Công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế ở nông thôn Việt Nam một thập kỷ vừa qua đã tạo ra mức tăng trưởng đáng kể ở khu vực sản xuất nông nghiệp. Trong sự đổi thay nhanh chóng đó, phụ nữ nông thôn đã đóng góp một phần hết sức to lớn, bởi họ là lực lượng quan trọng trong hoạt động sản xuất, trong đời sống ở nông thôn.
Song họ cũng đang đứng trước những thách thức lớn, yêu cầu công tác và cuộc sống đòi hỏi phải nâng cao trình độ, chồng con đòi hỏi phải được chăm sóc tốt hơn trước, nhà cửa phải được gọn gàng, sạch sẽ hơn, bữa cơm ngon hơn. Trong khi đó dư luận xã hội lại không khuyến khích nam giới tham gia công việc gia đình (đó là chưa kể xã hội thường lên án, phê phán và trút trách nhiệm trước hết lên vai người vợ nếu có bất hoà, va chạm,rạn nứt hay đổ vỡ xảy ra trong gia đình).
Điều đó có nghĩa vị trí và vai trò của người phụ nữ chưa tương xứng với mức độ đóng góp của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình. Dường như họ đang phải chịu thiệt thòi trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dưới sự quản lý của Nhà Nước sang nền kinh tế thị trường lấy gia đình làm đơn vị gốc.
Như vậy trước những biến đổi đó người phụ nữ trong gia đình sẽ thực hiện vai trò của mình như thế nào ?, để vừa có thể giữ gìn những giá trị đạo đức, tinh thần quý báu của gia đình, vừa phát huy được năng lực trí tuệ của mình góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước và các gia đình có khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới một cách tốt đẹp hay không
Trong khoảng thời gian hạn hẹp luận văn được hoàn thành với hy vọng góp thêm một tiếng nói chung, tạo dư luận cho xã hội quan tâm hơn nữa tới đời sống của phụ nữ nói chung, những phụ nữ miền núi nói riêng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người phụ nữ phát triển bản thân, xoá bỏ dần ngăn cách giữa phụ nữ và nam giới trong cuộc sống.
ĐỀ TÀI :
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TỈNH YÊN BÁI TRONG CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH HIỆN NAY.
(Qua khảo sát tại 2 xã Y- Can và Nga- Quán, huyện Trấn- Yên,
tỉnh Yên- Bái)
62 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của người phụ nữ tỉnh Yên Bái trong công việc gia đình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời giới thiệu
Công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế ở nông thôn Việt Nam một thập kỷ vừa qua đã tạo ra mức tăng trưởng đáng kể ở khu vực sản xuất nông nghiệp. Trong sự đổi thay nhanh chóng đó, phụ nữ nông thôn đã đóng góp một phần hết sức to lớn, bởi họ là lực lượng quan trọng trong hoạt động sản xuất, trong đời sống ở nông thôn.
Song họ cũng đang đứng trước những thách thức lớn, yêu cầu công tác và cuộc sống đòi hỏi phải nâng cao trình độ, chồng con đòi hỏi phải được chăm sóc tốt hơn trước, nhà cửa phải được gọn gàng, sạch sẽ hơn, bữa cơm ngon hơn. Trong khi đó dư luận xã hội lại không khuyến khích nam giới tham gia công việc gia đình (đó là chưa kể xã hội thường lên án, phê phán và trút trách nhiệm trước hết lên vai người vợ nếu có bất hoà, va chạm,rạn nứt hay đổ vỡ xảy ra trong gia đình).
Điều đó có nghĩa vị trí và vai trò của người phụ nữ chưa tương xứng với mức độ đóng góp của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình. Dường như họ đang phải chịu thiệt thòi trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dưới sự quản lý của Nhà Nước sang nền kinh tế thị trường lấy gia đình làm đơn vị gốc.
