Đề tài Tổng quan về tài trợ thương mại quốc tế

Tài trợ thương mại quốc tế có thể giải thích ở góc độ này hay góc độ khác, ví dụ như ở góc độ tín dụng ( Credit) người ta gọi tài trợ thương mại quốc tế là cho vay xuất nhập khẩu, tín dụng trong ngoại thương.vvv, nhưng ở góc độ rộng hơn tín dụng như là sự hỗ trợ tài chính ( Financing), người ta lại gọi là tài trợ thương mại, tài trợ ngoại thương, tài trợ xuất nhập khẩu.vv.vv. Thực ra tài trợ thương mại quốc tế ( International Trade Sponsorship) còn có ý nghĩa rộng hơn rất nhiều so với tín dụng ( Credit) và tài trợ tài chính ( Financing) cộng lại.

Để có thể nêu ra một khái niệm đủ rộng về tài trợ thương mại quốc tế, có lẽ cần khảo sát đến tính tất yếu khách quan của tài trợ thương mại trong quy trình tái sản xuất hàng hoá cho xuất khẩu và nhận dạng được sự hình thành của tài trợ trong mối tương tác hữu cơ giữa hoạt động thương mại quốc tế với quy trình tái sản xuất xã hội của một quốc gia.

Trước hết, thương mại là một bộ phận của quy trình tái sản xuất xã hội, là một khâu cuối cùng của quy trình tái sản xuất. Trong quá trình phát triển của phân công lao động xã hội, thương mại tách ra khỏi quy trình tái sản xuất trở thành một ngành kinh doanh riêng biệt mà ta gọi là ngành thương nghiệp do tầng lớp thương nhân thực hiện. Ngoài nguồn vốn tự có của mình, ngành thương nghiệp rất cần tới sự hỗ trợ tài chính từ các ngành sản xuất, tài chính và ngân hàng để tồn tại và phát triển, đặc biệt đối với ngành thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế.

Quy trình tái sản xuất xã hội có thể diễn đạt bằng phương trình T – H .SX.H’ – T’, trong đó H’ – T’ là khâu cuối cùng cuả quy trình tái sản xuất. Trong phân công lao động xã hội lớn lần thứ hai, H’- T’ tách ra khỏi dây chuyền của quy trình tái sản xuất hàng hoá và hoạt động như một ngành kinh doanh riêng biệt, thương mại và tầng lớp quản lý và vận hành nó ra đời, đó là ngành thương nghiệp và giới thương nhân. Trong xã hội, mọi sản phẩm sản xuất ra rơi vào tay các thương nhân, theo sau đó thị trường tiêu thụ sản phẩm hình thành. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước gọi là thị trường thương mại quốc gia, ở ngoài nước gọi là thị trường thương mại quốc tế.

Phân tích quy trình tái sản xuất xã hội cho thấy vốn được tuần hoàn và chu chuyển dưới ba hình thái khác nhau: vốn sản xuất, vốn hàng hoá và vốn tiền tệ. Ba hình thái vốn đó chu chuyển từ vốn sản xuất sang vốn hàng hoá và cuối cùng là vốn tiền tệ.

Quản lý và vận hành vốn sản xuất là các nhà sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp, vốn hàng hoá là các tầng lớp thương nhân và vốn tiền tệ là các tầng lớp trung gian tài chính. Ba tầng lớp xã hội này xưa kia là một thực thể xã hội thống nhất, nhưng sau ba lần phân công xã hội lớn trong lịch sử, chúng đã tách nhau ra thành ba tầng lớp xã hội hoàn toàn độc lập với nhau, nhưng phải dựa vào nhau để tồn tại và phát triển.

¬¬¬¬ Trong lịch sử phát triển của quy trình tái sản xuất và do điều kiện sản xuất hoặc kinh doanh khác nhau, các chu kỳ tuần hoàn và chu chuyển các loại vốn cũng khác nhau. Trong thực tiễn, hiếm khi thấy thời điểm kết thúc tuần hoàn và chu chuyển vốn sản xuất thuộc ngành này thì đồng thời cũng là thời điểm kết thúc tuần hoàn và chu chuyển vốn hàng hoá của ngành kia để rồi có sẵn vốn tiền tệ để mua và thanh toán ngay cho ngành đó.

