Đề tài Ứng dụng mã nguồn mở trong hệ thống giáo dục trực tuyến

Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin và truyền thông luôn đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đi cùng với sự phát triển của thời đại, xu hướng nghiên cứu để tìm ra những giải pháp mới, ứng dụng nền tảng công nghệ hiện có luôn tạo ra sự thu hút đối với mọi đối tượng đặt biêt là các nhà quản trị hệ thống. Internet phát triển, nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng cao, và cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Thì nhu cầu học hỏi nghiên cức trao đổi của con người ngày càng gia tăng . Và việc áp dụng các thành tự của khoa học kỹ thuật – công nghệ thông tin ngày càng đi sâu vào cuộc sống, và đặc biệt là ngành giáo dục thì nó có tác động ngày càng lớn , nó không những giúp cho cách dạy học truyền thống mà còn tạo ra một phương thức học tập hoàn toàn mới. Đó là hệ thống giáo dục trực tuyến ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập của mọi người ,

Nhiều nhà chuyên môn cho hệ thống giáo dục đào tạo sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỷ 21. Theo ông Keith Holtham, Giám đốc phụ trách các giải pháp cho doanh nghiệp khu vực châu á - Thái Bình Dương (Intel), hệ thống giáo dục trực tuyến dựa trên căn bản công nghệ mạng ngang hàng (P2P). Đây là giải pháp sử dụng công nghệ cao để hỗ trợ quá trình học tập, cung cấp các dịch vụ đào tạo, khóa học qua mạng Internet hoặc Intranet cho người dùng máy tính. Ưu điểm nổi trội của hệ thống giáo dục trực tuyến so với các phương pháp giáo dục truyền thống là việc tạo ra một môi trường học tập mở và tính chất tái sử dụng các đơn vị tri thức (learning object). Với công nghệ này, quá trình dạy và học sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn, giúp giảm khoảng 60% chi phí, đồng thời giảm thời gian đào tạo 20-40% so với phương pháp giảng dạy truyền thống. E-learning chuyển tải nội dung phong phú, ấn tượng và dễ hiểu thông qua trang web, bảo đảm chất lượng đào tạo qua những phần mềm quản lý. Mô hình này cho phép học viên cũng như nhân viên tại các công ty chọn học những thứ cần thiết chứ không bó buộc như trước. Bên cạnh đó, học viên có thể học bất cứ lúc nào bằng cách nối mạng mà không cần phải đến trường.

Trên phạm vi toàn cầu hiện nay có nhiều công ty lớn đầu tư vào Hệ thống giáo dục trực tuyến. Năm 2000, thị trường này đã đạt doanh số 2,2 tỷ USD. năm 2005, E-Learning trên toàn cầu đã đạt tới 18,5 tỷ USD. ở các nước công nghiệp phát triển, điển hình là Mỹ, lĩnh vực này đang phát triển rất nhanh. Doanh thu của hệ thống giáo dục trực tuyến ở Mỹ sẽ đạt 11,4 tỷ USD vào năm 2004. Tại châu á, thị trường này tăng trưởng 25% mỗi năm (đạt 6,2 tỷ USD). Theo số liệu của tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC, năm 2003, thế giới sẽ thiếu khoảng 1,45 triệu chuyên gia mạng, do đó nhu cầu về nguồn nhân lực này ngày càng lớn cùng với mức độ phức tạp xung quanh việc thiết kế, triển khai và bảo trì hệ thống mạng máy tính trong nền kinh tế Internet. Chính vì vậy, hệ thống giáo dục trực tuyến đang được rất nhiều người học quan tâm và theo học

 

