Đề tài Trận Zorndorf

QuânKhinh KỵBinh của Friedrich II Đại Đếhiểu được quân nhu của Nga

(Wagenburg), đang ởKlein Kamin vào lúc này. Tối qua, họđã lục soát dữdội vào

đống quân nhu này, có khi một cách tùy tiện. Rất nhiều tiền của và chiến lợi phẩm

của địch bịquân Khinh KỵBinh Phổlấy sạch về. Nhà vua Phổđóng quân cách đó

không xa nhưng không rõ tại sao mà ông không hềđểý đến nó ? Nửa đêm Thứ

Bảy - ChủNhật, quân Pháo Binh Nga lại một lần nữa nã đạn, lần này cách không

xa quân Phổlắm -một viên đạn bắn trúng xe ngựa của nhà vua Phổvà làm nó bị

vỡ. Thậm chí theo sứthần Mitchell thì nhà vua cũng súy bịmột viên đạn hạsát.

[43]

Quân Phổcũng phải chịu thêm chút tổn thất.

[8]

Tuy nhiên, quân Nga hoàn toàn kiệt

quệ, và không còn quân sốđông đảo đểtiếp tục tham chiến nữa.

[72]

Quân Khinh

KỵBinh Phổđã đánh nhiều trận xáp chiến với quân Cozak Nga trong ngày hôm

đấy, và quân Cozak đã thất bại thảm hại trước sựdũng mãnh của người Phổ.

[14]

Chỉsau một thời gian ngắn, quân Nga tuyên bốthoái lui, trước khi nhà vua có thể

tìm cách đánh phá xe goòng chởquân nhu của bọn họ

[43]

. Mặc dù rất có khảnăng

quân Nga sẽtấn công trởlại, tổn thất quá nặng nềđã khiến cho bọn họphải rút

quân. Và sau lần này thì trong suốt cảnăm 1758 quân Nga sẽkhông còn quay trở

lại nữa.

[21]

Bọn họrút khỏi làng Zorndorf và theo đường tiến vềKlein Kamin, rồi

từđó lại tiến quân đến Landsberg, trong đêm mưa tầm tã ngày 27 tháng 8năm

1758. Vua Phổthắng rồi cũng không tấn công gì thêm và ông hiệu triệu cho ba

quân phòng thủtại Tamsel.

[75]

Ông cũng rút quân KỵBinh của ông vềLangerGrund đểcho họđỡphải giao chiến với lính Cozak Nga

[8]

.

