Đề tài Ưu đãi xã hội ở Việt Nam

Cơ chế ưu đãi xã hội là nét riêng có trong hệ thống AN SINH XÃ HỘI Việt Nam. Cơ chế này nhằm đảm bảo cho 2 nhóm người chủ yếu như sau:

Nhóm những người đã có công sức đóng góp cho vận mệnh của đất nước, công cuộc cách mạng của dân tộc bao gồm: những người đã gắn bó cả cuộc đời của mình với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp của cộng đồng; những người gặp rủi ro trong quá trình hoạt động cho sư nghiệp chung của cộng đồng. Phần lớn những người thuộc nhóm này thường bị suy giảm, mất khả năng lao động, khả năng cầu tiến trong điều kiện cạnh tranh của thị trường trong khi sự đóng góp của họ là vô giá (tính mạng, thân thể, gia sản, ). Việc ưu đãi đặc biệt những người này so với những người lao động bình thường kể cả những người lao động bất hạnh khác là phù hợp với truyền thống lâu đời của dân tộc: uống nước nhớ nguồn. Các chính sách đãi ngộ nhóm người này gồm có:

• Chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam;

• Chính sách ưu đãi đối với gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ Cách mạng.

Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1946, Hồ Chủ tịch đã kêu gọi thành lập Hội Binh sĩ bị thương, khởi xướng phong trào “Mùa đông binh sĩ”, luôn quan tâm thăm hỏi, động viên thương binh, gia đình liệt sĩ, Sắc lệnh 20/SL ngày 18/02/1947 ban hành chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ qui định những khoản BHXH đặc biệt như: hưu bổng, thương tật, tử tuất. Sắc lệnh 77/SL ngày 22/05/1950 đều có những chính sách bảo đảm cho công nhân viên ngành quân giới bị thương được hưởng quyền lợi giống như quân nhân và quyền lợi ưu tiên như đối với thương binh. Tháng 05/1954, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ có văn bản qui định cho nhân viên, cán bộ dân chính, công an dân quân hoặc thường dân tham gia dân công, tham gia chiến đấu mà bị thương thì cũng coi là thương binh.

Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, chính sách ưu đãi đối với người có công được tiếp tục bổ sung, đổi mới: xác định khái niệm thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, qui định chế độ trợ cấp thương tật, chế độ đối với thương binh ở trại, chế độ miễn, giảm tiền tàu xe, ưu tiên sắp xếp việc làm, xác định khái niệm “liệt sĩ”thay cho “tử sĩ”, trợ cấp tử tuất cho gia đình liệt sĩ, chính sách trợ giúp thương binh, gia đình liệt sĩ trong hoạt động hợp tác xã nông nghiệp. Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, thanh niên xung phong, quân dân du kích, tự vệ, quân nhân dự bị, sửa đổi chế độ phụ cấp thương tật, trợ cấp tử tuất. Chính sách ưu đãi đối với người có công tiếp tục được mở rộng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đối với mọi đối tượng trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu mà bị thương tật, hy sinh như: thanh niên xung phong, dân công thời chiến, lực lượng vận tải nhân dân, lao động nghĩa vụ, cán bộ y tế xã, hợp tác xã, khối phố,

Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, rồi cuộc chiến biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, chiến tranh tình nguyện ở Campuchia xảy ra, công việc xác định liệt sỹ, tìm kiếm, qui tập hài cốt, xây dựng nghĩa trang liệt sỹ, xác nhận thương binh, thống nhất chính sách đối với người có công và gia đình có công được làm hàng ngày, hàng giờ liên tục từ đó đến nay. Ngoài những chính sách hỗ trợ trực tiếp (trợ cấp), trong thời kỳ này, nhà nước ta cũng đã qui định nhiều chính sách ưu tiên trong các hoạt động kinh tế đối với người và gia đình có công. Năm 1994, Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng và Pháp lệnh qui định danh hiệu danh dự nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng được công bố đã hoàn thiện chính sách ưu đãi xã hội về nhiều mặt đối với người có công với cách mạng.