Như vậy trước những biến đổi đó người phụ nữ trong gia đình sẽ thực hiện vai trò của mình như thế nào ?, để vừa có thể giữ gìn những giá trị đạo đức, tinh thần quý báu của gia đình, vừa phát huy được năng lực trí tuệ của mình góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước và các gia đình có khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới một cách tốt đẹp hay không
Trong khoảng thời gian hạn hẹp luận văn được hoàn thành với hy vọng góp thêm một tiếng nói chung, tạo dư luận cho xã hội quan tâm hơn nữa tới đời sống của phụ nữ nói chung, những phụ nữ miền núi nói riêng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người phụ nữ phát triển bản thân, xoá bỏ dần ngăn cách giữa phụ nữ và nam giới trong cuộc sống.
đề tài :
vai trò của người phụ nữ tỉnh yên bái trong công việc gia đình hiện nay.
(Qua khảo sát tại 2 xã Y- Can và Nga- Quán, huyện Trấn- Yên, tỉnh Yên- Bái)
Phần I : Một số vấn đề lý luận chung
I./ Lý do chọn đề tài
Trên thế giới hiện nay, việc tìm hiểu và nghiên cứu về phụ nữ đang là một vấn đề được đem ra thảo luận ở các hội nghị Quốc Tế nhằm tìm ra các giải pháp bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho người phụ nữ.
ở Việt Nam, cùng với xu hướng phát triển của thế giới, vấn đề bình đẳng dân chủ trong sinh hoạt,hạn chế dẫn tới việc xoá bỏ hiện tượng chèn ép con người, phát huy tính năng động, sáng tạo của cá nhân và xã hội, tạo điều kiện cho người phụ nữ giảm nhẹ gánh nặng công việc gia đình mà vẫn đáp ứng được nhu cầu mong muốn làm vì chồng, vì con, vì cái gia đình nhỏ bé thân thương của mình. Vấn đề tạo điều kiện cho người phụ nữ vương lên để tự trang bị cho mình những kiến thức, những kỹ năng trong lao động sản xuất, trong cách chăm sóc và nuôi dạy con cái trong gia đình, cách thức tổ chức cuộc sống. Như vậy làm thế nào để cho người phụ nữ vừa làm tốt được các chức năng của gia đình, của xã hội mà vẫn có thời gian dành cho chính mình để đáp ứng nhu cầu được nghỉ ngơi, được hưởng thụ văn hoá tinh thần...đã được Đảng và Nhà Nước ta quan tâm. Về phía người phụ nữ hiện nay cũng đã và đang thể hiện rõ tài năng, khẳng định rõ vị trí và vai trò của mình trong công việc gia đình và xã hội. Bên cạnh đó phụ nữ ở những vùng xa xôi hẻo lánh thường bị thua thiệt như : thiếu thời gia để nghỉ ngơi, ít được sự trợ giúp của xã hội về giáo dục, hưởng thụ văn hoá tinh thần. Vì vậy uy tín, vị thế xã hội và niềm tin vào chính bản thân mình bị suy giảm, mặc dù vai trò "kép" của họ là lao động sản xuất và làm công việc trong gia đình đã có sự tham gia của nam giới. Nhưng những công việc gia đình thì phần lớn người phụ nữ phải đảm nhận với cường độ lao động cao, kéo dài mà vẫn bị áp lực của tập quán xã hội, ảnh hưởng của nho giáo Việt Nam, tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng vẫn còn tồn tại phổ biến trong quan niệm của người đàn ông nói riêng và ngươì dân nói chung. Vì thế việc nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong công việc gia đình nhằm giúp phụ nữ làm tròn được công việc gia đình lại vừa tham gia được các hoạt động xã hội là một việc làm cần thiết vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Hai ý nghĩa này thể hiện ở chỗ : đây chính là hướng nghiên cứu khoa học chuyên ngành của xã hội học như - Xã hội học về giới, xã hội học gia đình, xã hội học lao động, xã hội học nông thôn....có những mối liên hệ mật thiết với các thiết chế như : Gia đình và Nhà Nước. Vấn đề này mang tính thực tiễn và cấp bách hơn trong bối cảnh đổi mới của đất nước ta nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng, tình trạng tham gia các công việc gia đình của người phụ nữ Yên Bái là một vấn đề xã hội vô cùng bức xức. Qua khảo sát của chúng tôi vào tháng 3 năm 1999 cho thấy rõ điều đó:
* Giặt giũ: 99,7%
* Nấu ăn : 90,8%
* Lau chùi, dọn dẹp nhà cửa: 84,9%
* Chăm sóc con cái : 82,6%
* Làm kinh tế gia đình: 57,2%
* Chăm sóc người già : 45,8%
* Dạy con học : 38,7%
Trước tình trạng đó cho thấy rằng người phụ nữ chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình và các hoạt động của gia đình.