pdf63 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Trận Zorndorf, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng người nông dân do quá căm thù trước những tội ác của quân Nga trước trận này: thành thử lòng căm hờn địch của họ trở nên hòa quyện với nhau. Giờ đây họ đã đại thắng được quân thù, vậy để cho hả hê, thấy những thương binh Nga nằm la liệt và kêu cứu trên trận tiền thì họ mang cả thảy các thương binh Nga vứt vào hố chôn các tử sĩ, và dĩ nhiên là chôn sống luôn các thương binh Nga. Những lính Nga xấu số đều cố gắng bò lên, nhưng do bị nằm dưới hàng đống thây đồng đội nên bọn họ đều chẳng thể làm gì được và tất nhiên là chết. [70] [ ] Ý nghĩa lịch sử “ Các binh khí lóe rực lên giữa Mặt Trời và cả quanh cảnh cháy bỏng... Tôi sẽ không bao giờ quên cuộc hành binh im lặng và hoành tráng của Quân đội Phổ... cuộc tiến công dũng mãnh mà chấn động này đột ngột phát triển thành một tuyến quân nhỏ... Sau đó, tiếng trống đe dọa của người Phổ dội lên trong tay chúng tôi. ” —Lời một người lính Nga[77] “ Lòng can trường và điềm tĩnh của người Nga trong lần này khỏi phải nói; nó vượt lên tất cả mọi thứ mà ai đó đã nghe về một lực lượng dũng mãnh nhất. Tuy đạn pháo của người Phổ triệt hạ mọi hàng ngũ quân Nga, nhưng không hề các một người lính nào có dấu hiệu nản chí, hay muốn bỏ cuộc, và những lỗ hổng của hàng thứ nhất luôn được hàng hai và quân dự bị bù đắp. ” —Lời một nhà bình luận, dẫn theo nhà sử học người Mỹ Archer Jones[77] “ Như đối với Bộ Binh Phổ, nó siêu việt hơn tất cả mọi quy tắc. Sức mạnh của quân Phổ nằm ở tiến công... Trẫm thiết nghĩ rằng quân Phổ, được một nhân vật quyết đoán dẫn đầu, sẽ dễ dàng đánh lui một [thảm họa], đặc biệt là nếu vị tướng ấy biết giữ vững nguyên liệu của quân Dự bị của ông. ” —Câu nói của Friedrich II Đại Đế, qua đó chúng ta hiểu được bí quyết thắng trận của ông tại Zorndorf (1758) và Torgau (1760)[79] Với những đợt giáp lá cà ghê rợn, kịch liệt, đây có lẽ là trận đánh tiêu biểu, đẫm máu nhất, ác liệt nhất trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm, và là một trong những cuộc giao chiến ác liệt nhất trong lịch sử thế giới.[65][49][80] Với những đợt tấn công dồn dập của quân Phổ, đây là trận đánh đẫm máu nhất trong thời kỳ Tân Cổ điển trong lịch sử chiến tranh (1725 - 1789).[81] Thương vong của trận này (nhất là với quân Nga[81]) thậm chí cao hơn cả những trận đánh khốc liệt của nhà vua Friedrich II Đại Đế tại Leuthen và Praha hồi năm 1757, và ngang bằng với tổn thất trong trận Malplaquet trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha hồi năm 1709.[63] Sự chết chóc quá vô kể của kẻ chiến bại - quân Nga là tiêu biểu cuả một cuộc đọ sức nẩy lửa đến khủng khiếp vào thời ấy,[58] nhưng cho thấy nếu dựa theo tiêu chuẩn của một trận huyết chiến vào thế kỷ thứ 18, thì tổn thất của họ trong trận huyết chiến tại Zorndorf vẫn là một cú sốc.[28] Cả hai đoàn quân đều chiến đấu như những người anh hùng.[36] Mặc dù trước trận quân Phổ đã mỏi mệt với cuộc hành binh cấp tốc và thậm chí hiện tượng đào ngũ đã diễn ra khi ấy,[82] trong cuộc chiến đấu đẫm máu này, Friedrich II Đại Đế giành được chiến thắng, ghi dấu một trong những trận đánh lớn nhất của ông trong cuộc Đại chiến Bảy Năm, một trong những thắng lợi khốc liệt nhất trong đời ông, một trong những trận chiến kinh hoàng bạt vía nhất trong thế kỷ vì thương vong lớn lao của hai đoàn quân.