy bay hiện đại, với các tên lửa không đối đất, bom điều khiển chính xác tiến công từ cự lý xa. (Thí dụ trong cuộc xung đột giữa libi, Mỹ ngày 15/4/1986, Mỹ sử dụng máy bay FB-111, có thể hoạt động trong mọi thời tiết bay đêm ở độ cao 600 m trên địa hình nhấp nhô khiến rađa đối phương khó phát hiện), vụ khí trên máy bay phần nhiều là bom điều khiển rađa kiểu mới, có thiết bị điều khiển hồng ngoại, điều khiển vô tuyên xác suất trúng cao. Tác chiến điện tử xuyên suốt quá trình tác chiến. Trước khi không tập bên tiến công tiến hành gây nhiễu điện tử mạnh, chế áp hệ thống rađa, thông tin chỉ huy của đối phương, giành quyền khống chế điện tử, loại bỏ những chướng ngại cho đòn tập kích, tác chiến điện tử là nội dung cực kỳ quan trọng để phát huy những ưu thế kỹ thuật cao trên không . Thí dụ trong chiến tranh Việt Nam, vùng Vịnh, Nam Tư không quân Mỹ đã tiến hành nhiều thủ đoạn gây nhiễu như sử dụng các máy bay tác chiến điện tử các loại ( eb-66, ef-111.) để chế áp hệ thống rađa, tên lửa phòng không, phát tín hiệu giả phá hoại hệ thống C3I (chỉ huy thông tin tình báo của đối phương). Phát huy triệt để ưu thế kỹ thuật cao, lấy ban đêm tiến công có lợi. Nhờ thiết bị nhìn đêm, nên đêm tối và thời tiết phức tạp trở thành điều kiện thuận lợi để đột kích mục tiêu, chế áp vũ khí phòng không trong đó máy bay chỉ huy cảnh giới là trung tâm chỉ huy biên đội đột kích mục tiêu lực lượng tiến công chủ yếu. Đội hình này vừa có khả năng tiến công, sát thương vừa có thể phòng thủ, kết hợp một cách hữu cơ các kỹ thuật cao hộ trợ cho nhau, phát huy sức mạnh tối đa trong tác chiến điện tử. Thí dụ: trong chiến tranh vùng vịnh Mỹ đã tiến hành chiến tranh liên hợp giữa máy bay của không quân và máy bay hải quân cùng với tên lửa hành trình trên hạm tiến công mục tiêu trên đất liền. Thủ đoạn chiến thuật đa dạng với nguyên tắc chiến thuật chủ động nhanh nhạy nhịp nhàng, với tinh thần mạnh dạn hành động, độc lập tác chiến trong ý đồ cấp trên, vận dụng sáng tạo các nguyên tắc. Trong tiến công đường không, không quân ngoài nhiệm vụ khống chế trên không, tiến hành không tập các mục tiêu quan trọng còn có thể chi viện chiến thuật cho giai đoạn đột kích tiếp theo. Hiệu quả của may bay không chỉ phụ thuộc vào tính năng của máy bay mà còn phủ thuộc vào thủ đoạn tác chiến người lái may bay phải biết kết hợp một cách khéo léo những động tác bay cơ bản như bay bằng, bay khoan, bay thành vòng đứng. Để tạo ra những đường bay khéo léo khôn ngoan, nhanh chóng tiêu diệt mục tiêu và nhanh chóng thoát ra khỏi hoả lực của đối phương. Vận dụng hợp lý những đội bay cơ bản trong những trường hợp cụ thể. Thí dụ: Đội bay hình bậc thang dùng công kích các mục tiêu hẹp, dài như đội hình hành quân của đối phương; đội hình chữ A dùng để công kích các mục tiêu có bề mặt nhỏ, đây là đội hình chủ yếu, thuận tiện cho việc cơ động;đội hình hàng dọc dùng để công kích các mục tiêu dài hẹp đội hình ngang dùng để sục sạo và công kích trên chiến tuyến rộng; đội hình rắn bò dùng để tiến và công kích mục tiêu ... Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nghệ thuật quân sư, các thủ đoạn chiến thuật của máy bay ngày càng phong phú. Một vài thủ đoạn mà Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến phá hoại miền bắc Việt Nam Để phát hiện hoả lực của ta, Mỹ thường sử dụng nhiều loại máy bay khác nhau. Trước hết cho các máy bay trinh sát phản lực RF-101bay ở độ cao thấp, với tốc độ lớn, bay vào khu vực nghì ngờ có hoả lực phòng không. Chiếc máy bay này luôn thay đổi hướng bay để thu hút hoả lực mặt đất từ nhiều hướng. Trong khi đó ở vòng ngoài các máy bay trinh sát U-2và rb-66 bay ở độ cao sẵn sàng chụp ảnh. Như vậy người lái RF-101 ghi nhận các hoả điểm, đồng thời các hoả điểm đó cũng được các máy bay U-2 và rb-66 chụp ảnh. Cũng có khi tốp máy bay trinh sát điển tử F-101F, F-105F, RB-66 hoạt động đồng thời với một phi đội bay cường kích, nhiệm vụ của máy bay trinh sát là phát hiện toạ độ của vũ khí phòng không. Một loại phương tiện tiến công đường không quan trọng khác không kém gì máy bay đó chính là tên lửa. Tên lửa là khí cụ bay không người lái, có hoặc không có điều khiển, thường chỉ sử dụng một lần, chuyển động dưới tác dụng của trọng lực do động cơ phản lực tạo ra. Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhất mà trong công nghệ chế tạo tên lửa cũng có những thay đổi đáng kể cải thiện được tốc độ cũng như cự ly. Từ các tên lửa chỉ bắn được ở tầm gần, độ chính xác thấp đến thì đến nay đã xuất hiện những loại tên lửa vượt đại châu có khả năng bắn xa hàng ngàn km, như tên lửa MX có trọng lượng 85 tấn cự ly bắn tới 10.000 km và có khả năng mang 10 đầu đạn. Ngoài ra còn các loại tên lửa chiến thuật, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Trong chiến tranh thế giới II, quân Đức dùng loại tên lửa V-1, V-2 thả xuống london(Anh) chỉ có cự ly bay lớn nhất là 300 km độ cao bay 0,2-8 m, tốc độ bay xấp xỉ 575 km/h thì trong chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ đã sử dụng tên lửa tomahoc có cự ly bay tối đa là 1500 km, độ cao bay 60-100 m. Tên lửa được gắn động cơ tuabin phản lực, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật mới nhất đã tạo cho tên lửa có khả năng tác chiến cao hơn, độ chính xác cũng như hiệu quả chiến đấu cao hơn. Ngày nay tên lửa có các thiết bị điện tử dẫn đường được điều khiển chính xác, có khả năng tự tìm đến mục tiêu đã chọn mà đã được lập trình sẵn. Các vũ khí mới này được trang bị một "óc" là máy tính điện tử dùng để phát hiện và nhận dạng mục tiêu tự điều khiển vũ khí tới mục tiêu bằng nhiều cách ( rađa, hồng ngoại...) có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết với xác suất trúng đích cao, được phóng từ ngoài tầm hoả lực phòng thủ trực tiếp của đối phương và cho phép tiêu diệt mục tiêu ở ngay lần phóng đầu tiên. và có độ sát thương lớn. 2. Tác động của khoa học công nghệ điện tử đến sự phát triển của các phương tiện tác chiến điện tử Trong đà phát triển khoa học kỹ thuật phát triển ngày nay và những thành tựu của nó có rất nhiều tác động đến kỹ thuật quân sự đặc biệt là loại vũ khí có ứng dụng công nghệ cao như tên lửa tomahoc, máy bay tàng hình, vũ khí tinh khôn, hệ thống vệ tinh, ra đa dẫn đường cùng với các hệ thống truyền tin . . . Vì rằng vũ khí công nghệ cao loại vũ khí được nghiên cứu thiết kế chế tạo dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có sự nhảy vọt về chất lượng và kỹ năng kỹ chiến thuật . Do đó giới quân sự các nước đã chớp thời cơ và nhanh chóng ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào nghiên cứu chế tạo , sản suất hàng loạt vũ khí, khí tài quân sự. Với xu hướng phát triển chủ yếu là sử dụng triệt để các thành tựu kỹ thuật cao mới như : kỹ thuật bố cục khí động học , động cơ kỹ thuật xử lý thông tin, điện tử viễn thông, tự động hóa, kỹ thuật vật liệu phức hợp kỹ thuật tàng hình,... nhờ đó tính năng của các vũ khí, khí tài quân sự được nâng cao đặc biệt là khả năng sát thương lớn, tính cơ động và tốc độ cao, một số có khả năng tàng hình tốt (như máy bay,...), phạm vi hoạt động rộng trong mọi môi trường, thời tiết khả năng công kích chính xác và ngày càng tinh khôn . trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai thảm hoạ bom nguyên tử mà mỹ ném xuống hidroxima và nagaxaki ở nhật đã cho thấy sức mạnh của vũ khí công nghệ cao đặc biệt là bom nguyên tử . Khoa học công nghệ tác động vào lĩnh vực trinh sát, kiểm soatd, truyền tin, chỉ huy với kỹ thuật vi tính, vi diện tử, tin học, hồng ngoại, laze... tạo ra một trong những nhân tố quyết định tăng khả năng xử lý thông tin của các phương tiện hoả lực. Việc đưa các đầu đạn, bom tới mục tiêu có độ chính xác cao liên quan chặt chẽ đến vấn đề trinh sát, kiểm soát, truyền tin và chỉ huy, việc trinh sát phát hiện mục tiêu được tiến hành ở nhiều phương tiện kỹ thuật, như trinh sát bằng mắt và khí tài quang học, bằng chụp ảnh rada, hồng ngoại, laze, âm thanh, ánh sáng,... Trước đây khi phát hiện được mục tiêu phải có một thời gian nhất định để truyền lượng thông tin đó về chỉ huy, lượng thông tin này được nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, xem đó là thật hay giả, quan trọng hay không quan trọng, cần phải tiêu diệt hay không tiêu diệt sau đó mới truyền mệnh lệnh tới các lực lượng chiến đấu, sử dụng vũ khí thích hợp để tiêu diệt, lượng thông tin truyền đi chủ yếu là hữu tuyến hoặc vô tuyển và chỉ liên lạc được trong một phạm vi nhất định. Ngày nay việc thông tin liên lạc cho phép người chỉ huy có thể theo dõi hoạt động tới từng người lính trên chiến trường ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, nhanh chóng kịp thời ra những mệnh lệnh thích hợp giúp cho người lính thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Như trong chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam, trên tuyển hàng rào điện tử Mắc-Na-ma-ra, chỉ cần một máy bay trinh sát L19 bay lượng ở trên không thu thập các tin tức qua máy thu phát từ mặt đất rồi truyền về trung tâm chỉ huy ở vùng Đông bắc Thái Lam, sau một vài phút viên sĩ quan trực, qua phân tích của máy tính có thể điều động máy bay, pháo oanh tạc vào toạ độ nghi ngờ. Hiện nay Mỹ và Nga đều có những tổ hợp trinh sát chỉ huy rất gọn nhẹ, cơ động đảm bảo xử lý thông tin rất kịp thời như Mỹ có máy bay báo động sớm E - 2C, E-3A, Nga có TU - 126, IL - 76 trên mỗi máy bay báo động sớm trang bị 7 hệ thống điện tử phát hiện tất cả các mục tiêu trên không trong bán kính 480 - 650Km theo dõi cùng một lúc 250 - 600 mục tiêu, dẫn đường chỉ thị hàng chục máy bay của mình cùng một lúc tiến công hơn 100 mục tiêu. 