Đề tài Vai trò của nhtw trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, tiền trở thành một phương tiện đảm bảo cho mọi hoạt động kinh tế diễn ra một cách bình thường. Hoạt động của tiền trong nền kinh tế luôn gắn liền với các hiện tượng kinh tế như: lạm phát, chu kỳ kinh doanh, thâm hụt ngân sách . Tiền liên quan đến các quyết định của các cá nhân và ảnh hưởng đến tình trạng chung của nền kinh tế quốc gia.

Liên quan đến sự vận động của tiền trong nền kinh tế là hoạt động của các tổ chức tài chính (các ngân hàng, công ty bảo hiểm, các quỹ tương trợ. ) và thị trường tài chính (thị trường chứng khoán, thị trường cổ phiếu và hối đoái). Các thị trường tài chính và các tổ chức tài chính không chỉ tác động đến đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân mà còn liên quan đến sự luân chuyển của những dòng vốn lớn trong nền kinh tế, tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và đến cả tình trạng kinh tế của một nước.

Như chúng ta đã biết, nếu vốn được coi là một trong những nguồn lực quan trọng và đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, nó có một tính chất khan hiếm. Vậy vấn đề đặt ra làm thế nào dể sử dụngmột cách triệt để và có hiệu quả nhất nguồn vốn trong nước và ngoài nước? Để đạt được điều này, trước hết cần phải có một hệ thống ngân hàng phát triển đồng bộ, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngân hàng Nhà nước (NHNN) hay ngân hàng Trung Ương (NHTW) với các ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Ở đó, vai trò đặc biệt của NHTW là không thể thay thế được.

Chính vì vậy mà bài viết này có tên là:

“VAI TRÒ CỦA NHTW TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG”

 

doc34 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của nhtw trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường, tiền trở thành một phương tiện đảm bảo cho mọi hoạt động kinh tế diễn ra một cách bình thường. Hoạt động của tiền trong nền kinh tế luôn gắn liền với các hiện tượng kinh tế như: lạm phát, chu kỳ kinh doanh, thâm hụt ngân sách ... Tiền liên quan đến các quyết định của các cá nhân và ảnh hưởng đến tình trạng chung của nền kinh tế quốc gia. Liên quan đến sự vận động của tiền trong nền kinh tế là hoạt động của các tổ chức tài chính (các ngân hàng, công ty bảo hiểm, các quỹ tương trợ... ) và thị trường tài chính (thị trường chứng khoán, thị trường cổ phiếu và hối đoái). Các thị trường tài chính và các tổ chức tài chính không chỉ tác động đến đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân mà còn liên quan đến sự luân chuyển của những dòng vốn lớn trong nền kinh tế, tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và đến cả tình trạng kinh tế của một nước. Như chúng ta đã biết, nếu vốn được coi là một trong những nguồn lực quan trọng và đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, nó có một tính chất khan hiếm. Vậy vấn đề đặt ra làm thế nào dể sử dụngmột cách triệt để và có hiệu quả nhất nguồn vốn trong nước và ngoài nước? Để đạt được điều này, trước hết cần phải có một hệ thống ngân hàng phát triển đồng bộ, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngân hàng Nhà nước (NHNN) hay ngân hàng Trung Ương (NHTW) với các ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. ở đó, vai trò đặc biệt của NHTW là không thể thay thế được. Chính vì vậy mà bài viết này có tên là: “Vai trò của NHTW trong nền kinh tế thị trường” Chương I Vai trò của NHTW trong nền