[83][84][85] Một nhà sử học đương thời có lời bàn về tuyên bố thắng trận của quân Nga sau khi chiến sự kết thúc (thoạt đầu Fermor cho làm lễ "mừng chiến thắng" tại đại bản doanh Gross-Kamin[86]): "Không lúc nào người ta làm nên những thông cáo dối trá nhiều hơn là cuộc Đại chiến Bảy Năm". Có lẽ, trong suốt cuộc chiến tranh này, duy chỉ có người Phổ là không nói láo. Nếu thua, họ chấp nhận chiến bại, rồi đợi thời cơ hồi phục.[14] Vả lại, dù sao thì có lá thư của Fermor gửi lên Elizaveta đã viết trận đánh Zorndorf là "biến cố rủi ro", và theo đó ông ta cho rằng kỷ luật tồi tệ của Quân đội Nga đã khiến ông ta không thể giành được chiến thắng trước Quân đội Phổ dũng mãnh.[87] Người ta cũng thường coi thất bại ê chề của người Nga trong trận chiến kinh khiếp này là do thiếu kiểm soát và kỷ cương.[88] Bên cạnh đó, vị vua - chiến binh đại tài Friedrich II Đại Đế vẫn có sự dấu diếm về những tổn thất lớn lao của quân Phổ trong trận đánh này[78] - vốn cũng có tính chất của một thắng lợi đắt đỏ.[89] Trước trận chiến ác liệt này, do ông nhận thấy quân Nga đóng cứ thật kiên cố, và do đó ông quyết định dùng chiến thuật "đánh dọc sườn" là chiến thuật kinh điển của ông trong trận đại thắng tại Leuthen. Nhưng quân Nga đã hoán đổi vị trí của mình. Do đó, khi ông hành binh vòng từ phương Bắc để đánh thốc vào cánh trái của người Nga, ông nhận thấy quân địch đang sẵn sàng đối đầu với quân ông. Hành động này dẫn đến thương vong to lớn cho quân Phổ, song tổn thất của quân Nga còn ghê gớm hơn nhiều.[9][63][90][91] Điều này cũng cho thấy điểm yếu của một cơ cấu chỉ huy hoàn toàn phụ thuộc vào một vị lãnh đạo tối cao : khi chiến thuật 'đánh dọc sườn' theo kiểu trận huyết chiến Leuthen trở nên khó thể thực hiện thì ông cũng không thể là tất cả mọi người để điều chỉnh tình hình.[92] Lực lượng Kỵ Binh Nga cũng thể hiện rõ sư cải thiện sức mạnh của họ với trận quyết chiến này.[88] Thực chất kế hoạch "đánh dọc sườn" của ông rất tuyệt vời, nhưng không được thực hiện tốt lắm do ngày thì nóng, địch thì mạnh còn lực lượng Bộ Binh đã bị kiệt quệ sau cuộc hành binh cấp tốc về Zorndorf. Sai lầm của ông trong trận này cũng là việc ông không chớp thời cơ đánh pháp kho quân lương của Nga lúc đầu trận chiến, vì nếu phá nó ông sẽ giành được một chiến thắng không phải đổ máu.[5] Qua các trận đánh trước, các Trung đoàn Đông Phổ của Dohna đã tàn sức và sau khi Đông Phổ quê hương họ bị xâm lược thì họ trở nên nản chí hơn[78] Để rồi chiến thuật "đánh dọc sườn" dần phân hóa thành cuộc tấn công trực diện thiếu kỷ luật vào quân Nga, cho dù quân Phổ đã chiến thắng và tiêu diệt được xiết bao địch quân.[15][93][5] Sau đại thắng lừng vang, ông ngự bút thư gửi cho Hoàng tỷ của mình là Công chúa Wilhelmina (làm vợ Bá tước xứ Bayreuth), rằng ông "chìm ngập trong niềm hân hoan sau khi đã giành được một chiến thắng vĩ đại vào ngày 25 tháng 8, khi 3 vạn giặc Nga bị tiêu diệt". Tuy nhiên, trận này cũng đem lại mối lo sợ cho ông. Tuy ông hãy còn "dị ứng" với người Nga. Rõ ràng, ông bắt đầu lo lắng về "những tên cướp ác độc và khét tiếng" mà ông đã giao chiến.[86] Thậm chí nhà sử học Liên Xô có tinh thần dân tộc là Frumenkov lại còn coi trận huyết chiến Zorndorf là một "chiến thắng của người Nga", trong khi nhà sử học người Anh là Christopher Duffy thì có quan điểm rằng trận này là bế tắc.[94] Nhà sử học Christopher M. Clark (người Úc) cũng có phân vân về kết quả của trận đánh[9], bất chấp Friedrich II Đại Đế đã thắng trận,[95] đánh lui được quân Nga và chấm dứt cuộc xâm lược Brandenburg của bọn họ.[96][97] Điều đó khiến người Nga bắt đầu trở nên nổi trội hơn hai đồng minh của họ là Áo và Pháp sau trận chiến kinh hoàng này : họ chiến đấu dũng mãnh, kiên cường hơn cả Quân đội Áo lẫn Pháp. Quân đội Nga đã nói chung cũng tàn nhẫn, hung bạo chẳng khác gì chế độ phong kiến Sa hoàng thời bấy giờ.