docx118 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng mã nguồn mở trong hệ thống giáo dục trực tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH VẬT LÝ TIN HỌC ----------------š›---------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: ỨNG DỤNG Mà NGUỒN MỞ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN SVTH: Nguyễn Thúc Anh CBHD: ThS. Lê Đình Viêt Hải ---------------------------------- TP HỒ CHÍ MINH – 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH VẬT LÝ TIN HỌC ----------------š›---------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: ỨNG DỤNG Mà NGUỒN MỞ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN SVTH: Nguyễn Thúc Anh CBHD: ThS. Lê Đình Việt Hải ---------------------------------- TP HỒ CHÍ MINH – 2010 Lời Cảm Ơn Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy ThS. Lê Đình Việt Hải - người đã dìu dắt và giúp đỡ tôi trong cả lĩnh vực nghiên cứu của luận văn cũng như trong công tác chuyên môn và cuộc sống. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến các anh chị phòng Thông tin dữ liệu và Quản trị mạng Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực tập. Tôi xin cám ơn các Thầy Cô trong khoa Vật lý nói chung và các thầy cô trong bộ môn Vật lý-Tin học nói riêng đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại ngôi trường Khoa Học Tự Nhiên thân thương. Thầy cô đã cung cấp những kiến thức quý giá, tạo cho chúng tôi kiến thức và niềm tin khi bước vào đời. Xin cám ơn các thành viên trong bộ môn Vật Lý Tin Học khóa 2006 đã tạo cho tôi môi trường học tập tốt, giúp tôi phấn đấu và có được như ngày hôm nay. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, những người luôn bên cạnh, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm việc. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song chắc chắn khóa luận không khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình của quý thầy cô và các bạn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010 Nguyễn Thúc Anh Mục lục Bảng các từ viết tắt VC Video Conferencing RFC Request for Comment IETF Internet Engineering Task Force ISDN Integrated Services Digital Network IP Internet Protocol ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line PHP Hypertext Preprocessor TCP/IP Transmission Control Protocol/ Internet Protocol POTS Plain Old Telephone Service VCS Video conferencing System DCT Discret Cosine Transform DPCM Differential PCM SCTP Stream Control Transmission Protocol ITU International Telecommunication Union VoIP Voice over Internet Protocol IETF Internet Engineering Task Force VC Video Conferencing RTP Realtime Transport Protocol RTCP Realtime Transport Control Protocol DVTS Digital Video Transport System Danh sách các hình Hình 1.1 mô tả một cách tổng quát khái niệm E-learning 4 Hình 1.2. Mô hình chức năng hệ thống E-learning 5 Hình 1.3. Kiến trúc hệ thống E-learning sử dụng công nghệ WEB 6 Hình 1.4. Mô hình hệ thống E-learning. 6 Hinh 2.1 cấu trúc của hệ thống giáo dục trực tuyến 8 Hình 2.2: Quá trình tạo nội dung LCMS 11 Hình 2.3 các thành phần của một hệ LCMS 22 Hình 2.4: Mô hình kết hợp LCMS và LMS 25 Hình 2.5 kiến trúc của hệ thống giáo dục trực tuyến 18 Hình 2.6 các chức năng có trong Dokeos 20 Hình 2.7 Sự phát triển của Dokeos 21 Hình 2.8 : mô hình cho phiên bản miển phí. 21 Hình 2.9 mô hình hoạt động dokeos pro 21 Hình 2.10 Các chức năng của Blackboard. 