Đề tài Tỷ giá hối đoái và quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay

Mức tỷ giá trên thịtrường chính thức cũng không có sựchênh lệnh nhiều

so với t ỷ giá trên thịtrường chợđen, là minh chứng cho thấy, mặc dù có sựcan

thiệp mạnh trởlại của nhà nước, nhưng tỷgiá vấn được xác định tương đ ối phù

hợp với quy lu ật của thịtrường. Điều này có thểđược chứng minh bằng thực tế

là tỷ giá của các Ngân hàng và tỷ giá trên thịtrường chợđen biến động tương

đối sát g ần nhau.

Một minh chứng nữa là tính từnăm 1993 đến 1996, tình hình giá cảđồng

Dola Mỹ trên thịtrường tiền tệquốc tếthường xuyên có sựbiến động mạnh so

với hàng lo ạt các đồng tiền chủchốt khác như: Yên Nhật. Mác Đức, NDT của

Trung Quốc Trong khi đó, đồng Dollar Mỹ lại có sự ổn định trên thịtrường

Việt Nam, điều này cho thấ ybiện pháp can thiệp của chính phủmà đặc biệt là

Ngân hàng nhà nước thật sựphát huy tác dụng một cách mạnh mẽ. Trong bối

cảnh nến kinh tếthếgiới và thịtrường tiền tệquốc tếđầy biến động mà nền

kinh tếxã hội Việt Nam lại đạt được sự ổn định và tăng trưởng cao, điều này

đã thểhiện tính hợp lý vềcơ bản của các tỷ sốkinh tếvĩ mô v à tất y ếu là có

biến sốTGHĐ.Tuy nhiên, khi đánh giá vềmối quan h ệgiữa TGHĐ và ngoại

thương của Việt Nam từ cuối năm 1992 đến đầu năm 1997, tất cả các công

trình nghiên cứu trong những năm gần đây và cũng theo nhận định chung của

các nhà kinh tếthì đây là giai đoạn tăng giá mạnh của đồng tiền Việt Nam. Các

kết luận thường cho rằng: Chính điều này là nguyên nhân gây ra tình trạng

tham hụt lớn trong ngoại thương của Việt Nam. Ví dụ: Nếu ước tính một cách

tương đối và lấy gốc là năm 1992 thì đầu năm 1997, chỉsốgiá tiêu dùng của

Việt Nam đ ã tăng 36.8% trong khi ởMỹ là 16,5% thì theo thuy ết ngang giá sức

mua, nếu tỷ giá chính thức vào đầu năm 1993, là 1 USD = 10500VND thì đàu

năm 1997 tỷ giá phải là 1USD = 103000(1+ 16,5%) = 12095VND. Trong khi

đó, tỷ giá chính th ức trên thị trường Việt Nam thực tế chỉ kho ảng 1USD =

1100VND. Như vậy theo ngang giá sức mua, đồng Việt Nam đã tăng giá thực

tếxấp xỉ9%. và sốliệu thực tếcho thấy nếu xét vềgiá trịtuy ệt đối bằng tiền tệ

thì thâm h ụt trong cán cân thương mại của Việt Nam đã có sựtăng liên tục qua

các năm (1993 là 547, 1994 là 1170, 1995 là 2345, 1996 là 3150 triệu Dollar

Mỹ ). Nếu so sánh mức thâm hụt này v ới tổng kim ngạch xuấtkhẩu thì con số

cũng có chiều hướng tăng lên (năm 1993 là 8,4% năm 1994 là 12,8% năm

1995 là 18,4% và năm 1996 là 17,7%)