3. Vai trò của khoa học kỹ thuật công nghệ cao trong sự phát triển của các vũ khí phòng không, không quân Với những gì mà khoa học kỹ thuật công nghệ cao đã đem lại, các phương tiện tiến công đường không đã đạt được những tính năng vô cùng ưu việt, tăng sức mạnh của vũ khí khí tài lên vượt bậc. Người ta hình dung một cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ là cuộc chiến tranh của các phương tiện tác chiến đường không hiện đại. Thành phần chủ yếu của các phương tiện tấn công đường không bao gồm máy bay, tên lửa, bom đạn các loại ,các khí tài trinh sát và tập kích, các hệ thống rada để phát hiện xa và chỉ huy, các vệ tinh quân sự ... Các phương tiện này ngày càng được hoàn thiện ,phát triển và sử dụng rộng rãi. Các phương tiện tiến công đường không trước đây còn nhiều hạn chế về độ cao, tầm xa, tốc độ, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khách quan như thời tiết, khí hậu, môi trường. Với các kỹ thuật mới hiện nay các nhược điểm đã được khắc phục rất nhiều. Các phương tiện sử dụng kỹ thuật tiếp dầu trên không giúp cho máy bay có thể vượt chặng đường xa.Đến nay, các máy bay vũ trụ với việc sử dụng các động cơ tên lửa có tốc độ gần đạt tới tốc độ vũ trụ cấp I (28476km/h). Ngoài ra chúng còn được trang bị nhiều loại thiết bị phát hiện như rada mạch xung, tivi lade, lade hồng ngoại có lợi cho việc không tập ban đêm trong các điều kiện thời tiết phức tạp. Máy bay thời kỳ chiến tranh Việt Nam Như ah_1 cobra và uh-1 huey không bay được nếu gió vượt qua tốc độ 35 dặm hoặc tầm nhìn xa dưới 1/4dặm và khi hoạt động đêm chúng chỉ có kính nhìn đêm mà thôi. Ngày nay các máy bay trực thăng như ah_64A apache có thể hoạt động khi tốc độ gió tới 45 dặm và có thể bay ở tầm nhìn xa gần bằng không, hoạt động cả ngày lẫn đêm khi sử dụng hệ thống quan sát bay hồng ngoại ở phía trước. Máy bay rah-66 comanche sẽ được cải tiến hơn để tăng khả năng bay trong điều kiện tốc độ gió 80 dặm. Các máy bay trực thăng như MH47E chinook được trang bị rada và hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại làm tăng khả năng hoạt động trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt . Những áp dụng của khoa học công nghệ cao còn tăng khả năng sống còn của vũ khí tránh được những thiệt hại đáng kể. Nhiều loai phương tiện tiến công đường không có thể tuỳ theo chương trình đặt sẵn hoặc đặc tính của địa hình hay điều khiển từ xa ,làm vô hiệu hoá hệ thống phòng không , có thể đưa bom đạn ,tên lửa vào lúc và vào vị trí cần thiết một cách bí mật bất ngờ , chính xác trong mọi điều kiện thời tiết ngày đêm không phụ thuộc vào địa hình ,địa vật xung quanh mục tiêu.Các loại máy bay được thiết kế ngoại hình mới và động cơ công suất lớn nên có thể đột kích qua mạng lưới phòng không đối phương với tốc độ siêu âm. Các loại máy bay có thể bay ở các độ cao cực cao hoặc cực thấp,vượt qua cấc địa hình phức tạp, tránh sự quan sát và hoả lực phòng không. Việc chở quân và các vũ khí trang bị tăng khả năng cơ động ,triển khai lực lượng nhanh chóng tạo ưu thế về tương quan lực lượng. Các loại máy bay chiến lược hiện nay là B52G, B52H

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60264.doc
Tài liệu liên quan