45 Danh sách các bảng Bảng 1.1 thuận lợi và khó khăn của cơ sở đào tạo 12 Bảng 1.2 :thuận lợi và khó khăn cho người học 18 Bảng 1.3. Các phương thức đào tạo 27 Lời mở đầu Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin và truyền thông luôn đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đi cùng với sự phát triển của thời đại, xu hướng nghiên cứu để tìm ra những giải pháp mới, ứng dụng nền tảng công nghệ hiện có luôn tạo ra sự thu hút đối với mọi đối tượng đặt biêt là các nhà quản trị hệ thống. Internet phát triển, nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng cao, và cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Thì nhu cầu học hỏi nghiên cức trao đổi của con người ngày càng gia tăng . Và việc áp dụng các thành tự của khoa học kỹ thuật – công nghệ thông tin ngày càng đi sâu vào cuộc sống, và đặc biệt là ngành giáo dục thì nó có tác động ngày càng lớn , nó không những giúp cho cách dạy học truyền thống mà còn tạo ra một phương thức học tập hoàn toàn mới. Đó là hệ thống giáo dục trực tuyến ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập của mọi người , Nhiều nhà chuyên môn cho hệ thống giáo dục đào tạo sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỷ 21. Theo ông Keith Holtham, Giám đốc phụ trách các giải pháp cho doanh nghiệp khu vực châu á - Thái Bình Dương (Intel), hệ thống giáo dục trực tuyến dựa trên căn bản công nghệ mạng ngang hàng (P2P). Đây là giải pháp sử dụng công nghệ cao để hỗ trợ quá trình học tập, cung cấp các dịch vụ đào tạo, khóa học qua mạng Internet hoặc Intranet cho người dùng máy tính. Ưu điểm nổi trội của hệ thống giáo dục trực tuyến so với các phương pháp giáo dục truyền thống là việc tạo ra một môi trường học tập mở và tính chất tái sử dụng các đơn vị tri thức (learning object). Với công nghệ này, quá trình dạy và học sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn, giúp giảm khoảng 60% chi phí, đồng thời giảm thời gian đào tạo 20-40% so với phương pháp giảng dạy truyền thống. E-learning chuyển tải nội dung phong phú, ấn tượng và dễ hiểu thông qua trang web, bảo đảm chất lượng đào tạo qua những phần mềm quản lý. Mô hình này cho phép học viên cũng như nhân viên tại các công ty chọn học những thứ cần thiết chứ không bó buộc như trước. Bên cạnh đó, học viên có thể học bất cứ lúc nào bằng cách nối mạng mà không cần phải đến trường. Trên phạm vi toàn cầu hiện nay có nhiều công ty lớn đầu tư vào Hệ thống giáo dục trực tuyến. Năm 2000, thị trường này đã đạt doanh số 2,2 tỷ USD. năm 2005, E-Learning trên toàn cầu đã đạt tới 18,5 tỷ USD. ở các nước công nghiệp phát triển, điển hình là Mỹ, lĩnh vực này đang phát triển rất nhanh. Doanh thu của hệ thống giáo dục trực tuyến ở Mỹ sẽ đạt 11,4 tỷ USD vào năm 2004. Tại châu á, thị trường này tăng trưởng 25% mỗi năm (đạt 6,2 tỷ USD). Theo số liệu của tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC, năm 2003, thế giới sẽ thiếu khoảng 1,45 triệu chuyên gia mạng, do đó nhu cầu về nguồn nhân lực này ngày càng lớn cùng với mức độ phức tạp xung quanh việc thiết kế, triển khai và bảo trì hệ thống mạng máy tính trong nền kinh tế Internet. Chính vì vậy, hệ thống giáo dục trực tuyến đang được rất nhiều người học quan tâm và theo học Hệ thống giáo dục trực tuyến dựa trên ba thành phần chính là Giáo viên , học viên , và nhà quản trị Dựa trên nền tảng phần cứng , cơ sở hạ tầng Ứng dụng các phần mềm Trong luận văn này tôi chỉ tập trung vào hướng nghiên cứu các ứng dụng miễn phí, mã nguồn mở phục vụ cho hệ thống giáo dục trực tuyến do những lợi ích mà nó mang lại là rất lớn, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí mà công việc vẫn đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, do triển khai trên ứng dụng mã nguồn mở nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu phát triển thêm tính năng, tích hợp module vào ứng dụng và tính năng quan trọng nhất là góp phần tiết kiệm một khoảng chi phí đáng kể trong vấn đề mua bản quyền sản phẩm, nó rất