 

doc29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Tổng quan về tài trợ thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. Tài trợ thương mại quốc tế có thể giải thích ở góc độ này hay góc độ khác, ví dụ như ở góc độ tín dụng ( Credit) người ta gọi tài trợ thương mại quốc tế là cho vay xuất nhập khẩu, tín dụng trong ngoại thương...vvv, nhưng ở góc độ rộng hơn tín dụng như là sự hỗ trợ tài chính ( Financing), người ta lại gọi là tài trợ thương mại, tài trợ ngoại thương, tài trợ xuất nhập khẩu..vv.vv. Thực ra tài trợ thương mại quốc tế ( International Trade Sponsorship) còn có ý nghĩa rộng hơn rất nhiều so với tín dụng ( Credit) và tài trợ tài chính ( Financing) cộng lại. Để có thể nêu ra một khái niệm đủ rộng về tài trợ thương mại quốc tế, có lẽ cần khảo sát đến tính tất yếu khách quan của tài trợ thương mại trong quy trình tái sản xuất hàng hoá cho xuất khẩu và nhận dạng được sự hình thành của tài trợ trong mối tương tác hữu cơ giữa hoạt động thương mại quốc tế với quy trình tái sản xuất xã hội của một quốc gia. Trước hết, thương mại là một bộ phận của quy trình tái sản xuất xã hội, là một khâu cuối cùng của quy trình tái sản xuất. Trong quá trình phát triển của phân công lao động xã hội, thương mại tách ra khỏi quy trình tái sản xuất trở thành một ngành kinh doanh riêng biệt mà ta gọi là ngành thương nghiệp do tầng lớp thương nhân thực hiện. Ngoài nguồn vốn tự có của mình, ngành thương nghiệp rất cần tới sự hỗ trợ tài chính từ các ngành sản xuất, tài chính và ngân hàng để tồn tại và phát triển, đặc biệt đối với ngành thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế. Quy trình tái sản xuất xã hội có thể diễn đạt bằng phương trình T – H ...SX...H’ – T’, trong đó H’ – T’ là khâu cuối cùng cuả quy trình tái sản xuất. Trong phân công lao động xã hội lớn lần thứ hai, H’- T’ tách ra khỏi dây chuyền của quy trình tái sản xuất hàng hoá và hoạt động như một ngành kinh doanh riêng biệt, thương mại và tầng lớp quản lý và vận hành nó ra đời, đó là ngành thương nghiệp và giới thương nhân. Trong xã hội, mọi sản phẩm sản xuất ra rơi vào tay các thương nhân, theo sau đó thị trường tiêu thụ sản phẩm hình thành. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước gọi là thị trường thương mại quốc gia, ở ngoài nước gọi là thị trường thương mại quốc tế. Phân tích quy trình tái sản xuất xã hội cho thấy vốn được tuần hoàn và chu chuyển dưới ba hình thái khác nhau: vốn sản xuất, vốn hàng hoá và vốn tiền tệ. Ba hình thái vốn đó chu chuyển từ vốn sản xuất sang vốn hàng hoá và cuối cùng là vốn tiền tệ. Quản lý và vận hành vốn sản xuất là các nhà sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp, vốn hàng hoá là các tầng lớp thương nhân và vốn tiền tệ là các tầng lớp trung gian tài chính. Ba tầng lớp xã hội này xưa kia là một thực thể xã hội thống nhất, nhưng sau ba lần phân công xã hội lớn trong lịch sử, chúng đã tách nhau ra thành ba tầng lớp xã hội hoàn toàn độc lập với nhau, nhưng phải dựa vào nhau để tồn tại và phát triển.  Trong lịch sử phát triển của quy trình tái sản xuất và do điều kiện sản xuất hoặc kinh doanh khác nhau, các chu kỳ tuần hoàn và chu chuyển các loại vốn cũng khác nhau. Trong thực tiễn, hiếm khi thấy thời điểm kết thúc tuần hoàn và chu chuyển vốn sản xuất thuộc ngành này thì đồng thời cũng là thời điểm kết thúc tuần hoàn và chu chuyển vốn hàng hoá của ngành kia để rồi có sẵn vốn tiền tệ để mua và thanh toán ngay cho ngành đó. Hay nói một cách khác, khó có thể xẩy ra trường hợp, lúc nào cũng thế, ngành sản xuất này kết thúc ở giai đoạn hàng hoá thì ngành thương mại kia sẵn có tiền mặt để mua hàng hoá đó. Do đó, việc mua bán chịu hình thành đã giải quyết mâu thuẫn này và tạo điều kiện đảm bảo cho quy trình tái sản xuất xã hội tồn tại và phát triển liên tục, không bị gián đoạn. Mua bán chịu hàng hoá giữa các nhà sản xuất và các thương nhân được gọi là tín dụng thương mại, một hình thức tài trợ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh thương mại. Sự cần thiết của tài trợ thương mại trực tiếp giữa các nhà sản xuất và các nhà thương