kinh tế thị trường I. Khái niệm NHTW Mọi quốc gia đều có NHTW, nhưng tên gọi có thể khác nhau (ngân hàng trung tâm, ngân hàng Nhà nước, quỹ dự trữ liên bang ...). Tiền thân của ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành tiền. Khi ngân hàng có tên là NHTW thì ngân hàng này đảm nhiệm việc độc quyền phát hành tiền và quản lý Nhà nước. Do tính chất hoạt động của NHTW mà ngân hàng này đã nắm trong tay công cụ quản lý chủ yếu nhất của Nhà nước trong quản lý kinh tế vĩ mô là chính sách tiền tệ. NHTW là một bộ phận trong bộ máy quản lý của Nhà nước. NHTW là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền (in tiền) vì thế nó là ngân hàng duy nhất không có khả năng bị phá sản. Nó đóng vai trò chủ ngân hàng đối với các ngân hàng thương mại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động không trục trặc và còn đóng vai trò chủ ngân hàng đối với Chính phủ, gánh trách nhiệm kiểm soát việc cung ứng tiền tệ và việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ. ii. Chức năng, nhiệm vụ của NHTW trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động của NHNN và sự chỉ đạo chính sách tiền tệ của nó liên quan đến các hoạt động tác động đến bảng quyết toán tài sản của nó (tài sản có và tài sản nợ) Tài sản có Tài sản nợ - Chứng khoán của Chính phủ & cơ quan Chính phủ, hối phiếu được ngân hàng chấp nhận - Tiền cho vay chiết khấu - Tiền đúc - Tiền mặt đang thu - Những tài khoản khác - Tiền giấy của NHNN đang lưu thông - Tiền gửi ngân hàng - Tiền gửi của kho bạc - Tiền gửi của nước ngoài và tiền gửi khác - Tiền mặt trả sau - Các khoản nợ khác và tài khoản tư bản Bảng quyết toán tài sản của ngân hàng cho thấy các nguồn vốn và cách sử dụng vốn của ngân hàng. Thông qua bảng quyết toán tài sản, người ta có thể đánh giá chính xác tình trạng hoạt động của ngân hàng. + Tài sản có: gồm những chứng khoán mà NHTW nắm giữ gồm có trước hết là chứng khoán kho bạc nhưng trước đây gồm cả hối phiếu được ngân hàng chấp nhận. Tổng kim ngạch chứng khoán do các nghiệp vụ thị trường mở quyết định. Đây là loại tài sản có quan trọng trong bảng tổng kết và tài sản của NHTW. Cho vay chiết khấu: đó là những khoản tiền mà NHTW cho các ngân hàng vay và kim ngạch vay chịu tác động của lãi suất mà NHTW ânăng suất định cho những khoản vay đó (lãi suất chiết khấu). Hai tài sản có trên đóng một vai trò quan trọng trong bảng quyết toán tài sản của NHTW Lý do thứ nhất: những thay đổi trong các khoản tài khoản có này sẽ dẫn đến các thay đổi về tiền dự trữ và tiếp sau đó là những thay đổi về lượng tiền cung ứng. Thứ hai: do các tài sản này (chứng khoán Chính phủ và tiền cho vay chiết khấu) đem lại lãi suất trong khi các tài sản nợ (đồng tiền lưu hành và tiền dự trữ) không phải thanh toán lãi suất. Như vậy tài sản có mang lại thu nhập, tài sản nợ không phải tốn kém gì. Các chứng khoán Chính phủ gồm các tài khoản chứng khoán của NHTW do kho bạc phát hành. NHTW cung cấp tiền dự trữ cho hệ thống ngân hàng hoạt động bằng cách mua chứng khoán do dó làm tăng tài sản có của nó. Một sự tăng chứng khoán Chính phủ do NHTW nắm giữ dẫn đến một sự tăng lượng tiền cung ứng. Ngoài ra, NHTW có thể cung cấp tiền dự trữ cho hệ thống ngân hàng bằng cách cho các ngân hàng vay chiết khấu. Một sự tăng tiền cho vay chiết khấu cũng có thể là một nguồn gây ra sự tăng lượng tiền cung ứng. Khi NHTW cung cấp cho hệ thống ngân hàng thêm một đồng tiền gửi dự trữ thì tiền gửi tăng một bội số của tiền