phù hợp đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nội dung của khóa luận được phân thành các phần như sau: Phần 1: Nghiên cứu khảo sát một số cơ sở lý thuyết Chương 1 Tổng quan về Hệ Thống giáo dục trực tuyến Khái niệm, tình hình phát triển hệ thống giáo dục trực tuyến trên thế giới và ở Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu, phân loại và mục tiêu của đề tài. Chương 2 Giới thiệu các phần mềm nhằm ứng dụng cho Hệ thống giáo dục trực tuyến Tìm hiểu các phần mềm nhằm ứng dụng cho giáo dục trực tuyến, so sánh các tính năng và tính khả thi cho các phần mềm hệ thống giáo dục trực tuyến (Cả phần cứng và ứng dụng phần mềm). Chương 3 Phần mềm mã nguồn mở dùng trong hệ thống giáo dục trực tuyến Moodle – Elearning . và cách tích hợp các chức năng vào Moodle Trình bày về moodle và công nghệ của nó Những lợi ích khi sử dụng Moodle Các tính năng , cấu trúc hoạt động của moodle Phần 2: Thực nghiệm : Chương 4 Triển khai Hệ thống giáo dục trực tuyến Moodle, Và các tích hợp để hoàn chỉnh hệ thống Moodle Triển khai phần mềm Moodle dùng trong hệ thống giáo dục trực tuyến. Tối ưu hóa Moodle , tích hợ các tính năng mới vào Moodle Chương 5 Tổng kết, đánh giá và định hướng phát triển Ưu – khuyết điểm, những gì đạt được và chưa đạt được Định hướng phát triển CHƯƠNG 1 Tổng quan về Hệ Thống giáo dục trực tuyến (Learning Management System - LMS) 1.1 Khái Niệm Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ , thì giáo dục cũng được phát triển , và hệ thống giáo dục trực tuyến cũng được phát triển nhằm tận dụng các ưu thế do sự phát triển khoa học kỹ thuật mang lại , hệ thống giáo dục trực tuyến mang lại cho người học sự thuận lợi trong thời gian học tập , tiếc kiêm các chi phí học tập , có một môi trường học tập năng đông , ngoài ra hệ thống giáo dục trực tuyến cồn giúp thay đổi cách học , giúp cho giáo viên năng động hơn , và môi trường học tập có nhiều thay đổi mang tính chất tích cực Hệ thống giáo dục trực tuyến là thuật ngữ bao hàm một tập hợp các ứng dụng và quá trình, như học qua Web, học qua máy tính, lớp học ảo và sự liên kết số. Trong đó bao gồm việc phân phối nội dung các khoá học tới học viên qua Internet, mạng intranet/extranet (LAN/WAN), băng audio và video, vệ tinh quảng bá, truyền hình tương tác, CD-ROM, và các loại học liệu điện tử khác. Hình 1 mô tả một cách tổng quát khái niệm E-learning. Trong mô hình này, hệ thống đào tạo trực tuyến bao gồm 4 thành phần, toàn bộ hoặc một phần của những thành phần này được chuyển tải tới người học thông qua các phương tiện truyền thông điện tử. -Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ các bài giảng được viết bằng toolbookII,… - Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail, học viên học trên website, học qua đĩa CD-Rom multimedia,… - Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học phần qua mạng, bằng tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh) được thực hiện thông qua mạng Internet,.. - Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua chat, Forum trên mạng,… 1.2 Lịch sử hình thành hệ thống giáo dục trực tuyến - Trước năm 1983: Là thời kỳ của phương pháp dạy học truyền thống , lấy giảng viên làm trung tâm .Trước khi máy tính được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dụng “Lấy giảng viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học. Học viên chỉ có thể trao đổi tập trung quanh giảng viên và các bạn học. Đặc điểm của loại hình này là giá thành đào tạo rẻ. Không có sự giúp đỡ thừ bất cứ công cụ hổ trợ từ máy tính nào - Giai đoạn 1984-1993: Kỷ nguyên đa phương tiện: Bắt đầu từ khi xuất hiện điều hành Windows 3.1, Máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn powerpoint đây là các công nghệ cơ bản trong kỷ nguyên đa phương tiện. Nó cho phép tạo ra các bài giảng tích hợp hình ảnh và âm thanh học trên máy tính sử dụng công nghệ máy tính (CBT) phân phối qua đĩa CD-ROM hặc đĩa mềm. vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu, người học cũng có thể mua và học. Tuy nhiên sự hướng dẫn của giảng viên là rất hạn chế. Và ở thời kỳ này máy tính cũng chưa được phổ biến rộng rãi do chi phí cao , số lượng người am hiểu các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin còn rất ít - Giai đoạn : 1994-1999 Làn sóng của hệ thống giáo dục trực tuyến lần thứ nhất bắt đầu .Khi công nghệ Web được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiếp phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Người thầy thông thái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: E-mail, CBT qua Intranet với text và hình ảnh đơn giản, đào tạo bằng công nghệ WEB với hình ảnh chuyển động tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng. Tuy nhiên hệ thống giáo dục trực tuyến ở thời kỳ này vẫn chưa phát triển được vì hệ thống internet vẫn chưa phát triển (ở Việt Nam và các nước đang phát thiển thì số lượng người sử dụng internet rất hạn chế) - Giai đoạn : 2000-nay : Sự bùng nổ của các dịch vụ đào tạo trực tuyến. Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy nhập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế Web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo. Ngày nay thông qua Web giáo viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đào tạo. Ngày qua ngày công nghệ Web đã chứng tỏ có khả năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hoá các môi trường học tập. Tất cả những điều đó tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng và hiệu quả. Đó chính là làn sóng thứ 2 của của hệ thống giáo dục trực tuyến 1.3 Sự khác biệt và ưu khuyết điểm của hệ thống đào tạo trực tuyến 1.3.1 Lợi ích của hệ thống giáo dục trực tuyến - Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: một khoá học trực tuyến được chuyển tải qua một máy tính tới cho người học, điều này cho phép các học viên có thể linh hoạt lựa chọn khoá học từ một máy tính để bàn hoặc từ một máy tính xách tay với một modem di động chạy pin trên một khách sạn. Người học có nhiều công cụ để có thể kết nối tới khóa học trực tuyến - Tính linh hoạt : Một khoá học của hệ thống giáo dục trực tuyến được phục vụ theo nhu cầu người học, chứ không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Vì thế người học có thể lựa chọn, tham gia khoá học tuỳ theo hoàn cảnh của mình. Giúp cho người học chủ động sắp xếp thời gian nâng cao tính năng động cho học viên - Truy nhập ngẫu nhiên: Bảng danh mục bài giảng sẽ cho phép học viên lựa chọn phần bài giảng, tài liệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình. Học viên tự tìm ra các kĩ năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ của những tài liệu trực tuyến. Tuy nhiên hiện nay một số khóa học trực tuyến thì có các cách thức hoạt động khác. Như các lớp học thông qua các trang Web dùng phần mềm hội thảo video trên mạng và các phần mềm khác cho phép các học viên từ xa tham gia một khoá học trên lớp học truyền thống. Một số khoá học trên trang Web theo yêu cầu có giảng viên (hoặc người hướng dẫn) tương tác thường xuyên với từng học viên hoặc với các nhóm học viên . 