Trên thực tế việc tham gia làm các công việc gia đình của người phụ nữ Yên Bái hiện nay như thế nào ?, thời gian cho các công việc này là bao lâu?, họ có nhiều thời gian rỗi cho việc giải trí nâng cao đời sống tinh thần hay không, họ có được quyền quyết định mọi hoạt động trong gia đình và có được sự ủng hộ giúp đỡ từ phía nhuững người thân trong gia đình không ?. Người chồng hiện nay có những suy nghĩ gì về những công việc vợ làm, về vị trí, vai trò của vợ trong gia đình?. Những câu hỏi như vậy vẫn chưa tìm thấy câu trả lời có cơ sở khoa học, bởi lẽ cho tới nay các nghiên cứu về giới, về gia đình, về lao động chưa gắn kết với nhau theo quan điểm liên ngành khoa học.
Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi cố gắng tìm hiểu vấn đề trên nhằm góp phần hoàn chỉnh bức tranh nghiên cứu về giới trong gia đình nông thôn miền núi, góp thêm luận cứ khoa học cho việc gắn mục tiêu giới vào các chính sách xã hội đối với gia đình nông thôn miền núi trong giai đoạn đổi mới.
Với những lý do trên việc nghiên cứu đề tài : "Vai trò của người phụ nữ Yên Bái trong công việc gia đình hiện nay" từ hướng nghiên cứu xã hội học là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
II./ Đối tượng - khách thể - phạm vi và mục tiêu nghiên cứu
1./ Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của người phụ nữ tỉnh Yên - Bái trong công việc gia đình
2./ Khách thể nghiên cứu
Chị em phụ nữ đã có gia đình ở tỉnh Yên - Bái
3./ Phạm vi nghiên cứu
Tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi gồm có 7 huyện và 2 thị xã. Là một tỉnh có nhiều dân tộc và nhiều nền văn hoá khác nhau, vì thời gian có hạn nên tôi chỉ đi sâu tìm hiểu đời sống văn hoá, phong tục tập quán và sự nhận thức về vai trò của người phụ nữ trong gia đình với phạm vi là 2 xã Y - Can và Nga -Quán thuộc huyện Trấn-Yên - tỉnh Yên-Bái.
4./ Mục tiêu nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu và làm nổi bật vai trò của người phụ nữ tỉnh Yên Bái, tôi đưa ra mấy mục tiêu sau:
Tìm hiểu thực trạng công việc trong gia đình của người phụ nữ, thực trạng sự nhìn nhận của người dân về vai trò người phụ nữ trong gia đình
Chỉ ra được vai trò, vị trí của người phụ nữ trong công việc gia đình
Tìm ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này trong gia đình, từ đó đưa ra kiến nghị và giải pháp
III./ Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
1./ Giả thuyết nghiên cứu
- Do ảnh hưởng của phong tục tập quán (hủ tục) đã dẫn đến sự nhìn nhận chưa đúng mức về vai trò của người phụ nữ trong gia đình
- Sự phân định mờ nhạt giữa công việc nội trợ và những hoạt động kinh tế đã làm tăng sự phụ thuộc của người phụ nữ với nam giới
- Do hạn chế về học vấn nên người phụ nữ không có cơ hội để kèm cặp dạy dỗ con cái trong học tập
- Hoạt động của Hội phụ nữ xã, huyện, tỉnh và hệ thống truyền thông nơi đây hoạt động chưa hiệu quả, nên đại đa số phụ nữ vẫn chưa hiểu và nhìn nhận đúng về vai trò của mình trong gia đình và xã hôị. Mọi công việc họ tham gia trong gia đình vẫn được họ hiểu và coi đó là bổn phận.