này. Quá trình này được gọi là tạo ra bội số tiền gửi. + Tài sản nợ : - Tiền giấy NHTW đang lưu thông : NHTW phát hành đồng tiền giấy. Đồng tiền đang lưu hành là tổng số lượng tiền đang lưu thông trong tay dân chúng (ở bên ngoài ngân hàng). Đây là một thành phần quan trọng của lượng tiền cung ứng (đồng tiền do các tổ chức nhận tiền gửi nắm giữ cũng là tài sản nợ của NHTW nhưng được nộp vào khoản dự trữ). - Tiền gửi ngân hàng : tất cả ngân hàng đều có một tài khoản ở NHTW, ở đó bao gồm các khoản tiền gửi của các ngân hàng gửi tại NHTW. Những khoản tiền này cộng với tiền mặt tại các ngân hàng (được coi là tiền két bởi nó được để trong các két ngâng hàng) được gọi là các khoản tiền dự trữ. Các khoản tiền dự trữ là tài sản có của các ngân hàng như là các tài sản nợ của NHTW. Một sự tăng các khoản tiền dự trữ dẫn đến một sự tăng mức tiền gửi và do đó tăng lượng tiền cung ứng. ở đây, tiền dự trữ có thể được chia làm hai loại : tiền dự trữ mà NHTW đòi hỏi các ngân hàng lưu trữ (tiền dự trữ bắt buộc) và tiền dự trữ mà các ngân hàng lưu giữ theo ý muốn (tiền dự trữ quá mức). Hai tài sản nợ trong bảng quyết toán : đồng tiền lưu hành và các khoản tiền dự trữ, thường được gọi là các tài sản nợ về tiền tệ của NHTW. Chúng là một phần quan trọng của lượng tiền cung ứng, bởi vì việc tăng một trong hai thứ hoặc cả hai thứ sẽ dẫn đến một sự tăng lượng tiền cung ứng (mọi thứ khác không đổi). Tổng tài sản nợ tiền tệ của NHTW và các tài sản nợ tiền tệ của kho bạc (tiền mặt kho bạc đang lưu hành) gọi là cơ số tiền tệ khi nói về cơ số tiền tệ, chúng ta chỉ tập trung vào tài sản nợ tiền tệ của NHTW bởi tài sản nợ tiền tệ của kho bạc chỉ tieeu tới không quá 10% của cơ số tiền nói trên. Cơ số tiền tệ (MB) còn gọi là tiền có quyền lực cao, hình thành từ các tài sản nợ tiền trong lưu thông(C) cộng dự trữ (R). MB = C + R. Để có thể hiểu rõ hơn về bảng quyết toán tài sản của NHTW chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu các chức năng và vai trò của NHTW trong nền kinh tế thị trường. Vai trò đặc trưng nhất của NHNN là ngân hàng phát hành ngân hàng của Nhà nước và ngân hàng của các ngân hàng. 2.1. Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng phát hành. Nhiệm vụ bao trùm nhất là hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường. Khi Ngân hàng phát hành TW ra đời thì toàn bộ việc phát hành tiền được tập trung vào NHTW theo chế độ độc quyền. Đây là chức năng cơ bản và vốn có của NHTW. Tiền do NHTW phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp duy nhất. Với chức năng phát hành, NHNN không chỉ phát hành tiền mặt mà cả phương tiện lưu thông nói chung. Trách nhiệm của NHTW là bảo đảm cung ứng đủ, không để thiếu phương tiện thanh toán (kể cả tiền mặt), làm sao cho tổng cung phù hợp với tổng cầu tiền tệ. ở đây, một vấn đề có tính nguyên tắc là đòi hỏi nghiêm ngặt đối với việc vận hành chính sách tiền tệ là không được phát hành tiền bù đắp thiếu hụt ngân sách. Hoạt động tín dụng không tách riêng mà nằm trong hoạt động tiền tệ. Phát hành tiền không còn là nguồn vốn tín dụng, mà chỉ là hình thức cung ứng tiền trung ương, đáp ứng nhu cầu phương tiện thanh toán của các ngân hàng và nền kinh tế. Tiền mặt không phải là tất cả, mà nằm trong lượng tiền cung ứng. Trước đây, quản lý tiền mặt đã từng là công cụ quản lý duy nhất, là nhiệm vụ thường xuyên hàng đầu của NHNN. Giờ đây, tiền mặt chỉ là phương tiện thanh toán, xã hội cần bao nhiêu đều được đáp ứng