Đề tài Tốt nghiệp - Cơ sở lý luận và hạch toán chi phí giá thành đơn vị

*1.1.1.Khái niệm

Chí phí sản xuất của công ty là biểu hiện bằng tiền toàn bộ của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời điểm nhất định ( tháng, quý, năm)

Nói cách khác , chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

 

doc61 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Tốt nghiệp - Cơ sở lý luận và hạch toán chi phí giá thành đơn vị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ 1. Nội dung cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ♦ 1.1 Chi phí sản xuất *1.1.1.Khái niệm Chí phí sản xuất của công ty là biểu hiện bằng tiền toàn bộ của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời điểm nhất định ( tháng, quý, năm) Nói cách khác , chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. *1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất + Phân loại theo nội dung kinh tế ( yếu tố chi phí ) - Để phục vụ cho việc tập hợp , quản lý chi phí theo nội dung kinh tế đ5a điểm phát sinh , chi phí được phân theo yếu tố . Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tách định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tách dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam , toàn bộ chi phí được chia ra thành 7 yếu tố sau: ▪ Yếu tố nguyên liệu , vật liệu : bao gồm toàn bộ giá trị nguyện vật liệu chính, vật liệu phụ , phụ tùng thay thế , công cụ dụng cụ … sử dụng vào sản xuất kinh doanh ( loại trừ giá trị dung không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu , động lực ) ▪ Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trogn đó ( trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi ). ▪ Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương : phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho người lao động. ▪ Yếu tố BHXH , BHYT , KPCĐ trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả lao động ▪ Yếu tố khấu hao TSCĐ ▪ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài ▪ Yếu tố chi phí khác bằng tiền + Phân loại chi phí sản xuất theo công cụ kinh tế chi phí (khoản mục chi phí) - Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ , chi phí được phân theo khoản mục , cách phận loại này dựa vào công cụ của chi phí và mức phận bổ chi phí cho từng đối tượng . Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau : ▪ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ▪ Chi phí nhân công trực tiếp ▪ Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau : Chi phí nhân viên phân xưởng , chi phí vật liệu , chi phí dụng cụ , chi phí khấu hao TSCĐ , chi phí dịch vụ mua ngoài , chi phí khác bằng tiền. ▪ Chi phí bán hàng ▪ Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm : chi phí nhân viên quản lý chi phí vật liệu quản lý , chi phí đồ đựng văn phòng , khấu hao TSCĐ dựng chung toàn bộ doanh nghiệp , các loại thuế , phí có tính chất chi phí , chi phí tiếp khách , hội nghị. *1.1.3.Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt dộng sản xuất kinh doanh. - Xét về thực chất thì chi phí sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định . Nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy , để quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình , các nhà quản trị doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí chi ra cho từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm , dịch vụ trong đó là bao nhiêu , số chi phí đã chi đó cấu thành trong số sản phẩm lao vụ , dịch vụ đã hoàn thành bao nhiêu. ♦ 1.2 Giá thành sản phẩm , phân loại giá thành sản phẩm *1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm. - Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền , toàn bộ những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hóa được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ , dịch vụ hoàn thành nhất định. - Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định , vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. *1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. + Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành - Giá thành kế hoạch : Được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. - Giá thành định mức : Thường căn cứ vào các định mức chi phí hiện hành để tính cho một đơn vị sản phẩm. - Giá thành thực tế : Là chỉ tiêu được xác định sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trogn quá trình sản xuất sản phẩm. + Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán. - Giá thành sản xuất ( Giá thành công xưởng ) : Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) , chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) và chi phí sản xuất chung (CPSXC) tính trên sản phẩm đã hoàn thành. - Giá thành tiêu thụ ( Giá thành toàn bộ ) : Bao gồm giá thành sản xuất , chi phí bán hàng , chi phí quản lý DN tính cho sản phẩm đó. - Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức sau : Giá thành Giá thành Chi phí Chi phí toàn bộ = sản xuất + quản lý + bán hàng sản phẩm sản phẩm doanh nghiệp Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng , từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh . Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi đưa ra lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng , chi phí quản lý cho từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa học thuật , nghiên cứu . ♦ 1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác , sản phẩm , lao vụ đã hoàn thành. Về thực chất chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất, một bên là yếu tố đầu vào và một bên là kết quả sản xuất đầu ra.Do vậy chúng có mối quan hệ mất thiết với nhau.Chi phí sản xuất phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh ( phát sinh trong kỳ , kỳ trước chuyển sang ) và các chi phí tính trước có liên quan trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm . Nói cách khác , giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc , sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.Việc tiết kiệm hoặc lãng phí chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm . Vì vậy quản lý giá thành phải gắn liền với sản xuất . Về bản chất , chi phí sản xuất và giá thành là một, đều là những hao phí về vật chất.Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau về lượng tiêu hao. Cụ thể như sau: - Chi phí sản xuất luôn gắn với thời kỳ đã phát sinh chi phí bao gồm cả chi phì sản xuất ra sản phẩm hoàn thành, sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Giá thành sản phẩm lại gắn với khối lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành trong kỳ. Và chỉ tiêu này thường bao gồm hai bộ phận chi phí sản xuất dở dang kỳ trước chuyển sang kỳ này và một phần chi phí phát sinh trong kỳ này ( đã trừ chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ) Công thức mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Phân loại theo chức năng hoạt động.(chi phí nhân công trực tiếp. chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…) Tổng giá CPSX dở dang CPSX phát sinh CPSX dở dang thành sản = đầu kì + trong kỳ - cuối kỳ phẩm ♦ 1.4 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. + Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. - Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ phải được kế toán tập hợp theo một phạm vi giới hạn nhất định. - Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất và là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. + Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính giá thành ở đơn vị. + Tập hợp trực tiếp - Chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. - Có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu . Để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt. - Tập hợp trực tiếp đảm bảo tính chính xác cao áp dụng tối đa phương pháp này nếu điều kiện cho phép. + Phân bổ gián tiếp : - Chi phí phát sinh có liên quan nhiều đối tượng kế toán chi phí . Không ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng , phải tập hợp cho nhiều đối tượng 2. Hạch toán chi phí sản xuất ♦ 2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất. * 2.1.1.Khái niệm - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài , vất liệu phụ , nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ , dịch vụ. - Đối với nguyên vật liệu chính thường phân bổ theo tiêu chuẩn chi phí định mức của nguyên vật liệu chính hoặc theo khối lượng sản phẩm đã sản xuất ra. CPVL phân bổ Tổng tiêu thức Tỷ lệ cho từng đối = phân bổ của từng × ( hay hệ số ) tượng đối tượng phân bổ Công thức phân bổ như sau : Trong đó : Tỷ lệ (hay hệ số ) phân Tổng CP vật liệu cần phân bổ bổ = Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Trong đó : Để đảm bảo cho việc tập hợp chi phí được xác định chính xác thì chi phí NVLTT còn phải chú ý trừ giá trị NVL đã lĩnh dùng nhưng chưa dử dụng hết và giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) : CPNVL Giá trị NVL Giá trị NVL Giá trị thực tế = xuất dùng - chưa sử dùng - phế liệu trong kỳ để SXSP cuối kỳ thu hồi * 2.1.2.Chứng từ sử dụng Kế toán NL , VL sử dụng : Hóa đơn GTGT , Hóa đơn bán hàng , Hóa đơn cước phí vận chuyển , Phiếu nhập kho , Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hóa , các chứng từ hướng dẫn như phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức biên bản kiểm nhận vật tư… * 2.1.3.Tài khoản sử dụng Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , kế toán sử dụng TK621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Tài khoản này được mở sổ chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng , bộ phận sản xuất). + Nội sung kết cấu tài khoản 621 “ chi phi nguyên vật liệu trực tiếp” - Bên nợ : Giá trị nguyên , vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm - Bên có : Giá trị vật liệu không dùng hết trả lại kho Kết chuyển chi phí NVLTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm - Số dư : TK621 cuối kỳ không có số dư. * 2.1.4.Phương pháp kế toán - Căn cứ vào các phiếu xuất kho NL , VL , Phiếu báo vật liệu còn lại cuối kỳ trước để lại sử dụng cho kỳ này hoặc kết quả kiểm kê NL , VL còn lại cuối kỳ để xác định giá trị thực tế NL , VL sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm , kế toán ghi sổ : Nợ TK 621- chi phí NL , VL trực tiếp Có TK 152 – nguyên liệu , vật liệu - Trường hợp mua NL , VL sử dụng ngay cho sản xuất : Nợ TK 621 – chi phí NL , VL trực tiếp Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111,112,331. - Trường hợp NL , VL còn lại cuối kỳ không sử dụng hết , nhưng để lại ở bộ phận sản xuất . Cuối kỳ, kế toán ghi giảm chi phí NL , VL trực tiếp kỳ này bằng bút toán đỏ : Nợ TK 621 – chi phí NL , VL trực tiếp Có TK 152 – nguyên liệu , vật liệu - Đầu kì kế toán sau , kế toán ghi tăng chi phí NL , VL trực tiếp : Nợ TK 621– chi phí NL, VL Có TK 152 – nguyên liệu , vật liệu - Cuối kỳ, trị giá NL , VL sử dụng không hết nhập lại kho (nếu có): Nợ TK 152 – nguyên liệu , vật liệu Có TK 621 – chi phí NL, VL trực tiếp. - Cuối kỳ, kế toán kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NL , VL trực tiếp tính vào chi phí sản xuất sản phẩm hoặc chi phí sản xuất kinh doanh : Nợ TK 154 – chi phí SXKD DD Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán (sổ vượt trên mức bình thường) Có TK 621 – chi phí NL , VL trực tiếp. 154 621 152 2.1.5.Sơ đồ hạch toán Cuối kỳ kết chuyển Xuất dùng NVL dùng cho SX 133 111,112,331,141 NVL mua sử dụng Phế liệu thu hồi vật liệu dùng ♦ 2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp * 2.2.1 Khái niệm -Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ , dịch vụ như : tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương .Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sỡ dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Mức phân bổ chi Tổng số tiền lương công phí tiền lương của nhân trực tiếp sản xuất Khối lượng phân bổ nhân công trực tiếp = × của từng đối tượng cho từng đối tượng Tổng khối lượng phân bổ theo tiêu thức sử dụng - Khi tiền lương công nhân trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí , và không xác định một cách trực tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ: *2.2.2. Chứng từ sử * 2.2.2.Chứng từ sử dụng Bảng chấm công : Mẫu số 01- LĐTL , bảng thanh toán tiền lương : Mẫu số 02- LĐTL , Phiếu nghỉ hưởng BHXH : Mẫu số 03, Bảng thanh toán BHXH, Bảng thanh toán tiền lương , Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Phiếu báo làm đúng giờ. * 2.2.3.Tài khoản sử dụng Trong hạch toán, kế toán sử dụng TK622 “chi phí nhân công trực tiếp” để phản ánh chi phí nhân công của người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm. • Nội dung kết cấu TK622 “chi phí nhân công trực tiếp” + Bên nợ : chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm + Bên có : Kết chuyển CPNCTT vào TK 154 để tính giá thành SP + Số dư : TK622 cuối kỳ không có số dư. * 2.2.4. Phương pháp kế toán - Số tiền lương, phụ cấp lương và các khoản khác có tính chất lương, tiền ăn giữa ca phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm trogn kỳ : Nợ TK622 – chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334- phải trả công nhân viên. - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất, tính vào chi phí sản xuất : Nợ TK 622- chi phí nhân công trực tiếp Có TK 338- phải trả, phải nộp khác (chi tiết TK3382- KPCĐ ; TK3383- BHXH ; TK3384- BHYT). - Tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất: Nợ TK622-chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335- chi phí phải trả. - Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng sử dụng lao động : Nợ TK 154- chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 632- giá vốn hàng bán (số vượt mức bình thường) Có TK 622- chi phí nhân công trực tiếp * 2.2.5. Sơ đồ hạch toán 622 154 334 Kết chuyển chi phí NCTT để tính giá thành sp Tiền lương công nhân TTSX SP 335 Trích lương,T.lương nghỉ phép 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ ♦ 2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung * 2.3.1.Khái niệm Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý , phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác ngoài hai khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất. Nếu phân xưởng sản xuất hai loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm .mức phân bổ được xác định: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh Mức phân bổ chi Số đơn vị của từng phí sản xuất chung = × đối tượng tính theo cho từng đối tượng Tổng số đơn vị các đối tiêu thức được lựa tượng được phân bổ tính theo tiêu thức lựa chọn * 2.3.2 Chứng từ sử dụng Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng : Hóa đơn GTGT , Hóa đơn bán hàng, Hóa đơn cước phí vận chuyển, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hóa, các chứng từ hướng dẫn như phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức , biên bản kiểm nhận vật tư… * 2.3.3 Tài khoản sử dụng Tài khoản này có thể mở chi tiết cho từng giai đoạn , từng loại sản phẩm, từng bộ phận và được mở chi tiết cho từng giai đoạn sản xuất và được mở tài khoản cấp 2 theo yếu tố chi phí. • Kết cấu của TK627 “chi phí sản xuất chung” như sau: Bên nợ : chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ. Bên có: Kết chuyển chi phí SXC vào TK154 để tính giá thành sản phẩm và lao vụ dịch vụ. - Số dư : TK 627 cuối kỳ không có số dư TK 627 được chi tiết thành 6 TK cấp 2: + TK6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng + TK6272: Chi phí vật liệu xuất dùng chung cho phân xưởng + TK6273: Chi phí công cụ , dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng + TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng. + TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động SXKD của phân xưởng + TK6278: Chi phí khác bằng tiền của phân xưởng - TK627 cuối kỳ phải tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm mà người ta thường chọn tiêu thức phân bổ là phân bổ theo chi phí định mức giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất sản phẩm. * 2.2.4 Phương pháp kế toán - Tiền lương (tiền công) và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, tiền ăn giữa ca phải trả cho nhân viên phân xưởng: Nợ TK 627 (6271)- chi phí nhân viên phân xưởng Có TK 334- phải trả công nhân viên. - Các khoản trích theo tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng, tính vào chi phí sx Nợ TK 627(6271)- chi phí nhân viên phân xưởng Có TK 338- phải trả, phải nộp khác(3382,3383,3384). -Trị giá thực tế NL,VL xuất dùng cho quản lý, phục vụ sản xuất ở phân xưởng: Nợ TK 627 (6272)- chi phí vật liệu Có TK 152- nguyên liệu , vật liệu. - Trị giá công cụ, dụng cụ sử dụng trong phân xưởng: Nợ TK 627(6273)- chi phí dụng cụ sản xuất Có TK 153- trị giá CCDC xuất kho có giá trị không lớn Có TK 142(1421),242- phân bổ CCDC có giá trị lớn. -Trích khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất và quản lý phân xưởng: Nợ TK 627(6274)-chi phí khấu hao TSCĐ Có TK 214- khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động tại phân xưởng ,bộ phận sx: Nợ TK 627(6277) – chi phí dịch vụ mua ngoài Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111,112,331… - Các khoản cp bằng tiền khác dùng cho hoạt động sx tại phân xưởng, bộ phận sx: Nợ TK 627 (6278) – chi phí bằng tiền khác Nợ TK133 – thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111,112,141: tổng giá trị thanh toán. - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung phát sinh (các khoản xuất toán…): Nợ TK 111,112,138 Có TK 627 – chi phí sản xuất chung. - Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC cho các đối tượng tập hợp chi phí: Nợ TK 154 – CPSXKD Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán Có TK 627 – chi phí sản xuất chung. * 2.2.5. Sơ đồ hạch toán 622 154 334 Kết chuyển chi phí NCTT để tính giá thành sp Tiền lương công nhân TTSX SP 335 Trích lương,T.lương nghỉ phép 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ ♦ 2.4.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục ,chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cần được kiết chuyển sang TK 154 để tính giá thành.TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” dùng để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. * 2.4.1.Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm , dịch vụ ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành kinh tế và kinh doanh dịch vụ .TK 154 đươợc mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Các doanh ngiệp sản xuất thuộc các ngành công nghiệp có thể mở chi tiết theo từng phân xưởng, từng giai đoạn gia công chế biến… • Kết cấu TK 154 như sau: + Bên nợ :Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ (CPNVLTT, CPNCTT,CPSXC) + Bên có : - Các khoản chi phí được giảm như là phế liệu thu hồi hoặc sản phẩm hỏng ngoài định mức - Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành đã nhập kho + Số dư : (bên nợ) Phản ánh chi phí thực tế của sản phẩm còn dở dang chưa hoàn thành. * 2.4.2.Phương pháp kế toán - Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí : Nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở danh Có TK 621- chi phí NL, VL trực tiếp - Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí: Nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 622- chi phí nhân công trực tiếp - Cuối kỳ , kế toán kết chuyển và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tập hợp chi phí có liên quan : Nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627- chi phí sản xuất chung - Trị giá sp hỏng không sửa chữa được, người gây thiệt hại sp hỏng phải bồi thường Nợ TK 138 (1388),334 Có TK154- CPSXKD dở dang. - Trị giá thuần ước tính của phế liệu thu hồi từ sp hỏng không sửa chữa được: Nợ TK 152- nguyên liệu, vật liệu Có TK 154- CPSXKD dở dang - Giá thành sản xuất thành phẩm nhập kho hoặc đã giao cho khách hàng : Nợ TK 155,157,632 Có TK 154- CPSXKD dở dang. 621(chi tiết) 152,138 154 (chi tiết) * 2.4.3.Sơ đồ hạch toán Phế liệu thu hồi,bồi thường, phải thu sp hỏng Cuối kỳ kết chuyển 155(chi tiết) 622 Giá thành sx thành phẩm nhập kho Cuối kỳ kết chuyển 627 157(chi tiết) Cuối kỳ kết chuyển Giá thành sx lao vụ gửi bán 632(chi tiết) Giá thành sp sx bán không qua kho SPS: - SPS: - DCK:xxx 3.Kế toán đánh giá sản phẩm kinh doanh dở dang : s.3.1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính: Khi thực hiện phương pháp này chỉ tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính cho sản phẩm dở dang.Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành (trên 80%) và sản phẩm dở dang giữa các kỳ thay đổi không nhiều. Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức : Giá trị NVL Toàn bộ giá trị VL chính Số lượng chính nằm trong xuất dung Sp dở dang sp dở dang = × cuối kỳ Số lượng Số lượng (không quy đổi) Thành phẩm + dở dang s3.2.Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương: Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang được xác định theo giá trị của nguyên vật liệu cộng với các chi phí chế biến khác được tính theo mức độ hoàn thành.Trình tự kế toán được tính theo nguyên vật liệu cộng với các chi phí chế biến khác được tính theo mức độ hoàn thành.Trình tự kế toán được tính theo nguyên tắc sau: Bước 1: Quy đổi sản phẩm chi tiết đang chế tạo sản phẩm chi tiết hoàn thành tương đương : Số lượng SP hoàn thành Số lượng sản phẩm Tỷ lệ hoàn thành quy đổi từ SXDD = dở dang × của sp dở dang Bước 2: Xác định chi phí chế biến trong sản phẩm dở dang: CP chế biến CP chế biến Chi phí chế biến DDĐK + PS trong kỳ Số lượng trong sản phẩm = × SPHT quy đổi Số lượng + Số lượng thành phẩm SPHT quy đổi Với : Chi phí chế biến = Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Bước 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang : Giá trị sản phẩm Giá trị nguyên vật liệu Chi phí chế biến trong dở dang = sản phẩm dở dang + sản phẩm dở dang s3.3. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến : Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng hoàn thành tương đương trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm : Giá trị sp dở dang chưa Giá trị NVL chính nằm trong 50% chi phí hoàn thành = SP dở dang + chế biến s3.4.Xác định sản phẩm dở dang theo giá định mức và giá thành kế hoạch: Theo phương pháp này, các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất , nhân công trực tiếp sản xuất , chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm dở dang trên các định mức tiêu hao hoặc giá thành của các yếu tố đã được xác định ( áp dụng cho các doanh nghiệp có xây dựng giá thành định mức) 4.Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng: Sản phẩm hỏng là những thành phẩm , sản phẩm sản xuất xong nhưng không đúng quy cách , phẩm chất và không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Sản phẩm hỏng được chia làm hai loại : Sản phẩm hỏng có thể sữa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sữa chữa được. s4.1.Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không thể sữa chữa được. Thiệt hại về sản phẩm hỏng không thể sữa chữa được là toàn bộ giá trị sản phẩm trong quá trình chế biến trừ đi giá trị phế liệu , phế phẩm thu được và các khoản bồi thường do người phạm lỗi gây ra. Các khoản thiệt hại được tính nhập vào giá thành của sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. - Căn cứ vào giá các sản phẩm hỏng không thể sữa chữa được , ghi: Nợ TK 154: sản phẩm hỏng Có TK 154: (Sp đang chế tạo )phát hiện trong quá trình sx Có TK 155: (Sp đang chế tạo) phát hiện trong quá trình sx Có TK 157: hàng gửi bán bị trả lại. Có TK 632: hang đã bán bị trả lại. - Căn cứ vào giá trị thu hồi được, ghi: Nợ TK 152: phế liệu Có TK 154 sản phẩm hỏng - Căn cứ vào kết quả xử lý thiệt hại , ghi: Nợ TK 154: (Sp đang chế tạo) tính vào giá thành sản phẩm Nợ TK 1388: bắt bồi thường Nợ TK 811: Tính vào chi phí khác Có TK 154: Khoản thiệt hại vầ sản phẩm hỏng. s4.2.Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng sữa chữa được: Bao gồm các khoản chi phí dung để sữa chữa như: tiền lương công nhân sữa chữa, vật liệu dung để sữa chữa,… Trong trường hợp có quyết định xử lý người có lỗi bồi thường thiệt hại sản phẩm hỏng sữa chữa trừ đi phần được bồi thường. Nội dung và trình tự kế toán được thực hiện như sau: - Tập hợp chi phí sữa chữa phát sinh: Nợ TK 621,622 Có TK 111,152,153,334,… - Kết chuyển để tổng hợp chi phí sữa chữa thực tế phát sinh: Nợ TK 154 Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 ( nếu có phân bổ chi phí sản xuất chung) - Căn cứ vào kết quả đã xử lý phản ánh : Nợ TK 1388: bắt bồi thường Nợ TK 811: tính vào chi phí khác Có TK 154 : chi phí sữa chữa. Chương 2 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SX TM NGỰA VẰN 1.Quá trìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi_dung.doc