pdf40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Tỷ giá hối đoái và quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng tiền tệ thì thâm hụt trong cán cân thương mại của Việt Nam đã có sự tăng liên tục qua các năm (1993 là 547, 1994 là 1170, 1995 là 2345, 1996 là 3150 triệu Dollar Mỹ). Nếu so sánh mức thâm hụt này với tổng kim ngạch xuất khẩu thì con số cũng có chiều hướng tăng lên (năm 1993 là 8,4% năm 1994 là 12,8% năm 1995 là 18,4% và năm 1996 là 17,7%) Tỷ giá hối đoái Bên cạnh đó sự thâm hụt trong cán cân thương mại của Việt Nam phải đặc biệt nghiêm trọng trong 3 năm liên tiếp 1994,1995, 1996, có thể nói phần lớn là do tác động trực tiếp của việc Trung Quốc phá giá mạnh của đồng NDT vào đầu năm 1994. Số liệu thực tế cho thấy, ngay sau cuộc phá giá kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc (chính ngạch) tăng lên rất nhanh. Nếu như trong năm 1992 kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là 31,8% USD, chiếm 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thì trong các năm 1994, 1995, 1996, con số này lần lượt là 144,2% triệu USD chiến 2,7%, 793,9 triệu USD chiếm 10,5% và 926,5% triệu USD chiếm 8,8%. Thực tế đó cũng đã chỉ ra rằng sụe điều hành chính sách TGHĐ và chính sách ngoại thương của Việt Nam trong giai đoạn từ cuối năm 1993 đến đầu năm 1997 đôi khi quá thụ động. Sự phá giá mạnh của đồng NDT vào cuối năm 1993 là một sụ kiịen không có tác động trực tiếp đến ngoại thương của Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nhưng có thể thấy rằng trong suốt những năm 1993 đến 1995, hoàn toàn không có bất kỳ một điều chỉnh nào trong chính sách tỷ giá hối đoái nhằm phản ánh hay đối phó tình hình này (điều này phản ánh tính tự chủ trong chính sách tiền tệ nói chung và trong đó có chính sách tỷ giá hối đoái nói riêng là chưa cao). Tỷ giá tính ché trực tiếp giữa NDT của Trung Quốc và Việt Nam cũng như hoạt động buôn bán tiểu ngạch ở các tỉnh biên giới phỉa bắc hầu như vẫn được "thả nổi". 2.3. Giai đoạn từ tháng 7 /1997 đến ngày 26/2/1999 Ngày 2/7/1997 Thái lan phải "thả nổi" TGHĐ kết thúc gần 14 năm duy trì một chế độ cố định và cũng là ngày đánh dấu làm nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính Đông nam á với một ảnh hưởng rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới. Việt nam cũng không thể tránh khỏi cuộc khủng hoảng. Theo đánh giá chung của các nhà nghiên cứu cũng như của các cơ quan thì cuộc khủng hoảng này hoàn toàn có ảnh hưởng ít nhiều đối với nền kinh tế Việt Nam. Xét thêm góc độ vĩ mô, sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông nam á đối với nền kinh tế Việt Nam tạo nên một cơn sốc rộng khắp thể hiện trên một số mặt sau: Thứ nhất, đối với lĩnh vực tài chính Ngân hàng - Tạo sức ép giảm giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại tệ - Tác động xấu đến hoạt động giai dịch ngoại tệ - Tăng gánh nặng nợ cho các doanh nghiệp Tỷ giá hối đoái - Gây sức ép đối với lãi suất đồng tiền Việt Nam và đe doạ sự mất ổn định của hệ thống Ngân hàng. -Tác động đến xuất khẩu: tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch, riêng các nước ASIAN chiếm 23% tổng kim ngạch trước khi sảy ra cuộc khủng hoảng nên cuộc khủng hoảng tất yếu sẽ làm giảm xuất khẩu của Việt Nam. - Tác động đến nhập khẩu: Sự mất giá của đồng tiền trong khu vực đã kích thích gia tăng nhập khẩu, trước hết là nhập khẩu tiểu ngạch từ Thái lan và hàng trung chuyển từ Campuchia, Lào và Việt Nam. Thực tế cho thấy, đến cuối năm 1997, hàng loạt các báo đi đều lên tiếng về tình trạng nhập lậu hàng gia tăng mạnh ở các tỉnh biên giới tây nam. Thứ hai , đối với lĩnh vực đầu tư: Do tỷ giá tăng, lãi suất tăng, thị trường hàng hoá diễn biến phức tạp cùng với dự đoán không tốt trong tương lai tất yếu sẽ là các doanh nghiệp hạn chế đầu tư và Ngân hàng cũng rất dè dặt khi cho vay. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có xu hướng giảm ngay từ trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng, sau khi cuộc khủng hoảng, nhiều dự án đầu tư dở dang bị đình lại, nhiều phương án đầu tư mới tạm hoãn và điều này cũng thật rễ hiểu khi mà các quốc gia bị khủng hoảng nặng nề lại là những quốc gia đang dẫn đầu danh sách những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Thứ ba, đối với thu chi ngân sách nhà nước. Gánh nặng nợ nần và chi phí nguyên liệu tăng lên cùng với sụt giảm của thị trường tiêu dùng lẫn thị trường xuất khẩu đã làm nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ từ đó sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn thu ngân sách. Bên cạnh đó, sự xa sụt của nền kinh tế tất yếu đòi hỏi phải ra tăng một số khoản chi. Báo cáo của Ngân hàng nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 1998 đã chỉ rõ " Thu ngân sách 6 tháng thực hiện đạt 30% so với kế hoạch năm. Tỷ giá hối đoái Chi ngân sách khó khăn hơn mức bội thu bội chi có xu hướng gia tăng". Thứ tư , Tăng trưởng kinh tế dự trữ quốc gia và nợ nước ngoài. Khủng hoảng khu vực đã gián tiếp ảnh hưởng đến cán cân vãng lai, đến đầu tư của nước ngoài.Từ đó, gây ra khó khăn cho sự phát triển kinh tế nói chung (tốc độ tăng trưởng 5,8% trong năm 1998 là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1989). Nề kinh tế khó khăn sẽ tác động suy giảm đến tổng cầu, giảm thu nhập và tiêu dùng của cư dân. thị trường suy yếu một phần sẽ tác động ngay lập tức đến các Ngân hàng thương mại. Dự trữ quốc gia tất yếu sẽ phải chịu sức ép suy giảm một phần do nguồn cung ngoại tệ giảm bớt, một phần do đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thiết yêú cho nền kinh tế và hỗc trọ cho đồng Việt Nam vào những lúc cao điểm. Trong bối cảnh đó, chính sách TGHĐ của Việt Nam về cơ bản không có gì khác so với giai đoạn từ năm 1993 đến khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính Đông nam á. Nhưng là giai đoạn với những điều chỉnh nhỏ, liên tục trong chính sách TGHĐ, nói chung và công tác quản lý ngoại hối nói riêng nhằm hạn chế những tác động của cuộc khủng hoangr. Nếu trong giai đoạn từ cuối năm 1992 dến tháng 7 năm 1997 chỉ có một lần duy nhất điều chỉnh biên độ giao dịch từ 1% đến 5% vào ngày 27/2/2997 thì từ tháng 7/ 1997 đến đàu năm 1999 có nhiều lần thay đổi với các mốc chính như sau: Ngày 13/10/1997 thống đốc Ngân hàng nhà nước quyết định mở rộng biên độ giao dịch nên mức 10%. Ngày 16/2/1998 Ngân hàng nhà nước quyết định nâmg tỷ giá chính thức từ 1USD = 11175VND nên mức 1USD = 11800VND, tăng 5,6%, ngày 7/8/1998, Ngân hàng nhà nước quyết định thu hẹp biên độ giao dịch xuống còn 7% đồng thời nâng tỷ giá chính thức lên 1USD = 12998 là 1USD = 12992 VND, ngày 6/11/98 là 1USD = 12989VND ngày 26/11/98 là 1USD = 12987VND… cho đến ngày 15/1/99 thì tỷ giá chính thức chỉ còm ở mức 1USD = 12980VND . Việc Ngân hàng nhà nước điều chỉnh liên tục tỷ giá chính thức cùng biên độ trong giai đoạn này có nhiều lý do, do gạt bỏ những lý do khác và chỉ đứng trên góc độ lựa chọn chế độ tỷ giá thì có thể thấy. Nếu