đủ. Quản lý tiền mặt được thay bằng khái niệm quản lý lượng tiền cung ứng. 2.2. Ngân hàng của chính phủ. Ngân hàng Nhà nước không chỉ được phép thay mặt điều hành kiểm soát hoạt động tiền tệ và toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, mà còn làm các công việc ngân hàng của Nhà nước như in đúc tiền ,quản lý dự trữ ngoại hối của đất nước, ký kết các hiệp định Nhà nước về ngân hàng và tín dụng, đại diện cho chính phủ tại các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, quản lý quỹ của ngân sách nhà nước ... Với vai trò là chủ ngân hàng của chính phủ, ngân hàng TW phải đảm bảo rằng Chính phủ có khả năng đáp ứng những khoản chi tiêu khi nó đang thâm hụt. Nếu không tính đến nguồn vay từ bên ngoài thì có hai cách để tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Thứ nhất, Chính phủ có thể vay tiền của dân ở trong nước bằng cách bán ra những chứng khoán tài chính, kỳ phiếu của Chính phủ và công trái cho dân chúng. Chính phủ bán các chứng khoán cho Ngân hàn TW lấy tiền mặt bù đắp cho khoản thâm hụt. Đến lượt mình, Ngân hàng TW tiến hành một nghiệp vụ thị trường mở, bán những chứng khoán này trên thị trường mở để lấy tiền mặt. Khi quá trình này kết thúc, những người dân giữ trong tay những chứng khoán có lãi của chính phủ, nhưng lượng cung ứng tiền tệ không thay đổi. Qua việc chi dùng khoản thâm hụt, Chính phủ đã đưa trở lại nền kinh tế số tiền mặt mà Chính phủ đã rút ra khi bán các chứng khoán lấy tiền mặt. Và NHTW qua việc án ra các chứng khoán này, đã thu hồi lại số tiền mặt cho Chính phủ vay lúc đầu. Thứ hai, Chính phủ có thể tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng cách in thêm tiền. Thực ra, Chính phủ bán chứng khoán cho NHTW lấy tiền mặt để trang trải cho khoản chi tiêu vượt quá khoản thu thuế. Khối lượng các chứng khoán Chính phủ nằm trong các ngân hàng thương mại hay ở cá nhân các công dân không thay đổi nhưng cơ số tiền đã tăng lên lượng cung ứng tiền sẽ tăng lên nhiều hơn do có hệ số tiền. 2.3. Ngân hàng của các ngân hàng. Thực hiện chức năng này, NHTW đóng vai trò là ngân hàng còn các ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính (quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm...) là các khách hàng của NHTW. NHTW là ngân hàng của các ngân hàng, được thực hiện thông qua nhiều mối quan hệ : a. NHNN tiến hành tái cấp vốn, thực hiện vai trò người vay cuối cùng, qua nghiệp vụ tái chiết khấu đối với các ngân hàng thương mại. Thực chất, đây là loại tín dụng có thế chấp giấy tờ có giá ngắn hạn. Qua nghiệp vụ này, NHTW thực hiện kiểm soát số lượng và chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Ta biết rằng, bất kỳ một hệ thống NHTM nào có nguồn dự trữ ít ỏi cũng sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những cơn hoảng loạn tài chính. Hoản loạn ngân hàng xảy ra khi các ngân hàng không có khả năng đáp ứng nhu cầu rút ra của người gửi, khi đó ngân hàng buộc phải chấp nhận phá sản. Để tránh được những cơn hoảng loạn tài chính, cần phải có sự đảm bảo rằng các ngân hàng có thể nhận được tiền mặt khi có nhu cầu thực sự. Nguy cơ của những cơn hoảng loạn tài chính có thể tránh được hoặc ít nhất giảm bớt được đáng kể khi biết rằng NHTW sẵn sàng đóng vai trò cứu cánh cho vay cuối cùng khi không còn phương sách cứu vãn nào khác. NHNN luôn có được khả năng này vì nó là ngân hàng duy nhất có quyền phát hành tiền. Vai trò của NHTW là cứu cánh cho vay cuối cùng không chỉ đơn thuần duy