Nhóm những người đã và sẽ cung cấp sức lao động quý báu cho nền kinh tế-xã hội bao gồm những người già đã có quá trình làm việc, lao động lâu năm, cống hiến sức lao động cho xã hội, những bà mẹ có công sinh nở, nuôi nấng con trẻ và trẻ em – nguồn sức lao động cho sự phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai lâu dài. Các chính sách đãi ngộ nhóm người này ở Việt Nam gồm có:

• Chính sách đối với người cao tuổi (Pháp lệnh người cao tuổi);

• Chính sách đối với bà mẹ và trẻ em.

Nguồn tài chính để tạo ưu đãi xã hội đối với những người này trước tiên là NSNN, tiếp đó là sự đóng góp của toàn cộng đồng đầy tính nhân văn qua các phong trào, hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, phong trào tình nguyện đã và đang diễn dưới nhiều hình thức da dạng và hiệu quả, thiết thực ở khắp mọi miền đất nước.

 

doc27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Ưu đãi xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.PhÇn më ®Çu Cơ chế ưu đãi xã hội là nét riêng có trong hệ thống AN SINH Xà HỘI Việt Nam. Cơ chế này nhằm đảm bảo cho 2 nhóm người chủ yếu như sau: Nhóm những người đã có công sức đóng góp cho vận mệnh của đất nước, công cuộc cách mạng của dân tộc bao gồm: những người đã gắn bó cả cuộc đời của mình với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp của cộng đồng; những người gặp rủi ro trong quá trình hoạt động cho sư nghiệp chung của cộng đồng. Phần lớn những người thuộc nhóm này thường bị suy giảm, mất khả năng lao động, khả năng cầu tiến trong điều kiện cạnh tranh của thị trường trong khi sự đóng góp của họ là vô giá (tính mạng, thân thể, gia sản, …). Việc ưu đãi đặc biệt những người này so với những người lao động bình thường kể cả những người lao động bất hạnh khác là phù hợp với truyền thống lâu đời của dân tộc: uống nước nhớ nguồn. Các chính sách đãi ngộ nhóm người này gồm có: • Chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam; • Chính sách ưu đãi đối với gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ Cách mạng. Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1946, Hồ Chủ tịch đã kêu gọi thành lập Hội Binh sĩ bị thương, khởi xướng phong trào “Mùa đông binh sĩ”, luôn quan tâm thăm hỏi, động viên thương binh, gia đình liệt sĩ, … Sắc lệnh 20/SL ngày 18/02/1947 ban hành chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ qui định những khoản BHXH đặc biệt như: hưu bổng, thương tật, tử tuất. Sắc lệnh 77/SL ngày 22/05/1950 đều có những chính sách bảo đảm cho công nhân viên ngành quân giới bị thương được hưởng quyền lợi giống như quân nhân và quyền lợi ưu tiên như đối với thương binh. Tháng 05/1954, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ có văn bản qui định cho nhân viên, cán bộ dân chính, công an dân quân hoặc thường dân tham gia dân công, tham gia chiến đấu mà bị thương thì cũng coi là thương binh. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, chính sách ưu đãi đối với người có công được tiếp tục bổ sung, đổi mới: xác định khái niệm thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, qui định chế độ trợ cấp thương tật, chế độ đối với thương binh ở trại, chế độ miễn, giảm tiền tàu xe, ưu tiên sắp xếp việc làm, xác định khái niệm “liệt sĩ”thay cho “tử sĩ”, trợ cấp tử tuất cho gia đình liệt sĩ, chính sách trợ giúp thương binh, gia đình liệt sĩ trong hoạt động hợp tác xã nông nghiệp. Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, thanh niên xung phong, quân dân du kích, tự vệ, quân nhân dự bị, sửa đổi chế độ phụ cấp thương tật, trợ cấp tử tuất. Chính sách ưu đãi đối với người có công tiếp tục được mở rộng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đối với mọi đối tượng trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu mà bị thương tật, hy sinh như: thanh niên xung phong, dân công thời chiến, lực lượng vận tải nhân dân, lao động nghĩa vụ, cán bộ y tế xã, hợp tác xã, khối phố, … Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, rồi cuộc chiến biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, chiến tranh tình nguyện ở Campuchia xảy ra, công việc xác định liệt sỹ, tìm kiếm, qui tập hài cốt, xây dựng nghĩa trang liệt sỹ, xác nhận thương binh, thống nhất chính sách đối với người có công và gia đình có công được làm hàng ngày, hàng giờ liên tục từ đó đến nay. Ngoài những chính sách hỗ trợ trực tiếp (trợ cấp), trong thời kỳ này, nhà nước ta cũng đã qui định nhiều chính sách ưu tiên trong các hoạt động kinh tế đối với người và gia đình có công. Năm 1994, Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng và Pháp lệnh qui định danh hiệu danh dự nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng được công bố đã hoàn thiện chính sách ưu đãi xã hội về nhiều mặt đối với người có công với cách mạng. Nhóm những người đã và sẽ cung cấp sức lao động quý báu cho nền kinh tế-xã hội bao gồm những người già đã có quá trình làm việc, lao động lâu năm, cống hiến sức lao động cho xã hội, những bà mẹ có công sinh nở, nuôi nấng con trẻ và trẻ em – nguồn sức lao động cho sự phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai lâu dài. Các chính sách đãi ngộ nhóm người này ở Việt Nam gồm có: • Chính sách đối với người cao tuổi (Pháp lệnh người cao tuổi); • Chính sách đối với bà mẹ và trẻ em. Nguồn tài chính để tạo ưu đãi xã hội đối với những người này trước tiên là NSNN, tiếp đó là sự đóng góp của toàn cộng đồng đầy tính nhân văn qua các phong trào, hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, phong trào tình nguyện đã và đang diễn dưới nhiều hình thức da dạng và hiệu quả, thiết thực ở khắp mọi miền đất nước. ChÝnh môc ®Ých trªn nªn em nghiªn cøu ®Ò tµi vÒ ­u ®·i x· héi ë ViÖt Nam II. PhÇn th©n bµi Việc nghiên cứu hoàn thiện các chế độ BHXH nói riêng, các đảm bảo xã hội nói chung phải dựa trên 2 xuất phát điểm: một là, phải xây dựng hệ thống cơ sở lý luận làm hệ qui chiếu cho đối tượng nghiên cứu và mục tiêu hướng tới cho giải pháp hoàn thiện; hai là, mô tả được thực trạng của đối tượng cần hoàn thiện II.1.Khái niệm và mục đích của ưu đãi xã hội II.1.1 Khái niệm Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước và xã hội nhằm ghi nhận và đền đáp công lao đối với cá nhân hay tập thể có nhưng cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và xã hội II.1.2 Mục đích của ưu đãi xã hội -Ưu đãi xã hội nhằm ghi nhận và tri ân những cá nhân hay tập thể đã có những cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và cho đất nước. -Nhằ đảm bảo công bằng xã hội, vì ai cống hiến nhiều cho xã hội, người đó phải được hưởng nhiều, đây là sự cống hiến đặc biệt cả xương máu. -Tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc và giáo dục truyền thống cho những thế hệ tương lai. -Đảm bảo ổn định thể chế chính trị của Nhà nước. II.2 Những quan điểm cơ bản về ưu đãi xã hội Quan điểm 1: Ưu đãi xã hội là một chính sách đặc biệt quan trọng trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội ở mỗi quốc gia. Quan điểm 2 : Ưu đãi xã hội là việc đầu tư xã họi nhằm tái sản xuất nhưng giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc. Quan điểm 2 : Ưu đãi xã hội không chỉ là sự ban ơn mà là thực hiện công bằng xã hội. Quan điểm 4 : Thực hiện ưu đãi xã hội là trách nhiêm của cả Nhà nước và toàn dân. II.3 Đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội II.3.1 Những người có cống hiến đặc biệt trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc II.3.1.1 Liệt sĩ và gia đình liệt sĩ Liệt sĩ là những người đã hi sinh vì sự nghiệp cách mang giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của nhân dân dược Nhà nước trao tặng Bằng tổ quốc ghi công. Gia đình liệt sĩ là người có quan hệ gắn bó,ruột thịt với liệt sĩ như vợ hoăc chồng con, con, cha mẹ và những người thực sự có công với liệt sĩ. Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là nmhững người đã thực sự nuôi dưỡng liệt sĩ trong một thời gian nhất định khi liệt sĩ còn nhỏ tuổi, chưa hoàn toàn tư lập cuộc sống. II.3.1.2 Thương binh và bệnh binh Thương binh là những người thuộc lực lượng vũ trang,bị thương dẫn đến suy giảm khả năng lao động do chiến đấu, hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; hoặc dung cảm làm nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm vì lợi ích cộng đồng và xã hội. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do điều kiện chiến đấu và hoàn cảnh sinh hoạt thiếu thốn, gian khổ, khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan đơn, vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bệnh binh. II.3.1.3 Những người tham gia hoạt động cách mạng Nhà nước sẽ đời đời nhớ ơn và tuỳ theo khả năng của mình để đền đáp những công lao của họ một cách tương xứng. II.3.2 Những người có cống hiến đặc biệt trong công cuộc xây dựng đất nước Trong lao đéng sản xuất, trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật thể dụcthể thao...Họ là những nhà khoa học, bác học,họ là những anh hùng lao động có những đóng góp trong phát triển kinh tế đất nước, hay là những nghệ sĩ nhân dân, kiện tướng... đã làm rạng danh cho đất nước. II.4 Các hình thức ưu đãi xã hội II.4.1 Ưu đãi về vật chất -Trợ cấp bằng tiền cho các đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội. -Trợ cấp bằng hiện vật cho các đối tượng được hưởng ưu đãi xã hôi như xây nhà tình nghĩa, cải thiện nhà ở, quà tăng. -Trợ cấp nghỉ dưỡng, an dưỡng... -Ưu tiên giao hoặc thuê đất, vay vốn ưu đãi để sản xuất... II.4.2 Ưu đãi về tinh thần -Tặng bằng khen,huân chương, huy chương, kỉ niện chương phong tặng các danh hiệu -Tặng bằng tổ quốc ghi công hoặc bằng có công với đẩt nước cho các đói tượng và gia đình có công -Dựng tượng đài người có công. -Dùng tên người có công để đặt tên phố, tên các giải thưởng, tên trường học, bệnh viện... -Ưu tiên con em các đối tượng có công trong tuyển sinh giáo dục đào tạo, ưu tiên giải quyết việc làm. II.5 Tài chính ưu đãi xã hội II.5.1 Nguồn tài chính Ngân sách nhà nước(nguồn tài chính chủ yếu để thực hiện ưu đãi băng hình thức vật chất), sự đóng góp của các tổ chức kinh tế xã hội, của cá nhân, đóng góp của bản thân đối tượng. II.5.2 Quản lý và sử dụng II.5.2.1 Đối với nguồn tài chính do Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương cung cấp Cơ quan tài chính Kho bạc Nhà nước cấp phát đầy đủ, kịp thời nguồn tài chính theo kế hoạch cho cơ quan Lao động Thương binh và xã hội. Ngành Lao động Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với nghành tài chính quản lý nguồn tài chính ưu đãi đối với người có công và tổ chức thực hiện việc chi trả các chế độ ưu đãi thuộc phạm vi nghành quản lý theo đúng mục đích, đúng đối tượng. Nguồn tài để thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công do bộ Tài chính cấp uỷ quyền cho các sở Tài chính vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để chuyển cho Sở lao động thương binh và xã hội theo dự đoán của Bộ lao đọng thương binh và xã hội. Hàng quý Bộ lao động Thương binh và xã hội lập dự toán chi tiết về kinh phí đối với người có công, sau đó gửi bộ tài chính làm căn cứ xây dựng dự toán và cấp phát. Nguồn tài chính do ngân sách Trung ương cấp được quản lý theo quy định của nhà nước bao gồm các bước: -Dự toán kinh phí -Cấp phát kinh phí -Quyế đoán kinh phí II.5.2.2 Đối với nguồn tài chính do các tổ chức và cá nhân đóng góp Nguồn tài chính do cá nhân đóng góp hay còn gọi là quỹ đền ơn đáp nghĩa được thành lập trên cơ sở vận động, ủng hộ của mọi tổ chức và cá nhân để góp phần cùng nhà nước thực hiện ưu đãi xã hội. Quỹ đền ơn đáp nghĩa được thành lập ở bốn cấp:trung ương,tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương;quận,huyện,thị xã thành phố thuộc tỉnh;xã phường thị trấn. Quỹ đền ơn đáp nghĩa ở mỗi cấp có ban chỉ đạo xây dựng và điều hành. Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước chính phủ và pháp luật về việc tổ chức, quản lý và sử dụng quỹ đối với quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp trung ương hoặc chịu trách nhiệm trước uỷ ban nhân dân cung cấp đối với quỹ đáp nghĩa cấp tỉnh, huyện, xã. II.6 Ưu đãi xã hội ở Việt Nam II.6.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ưu đãi xã hội Ưu đãi xã hội đối với người có công vừa là trách nhiệm của Nhà nước vừa là trách nhiệm của toàn dân. Xã hội hoá chăm sóc người có công Động viên người có công và gia đình họ nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và lao động sản xuất. II.6.2 Chính sáh ưu đãi xã hội ở Việt Nam qua các thời kỳ II.6.2.1 Giai đoạn kháng chiến chống Pháp -Ban hành chế độ phụ cấp thương tật 6 hạng quy định điều kiện tiêu chuẩn và chế độ phụ cấp thương tật đối với thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật. -Ban hành điều lệ ưu đãi gia đình liệt sĩ( kèm theo nghị định 980/TTg ngày 27/7/1956 của thủ tướng Chính phủ) thay cho quy định về chế độ tử sĩ, theo đó bằng Tổ quốc ghi công do Thủ tướng Chính phủ cấp thay cho Bộ thương binh cựu binh và Bộ quốc phòng cấp. -Quy định tiền mất một lần và trợ cấp khó khăn cho gia đình liệt sĩ. -Quy định thêm nhiều nội dung ưu đãi thương binh, gia đình liệt sĩ về việc làm, khám chữa bệnh cung cấp phương tiện chuyên dùng, miễn, giảm giá tàu xe, xem văn công chiếu bóng. -Quy định về cất bốc, quy tập mộ liệt sĩ, xây dựng nghĩa trang liệt sĩ. -Quy định ưu đãi thương binh, gia đinh liệt sĩ trong phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. -Quy định hồ sơ thương binh, hồ sơ liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ. -Tổ chức bộ máy thương binh cựu binh. Thành lập trong mỗi khu kháng chiến một sở thương binh cựu binh, nhằm đảm bảo cho tổ chức quân đội được gọn nhẹ, tập trung vào nhiệm vụ chiến đấu. II.6.2.2 Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ(từ 1954 đến tháng 4/1975) Ngày 30/10/1964, Hội đồng chính phủ ban hành Nghị định số 161/CP điều lệ ưu đãi quân nhân, quân dân dự bị, quân nhân tự vệ, bị thương,bị chết... đánh dấu sự ra đời của chính sách thương binh liệt sĩ thời kì chống Mĩ, với những nội dung chủ yếu là: -Quy định chế độ trợ cấp thương tật 8 hạng đối với quân nhân, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ và công nhân viên chức bị thương trong chiến đáu, phục vụ chiến đấu hoặc làm nhiệm vụ được chia làm 2 loại: loại A (bị thương vì chiến đấu với địch, anh dũng làm nhiệm vụ được nêu gương cho chiến sĩ học tập) và loại B(bị thương trong luyện tập quân sự, trong công tác, trong học tập, trong lao đọng và sản xuất). -Quy định chế độ tiền tuất liệt sĩ bao gồm trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng. -Các nội dung ưu đãi về giáo dục đào tạo, dạy nghề, việc làm, y tế, đi lại... vẫn được duy trì và bổ sung Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cưu nước bước vào giai đoạn ác liệt, chính sách đối với thương binh liệt sĩ lại được bổ sung, sửa đổi, mà nhưng nội dung chính là: -Bổ sung đối tượng xác nhận, thương binh liệt sĩ bao gồm thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, lực lượng vận tải, cán bộ chủ chốt xã, y tế xã. -Quy định các hướng giải quyết việc làm cho thương binh, đào tạo tuyển dụng, quy định các cơ quan, xí nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận thương binh vào làm việc. -Sửa đổi một số điểm trong chính sách đãi ngộ thương binh, gia đình liệt sĩ cho phù hợp hoàn cảnh và tính chất toàn dân kháng chiến chống Mĩ. -Xác định rõ mục đích, yêu cầu, phương châm đẻ Nhà nước, nhân