phân loại chế độ tỷ giá gồm 3 chế độ chính là chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ giá thả nổi thuần tuý và nằm giữa hai thái cực này gọi chung là chế độ tỷ giá bán thẩ nổi hay thả nổ có quản Tỷ giá hối đoái lý, thì việc có nhiều những điều chỉnh trong tỷ giá chính thức cùng biên độ tuy không làm thay đổi về cơ bản mà hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về lựa chọn chế độ tỷ giá: "Một chế độ tỷ giá thả nổi sẽ góp phần hạn chế những cơn sốc và xuất phát từ thị trường thế giới (đơn khủng hoàngr tài chính Đông Nam á). 2.4. Giai đoạn 26/2/1999 đến nay. Trước ngày 26/2/99 TGHĐ được ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày và trên cơ sở đó các tổ chức tín dụng được phép mua bán trong một biên độ nhất định. Ngoài ra còn tồn tại một loại tỷ giá là tỷ giá chợ đen tạo ra một hệ thống đa tỷ giá phức tạp tỷ giá chính thức của NHNN công bố không được xác định theo tín hiệu thị trường nên không có ý nghĩa kinh tế. Tuy vậy khi có sự thay đổi của tỷ giá vẫn có những tác động đến nền kinh tế. Đến nay khi nền kinh tế vận động mạnh theo cơ chế thị trường thì việc xác định tỷ giá như trên không còn phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường và thông lệ quốc tế. Từ 26/2/99 TGHĐ chính thức công bố hàng ngày được xác định trên cơ sở bình quân mua bán thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó, đồng thời biên độ giao dịch cũng được rút xuống là  0,1%. (Quyết định 64/1999 QĐ - NHNN7 và 65/1999/QĐ-NHNN7). Có thể nói đây là một bước đổi mới rất quan trọng không những trong quan niệm, trong tư duy mà cả trong thực tiễn quản lý, với cơ chế này làm cho tỷ giá hối đoái trên thị trường vận động một cách khách quan phản ảnh đúng hơn các quan hệ cung cầu về ngoại tệ ở trên thị trường, đồng thời cũng phù hợp với cơ chế điều hành tỷ giá của nhiều nước trên thế giới. Song song với việc thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá NHNN Việt Nam cũng đã có quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất (QĐ số 241/2000/QD NHNN1 ngày 2/8/2000 bằng việc bãi bỏ cơ chế điều hành lãi suất cơ bản thay bằng và tổ chức tài chính được quyền ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng nhưng không được vượt qua mức lãi suất cơ bản và biên độ quy định trong từng thời kì. Tỷ giá hối đoái Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 1. Một số nhận định chung: Chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay tuy còn một số hạn chế nhưng rõ ràng đã đem lại nhiều kết quả tích cực cho nền kinh tế phát triển theo hướng mở cửa hội nhập. Xét trên toàn diện các lĩnh vực, việc vận hành chính sách tỷ giá của Chính phủ đã được đánh giá cao bởi các ý kiến trong và ngoài nước. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa giữa bối cảnh nền Kinh tế thế giới đầy khó khăn, bởi trong khi nhiều quốc gia lớn phải vật lộn với thực trạng và nguy cơ suy thoái thì Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng khá và ổn định. Trong một hoàn cảnh như vậy thì việc phá giá mạnh đồng nội tệ để chạy theo bất kỳ một mục đích nào cũng là điều rất đáng cân nhắc. Các nguyên nhân làm tăng tỷ giá thời gian qua là : - Thứ nhất, đó là hậu quả của nhiều năm điều hành chính sách tỷ giá tách rời quy luật thị trường trong một thời kỳ đóng cửa quá dài. Do đó đồng nội tệ bị đánh giá cao hơn giá trị thực của nó. - Thứ hai, sự mất cân đối giữa cung - cầu về ngoại tệ do giá USD tăng phổ biến trên thị trường quốc tế (cho đến