trì được hệ thống tài chính hiện đại tinh vi và gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó sự thất bại của một ngân hàng sẽ kéo theo sự sụp đổ của nhiều ngân hàng khác. Nó cũng làm giảm tính bất khả đoán lớn trong quá trình kiểm soát tiền tệ hàng ngày. b. NHNN thực hiện có hiệu quả hơn nữa chức năng than tra kiểm soát thông qua hai kênh : Kiểm soát hệ tiền tệ, bảo đảm tương quan giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ, vừa tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, vừa kiềm chế lạm phát, giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển. Kiểm soát các NHTM nhằm gìn giữ và đảm bảo an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng, giúp cho hoạt động các ngân hàng thương mại lành mạnh, ổn định và có hiệu quả. Việc kiểm soát các NHTM chủ yếu thông qua hệ thống các công cụ kinh tế, không can thiệp trực tiếp, quá sân vào hoạt động kinh doanh của họ. c. NHNN tìm kiếm các hình thức và phương tiện thanh toán thay tiền mặt, tổ chức hệ thống thanh toán trong nền kinh tế quốc dân bao gồm hệ thống thanh toán trong cùng một ngân hàng, thanh toán giữa các ngân hàng, thanh toán bù trừ trên từng địa bàn từ trung ương đến địa phương. d. NHTW có trách nhiệm và quan tâm trong việc thành lập và phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn dài hạn để từng bước chuyển các quan hệ vay mượn truyền thống, trực tiếp với các NHTM qua quan hệ gián tiếp thông qua các thị trường này và cũng tạo điều kiện để NHNN triển khai các nghiệp vụ thị trường mở. Qua việc phân tích ở trên chúng ta thấy được phần nào chức năng cũng như vai trò của NHTW trong nền kinh tế. Nhưng để NHTW thực sự trở thành ngân hàng của Nhà nước, ngân hàng của các ngân hàng thì nó phải thực hiện tốt chính sách tiền tệ. 2.4. NHTW và việc thực hiện chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Nó là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ do NHTW khởi thảo và thực hiện mục tiêu cao nhất là ổn định giá trị đồng tiền để từ đó ổn định và tăng truưởng kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, NHTW không chỉ độc quyền phát hành tiền mà còn điều tiết lượng tiền cung ứng tức là NHTW phải thực hiện chính sách tiền tệ không gây ra lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Chính vì vậy, sự ổn định tiền tệ là nhệm vụ thường trực của NHTW, là định hướng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của NHTW. a. Chính sách tiền tệ là một phương thức theo đó NHTW kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền tệ cung ứng. Sự chỉ đạo chính sách tiền tệ của NHTW tác động đến việc tăng giảm lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Các biến chuyển trong lượng tiền cung ứng tác động đến sức khoẻ của nền kinh tế và do đó ảnh hưởng đến đời sống của mọi người chúng ta. Điều đó nó lên tầm quan trọng của chính sách tiền tệ. NHTW thực hiện chính sách tiền tệ tức là quá trình NHTW kiểm soát tiền tệ sao cho khối lượng tiền tệ cân đối với mức tăng tôngr sản phẩm quốc dân danh nghĩa, cân đối giữa tổng cung và tổng cầu về tiền. Một chính sách tiền tệ đúng đắn phải hướng vào việc khống chế nguồn gốc làm tăng hoặc giảm lượng tiền cung ứng, làm tăng hoặc giảm khối lượng tiền tệ nói chung chứ không phải chỉ khống chế tiền mặt. Chính sách tiền tệ của một quốc gia có thể được xác định theo hai hướng: Chính sách thắt chặt tiền tệ được dùng trong những thời kỳ có lạm phát cao; với mục đích là làm giảm lượng