[63] Do đó, trận huyết chiến Zorndorf có ý nghĩa to lớn hơn bất kỳ một trận đánh nào khác vào thế kỷ thứ 18 về mặt thể hiện sức chiến đấu dũng mãnh của quân Nga gây cho cả châu Âu phaỉ nể phục.[92] Thực chất, thấy quân Nga đại bại trong trận Zorndorf thì người Áo và Pháp không hề buồn đau gì vì họ không muốn nước Nga ngày một lớn mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi riêng của họ tại Trung Âu.[98] Khi Friedrich II Đại Đế hỏi Seydlitz rằng có nên coi "giặc Nga" là lũ vô dụng không thì Seydlitz liền thẳng thừng chối bỏ quan điểm ấy, vì không một đội quân nào gây khó khăn cho quân Phổ bằng quân Nga trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm.[92] Bản thân Quốc vương sau khi thắng trận thì có lời bàn : [99] (câu nói này đã trở thành minh chứng trong trận huyết chiến ở Borodino vào năm 1812 khi quân Pháp của Hoàng đế Napoléon Bonaparte tiêu diệt vô số quân Nga nhưng không thể đánh cho Quân đội Nga ngã quỵ[100]) Viên Trung Tướng kỳ tài Friedrich Wilhelm von Seydlitz. “ Tàn sát bọn Nga thì dễ dàng hơn là đánh baị chúng. ” —Friedrich II Đại Đế “ Họ dùng bọn Kalmuk, Thát Đát - đám người tàn ác đã hủy hoại và đốt phá. Nga là liệt cường đáng sợ nhất ở châu Âu. ” —Friedrich II Đại Đế (viết vài năm sau) Giờ đây thì ông không thể xem nhẹ lực lượng Pháo Binh và Pháo Thủ Nga, hoặc là nguồn nguyên liệu đầy ắp đối với Bộ Tư lệnh của quân Nga. Những cuộc tấn công của Kỵ Binh Nga vào các cánh quân Phổ cũng cho thấy người Nga có sự chủ động chiến thuật ở một mức độ khá cao - điều này được người đương thời rất ấn tượng.[92] Không những thế, nhà vua cũng ngự bút thư gửi Hoàng đệ Heinrich rằng: "Trong bọn giặc, giặc Áo thâm sâu binh thư nhất, giặc Pháp yếu hèn nhất và giặc Nga ghê tởm nhất". Điều này báo trước cho biết rằng người Đức sẽ còn phải chịu nhiều vất vả để đối đầu với quân Nga hùng mạnh.[63] Ông cũng ban huấn dụ cho quan Thượng Thư Bộ Ngoại giao là Bá tước Karl-Wilhelm Finck von Finckenstein truy tìm tài liệu kể về những vụ thảm sát thường dân của quân Nga, được xuất bản nhiều ở Pháp và Đức. Khi thăm viếng một nhà dân tại Tamsel (chính nơi đây khi xưa gia đình Wreech trọng đãi Friedrich lúc ông bị phụ vương Friedrich Wilhelm I ruồng bỏ) vào ngày 27 tháng 8, vua cũng nhìn thấy xác của một người phụ nữ đã bị quân Cozak Nga giết dã man trong mấy ngày binh lửa. Trong suốt trận chiến, có thể thấy những trò bạo ngược của quân Cozak nói riêng cũng như quân Nga nói chung đã bị quân Phổ báo thù đích đáng bằng những cuộc tàn sát của họ, và việc họ chôn sống thương binh Nga.[36][70] Mặt khác, ngay cả trước trận chiến đẫm máu này tuy nhà vua thể hiện thái độ khinh bỉ quân Nga của mình lúc đàm luận với Thống chế James Francis Edward Keith, ông vẫn tuyên bố: "Trẫm xét cho cùng rằng sau khi Trẫm thăng, hãy đừng làm lễ táng xa hoa cho Trẫm. Trẫm... muốn... được mang về cung điện Sanssouci trong tĩnh lặng, và táng ở khu vườn Ngự Uyển", và thực sự rất có thể là ông không có lệnh giết người Nga không thương tiếc mà người ta tưởng.[101][102] Tổn thất khủng khiếp của quân Nga trong trận đánh kịch liệt này cũng cho thấy Bộ Chỉ huy của họ sẵn sàng mua chiến thắng bằng xương máu của người lính. Và đây không phải là lần duy nhất có điều này: trong trận đánh ác liệt tại Kunersdorf vào năm sau tức là năm 1759, họ vẫn tiếp tục hứng chịu thương vong ghê gớm.[99] Đồng thời, khó khăn của người Nga về tiếp tế cũng khiến cho họ hoàn toàn thất bại.