1.3.2 Ưu khuyết điểm của hệ thống giáo dục trực tuyến Ta sẽ xem xét đánh giá ưu khuyết điểm từ các đối tượng là : -cơ sở đào tạo và người cung cấp dịch vụ đào tạo - người học 1.3.2.1 thuận lợi và khó khăn từ cơ sở đào tạo và nhà cung cấp dịch vụ đào tạo Cơ sở đào tạo là một tổ chức thiết kế và cung cấp các khóa học trực tuyến. Nó có thể là một trường đại học lớn , hay một trung tâm giáo dục công đồng hay đơn giản chỉ là một phòng ban trong công ty khi muốn đào tạo nội bộ, hoặc là toàn bộ các trường các viện các Công ty nếu cơ sở đó bán chương trình đào tạo cho các người học độc lập hoặc cơ sở khác. Trong quá trình nghiên cứu tôi thấy có các ưu điểm và các khó khăn sau Bảng 1: thuận lợi và khó khăn của cơ sở đào tạo Thuận lợi Khó khăn Giảm chi phí đào tạo. Sau khi đã phát triển xong, một khoá học E-learning có thể dạy 1000 học viên với chi phí chỉ cao hơn một chút so với tổ chức đào tạo cho 20 học viên Chi phí phát triển một khoá học lớn. Việc học qua mạng còn mới mẻ và cần có các chuyên viên kỹ thuật để thiết kế khoá học. Triển khai một lớp học E-learning có thể tốn gấp 4 - 10 lần so với một khoá học thông thường với nội dung tương đương. Rút ngắn thời gian đào tạo. Việc học trên mạng có thể đào tạo cấp tốc cho một lượng lớn học viên mà không bị giới hạn bởi số lượng giảng viên hướng dẫn hoặc lớp học. Chi phí kỹ thuật cao: Để tham gia học trên mạng, học viên phải cài đặt Turbo trên máy tính của mình, tải và cài đặt các chức năng Plug-ins, và kết nối vào mạng. Có thể tự quyết định việc học của mình. Học viên chỉ học những gì mà họ cần. Việc học có thể buồn tẻ. Một số học viên sẽ cảm thấy thiếu quan hệ bạn bè và sự tiếp xúc trên lớp. Khả năng truy cập được nâng cao. Việc tiếp cận những khoá học trên mạng được thiết kế hợp lý sẽ dễ dàng hơn đối với những người không có khả năng nghe, nhìn; những người học ngoại ngữ hai; và những người không có khả năng học như người bị mắc chứng khó đọc. Yêu cầu ý thức cá nhân cao hơn: Việc học qua mạng yêu cầu bản thân học viên phải có trách nhiệm hơn đối với việc học của chính họ. Một số người sẽ cảm thấy khó khăn trong việc tạo ra cho mình một lịch học cố định. Khả năng truy cập được nâng cao. Việc tiếp cận những khoá học trên mạng được thiết kế hợp lý sẽ dễ dàng hơn đối với những người không có khả năng nghe, nhìn; những người học ngoại ngữ hai; và những người không có khả năng học như người bị mắc chứng khó đọc. 1.3.2.2 thuận lợi và khó khăn cho người học Cá nhân hoặc tổ chức tham gia các khoá học của hệ thống giáo dục trực tuyến trên mạng chắc chắn sẽ thấy việc đào tạo này xứng đáng với thời gian mà họ bỏ ra cùng với một khoản chi phí được bỏ ra. Bảng so sánh thuận lợi và khó khăn đối với học viên khi họ chuyển đổi việc học tập theo phương pháp truyền thống sang học tập bằng hệ thống giáo dục trực tuyến. Bảng 2 :thuận lợi và khó khăn cho người học Thuận lợi Khó khăn Có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kỳ nơi đâu. Kỹ thuật phức tạp. Trước khi có thể bắt đầu khoá học, họ phải thông thạo các kỹ năng mới. Không phải đi lại nhiều và không phải nghỉ việc. Học viên có thể tiết kiệm chi phí đi lại tới nơi học. Đồng thời, họ có thể dễ dàng điều chỉnh thời gian học phù hợp với thời gian làm việc của mình. Chi phí kỹ thuật cao: Để tham gia học trên mạng, học viên phải cài đặt Turbo trên máy tính của mình, tải và cài đặt các chức năng Plug-ins, và kết nối vào mạng. Có thể tự quyết định việc học của mình. Học viên chỉ học