tiền cung ứng. Từ đó dẫn tới việc lãi suất tăng, tiêu dùng và đầu tư giảm, xuất khẩu vòng giảm, GNP giảm, việc làm giảm thất nghiệp tăng, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế. Chính sách mở rộng tiền tệ được dùng khi nền kinh tế suy thoái. Mục đích là tăng lượng tiền cung ứng, lãi suất giảm. Và từ đó tiêu dùng và đầu tư tăng, xuất khẩu vòng tăng, GNP tăng, việc làm tăng, thất nghiệp giảm. b. Mục tiêu của chính sách tiền tệ Do chính sách tiền tệ là một phần của chính sách kinh tế vĩ mô nên những mục tiêu của chính sách tiền tệ cũng là mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô. NHTW thường đề ra 6 mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ của mình. Đó là việc làm cao, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính và ổn định thị trường ngoại hối. Đây là những mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Nếu nền kinh tế đang diễn ra những vấn đề đó thì chính sách tiền tệ nhằm làm cho mọi hoạt động kinh tế không tách rời những mục tiêu đó. Nếu những vấn đề đó chưa có thì chính sách tiền tệ phải luôn hướng tới chung. Thử thách lớn nhất trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ thông qua các công cụ kinh tế vĩ mô chính là xử lý hài hoà hàng loạt mối quan hệ vốn mâu thuẫn với nhau trên tất cả các công cụ đó: Giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và mục tiêu tăng trưởng kinh tế; giữa lợi ích chung (kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế) với lợi ích của các NHTM và tổ chức tín dụng giữa lợi ích người gửi tiền với nhà kinh doanh tiền tệ và người vay vốn. Chính vì vậy cần tìm đến những điểm dung hoà khi tìm ra những mục tiêu trung gian, những mục tiêu được coi là cấp bách nhất cho từng giai đoạn cụ thể. Việc lựa chọn các mục tiêu trung gian phải xuất phát từ việc thiết lập càng chặt chẽ, càng tốt mối quan hệ qua lại thật hoàn hảo giữa mục tiêu trung gian với mục tiêu cuối cùng. Mục tiêu trung gian phải là mục tiêu mà NHTM bằng việc sử dụng những phương tiện hiện có, có thể kiểm soát được, giải quyết được. Vậy những mục tiêu chính là mục tiêu về tỷ suất lợi tức và mục tiêu về số lượng cung tiền, số lưọng có số tiền. Tuy nhiên, NHTM không thẻ thực hiện đồng thời cả hai mục tiêu ổn định lãi suất và ổn định mức cung ứng tiền tệ. Nếu đảm bảo mức cung ứng tiền tệ thì phải chấp nhận thay đối lãi suất (hình a). Nếu muốn ổn định lái suất, thì buộc phải thay đổi lượng cung ứng tiền tệ một khi lượng cầu tiền thay đổi (hình b). Trên thực tế, NHTM thường muốn điều chỉnh lãi suất để đảm bảo mức cung ứng tiền. (hình a) Lượng tiền M MS Md1 Md2 i1 i2 i (hình b) Lượng tiền M1 M2 MS1 MS2 Md1 Md2 2 1 i i Từ việc xác định được mục tiêu của chính sách tiền tệ, NHTM chỉ đạo chính sách tiền tệ bằng cách sử dụng các công cụ để tác động vào thái độ của ngân hàng, nhờ đó tác động đến lượng tiền cung ứng. c. Ba công cụ chính mà NHTM sử dụng để tác động đến lượng cung ứng tiền tệ, đó là: + Nghiệp vụ thị trường mở: là nghiệp vụ được tiến hành khi NHTW thay đổi cơ số tiền bằng cách mua vào (nếu muốn làm tăng cơ số tiền) hoặc bán ra các chứng khoán (nếu muốn làm giảm cơ số tiền) trên thị trường. Ta cũng thấy rằng có rất ít khác biệt khi NHTW giao dịch trực tiếp với các ngân hàng khác hoặc với các tổ chức công cộng phi ngân hàng. Các ngân hàng luôn có tiền dự trữ lớn hơn số dự trữ bắt buộc để đề phòng sự bất định về lãi suất trên thị trường tiền tệ. Mặt khác, các ngân hàng phải có một