[77] Trận huyết chiến Zorndorf này đã thể hiện một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất của Quân đội Nga : kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Thổ Ottoman đã khiến cho họ đưa cái đuôi lô-gíc, đống xe goòng chứa quân trang, kho lương vào trận, làm tổn hại bước tiến quân của họ.[103] Về phía Phổ, trận thắng này cũng cho thấy tinh thần táo bạo của Friedrich II Đại Đế ngay cả khi quân thù phòng thủ kiên cố. Đây quả là một chiến thắng hiển hách, dù với tổn thất lớn ở cả hai đoàn quân.[104][6] Sau những đợt giao tranh khốc liệt của hai bên, ông đã dám thân chinh xung phong vào đánh địch[80]. Nhà vua viết đây là một đại thắng, với lời lẽ tự hào. Khi Mitchell - vốn tận mắt chứng kiến trận đánh - hội kiến với các quan viên Anh Quốc thì vị sứ thần cũng rất mực ca ngợi Đức Vua nước Phổ, với lòng dũng cảm đáng nể, đã dật lấy cờ của một Tiểu đoàn và kêu gọi họ tiến lên : [21] “ Đầu óc kiên quyết của Ngài đã cứu nguy cho toàn bộ mọi thứ... ” —Andrew Mitchell Bằng cuộc tiến công huy hoàng vào địch quân, ông đã xóa bỏ áp lực cho người Phổ ở phương Đông, đồng thời tiêu diệt gần như cả nửa quân Nga.[33] Dẫu sao đây nữa thì chiến thuật 'đánh dọc sườn' (thực ra ở dạng hơi khác với chiến thắng Leuthen trước đây) cuối cùng đã mang lại thắng lợi cho ông trong trận này,[105] qua việc ông tung được quân cánh phải vào trận tiền.[106] Ngoài ra, chiến thắng của quân Phổ trong trận này cũng phần lớn là nhờ chút am hiểu của ông về địa hình chiến trận.[105] Việc ông dày công huấn lệnh lực lượng Kỵ Binh đã mang lại nhiều thành quả chói lọi cho ông, và trong đó có cả chiến thắng lừng lẫy tại Zorndorf này: họ sẵn sàng đánh bại kẻ cường địch phía trước họ.[107] Lòng can trường và tài nghệ chiến đấu tuyệt vời của lực lượng Kỵ Binh Phổ trong trận đánh vang danh này khiến nó trở thành một kỳ tích rạng rỡ của họ - theo như Bộ Tổng Tham mưu Đức sau này nhận định. Họ - dưới sự lãnh đạo quyết đoán của vị kiệt tướng Seydlitz - đã hoàn toàn khiến trận ác chiến không thể là một thất bại của người Phổ. Và, không lâu sau, ông sẽ tiếp tục lập đại công trong trận Hochkirch tàn khốc cũng vào năm 1758.[108] Lời từ chối quân lệnh của ông ("...Ngài sẽ tùy tiện xử lý cái đầu của Ta..."), thể hiện sự bất tuân phục đầy sáng suốt, tinh thần điềm tĩnh sẵn sàng chủ động của vị tướng soái giữa lúc thời thế không thuận lợi.[20][60] Ngay từ đợt tấn công mãnh liệt lần đầu tiên của ông vào quân Nga, Seydlitz - người đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ cấu chiến tranh "Kỵ binh" Auftragstaktik[60] - đã thể hiện tài năng chỉ huy độc đáo của ông, sẵn sàng chiến đấu vì Đức Vua. Kỳ tích hiển hách của ông trong trận chiến Zorndorf đáng được so sánh với những chiến công của Oliver Cromwell trong trận Marston Manor thời Nội chiến Anh và Hadrusbal trong trận Cannae thời Chiến tranh Punic lần thứ hai thưở xa xưa mơ hồ. Không có Seydlitz, lực lượng Kỵ Binh Phổ cũng không lập nên được những chiến tích tuyệt diệu, làm chấn động cả thế gian, mà điển hình là trận Zorndorf.[109] Với chiến công oanh liệt của quân Kỵ Binh Phổ đánh tan nát hàng ngũ quân Nga thì họ đã chứng nhận rằng thất bại của riêng họ trong trận Mollwitz hồi năm 1741 đã hoàn toàn là một quá khứ, mặc dầu họ có điểm yếu là nguồn nguyên liệu thiếu hụt nên khó thể giúp gì thêm cho Bộ Binh.[92] Lực lượng Pháo Binh Phổ cũng chiến đấu huy hoàng góp phần lại chiến thắng lớn lao này, khiến Quốc vương phải thừa nhận rằng hỏa lực là rất quan trọng và phải triển khai thêm lực lượng Pháo Binh.