dân và đối tượng được hưởng cùng làm cũng như trách nhiệm của Đảng, toàn dân đối với công tác thương binh liệt sĩ. Tuy nhiên, ở thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ(1954-1946), chính sách ưu đãi đã bộc lộ những bất hợp lí, trong đó có một số vấn đề khá gay gắt. Chẳng hạn như đối với thương, mức khởi điểm để hưởng trợ cấp ưu đãi là mất sức lao động 15%, không phù hợp với điều kiện lao động chung gây khó khăn cho thương binh và thiếu cân bằng trong thực hiện chính sách.Các chia hạng để hưởng trợ cấp còn quá chênh lệch (5 hạng thương tật ứng với tỉ lệ mất sức lao động 100%, 70%, 40%, 25%, 15%).Đối với gia đình liệt sĩ chưa có quy định trợ cấp hành tháng nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là cha, mẹ liệt sĩ già yếu, mất sức lao động, con liệt sĩ mồ côi, không nơi nương tựa II.6.2.3 Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1985 -Tiến hành xác nhận và thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ ở miền Nam theo Nghị định 08/NĐ -76 ngày 17/06/1976 của Chính phủ Cách mang lâm thời cộng hoà Miền nam Việt nam. Quy định đối tượng, tiêu chuẩn xác nhận thương binh, liệt sĩ, chế độ trợ cấp và các chế độ ưu đãi đối với những người do tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến mà bị thương, hi sinh trong cả hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chống MĨ Ở các tỉnh phía bắc, nhà nước chủ trương giải quyết một số vấn đề nổi cộm về chính sách thương, liệt sĩ do lịch sử để lại như: chuyển một số thương binh, thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp một lần sang trợ cấp hàng tháng; thống nhất chế độ tiên tuất đối với thân nhân liệt sĩ các thời kì(Thông tư số 24/LĐTBXH ngày19/03/1984 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) và thực hiện chế độ trợ câp với nhân thân của nhiều liệt sĩ (Thông tư số 17/LĐTBXH ngày 07/11/1983 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) -Ban hành quyết định bổ sung đối tượng là người có công giúp đỡ các mạng (Quyết định số 208/CP ngày 20/07/1997 của Hội đồng Chính phủ) chế độ đối với bệnh binh(Quyết định số 78/CP ngày 13/04/1987 của Hội đông Chính phủ) -Quy định đối tượnh, tiêu chuẩn xác nhân thương binh, liệt sĩ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế(Quyết định số 301/CP ngày 20/09/1980 của Hội đồng Chính phủ) II.6.2.4 Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1994 Đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong vòng 10 năm, Nhà nước đã ban hành 741 văn bản, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đối với người có công. Để giải quyết những tồn đong của thời kì quá độ này, Nhà nước đã điều chỉnh gia-lương-tiền.Tháng 09/1985 đã có sự sửa đổi, bổ sung về chế độ tiền lương đối với công nhân viên chức và lực lương vũ trang. Nghị định 236/HĐBT ngày 18/09/1985 của hội đòng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) đã bổ sung, sửa đổi thống nhất thực hiện chế độ đối với người có công của các thời kì và thống nhất chế độ ưu đãi trong cả nước Đặc biệt, trong những năm đầu của thập kỉ 90 khi kinh tế thị trường phát triển mạnh, nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, trong đó có việc chăm sóc đối với người có công. Để điều chỉnh các mâu thuẫn , các mối quan hệ xã hội. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản ưu đãi xã hội, trong đó nổi bật nhất là việc ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng do uỷ ban thường vụ Quốc họi ban hành ngày 29/8/1994; Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh Nhà nước “bà mẹ Việt Nam anh hùng” được chủ tịch nước công bố ngày 10/09/1994. II.6.2.5 Giai đoạn từ năm 1995 đến nay Đây là giai đoạn khi ban hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, thể hiện rõ nhất nghĩa tình, thể hiện đạo lí truyền thông của dân tộc “uống nước nhớ nguồn” là chủ trương của Đảng và Nhà nước, là tư tưởng củ chủ tịch Hồ Chí Minh. Hàng triệu người có công với cách mạng đã được tôn vinh và ghi nhận. Đông thòi với chính sách ưu đãi được bbổ sung hoàn thiện, phong trào “Toàn dân chăm sóc người có công” tiếp tục được khơi dậy và phát triển với nhiều nội dung và hình thức phong phú thiết thực II.7 Mét sè nhËn ®Þnh vÒ hÖ thèng an sinh x· héi ë ViÖt Nam Hệ thống ASXH mà đặc biệt là cơ chế BHXH đã hình thành rất sớm ở Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều này đã khẳng định tầm nhìn của những người lãnh đạo và chính sách xã hội của nhà nước ta – nhà nước của giai cấp công – nông, của những người lao động. Về nội dung thực hiện, xét từ năm 1945 đến nay, ở nước ta gần như thực hiện đầy đủ các chế độ cần có của cơ chế BHXH và rất nhiều cơ chế khác của ASXH mà các quốc gia khác trên thế giới đang thực hiện, hơn nữa, cơ chế ưu đãi xã hội được chú trọng thực hiện thể hiện nét riêng có, sáng tạo trong hệ thống ASXH của Việt Nam. Hiện nay, hệ thống này tương đối phức tạp bao gồm: BHXH, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, chăm sóc xã hội, dịch vụ xã hội và các đảm bảo khác cung cấp bởi người sử dụng lao động (xem sơ đồ ở cuối bài). Do ảnh hưởng của chiến tranh liên miên, kinh tế – xã hội không ổn định, thay đổi qua nhiều thời kỳ dẫn đến tình trạng nội dung các chế độ đảm bảo của BHXH nói riêng, ASXH nói chung có tính ổn định không cao, đôi lúc chạy theo việc giải quyết nhu cầu xã hội trước mắt, chứ không được xây dựng có hệ thống, lâu dài. Do cơ chế quản lý kinh tế – xã hội theo kiểu tập trung bao cấp nên một thời gian dài, cũng như các vấn đề khác, BHXH, ASXH với rất nhiều chế độ đều gần như được bao cấp miễn phí từ nhà nước, cơ chế huy động từ nhiều phía vốn có và vốn là thế mạnh của hệ thống này không được vận dụng. Điều này, một mặt, là gánh nặêng cho NSNN trong điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế thời chiến, khủng hoảng kinh tế kéo dài, một mặt, không thể đáp ứng nhu cầu đảm bảo tốt cho các đối tượng được đảm bảo trong xã hội, nếu có chỉ trong một nhóm nhỏ, thời gian ngắn rồi không có điều kiện tiếp tục duy trì. Một thời gian dài, cũng do đặc điểm cơ chế quản lý kinh tế-xã hội, chế độ đảm bảo của BHXH và ASXH chỉ mới chăm lo cho công nhân – viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang, người có đóng góp cho cách mạng chứ chưa thực sự mở rộng đảm bảo cho mọi người lao động trong xã hội. Hiện nay, hệ thống ASXH nói chung, hệ thống BHXH nói riêng ở Việt Nam đã bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới và đang đứng trước một đói hỏi bức bách là phải nhanh chóng hoàn thiện các chế độ đảm bảo (số lượng, nội dung đảm bảo, nguồn huy động,…), nhằm đảm bảo tốt cho mọi người lao động (hưởng lương và cả tự do, công chức nhà nước lẫn hợp đồng lao động với mọi chủ sử dụng lao động khác) trong một điều kiện mới (kinh tế thị trường, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, hội nhập quốc tế). Việc tổ chức quản lý tài chính và nghiệp vụ đối với các cơ chế của ASXH trong thời gian qua thay đổi nhiều lần (BHXH), phân tán manh mún và không hợp lý (bảo hiểm y tế), nhập nhằng, chưa xác định rõ ràng (ưu đãi xã hội), hoặc quản lý chưa chặt chẽ (cứu trợ xã hội) cũng đặt ra một yêu cầu hoàn thiện để thích ứng cho giai đoạn mới. Thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng do Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội ban hành. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cập nhật: Thứ năm, 22/11/2007 Thông Tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng do Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội ban hành. Ngày 15 tháng 11 năm 2007 Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội ban hành Thông Tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn, bổ sung Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 07 năm 2006 và Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 01 năm 2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng như sau: Cấp giấy báo tử đối với người hy sinh trước ngày 01 tháng 10 năm 2005 chưa được xác nhận là liệt sĩ trong trường hợp sau: Người hy sinh đã được ghi là liệt sĩ trong các giấy tờ như: giấy báo tử trận; Huân chương, Huy chương; giấy chứng nhận đeo Huân chương, Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang hoặc lịch sử Đảng của cấp xã, phường, thị trấn trở lên. Người hy sinh trong chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu đã được nhân dân, chính quyền địa phương suy tôn, đưa hài cốt vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ (có giấy xác nhận của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi đang quản lý mộ). Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với người bị thương trước ngày 01 tháng 10 năm 2005 chưa được hưởng chế độ thương tật trong trường hợp sau: Người bị thương có vết thương được ghi nhận trong các giấy tờ gốc như: lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân được lập trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; phiếu chuyển thương, chuyển viện lúc bị thương; bệnh án điều trị khi bị thương; giấy ra viện khi bị thương. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ được miễn một số thủ tục, giấy tờ khi lập hồ sơ như sau: -Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hưởng chế độ mất sức lao động được miễn giám định mức độ suy giảm khả năng lao động. - Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đồng thời là thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật ở cột sống mà bị liệt hai chi dưới thì không cần có giấy xác nhận vô sinh của bệnh viện. -Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có vợ (hoặc chồng) nhưng vô sinh hoặc đã có con trước khi đi chiến trường, sau khi trở về không sinh thêm con nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi; nam đủ 60 tuổi) thì không cần có giấy xác nhận vô sinh của bệnh viện. -Không thực hiện việc giám định sức khoẻ đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học mà căn cứ vào tình trạng dị dạng, dị tật thực tế để xét trợ cấp: - Người bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt hưởng trợ cấp mức 1 (mức 470.000 đồng/tháng theo Nghị định số 32/2007/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ). - Người bị dị dạng, dị tật, không còn khả năng lao động, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hưởng trợ cấp mức 2 (mức 238.000 đồng/tháng theo Nghị định số 32/2007/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ). Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến đã chết mà chưa được hưởng chế độ: Thân nhân của họ được hưởng trợ cấp 1 lần như qui định đối với thân nhân người có công với cách mạng chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 (quy định tại Khoản 7 Mục B Bảng số 01 kèm theo Nghị định số 32/2007/NĐ-CP ngày 02 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ). Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội: Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi bị kết án tù trên 5 năm có thời gian chấp hành hình phạt tù quy định tại bản án đã tuyên kéo dài đến sau ngày 30 tháng 09 năm 2005 thì thuộc diện được xem xét, giải quyết hưởng lại chế độ ưu đãi theo Điều 33, Điều 34 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ. Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày có Quyết định trợ cấp lại. Hiệu lực thi hành: Thông tư này thay thế Khoản 2 Mục II Phần I Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 và Điểm 3 Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 01 năm 2007 của Bộ Lao động-Thươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111336.doc
Tài liệu liên quan