- Trong gia đình cụ thể là trong hoạt động làm kinh tế gia đình, người phụ nữ đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc đem lại thu nhập cho gia đình.
- Do phải tham gia hầu hết thời gian vào công việc gia đình, nên người phụ nữ không có cơ hội để nâng cao học vấn, nâng cao đời sống tinh thần(xem ti vi, nghe đài)
2./ Khung lý thuyết
Chính sách hỗ trợ cho người PN
Bối cảnh KT-VH-XH tỉnh Yên Bái
Tác động của hội LHPNVN
Người phụ nữ
Trong công việc gia đình
Trong hoạt động cơ quan, đoàn thể
Trong việc làm kinh tế
Nấu nướng
dọn dẹp
Mua sắm đồ dùng
trong gia đình
Chăm sóc người già
trẻ em
Dạy con học
Quyết định chi tiêu
Tham gia lao động sản xuất
Làm nhà, sửa nhà
Định hướng nghề cho con
IV./ Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
1./ Cơ sở lý luận.
Những nguyên tắc và quan điểm của xã hội học Mác Xít được xác định là kim chỉ nam trong suốt quá trình nghiên cứu của đề tài,do đó nó trở thành phương pháp luận của đề tài.
Với việc tìm hiểu vai trò của người phụ nữ Yên Bái trong công việc gia đình, tôi đặc biệt chú ý tới cách tiếp cận hệ thống - có nghĩa coi đối tượng nghiên cứu như một chỉnh thể, coi hệ thống như một thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố thuộc môi trường xung quanh. Do đó khi xem xét những nhân tố xã hội tri phối tới việc nhìn nhận vị trí,vai trò của người phụ nữ trong lao động gia đình, chúng ta phải đặt nó trong mối liên hệ với những nguyên nhân khác của môi trường xã hội, chứ không được phép tách rời các nguyên nhân để nghiên cứu nó một cách siêu hình. Nhìn đối tượng như một phức thể - có nghĩa khi nghiên cứu từng nhân tố tác động tới nhận thức của người dân trong việc nhìn nhận vị trí, vai trò của người phụ nữ trong lao động gia đình như hiện nay cũng phải xem xét trên nhiều khía cạnh. Bởi lẽ một hiệu quả có thể do nhiều nguyên nhân tạo ra
Nguyên tắc lịch sử cụ thể đòi hỏi nhìn nhận đối tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử riêng biệt của nó
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số lý thuyết trong xã hội học gia đìnhvà một số lý thuyết của xã hội học, vì gia đình là một phạm trù lịch sử cho nên nó có tính kế thừa. Các chức năng của gia đình cũng thay đổi theo thời gian, có những chức năng mất đi khi sứ mệnh lịch sử đã hết nhưng cũng có những chức năng tồn tại cùng gia đình và không thể mất đI. Gia đình thiết chế xã hội và gia đình nhóm nhỏ, qua đó cần tìm hiểu vai trò của gia đình đối với mỗi thành viên của nó và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ảnh hưởng như thế nào đối với vai trò người phụ nữ. Bởi vì vai trò người phụ nữ bất di bất dịch, nó luôn luôn là vấn đề trọng tâm của gia đình từ trước tới nay.
Và tiếp cận theo lý thuyết chức năng chúng tôi nhận thấy
Lý thuyết chức năng cho đến nay là trường phái mạnh nhất,có nhiều đóng góp nhất cho nghiên cứu xã hội học và được sử dụng nhiều trong các đề tài nghiên cứu xã hội học. Các nhà lý thuyết chức năng cho rằng xã hội phải luôn luôn được duy trì trong trạng thái thăng bằng và ổn định nhưng sự bất bình đẳng về giới có thể huỷ hoại trật tự xã hội, bởi vì trong gia đình,người phụ nữ phải được quan tâm,nhìn nhận một cách đúng mức thì mới đem lại sự bình yên cho xã hội,qua đó ở đề tài này tôi áp dụng chức năng cụ thể vài thiết chế gia đình về vai trò người phụ nữ. Nghiên cứu xã hội học nông thôn, xã hội học đô thị để thấy được sự phân tầng trong xã hội đã tác động mạnh mẽ tới đến sự nhận thức của mọi thành viên trong gia đình và xã hội về vai trò người phụ nữ trong gia đình
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học về giới để xác định hành vi xã hội của nam và nữ và mối quan hệ giữa hai giới tính đó. Cách nhìn nhận xã hội về giới trong xã hội với những trông đợi phù hợp của mỗi người.