cuối năm 2001) gây sức ép mạnh mẽ lên tỷ giá trong nước ; hoạt động XK bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái chung của toàn cầu. - Thứ ba, tình hình thâm hụt cán cân thanh toán chưa được cải thiện: XK gặp nhiều khó khăn về thị trường . Nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất là rất cao. - Thứ tư, cơ chế quản lý nền Kinh tế còn nhiều bất cập: Chính phủ chưa làm tốt công tác hướng dẫn thị trường; dự trữ ngoại tệ quá mỏng, chưa đủ để điều tiết thị trường ngoại hối trong nước. Nước ta có điểm xuất phát thấp , tụt hậu nhiều năm trên con đường hội nhập nên những khó khăn khi thực hiện mở cửa nền kinh tế không phải chỉ là vấn đề của riêng tỷ giá, thế và lực của ta còn rất yếu. Tỷ giá hối đoái - Thứ năm, đô la hoá ngày càng diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân , đặc biệt là tâm lý găm giữ đồng USD chờ tiếp tục lên giá của dân chúng và tâm lý sợ rủi ro tỷ giá, đây là thói quen có tính chất lịch sử do nhiều năm tiền VND liên tục mất giá để lại. Do vậy, việc phá giá Đồng Việt Nam không phải là phương thuốc hữu hiệu cho sự phát triển chung của nền Kinh tế vì một số lý do sau: - Một là, phá giá đồng Việt Nam sẽ không cải thiện được cán cân thanh toán . Do chế độ tỷ giá hiện nay không còn là trở ngại chính của XK, các nhà xuất khẩu cần có những cải tiến trong chất lượng sản phẩm, mẫu mã, hạ giá thành và xâm chiếm thị trường tiêu thụ … trước khi đòi hỏi ở cơ chế tỷ giá . Vì cơ chế tỷ giá chỉ phát huy tác dụng tích cực khi có hàng loạt các yếu tố đó hỗ trợ. Hơn thế, phá giá mạnh lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước – vốn trong tình trạng tài chính yếu kém lại phải nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị để hiện đại hoá dây truyền sản xuất. Nói cách khác, phá giá thì “XK lợi bất, NK đã cập hại “ - Hai là, các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, theo một cơ chế tương tự, sẽ tăng lên khi quy đổi ra nội tệ nếu tiến hành phá giá. - Ba là, phá giá mạnh trong điều kiện chưa có sức ép thực sự dữ dội từ phía thị trường sẽ gây tâm lý bất ổn và các xáo trộn toàn diện về Kinh tế. - Bốn là, chính sách phá giá nhằm chuyển dịch cơ cấu nền Kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh chỉ thực sự có hiệu quả khi đi cùng hàng loạt điều kiện khác như: Tư duy đúng đắn về chính sách thương mại hướng về XK; hiểu rõ và tận dụng lợi thế so sánh; thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và quốc tế rộng mở; sự phối hợp đồng bộ với các chính sách vĩ mô khác... Nếu không, việc phá giá có thể gây nhiều hậu quả khôn lường. Trước những nguyên nhân và hiện trạng phân tích như trên, chính sách tỷ giá hối đoái hiện hành về cơ bản là hợp lý. Tỷ giá có tính chất “bò trườn”, thực chất có thể coi là đang phá giá Đồng Việt Nam dần dần theo diễn biến thị trường mà không gây nên những cú sốc về tỷ giá. Đối với một nền Kinh tế mới hội nhập như Việt Nam thì một chính sách thì chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước là phù hợp, vì những điều kiện để áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi chưa xuất hiện đầy đủ,trong đó có các yếu tố sau. Tỷ giá hối đoái + Các doanh nghiệp chưa thích ứng với sự biến động thường xuyên của thị trường , năng lực quản lý tài chính chưa tốt. + Hệ thống NHVN đang trong quá trình đổi mới còn nhiều yếu kém. + Thị trường hối đoái đang trong giai đoạn sơ khai , dự trữ ngoại tệ Nhà nước còn thấp. + NHNN chưa có sự phối hợp chặt chẽ các chính sách