[110][8] Chiến thắng rực rỡ ở Zorndorf cùng với những chiến tích vàng son ở Roßbach và Leuthen của Friedrich II Đại Đế đã được các Viện Hàn lâm quân sự lớn trên khắp thế giới học hỏi, như những chiến công mẫu mực của một bậc thống soái siêu việt.[111] Với đại thắng của ông thì trận chiến Zorndorf quả thật là một trận đánh hiếm có trong thời kỳ cận đại, mà quân Kỵ Binh chiến đấu dũng mãnh đến mức phi thường.[47] Bên cạnh ông, một vị cứu tinh không thể thiếu được khác của Quân đội Phổ trong trận đánh này chính là Vương công Moritz, với chiến công đánh lùi cuộc truy kích của người Nga.[18][112] Đây là vị Thống chế kiệt xuất chẳng kém các anh trai của ông, cũng như thân phụ quá cố của ông là Vương công Leopold I xứ Anhalt Dessau ; ông có công lớn trong việc khích lệ ba quân chiến đấu, được Quốc vương khen ngợi : "Vương công Moritz, can trường chẳng kém thanh gươm của ông, là một con người lạ thường. Không có ngày nghỉ nào đối với ông ấy tốt hơn một cuộc chiến chinh".[21] Pháo Binh là lực lượng đóng góp cho các cuộc tấn công của quân Phổ hiệu quả hơn, và nếu không có họ thì hẳn là đợt tấn công cuối cùng của Dohna sẽ tiêu tùng luôn. Những Sĩ quan Pháo binh coi nhiệm vụ của họ là một khoa học và họ thường hoán chuyển vị trí liên tục để tránh bị thất vọng những tính toán kỹ lưỡng của họ[92] Song, khi nhận định về chiến thắng vang lừng này thì Seydlitz xét: "Đức Vua! Chính Đức Vua mới là người duy nhất thắng trận này". Ông nói cũng không sai. Nhà vua Friedrich II Đại Đế - với tài mưu lược của mình - đã tổ chức cuộc hành binh tuyệt vời về Zorndorf để đánh Nga. Là một vị vua nhạy bén, ông vượt qua sông Oder ngay cả khi quân Nga chưa thể nắm rõ sự tiến quân của người Phổ.[47] Tuy cuộc hành binh này dài và gian nan, quân Phổ hủy diệt quân thù nhiều hơn là bị tổn thương, mang lại thắng lợi oanh liệt cho nhà vua. Chiến công ấy đã chứng tỏ sự năng động và quyết đoán đến vô song của ông trong suốt tháng 8 năm 1758.[113] Do đó, Nhà vua - có nhẽ là người sáng lập ra chủ nghĩa quân phiệt Phổ[60] - đóng vai trò không thể thiếu đối với thắng lợi vẻ vang này: trận đánh đã ghi dấu ông rất sâu đậm, công lao của ông mang lại chiến thắng cho người Phổ là hoàn toàn không nhỏ.[26][20] Nhờ có năng lực và sự nhanh trí đến phi thường của ông, các Sĩ quan và chiến sĩ dễ dàng nỗ lực lại sau bước đầu không thành.[92] Nhà vua đau buồn trước những mất mát của ba quân trong trận chiến này, trong số đó một viên sủng thần của ông là phụ tá Von Oppen (giữ chức Flügel- Adjutant) có đến 27 vết thương và hy sinh. Nhà vua từng sai Oppen gửi thông điệp cho Seydlitz nhưng Oppen không thể nào quay trở lại. Oppen được quấn một cái mền lên người và khiêng vào đại ban doanh của nhà vua, trong khi ông phải che dấu nỗi xót xa cho người trung thần xấu số này.[8] Tuy nhiên, vào ngày 28 tháng 8 năm 1758, Quốc vương triệu quan Tham tri Henri Alexandre de Catt đến chầu. Ông vẫn điềm nhiên thuật lại trận chiến đấu cho Catt. Vua tôi giao tiếp thân mật với nhau và qua đó nêu lên cái bùi mù ghê rợn của chiến tranh: khi nhà vua hỏi: "Đây là một ngày ghê gớm! Ái Khanh có biết chuyện gì đã xảy ra chứ?" thì quan Tham tri tâu: "Khải bẩm Chúa Thượng, Hạ Thần thấu hiểu về cuộc hành quân ban đầu, và những kế hoạch đầu tiên cho trận chiến. Nhưng mọi thứ khác đều qua mắt Thần. Thần chẳng thể biết gì về nhiều chuyển động khác". Nhà vua ân cần phán: "Bạn hiền ạ, Khanh không phải là người duy nhất. Hãy bình tĩnh, hẳn Khanh không phải là người duy nhất".[8] Ông đã hứa sẽ kể cho Catt nghe về binh thư và ông hiếm khi quên việc này. Quân vương trêu Catt: "Aí Khanh có thấy bậc đế vương nào chuyên sâu bằng Quả Nhân không?" Ông cũng hài lòng với sách lược của mình trong trận thắng tại Zorndorf.