ở phương pháp nghiên cứu xã hội học cộng đồng, và ở xã hội học văn hoá chúng tôi tìm hiểu hệ giá trị chuẩn mực của gia đình, lối sống của gia đình trong việc nhìn nhận và cư xử với người phụ nữ
2./ Hệ phương pháp nghiên cứu
Do có các tiếp cận vấn đề dưới góc độ xã hội học nên trong đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu, đặc trưng của xã hội học như sau :
a./ Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi (An két)
Là phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn này được tiến hành xây dựng bảng hỏi chi tiết dựa trên cơ sở mục đích và nội dung nghiên cứu, với những cỡ mẫu được chọn là 400 hộ gia đình ở 2 xã miền núi. Phiếu trưng cầu gồm 50 câu hỏi đóng và mở để thu thập thông tin cho nghiên cứu,tất nhiên là không tránh khỏi những khiếm khuyết trong khi hỏi nhưng tôi đã cố gắng hạn chế nhiều những thiếu sót đó
b./ Phương pháp phỏng vấn sâu
Bằng phỏng vấn các bậc cha mẹ, anh chị đã có gia đình tại địa điểm đã chọn với 20 hộ gia đình gồm ông bà, anh chị em đã có hoặc chưa có gia đình ở 2 xã miền núi Y can và Nga Quán bằng những câu hỏi mở để thu thập thông tin nhiều chiều.
c./ Phương pháp quan sát
Trong nghiên cứu xã hội học, quan sát là một phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép thẳng mọi nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa trên quan điểm nghiên cứu . Có nghĩa chúng tôi quan sát, xâm nhập vào cộng đồng người dân Yên Bái để tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, các mối quan hệ gia đình người phụ nữ với các thành viên trong gia đình và cách tổ chức gia đình ở đây
d./ Phương pháp phân tích tài liệu
Bất kỳ một cuộc nghiên cứu xã hội học nào cũng đều phải bắt đầu từ một sự phân tích tài liệu đã có mà vấn đề nghiên cứu cần quan tâm. Trong đề tài này chúng tôi tổng hợp và phân tích các tài liệu của các cuộc nghiên cứu qua đợt thực tế vừa qua, ngoài ra còn tìm đọc tham khảo các tài liệu, tạp chí sách báo liên quan đến vị trí, vai trò người phụ nữ và tìm những lý tưởng phù hợp với nghiên cứu của mình hoặc trích đẫn khi cần thiết
e./ Phương pháp sử lý số liệu
Để thu được kết quả chính xác, trong luận văn này chúng tôi đã sử dụng chương trình spss. 6.2 For window và Microsoft exell để sử lý số liệu về tần xuất và tương quan giữa các biến độc lập và biến can thiệp
3./ ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết của xã hội học về vai trò xã hội, bất bình đẳng xã hội, vị trí xã hội, và một số lý thuyết của xã hộ học chuyên ngành như lý thuyết trao đổi, trong xã hội học gia đình và lý thuyết về giá trị, chuẩn mực lối sống....Trong xã hội học văn hoá và một số lý thuyết trong xã hội học về giới, xã hội học kinh tế
4./ ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội về vai trò của người phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới kinh tế đất nước. Để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người phụ nữ có thể tham gia nhiều hơn nữa trong các hoạt động xã hội, đóng góp năng lực trí tuệ của mình trong sự phát triển đất nước. Đồng thời xoá bỏ sự ngăn cách giữa nam và nữ trong các mối quan hệ tạo ra sự bình đẳng thực sự giữa các giới
Ngoài ra còn cũng cố thêm lý thuyết xã hội học mà tôi sử dụng,qua đó thấy được ý nghĩa lý luận của những lý thuyết đó và khả năng áp dụng vào thực tiễn phong phú và đa dạng. Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo trong việc đề ra các chính sách hỗ trợ người phụ nữ nói chung và nhất là người phụ nữ miền núi nói riêng
Bên cạnh đó còn giúp cho các nhà truyền thông, phúc lợi xã hội, trung tâm nghiên cứu khoa học và phụ nữ...... đưa ra những kiến thức, kiến nghị và giải pháp hữu hiệu nhất để giải phóng người phụ nữ, đưa họ tiến lên cùng sự phát triển của xã hội. Cách nhìn nhận và nghiên cứu đề tài này ở cả mặt chủ quan và khách quan, nhưng chủ yếu là mặt thực tế mà tôi đã thấy. Vì vậy đề tài này đã được tổng hợp rất nhiều quan điểm và được nhìn nhận ở khía cạnh nhiều chiều
V. Hệ các khái niệm
Để làm rõ hơn đề tài nghiên cứu,chúng tôi sử dụng một số khái niệm của chuyên ngành xã hội học.