lượng chứng khoán đáng kể khi cần vốn khả dụng, họ buộc phải bán ngay một phần đó đi. Nếu NHTW bán chứng khoán cho trực tiếp chứng khoán cho hệ thống chứng khoán cho hệ thống ngân hàng, dự trữ tiền mặt của các ngân hàng sẽ giảm ngay lập tức. Nếu NHTW bán chứng khoán cho công chúng, các cá nhân sẽ trả lại bằng séc theo tài khoản của họ ở ngân hàng, làm cho dự trữ tiền mặt của ngân hàng lại bị giảm sút. Như vậy là, cả hai trường hợp bằng nghiệp vụ thị trường mở trong lĩnh vực chứng khoán tài chính NHTW làm biến đổi cơ số tiền, dự trữ tiền mặt của các ngân hàng khoản cho vay tiền ký gửi và lượng cung ứng tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở có hai loại: Nghiệp vụ thị trường mở năng động: NHTW chủ động tiến hành các việc mua bán chứng khoán để thay đổi mức dự trữ của NHTW, do đó làm thay đổi cơ số tiền và thay đổi lượng cung ứng tiền. Nghiệp vụ thị trường mở thụ động được tiến hành khi cần thiết phải đối phó lại những tác động của các nhân tố khác làm ảnh hưởng đến cơ số tiền. NHTW nhờ có nghiệp vụ này đã kiểm soát được hoàn toàn thị trường tự do. Nghiệp vụ thị trường tự do linh hoạt và chính xác có thể được sử dụng ở bất cứ mức độ nào. Nghiệp vụ thị trường tự do dễ dàng được đảo ngược lại khi có một sai lầm sẩy ra trong lúc tiến hành nghiệp vụ thị trường tự do, NHTW có thể lập tức đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó. Nếu NHTW thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do nó mua trên thị trường tự do quá nhiều thì nó có thể sửa chữa ngay lập tức bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trên thị trường tự do. Nghiệp vụ thị trường tự do có thể được hoàn thành nhanh chóng không gây nên những chậm trễ về mặt hành chính. Và tác dụng của nghiệp vụ thị trường tự do đối với tiền dự trữ là không chắc chắn hơn nhiều so với tác dụng đó đối với cơ số tiền tệ. + Chính sách chiết khấu: Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà NHTW tính với NHTM khi họ muốn vay tiền. Thông qua lãi suất chiết khấu NHTW tác động đến lượng dự trữ của NHTM. Các NHTM phải cân đối lãi suất họ sẽ thu được một khoản cho vay biên (có tính đến cả những nguy cơ và chi phí có kiên quan nếu có dòng tiền mặt rút ra bất thình lình và lớn) với lãi suất chiết khấu. Một lãi suất chiết khấu cao hơn làm tăng phí vay từ NHTW, như vậy các NHTM sẽ vay chiết khấu ít hơn, và từ đó làm giảm bớt có số tiền và thu hẹp cung ứng tiền. Nếu một lãi suất chiết khấu thấp hơn làm cho vay chiết khấu hấp dẫn hơn với các ngân hàng và khối lượng vay sẽ tăng lên, làm tăng cơ số tiền và tăngcung ứng tiền tệ. Những điều kiện dễ dàng của NHTW mà theo đó những khoản cho vay chiết khấu được cung cáp cho các ngân hàng được gọi là cửa sổ chiết khấu. NHTW có thể tác động đến khối lượng vay chiết khấu bằng hai cách: bằng cách tác động đến giá cả của khoản vay (lãi suất chiết khấu) như phần trên đã trình bày hoặc bằng cách tác động đến số lượng vay thông qua việc NHTW quản lý cửa sổ chiết khấu. Các khoản vay chiết khấu mà NHTW cấp cho các NHTM có ba loại: tín dụng điều chỉnh, tín dụng thời vụ, và tín dụng mở rộng. Tín dụng điều chỉnh, đây là loại tín dụng thông dụng nhất, nhằm giúp cho các ngân hàng giải quyết vấn đề khả năng hoàn trả ngắn hạn do tiền gửi bị tạm thời rút ra. Tín dụng thời vụ được cấp để đáp những ứng nhu cầu thời vụ của một số ít ngân hàng đang nghỉ và những vùng nông nghiệp hoạt động theo kiểu thời vụ. Tín dụng mở rộng được cấp cho các NHTM