[26] Nhưng khi Catt nghi ngờ rằng Nhà vua không bằng lòng với chiến thắng này ông có lý giải: [8] “ Mọi thứ sẽ mất hết, hỡi bạn hiền, nhưng nhờ có dũng tướng Seydlitz và lòng can trường của quân cánh hữu của Ta, đặc biệt là những Trung đoàn do hiền đệ của Ta [Prinz von Preussen, 18] và Forcade [23] chỉ huy. Quả Nhân nói cho Khanh biết, họ đã giải nguy cho đất nước và Quả Nhân sẽ luôn cảm tạ họ chừng nào niềm huy hoàng mà họ đạt được trong ngày hôm ấy sẽ còn mãi. ” —Friedrich II Đại Đế Dù sao thì với chiến thắng vinh quang này, tiếng tăm lẫy lừng của Friedrich II Đại Đế đã lên đến tột đỉnh. Nhờ tài nghệ quân sự kiệt xuất của mình, ông đã sử dụng chiến lược nội tuyến một cách hiệu lực trong trận Zorndorf này, cũng như nhiều trận khác trong cuộc chiến tranh.[77][114] Trong vài tháng sau đó, không còn có mối nguy hại nào từ phía Đông, trong khi thần dân nước Phổ hân hoan ăn mừng chiến thắng. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn từ cuối năm 1757 cho đến giữa năm 1758, ông đã đánh bại ba nền quân chủ hùng mạnh và hiếu chiến là Pháp, Áo và Nga trong một loạt các trận đánh vang danh tại Roßbach, Leuthen, và Zorndorf. Điều đó thể hiện bản lĩnh kiên cường, quyết đoán của ông, lần lượt hành binh thần tốc đi đánh các cường địch ấy, và lần lượt lập nên ba chiến công hiển hách nêu trên.[115] Nhân dân Anh Quốc - đồng minh của Phổ - khi hay tin thắng trận cũng mừng vui không kém.[2] Ở kinh đô Luân Đôn, nàng Georgiana Caroline Fox, Nữ Nam tước thứ nhất của Holland viết vào tháng 9 năm 1758 về "tin tốt" Friedrich II Đại Đế.[116] Dù quân Nga tuyên bố thắng trận như ngay đến Trung tướng Nikita Ivanovich Panin của bọn họ phải viết: "Những binh sĩ trên bãi chiến trường đều hy sinh, bị thương hoặc là say rượu". Quân Nga cũng hoàn toàn suy sụp với chiến bại thê thảm này, nên mới phải thoái lui.[25] Khi nhân dân Phổ ăn mừng đại thắng thì giáo sĩ Sack có bài thuyết giảng ngợi ca chiến công hào hùng của Đức Vua, liền được dịch sang tiếng Anh tại thủ đô Luân Đôn. Vị bộ tướng can trường của Seydlitz trong trận chiến này là Wakenitz cũng được nhà vua thăng chức Trung tá. Người đương thời ai cũng xem trận này là thắng lợi của ông.[7] Không những xóa tan mọi ý đồ mở chiến dịch của quân Nga mà chiến thắng to lớn này còn giúp ông được tự do đối phó với mối hiểm họa từ quân Áo tại xứ Sachsen.[106] Và, cho đến năm 1826, đài kỷ niệm chiến tích của Đức Vua được dựng nên tại Friedrichsberg, với dòng chữ: "Nơi đây Friedrich Đại Đế chiến đấu trong trận đánh ngày 25 tháng 8 nắm 1758".[36] Rõ ràng, đây là chiến tích hiển hách nhất của ông trong chiến dịch năm 1758 của cuộc Đại chiến Bảy Năm.[117] Và, có lẽ là trận đánh ác liệt nhất trong cuộc Chiến tranh Baỷ Năm,[25] trận này cũng thu hút nghiên cứu sử học quân sự Phổ - Đức hậu thế vì có vai trò quan trọng trong lịch sử quân sự Phổ - Đức, và theo nhà lý luận quân sự thiên tài Phổ Karl von Clausewitz, đây là "trận chiến này rõ ràng là nổi bật nhất cuả cuộc Chiến tranh Bảy Năm, có lẽ là trong toàn bộ lịch sử quân sự cận đại, vì diễn biến đáng nhớ của nó".[28] Cũng giống như chiến thắng của Friedrich II Đại Đế ở Torgau về sau (1760), chiến thắng này nhờ có sự can thiệp của Kỵ Binh lúc lâm nguy. [118] [ ] Những gì sau đó Quan Tham Tri Triều đình Phổ Alexandre de Catt, đã tham chiến trong trận Zorndorf trên lưng con ngựa nhỏ bé của ông.