1./ Khái niệm gia đình
Gia đình thường dùng để chỉ một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống (nảy sinh từ quan hệ huyết thống đó là quan hệ cha mẹ và con cái,quan hệ họ hàng nội ngoại). Gia đình gồm có vợ chồng, con cái do họ sinh ra (Gia đình hạt nhân). Còn gia đình có ông bà nội ngoại cùng chung sống (Gia đình mở rộng), có thể bao gồm cả những người được nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ hoặc chỉ là họ hàng xa. Những thành viên gia đình được gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế, văn hoá, tình cảm. Giữa họ có những ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
2./ Khái niệm hộ gia đình
Được thực hiện như một nhóm người ở chung một mái nhà có quỹ chi chung,họ có thể gồm những người có quan hệ máu mủ ruột thịt,họ hàng hoặc được nuôi dưỡng có quỹ chi chung. Tuy nhiên ở cả thành phố và nông thôn hiện nay gia đình cũng trùng hợp với hộ gia đình. Cuộc điều tra dân số năm 1989 đã đưa ra khái niệm hộ gia đình như sau: "Hộ gia đình bao gồm những người có quan hệ hôn nhân,huyết thống hoặc được nuôi dưỡng có quỹ chi chung"
3./ Khái niệm gia đình hiện đại (hiện nay)
Là gia đình trong xã hội hiện đại, có những đặc trưng hay chuẩn mực của nó là:
Chồng và vợ có quyền ngang nhau về công việc, về tiến thân nghề nghiệp và hoạt động xã hội
Về sinh đẻ được giới hạn theo quan niệm của vợ hoặc của chồng
(thường từ 1-2 con)
Việc giáo dục con cái chú trọng tới những lợi ích và ý kiến của con cái, giáo dục chủ yếu bằng sức mạnh nêu gương và thuyết phục những tín nhiệm của bố mẹ : Cả vợ và chồng đều chăm lo giáo dục con cái.
Về sinh hoạt có sự phân phối linh hoạt về các nghĩa vụ giữa vợ và chồng (chú trọng tới những ý kiến, thói quen, mức độ bận rộn nghề nghiệp của mỗi người)
Phúc lợi vật chất của gia đình do hoàn cảnh nghề nghiệp và khả năng kiếm tiền thêm của chồng cũng như của vợ
Vợ chồng cùng nhau quyết định những công việc sau khi bàn bạc chung, mỗi bên có thể đóng vai trò chủ yếu theo từng lĩnh vực
Gia đình hiện đại hình thành trong một quá trình lâu dài và trong xã hội hiện đại có khi vẫn còn tàn dư của gia đình truyền thống
4./ Khái niệm bất bình đẳng
Bất bình đẳng là sự không bình đẳng (không bằng nhau)về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hay nhiều nhóm trong xã hội. Cơ hội đó liên quan đến việc thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần, thông tin, Khái niệm này được áp dụng rộng rãi và ở trong gia đình càng phổ biến hơn, như xung đột vai trò, sự không ngang bằng nhau giữa các vị trí vai trò của người vợ và người chồng. Dẫn đến nhiều nguyên nhân, nhiều mâu thuẫn, vì vậy khái niệm này tôi cũng chọn làm phương pháp nghiên cứu và sử dụng cho đề tài.