những gì mà họ cần. Việc học có thể buồn tẻ. Một số học viên sẽ cảm thấy thiếu quan hệ bạn bè và sự tiếp xúc trên lớp. Khả năng truy cập được nâng cao. Việc tiếp cận những khoá học trên mạng được thiết kế hợp lý sẽ dễ dàng hơn đối với những người không có khả năng nghe, nhìn; những người học ngoại ngữ hai; và những người không có khả năng học như người bị mắc chứng khó đọc. Yêu cầu ý thức cá nhân cao hơn: Việc học qua mạng yêu cầu bản thân học viên phải có trách nhiệm hơn đối với việc học của chính họ. Một số người sẽ cảm thấy khó khăn trong việc tạo ra cho mình một lịch học cố định. Những thuận lợi và khó khăn trên là không tránh khỏi. Với việc chuẩn bị tốt, học viên có thể khắc phục được hầu hết các khó khăn. Nếu chuẩn bị không tốt và việc tổ chức đào tạo bằng hệ thống giáo dục trực tuyến của cơ sở đào tạo chưa được kỹ càng thì học viên sẽ không thấy được những thuận lợi của những khoá học trên mạng. Như những bài học không được bố cục rõ ràng và định hướng cụ thể thì việc tự học sẽ không hứa hẹn điều gì cả. Ngược lại, học viên có thể khắc phục được sự buồn tẻ của việc học trực tuyến bằng cách thảo luận hoặc chat với giảng viên và bạn học qua mạng. 1.3.2.3 so sánh hệ thống giáo dục trực tuyến với các phương thưc học tập khác Bảng 3. Các phương thức đào tạo Phương thức Nội dung đào tạo (Mức độ chuyên môn) Số lượng người học Đào tạo truyền thống Cao, phức tạp. Các nội dung đào tạo có tính hàn lâm (dài hạn), chuyên môn cao, đòi hỏi thực tế, thực hành-thực tập, trao đổi thông tin trực tiếp,... Ít, phải tập trung về cơ sở đào tạo để học tập Đào tạo từ xa có tương tác có giảng viên thông qua truyền thông đa phương tiện của hệ thống giáo dục trực tuyến Trung bình. Các nội dung, chủ đề mang tính phổ cập, giới thiệu, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, ít thực hành thực tập,... như ở đào tạo không tương tác nhưng đòi hỏi tính chuyên môn cao hơn, cần có sự trao đổi, giải đáp, hướng dẫn của đội ngũ giảng viên và các nhà quản lý. Nhiều (tới vài trăm học viên/khoá học), học tập trung tại điểm xa cơ sở đào tạo Đào tạo từ xa không tương tác bằng hệ thống giáo dục trực tuyến Trung bình và thấp. Các nội dung, chủ đề mang tính phổ cập, giới thiệu, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, ít thực hành thực tập,... Các nội dung đào tạo phù hợp tốt với khả năng, tự học- tự nghiên cứu thông qua các phương tiện điện tử. Nhiều (tới hàng ngàn học viên), học ở mọi lúc, mọi nơi. Để hoàn thiện cho một hệ thống giáo dục trong tương lai cần có sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức đào tạo một cách thích hợp để có hiệu quả cao nhất 1.4. Cấu trúc của một hệ thống giáo dục trực tuyến 1.4.1 Mô hình chức năng Mô hình chức năng có thể cung cấp một cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nên nôi trường E-learning và những đối tượng thông tin giữa chúng. ADL (Advanced Distributed Learning) - một tổ chức chuyên nghiên cứu và khuyến khích việc phát triển và phân phối học liệu sử dụng các công nghệ mới, đã công bố các tiêu chuẩn cho SCORM (Mô hình chuẩn đơn vị nội dung chia sẻ) mô tả tổng quát chức năng của một hệ thống E-learning bao gồm (hình 2): - Hệ thống quản lý học tập (LMS) như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học, tức là LMS quản lý các quá trình học tập. - Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS): Một LCMS là một môi trường đa người dùng, ở đó các cơ sở đào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm. LCMS quản lý các quá trình tạo