và các biệp pháp điều hoà cung ứng tiền tệ trong nước , các cá nhân, tổ chức thanh toán qua NH còn ở mức độ thấp. + Việc điều chỉnh tỷ giá đúng đắn và hiệu quả của NHNN còn phụ thuộc rát lớn vào chính sách huy động và sử dụng vốn, nhất là vốn nước ngoài. Tuy nhiên, xét về lâu dài, chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà Nước phải được giảm dần theo thời gian, để tiến tới áp dụng một chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn. 2. Định hướng về điều hành chính sách tỷ giá của NHNNVN. Như ta đã biết, một chế độ tỷ giá cố định sẽ tốt hơn cho các mục tiêu ổn định giá cả, thúc đẩy hoạt động XNK (mặc dù không đồng nghĩa với việc thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài và cân bằng Ngoại thương). Trong khi đó, một chế độ tỷ giá thả nổi dù có khả năng đương đầu với những cú sốc có nguồn gốc từ thị trường hàng hóa, giúp cho cân bằng Ngoại thương lại có thể là nguồn gốc của những cơn siêu lạm phát và tình trạng tăng nợ nước ngoài. Mỗi chế độ trên đều có những ưu, nhược điểm riêng mà thực tiễn đã chỉ ra rằng: nếu chỉ dựa vào một trong hai thì sớm hay muộn, nền Kinh tế cũng phải trả một giá đắt. Từ sự phân tích trên ,chúng ta có thể rút ra định hướng lâu dài cho chính sách tỷ giá của Việt Nam là : _ Trong giai đoạn đầu ( 8/2001), thực hiện chính sách tỷ giá thấp để khuyến khích cho việc nhập khẩu các công nghệ sản xuất hiện đại, phát triển các mặt hàng xuất khẩu . _ Bên cạnh đó thực hiện chính sách nâng cao chi tiêu trong nước(kích cầu) bằng hàng hoá do trong nuức sản xuất ra và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng . Tỷ giá hối đoái _ Khi nền kinh tế đã vững mạnh, thoát khỏi sự lệ thuộc vào hàng hoá nhập khẩu thì thực hiện chính sách tỷ giá cao để khuyến khích xuất khẩu. Việc XK tăng lên sẽ hạn chế tiêu dùng trong nước vì giá cảc sẽ tăng lên nhưng sẽ tạo ra sự cân bằng đối ngoại , cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang duy trì chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước là phù hợp với tình hình đất nước , tuy nhiên ràng buộc lớn nhất của nó là mức dự trữ ngoại tệ của Nhà Nước quá eo hẹp. Về dài hạn nó sẽ tiếp tục hoàn thiện thêm nếu được tăng thêm tính linh hoạt, qua đó qui luật cung – cầu phát huy tác dụng rõ nét hơn. Chính vì vậy, chúng ta phải nhanh chóng đưa ra các giải phát nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động XK, tăng mức dự trữ ngoại tệ trong nước để từ đó Nhà nước có thêm sức mạnh điều hành chính sách tỷ giá theo hướng tăng tính linh hoạt và giảm bớt mức chênh lệch kinh niên giữa cung và cầu về ngoại tệ trong nước. 3. Một số giải pháp: -Thứ nhất, Chính phủ cần quan tâm sát sao và đầu tư mạnh cho khâu nghiên cứu, tổ chức thị trường; tổ chức các ngành nghề XK thành các hiệp hội; đào tạo cán bộ nghiên cứu có năng lực, có khả năng khai thác và cung cấp thông tin thị trường, thậm chí có thể bán thông tin cho các hiệp hội ngành XK. Một khi đã tổ chức tốt các hiệp hội ngành sản xuất và XK thì chi phí để mua những thông tin thị trường là thấp nếu tính bình quân trên số thành viên của hiệp hội thay vì những tổn thất hiện tại do quá thiếu thông tin. Song song với đó phải tổ chức thu mua giữ giá, xây dựng kho bãi bảo quản hàng. Điều này là cực kỳ cần thiết cả về ngắn và dài hạn vì đặc trưng của hàng hóa XK Việt Nam là hàng nông sản sơ chế, khó bảo quản, dễ bị ép giá trong nhiều trường hợp. Đối với bên ngoài, cần tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế theo