Các nội dung về bất bình đẳng
Là sự không ngang bằng nhau cho cả hai giới trong việc tiếp cận các nguồn lực phát triển gia đình
Có một khoảng cách về địa vị xã hội giữa nam và nữ trên cơ sở đánh giá không công bằng lao động xây dựng gia đình của mỗi giới
Không có sự hưởng thụ như nhau, lợi ích vật chất tinh thần do gia đình tạo ra
Không có sự thu hút như nhau cả nam và nữ vào việc gia quyết định nhằm bảo đảm sự phát triển cuả bản thân và gia đình
5./ Khái niệm phụ nữ
Gồm những xét về mặt sinh học thuộc giống cái (Phân biệt đối lập với giống đực) xét về mặt khoa học tự nhiên, nếu ở góc độ khoa học xã hội thì liên quan đến nam giới, nữ giới
6./ Khái niệm công việc gia đình
Công việc gia đình là một cụm từ khá quen thuộc, nó gợi lên hàng loạt những công việc lặt vặt không tên. Song lại hầu như chiếm hết phần lớn thời gian, tâm trí và sức lực của người phụ nữ trong gia đình. Bên cạnh đố công việc gia đình là một khái niệm còn chưa được định nghĩa một cách rõ ràng, theo tính toán của các chuyên gia công việc gia đình gồm nhiều dạng hoạt động khác nhau, từ đính khuy, chăm sóc người ốm cho đến dạy con học.... Nhìn chung công việc gia đình có thể chia ra làm 2 loại chính :
Loại thứ nhất: Bao gồm những hoạt động thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại của một gia đình, nó gồm những việc như '' Nấu ăn, mua thức ăn, giặt quần áo, quét dọn nhà cửa, chăm sóc con, trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc người ốm, người già, dạy con học , giáo dục con .....
Loại thứ hai: Là những hoạt động nhằm duy trì tình cảm của gia đình với những thành viên khác trong cộng đồng như : Thăm hỏi người thân, hiếu, hỉ trong những ngày lễ tết
Theo những loại công việc kể trên chúng ta tưởng chừng có thể định danh được rõ ràng ranh giới giữa công việc nội trợ và những hoạt động sản xuất tạo thu nhập cho gia đình của người phụ nữ nông thôn. Song trên thực tế vấn đề này lại phức tạp hơn nhiều, thứ nhất đó là sự khó sác định chính xác về thời gian do đặc điểm là mọi công việc dều làm gián đoạn tại nhà hoặc gần nhà. Ví dụ như cùng một lúc người phụ nữ nông thôn có thể nấu cám cho lợn ăn, trông con, giặt giũ, trong ba loại việc kể trên thì đun cám nuôi lợn là một hoạt động kinh tế mang lại thu nhập cho người phụ nữ, còn trông con và giặt giũ là lao động nội trợ, vậy thời gian dành cho công việc nào nhiều hơn ? Và trong bao nhiêu lâu ?.
Như vậy nếu như ở thành phố người ta có thể phân biệt rõ đâu là việc nhà, đâu là hoạt động kinh tế, thì ở nông thôn vấn đề này dường như bị hoà trộn khó phân biệt đến mức mà ở nhiều gia đình phụ nữ nông thôn luôn bị đặt vào tình trạng phụ thuộc kinh tế vào người chồng.