ra và phân phối nội dung học tập LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhập của người sử dụng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấy thông tin về các hoạt động của học viên từ LCMS. Chìa khoá cho sự kết hợp thành công giữa LMS và LCMS là tính mở, sự tương tác Hình 2. Mô hình chức năng hệ thống E-learning 1.4.2 Kiến trúc hệ thống giáo dục trực tuyến Hình 3. Kiến trúc hệ thống E-learning sử dụng công nghệ WEB 1.4.3 Mô hình hệ thống giáo dục trực tuyến Một cách tổng thể một hệ thống E-learning bao gồm 3 phần chính - Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng (học viên), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,... - Hạ tầng phần mềm : Các phần mềm LMS, LCMS (MarcoMedia, Aurthorware, Toolbook,...) - Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của hệ thống giáo dục trực tuyến là nội dung các khoá học, các chương trình đào tạo, Hình 4. Mô hình hệ thống E-learning 1.5 Hướng phát triển hệ thống giáo dục trực tuyến Để phát triển hệ thống giáo dục trực tuyến, cần phải song song giải quyết nhiều vấn đề như hạ tầng phần cứng, nhân lực, giảng viên, các phần mềm quản lý học tập (LMS),... và điều quan trọng là phải có được nội dung các khoá học cho hệ thống trực tuyến , Giải pháp dùng phần mềm mã nguồn mở phục vụ cho hệ thống giáo dục trực tuyến ngày càng trở phổ biến và thu hút sự quan tâm đặc biệt trong tất cả mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Ưu thế lớn nhất của việc sử dụng phần mềm là đảo bảo được tính đơn giản khi sử dụng và tiết kiệm được một khoảng chi phí đáng kể trong vấn đề đầu tư cho thiết bị hội nghị. Nhờ vào chính sách mở rộng sử dụng, nghiên cứu và phát triển các ứng dụng mã nguồn mở nên đã thúc đẩy một xu hướng phát triển mới cho quốc gia. 1.5.1 mục tiêu và công việc để hoàn thành hệ thống giáo dục trực tuyến - Xây dựng các bài giảng phù hợp với loại hình đào tạo trực tuyến - Thiết kế lại các giáo án đề cương - Xây dựng tích hợp các công cụ hổ trợ việc dạy và học tập hiểu quả hơn như hình ảnh , truyền thông , .... - Thiết kế giao diện, cách thức hoạt động sao cho thân thiện và hiệu quả nhất , giúp cho mọi người có thể sử dụng dễ dàng hệ thống giáo dục trực tuyến 1.6 Kết luận Đào tạo từ xa được xem là một mô hình giáo dục trong kỷ nguyên thông tin, trong đó hệ thống giáo dục trực tuyến đang được đánh giá là có nhiều ưu thế nhất trong những giải pháp triển khai đào tạo từ xa. Chính vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, trao đổi thông tin và thống nhất nhận thức về hệ thống giáo dục trực tuyến để góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ thống học tập trực tuyến trong Bộ môn Vật Lý Tin Học , và hệ thống giáo dục ở nước ta là một việc cấp thiết và cấp bách Việc nghiên cứu tìm hiểu về hệ thống giáo dục trực tuyến ứng dụng các phần mềm mở của tác giả còn chưa nhiều, do vậy trong phạm vi bài viết này tác giả không thể trình bày những vấn đề kỹ thuật sâu và chi tiết về hệ thống giáo dục trực tuyến, rất mong nhận được sự quan tâm, trao đổi thảo luận và góp ý của các thầy cô giáo , và của các sinh viên bộ môn Vật Lý tin học Những mục tiêu chính trong luận văn là: Nắm bắt kiến thức về hệ thống giáo dục trực tuyến , vá các phần mềm hổ trợ cho việc giáo dục. Triển khai một vài ứng dụng có tính khả thi trong các linh vực như: giáo dục đào tạo Học được kinh nghiệm triển khai các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx7912NGD7908NGMANGU7890NM7902TRONGH7878TH7888NGGIAOD7908C.docx
Tài liệu liên quan