nhóm mặt hàng, như Tổ chức các nước XK cà phê, XK cao su... hoặc phải có thoả thuận trao đổi thông tin đa chiều để tăng uy tín quốc tế, tránh tình trạng “vừa là kẻ phá, vừa là nạn nhân của đổ vỡ thị trường”. Ngoài ra, để hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì phải không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm, giá cả rẻ , giữ uy tín trên thị trường quốc tế. Nhóm biện pháp trên tuy không phải biện pháp về tỷ giá, lại tốn nhiều chi phí nhưng nó giải quyết được tận gốc vấn đề của hoạt động XK trong môi trường “nền Kinh tế thông tin” mở cửa. Một khi hoạt động XK thoát khỏi vòng luẩn quẩn của tình trạng thiếu tổ chức như hiện nay thì nguồn thu, và do đó dự trữ Tỷ giá hối đoái ngoại tệ sẽ không còn quá eo hẹp, Chính phủ có đủ lực để thực thi những chính sách tỷ giá linh hoạt hơn. -Thứ hai, Thực hiện chính sách đa ngoại tệ : Hiện nay, trên thị trường , mặc dù USD có ưu thế mạnh hơn hẳn các ngoại tệ khác , song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ duy nhất sẽ làm cho tỷ giá bị ràng buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có sự biến động về giá cả USD trên thị trường thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá giữa USD và VND, mà thông thường là ảnh hưởng bất lợi. Hiện nay, có nhiều loại ngoại tệ có giá trị thanh toán quốc tế như: EURO(EMU), JPY(Nhật), CAD( Canada), GBP( Bảng Anh) …Điều này tạo điều kiện cho ta có thể thực hiên chính sách đa ngoại tệ trong thanh toán quốc tế, từ đó có thể lựa chọn những ngoại tệ tương đối ít biến động về tỷ giá hoặc có quan hệ mua bán lớn để thực hiện các khoản thanh toán lớn. -Thứ ba, cần tranh thủ sử dụng nguồn kiều hối chuyển về nước hàng năm. Hiện nay có hơn 2,5 triệu kiều bào mỗi năm gửi về nước gần 2 tỷ USD. Số ngoại tệ này do chưa quản lý tốt, là nguồn cung cho hoạt động thị trường hối đoái ngầm, gây khó khăn cho Chính phủ. Có 2 hướng quản lý có thể tiến hành song song: a. Quy định đổi ngay ngoại tệ chuyển về cửa khẩu theo tỷ giá có ưu đãi đối với trường hợp không có dự án kinh doanh (chỉ để tiêu dùng). Thân nhân của Việt kiều khi lĩnh tiền gửi về sẽ được nhận bằng VND theo tỷ giá mua của NHTM ngày hôm đó cộng thêm tỷ lệ ưu đãi 0,1% chẳng hạn. Mục đích của biện pháp này : một là làm giảm cơn khát của NHTM đối với ngoại tệ mua vào, từ đó có thể bán ra nhiều hơn, hai là Nhà Nước qua đó tăng phần dự trữ ngoại tệ, ba là làm giảm đáng kể nguồn cung cho thị trường tự do. b. Khuyến khích bằng thuế thu nhập doanh nghiệp, đơn giản thủ tục đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bằng vốn kiều hối. Chính sách khuyến khích này đã được thực hiện đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì cũng áp dụng được đối với công ty hoạt động kinh doanh bằng vốn kiều hối. Thêm vào đó, cần khuyến khích động viên lòng yêu nước của các Việt kiều để họ xoá bỏ mặc cảm đầu tư về trong nước. -Thứ ba, đẩy mạnh và quản lý chặt hoạt động XK lao động, không để tình trạng thiếu tổ chức (có cả hành vi lừa đảo) như hiện nay tiếp diễn. Theo Bộ Tỷ giá hối đoái Kế hoạch và Đầu tư, số lao động và chuyên gia Việt Nam làm việc ở nước ngoài là hơn 300.000 người, hàng năm gửi về nước 1,5 tỷ USD; riêng tiền ký kết hợp đồng Nhà nước đã thu hơn 300 triệu USD. Có thể nói đây là nguồn thu không nhỏ của Ngân sách, lại phù hợp với chủ trương Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nước nhà bởi số lao động XK sau một vài năm làm việc trở về sẽ mang theo trình độ kỹ năng lao động, kinh nghiệm