Tóm lại nếu công việc gia đình của người phụ nữ nông thôn, nhất là phụ nữ tỉnh Yên Bái có thể được tính bằng giá trị tiền mặt thì thu nhập bằng tiền của họ chắc chắn sẽ bằng hoặc cao hơn chồng, điều này có thể coi như một chỉ số độc lập của người phụ nữ. Tuy nhiên vấn đề này không phải để xét xem ai có thu nhập cao hơn ai trong hộ gia đình mà nó có ý nghĩa tìm ra giá trị vật chất của công việc gia đình, nhất là công việc nội trợ để có được nhận thức đúng về loại công việc này đối với phụ nữ nói chung và phụ nữ tỉnh Yên Bái nói riêng. Điều này có ý nghĩa nâng cao nhận thức của người chồng về công việc gia đình, nhất là công việc nội trợ, cũng như củng cố địa vị của người phụ nữ trong gia đình ở tỉnh Yên Bái
7./ Khái niệm giới
Để tìm hiểu vấn đề tại sao cần phải nghiên cứu giới,chúng ta cùng đi tìm hiểu những khái niệm cơ bản về giới :
Giới là một phạm trù xã hội được thiết lập qua các đặc trưng văn hoá nhằm xác định hành vi của nam và nữ mà mối quan hệ giữa hai giới tính đó. Bởi vậy giới thể hiện sự khác biệt trong các vai trò và trách nhiệm xã hội của phụ nữ và nam giới.Bước đầu đề cập đến những ứng cử và những đặc điểm xã hội được coi là phù hợp đối với phụ nữ và nam giới về việc những hoạt động khác nhau này được đánh giá và khen ngợi như thế nào.Giới được thể hiện ở các vai trò chuyển đổi mang tính xã hội mà chúng được chấp nhận ở mỗi giới.Giới là một thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ môn nhân chủng học thể hiện những chuẩn mực của một nhóm là của từng cá nhân.
Để làm sáng tỏ hơn bằng cách chấp nhận sự phân biệt giữa giới và giới tính của Oakley trong một bài viết cho hội thảo về vấn đề này vào năm 1972 đã nêu :
Giới tính là sản phẩm của tự nhiên với những nét đặc thù sinh học hầu như không biến đổi và những thuộc tính ấy gần như đồng nhất.Còn giới lại là sản phẩm của xã hội với những đặc trưng của văn hoá,nó rất dễ biến đổi. Vì vậy thuộc tính của giới rất đa dạng. Chẳng hạn giới tính nữ thì đương nhiên cũng thuộc giới (nữ). Trong thực tế không phải là như vậy, để xem là nam hay nữ, một cậu con trai hay một cô con gái thì phải thể hiện ở quần áo, điệu bộ, nghề nghiệp mạng lưới xã hội và tính cách cá nhân, cũng như một đặc trưng của bộ phận sinh dục (Oaklay 1972: 158)
8./ Khái niệm vai trò xã hội
Là mô hình hành vi được xã hội mong đợi tương xứng với vị thế xã hội, nói cách khác vai trò xã hội là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế đó, ở trong gia đình vai trò của người mẹ rất quan trọng,người vợ người mẹ phải có thái độ,hành vi,hành động,ứng sử đúng mực gương mẫu để trở thành người vợ tốt,người mẹ hiền, người công dân trung thực,thật thà,vì vậy :Vai trò là một mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan.
9./ Khái niệm vai trò giới
Các vai trò giới khác nhau giữa các xã hội và thậm chí khác nhau cả trong nhóm,trong một xã hội cụ thể và thường thay đổi theo thời gian vai trò giới thể hiện những suy nghĩ đã được thống nhất trong một xã hội và nền văn hoá cụ thể về những gì là phù hợp và thông thường đối với một giới tính hay đối với một nhóm và một xã hội cụ thể tuy nhiên từng cá nhân phụ nữ và nam giới có thể thực hiện các vai trò giới mà nó mang tính đặc trưng của giới kia. Vai trò giới được xác định theo khía cạnh mang tính văn hoá xã hội bởi các hoạt động,nghề nghiệp và các vai trò mà chúng được coi là (thông thường) và (phù hợp) cho mỗi giới.Chẳng hạn nhiều người cho rằng nghề kỹ sư,thợ mỏ,phi công chỉ phù hợp với nam giới và nữ giới có thể phù hợp với nghề trông trẻ,hay làm giáo viên nhà trẻ dù cho các vai trò này phù hợp với nữ giớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7.doc