bị khó khăn nghiêm trọng về khả năng hoàn trả do tiền gửi bị rút ra; thì không yêu cầu hoàn trả nhanh chóng ngay. Những ngân hàng được cấp loại tín dụng này phải nộp một bản đề nghị trình bày nhu cầu vay tín dụng mở rộng và một bản kế hoạch khôi phục lại khả năng hoàn trả của ngân hàng. Ngoài việc sử dụng làm một công cụ để ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ và cung ứng tiền tệ, chiết khấu còn quan trọng ở chỗ nhằm tránh khỏi những cơn sụp đổ tài chính. Vai trò quan trọng nhất của NHTW là trở thành người cho vay cuói cùng, nó phải cung cấp dự trữ cho ngân hàng khi các ngân hàng bị đe doạ phá sản, do đó ngăn chặn những cưn sụp đổ ngân hàng và tài chính. Sử dụng công cụ chiết khấu để tránh những cơn sụp đổ tài chính bằng cách thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng là một yêu cầu cực kỳ quan trọng để tiến hành chính sách tiền tệ thành công. Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh là nếu một ngân hàng biết được NHTW sẽ cấp cho mình tín dụng chiết khấu khi ngân hàng gặp khó khaưn thì nó dám mạo hiểm chấp nhận nhiều rủi ro hơn vì tin rằng NHTW sẽ đến giải quyết khó khăn cho nó. Vai trò người cho vay cuối cùng của NHTW tạo ra như một vấn đề may rủi về tinh thần. So với công cụ nghiệp vụ thị trường tự do, việc sử dụng chính sách chiết khấu để kiểm soát cung ứng tiền tệ hình như không có hiệu quả bằng các nghiệp vụ thị trường tự do hoàn toàn là sự tự do hành động của NHTW trong khi khối lượng cho vay chiêtài sản khấu lại không như vậy. NHTW có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt các ngân hàng phải đi vay. Hơn nữa các nghiệp vụ thị trường tự do dễ dàng được đảo ngược lại hơn là đảo ngược những thay đổi trong chính sách chiết khấu, việc can thiệp vào thị trường mở sẽ được ưa chuộng hơn kỹ thuật tái chiết khấu vì nó mềm dẻo hơn. Đối với các nghiệp vụ tái chiết khấu, chính các NHTW đóng vai trò bị động, do phải đáp ứng nhu cầu hàng ngày của NHTW. Trong hệ thống thị trường mở, NHTW đóng vai trò chủ động bởi vì chính NHTW yêu cầu vốn khả dụng cho thị trường tiền tệ. Phương thức thị trường mở không chỉ cung cấp vốn khả dụng cho các NHTM trên thị trường tiền tệ mà còn rút vốn khả dụng ra khỏi thị trường tiền tệ. Điều đó giúp NHTW kiểm soát tốt hơn lượng vốn khả dụng ngân hàng và lãi suất trên thị trường. Cũng cần phải nói thêm rằng, tuy hai công cụ trên đều có những mặt ưu nhược điểm riêng nhưng chúng đều có mục đích là đảm bảo tái cấp vốn của NHTW cho NHTM. Ngoài hai công cụ trên, NHTW còn sử dụng công cụ là quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Rd) + Dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ tối thiểu giữa dự trữ tiền mặt với các khoản ký gửi mà NHTW yêu cầu NHTM phải duy trì. Khoản dự trữ bắt buộc là khoản tiền dự trữ cần thiết để NHTM có thể ứng phó với những luồng tiền mặt rút ra bất ngờ. Nếu một khoản dự trữ bất buộc đang có hiệu lực, các NHTM có thể giữ lượng tiền mặt cao hơn dự trữ tiền mặt theo yêu cầu nhưng không được giữ ít hơn. Nếu lượng tiền mặt của họ giảm xuống xuống thấp hơn lượng bắt buộc, họ phải vay tiền mặt ngay, thường là vay của NHTW để khôi phục lại tỷ lệ dự trữ bắt buộc Khi NHTW quy định một khoản dự trữ bắt buộc cao hơn tỷ lệ dự trữ mà các ngân hàng thận trọng phải duy trì trong bất kỳ tình hình nào thì hậu quả của nó là giảm bớt việc tạo ra những khoản ký gửi của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72207.doc
Tài liệu liên quan