làm việc hiện đại để phục vụ đất nước. Vì vậy, hợp đồng XK lao động cần nghiên cứu kỹ lưỡng, có sự bảo đảm an toàn cho người lao động, không chỉ đưa họ đi mà còn tạo điều kiện việc làm ổn định cho họ. Số ngoại tệ do nguồn này gửi về cũng có thể áp dụng biện pháp kết hối ngay tại cửa khẩu với tỷ giá ưu đãi như đối với nguồn kiều hối. -Thứ tư, giữ nguyên tỷ lệ kết hối (30%) và biên độ dao động tỷ giá như hiện nay (0,25%), đồng thời theo dõi, phân tích thường xuyên thông tin thị trường ngoại hối trong và ngoài nước để điều chỉnh dần theo hướng tự do hơn khi điều kiện dự trữ và các yếu tố khác cho phép. Tỷ giá hối đoái KẾT LUẬN Nến kinh tế Việt Nam đang chuyển mình nhanh chóng theo hướng nền kinh tế hướng ngoại thông qua một loạt các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp trong nước ,chính sách hỗ trợ xuất khẩu…Các rào cản đối với sự di chuyển vốn giữa Việt Nam và thế giới sẽ dần được xoá bỏ . Điều này sẽ trở thành hiện thực vào thời điểm 2006 khi Việt Nam chính thức tham gia khối thương mại tự do Asian .Do vậy, tỷ giá hối đoái đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thanh toán quốc tế cũng như trong nhiều mặt của đời sống Kinh tế - Xã hội. Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước đi khá đúng đắn trong việc thực hiện chính sách tỷ giá, góp phần không nhỏ vào thành tựu tăng trưởng và ổn định Kinh tế. Tuy nhiên, khi thực tiễn thay đổi nhanh chóng như hiện nay, không một chính sách nào có thể tồn tại mãi mà không có những điểm bất cập. Vì vậy, các nhà kinh tế đã dày công nghiên cứu để đưa ra các kiến nghị khác nhau, nhằm xây dựng một chính sách tỷ giá hối đoái hiệu quả cho nền Kinh tế đất nước. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, người thực hiện không có tham vọng gì hơn ngoài việc tham gia tìm hiểu ban đầu về chế độ tỷ giá hiện hành ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số ý kiến xây dựng nhằm góp phần nhỏ bé, hoàn thiện thêm chính sách tỷ giá hối đoái cho phù hợp với tình hình đất nước. Với những thành công ban đầu của hơn 10 năm qua và từ kinh nghiệm của các nước đi trước, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng Việt Nam sẽ thành công trong việc xác lập một chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp nhất, góp phần đưa đất nước tăng trưởng bền vững và nâng cao vị thế trên trường thế giới./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tỷ giá hối đoái 1. Frederic S.Mishkin, “Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường Tài chính”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội - 2001. 2. Lê Vinh Danh , “ Tiền và hoạt động ngân hàng” ,NXB Chính trị quốc gia ,1997 3. GS.TS Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân –Lê Nam Hải ( chuyên viên kinh tế) “ Tiền tệ ,ngân hàng ,thị trường tài chính”, NXB Thống kê, 2001. 4. Học viện Ngân hàng, “Tài chính Quốc tế trong nền Kinh tế mở”, 2000. 5. Giáo trình môn “ Lý thuyết tài chính - tiền tệ “ NXB Thống kê , 2001 6. Bài giảng môn Tài chính Quốc tế của TS. Nguyễn Văn Định, ĐHKTQD. 7. Tạp chí “Kinh tế và Dự báo” - số tháng 3, 6/2001. 8. Tạp chí “Thị trường Tài chính Tiền tệ” - số tháng 1,2,3/2002. 9. Tạp chí “Nghiên cứu Kinh tế” - các số từ 271 (12/2000) đến 292 (9/2002) 10. Tạp chí “ Ngân hàng”- số 5 năm 2001, số 10 năm 2001. 11. “Niên giám Thống kê 2000, 2001”, NXB Thống kê Hà Nội, 2001, 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_gia_hoi_doai_va_quan_ly_ty_gia_hoi_doai_o_viet_nam_hien_nay.pdf