[49] Quan Tham Tri Triều đình Phổ Henri Alexandre de Catt có miêu tả cảnh một tên lính trợ chiến người châu Á của quân Nga bị quân Phổ bắt giữ: [119] “ Một vị Tướng gây con quỷ xấu số này chú ý. Hắn tiến đến và nhào vào nói với ông bằng những lời lẽ mà loài người chẳng thể hiểu được. Thấy một hình thượng đeo ở cổ của hắn, vị Tướng vươn tay tới dùng gậy thọc vào nó. Tên tù binh ôm chặt hai bàn tay của hắn vào đầu cái gậy, vì nghĩ rằng ông muốn tống cổ vị thánh quan thầy của hắn ra khỏi hắn. Điều này khiến cho vị Tướng nổi cơn thịnh nộ, và ông đánh dữ dội vào tay hắn đến mức chúng sưng lên và biến thành màu đen. Tên Kalmykia đó vẫn đứng vững, và giữ tay vào hình vị Thánh của hắn trong khi bằng đôi mắt đẫm lệ nhìn chằm chằm vào vị Tướng đã tra tấn hắn quá dã man. Vị Tướng quá căm giận đến mức ông ấy liên tiếp giáng những đòn đánh chí mặt vào khuôn mặt hắn, làm cho máu me bao phủ toàn bộ mặt hắn. Tôi bật thốt lên khi thấy cảnh tượng này, và hỏi vị Tướng rằng phải chăng những hành động ấy nhằm công kích những tên Cozak và Kalmykia vì sự man rợ của hắn. Tôi nghĩ rằng có những người còn man rợ hơn. ” —Henri Alexandre de Catt Trong đám tù binh Nga có năm viên tướng phải đến chầu vua trên bãi chiến trường. Đó là Saltykov, Chernyshyov, Manteuffel, Tiesenhausen và Sievers. Đồng thời, có nhiều Sĩ quan Nga khác cũng đến trình diện Bộ Tư lệnh Quân đội Phổ, trong số đó có Vương công Nga Sulkowski. Dĩ nhiên, Vua Phổ rất căm ghét bọn họ vì sự tàn bạo của người Nga khi tàn phá đất Brandenburg. Và ông phán quyết: "Trẫm xin lỗi rằng Trẫm không có một Xibia nào để giam chúng bay vào, để chúng bay có thể bị đối đãi như các Sĩ quan của Trẫm tại nước bay, vì vậy bọn bay phải bị tống giam vào nhà ngục tại Cüstrin." Thoạt đầu bọn họ phản đối kịch liệt, nhưng viên Sĩ quan chỉ huy của thành này đã thuyết phục họ chịu tội: "Tôi không còn một căn nhà nào nằm ở thị trấn, ở đó các ông có thể được tha, và do đó các ông phải mãn nguyện với nơi này". Không hề để tâm đến thái độ phản kháng của người Nga, người Phổ dứt khoát đẩy người Nga vào đó.[70] Sau ba ngày, họ được tha bổng, và ở mướn nhà trọ ở ngoại ô thành trì Cüstrin mà không hề bị đốt phá gì. Vua cũng không ít lần dong ngựa quanh khu này, và mọi tù binh Nga đều đổ xô ra xem vị thống soái vĩ đại nhất của thời đại. Vua ít để ý đến họ nhất trong những dịp này. Khi hay tin tốt rằng các tù binh Phổ được đối xử hậu hĩnh tại thành Sankt-Peterburg, vua lập tức truyền cho các tướng lĩnh Nga về nước, lại còn tham dự mọi lễ hội cung đình Nga. Trong lúc đó, tù binh của hầu hết mọi nước Âu châu tuyên thệ trung thành với Hoàng hậu tại thành Berlin.[36][1] Như đã nói, không lâu sau chiến thắng Vua Phổ lập tức thân hành kéo binh mã về xứ Sachsen. Điều này cho thấy ông không hề chậm chân trong việc quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.[29] Ông cứ mặc kệ để cho quân thù ăn mừng cái chiến thắng vô hình của bọn họ, trong khi ông phát huy lợi thế của ông giành được sau chiến thắng vẻ vang.[70] Trong khi đó, Fermor đưa quân vào tỉnh Pomerania và công hãm thành Kolberg cùng quân Thụy Điển. Quân dân Phổ anh dũng chống trả, đánh lùi địch. Quân Nga tháo lui, một binh đoàn đặc nhiệm Phổ cũng chặn đứng được quân Thụy Điển.[1] Như vậy là trận đánh Zorndorf đã tạo lợi thế cho nhà vua : ông đã hoàn thành sứ mạng của mình với sự rút lui của quân Nga và Ba Lan[65]. Quân Nga đại bại thì biên cương phía Bắc đã ổn định.[5] Sau đại thắng tại Zorndorf, Friedrich II Đại Đế có lời bàn về việc ông cứ liên tục phải điều binh đánh dẹp hết nơi này đến nơi khác: “ Quả Nhân thật đa tạ với nhà ẩn dật chốn Les Délices (tức Voltaire bạn thân của vua), vì ông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfls_phap_48__4676.pdf
Tài liệu liên quan