nghiệp là do sự đòi hỏi tất yếu của sự tồn tại và phát triển của tầng lớp thương nhân hoạt động kinh doanh trên các thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn không những vượt ra khỏi ngành đó mà còn mở rộng ra trong phạm vi lãnh thổ rộng lớn của một quốc gia, thậm chí còn nhằm vào các thị trường ngoài nước xa xôi. Trong thời đại của nền sản xuất hàng hoá, sản phẩm được sản xuất ra không phải để sử dụng cho riêng mình mà chủ yếu là để bán. Sản xuất ra mà không bán được thì hậu quả tất yếu là dẫn đến phá sản. Vì vậy khâu lưu thông có ý nghĩa quyết định đến sản xuất. Thương nhân là người thực hiện giá trị của sản phẩm trong lưu thông. Tuy nhiên, tầng lớp thương nhân tự mình không sẵn có đủ vốn tiền tệ để mua toàn bộ sản phẩm được sản xuất ra trong xã hội, cho nên những nhà sản xuất phải bán chịu sản phẩm hàng hoá cho họ. Khi phân tích sự tồn tại tất yếu của tín dụng thương mại, Các Mác đã viết: “ Việc sản xuất trên quy mô lớn và nhằm các thị trường xa xôi làm cho tổng sản phẩm xã hội rơi vào tay các thương nhân; nhưng vốn của một nước không thể tăng lên gấp đôi khiến cho tầng lớp thương nhân tự nó lại có đủ khả năng mua được toàn bộ sản phẩm được sản xuất ra của toàn quốc với vốn tiền tệ riêng của nó để rồi đem bán lại” ( Các Mác: “ Tư bản” quyển thứ III, tập II, Nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội, năm 1960). Như vậy, tài trợ cho hoạt động kinh doanh thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế là một đòi hỏi tất yếu và khách quan. Hai là ,hoạt động thương mại là gì? Theo giải thích của Luật thương mại năm 2005 của nước CHXHCN Việt Nam “ hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác”. Với khái niệm đó, hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm các hoạt động kinh doanh chủ yếu sau đây: - Hoạt động mua bán hàng hoá là hoạt động kinh doanh thương mại nhằm mục đích kiếm lời, trong đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán, còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng ký kết giữa hai bên. - Hoạt động cung ứng dịch vụ là hoạt động kinh doanh thương mại nhằm mục đích kiếm lời, trong đó một bên cung ứng có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, còn bên khách hàng sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thoả thuận trong hợp đồng ký kết giữa hai bên. - Hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. Nơi tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại, đặc biệt là kinh doanh thương mại quốc tế là thị trường mà ở đó chỉ có hai loại người tham gia, đó là Người mua và Người bán, nhưng trên thế giới có đến trên 6 tỷ người đóng vai trò là Người mua và Người bán. Phàm là ở những nơi nào có hội tụ cao về nhu cầu tiêu thụ thì ở đó sẽ phát sinh cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. Người mua bao giờ cũng muốn mua được hàng hoá hoặc dịch có chất lượng tốt, giá rẻ và thích hợp với sử dụng và tiêu dùng, cho nên người bán, tức là thương nhân bán hàng, một mặt đòi hỏi các nhà sản xuất phải cải tiến mẫu mã hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, mặt khác bản thân mình cũng phải nâng cao năng suất tiêu thụ, xúc tiến thương mại có hiệu quả và hoàn thiện với chất lượng cao khâu hậu mãi.Tất cả những việc trên đòi hỏi các nhà sản xuất và các thương nhân phải có một nguồn lực tài chính đủ dùng, kịp thời và khai thác có hiệu quả, nếu chờ đợi từ việc tích luỹ vốn tự thân thì không biết bao giờ mới có đủ vốn để thực hiện, nhưng nếu các nhà sản xuất và các thương nhân được tài trợ vốn từ bên ngoài thì họ thực hiện các việc nói trên dễ như trở bàn tay. Ba là, thương mại quốc tế chứa đựng nhiều điều khác biệt so với thương mại quốc gia. Để dành được lợi trong tiêu thụ sản phẩm trên thị trường quốc tế, thương mại mỗi nước phải khai thác triệt để các sự khác biệt đó. Hiệu quả khai thác cao hay thấp một phần không nhỏ phụ thuộc vào sự tài trợ từ các trung gian tài chính và chính phủ. Có thể điểm ra những khác biệt lớn: - Cơ hội buôn bán trong thương mại quốc tế không bị bó hẹp trong biên giới quốc gia chật hẹp mà được mở rộng đặc biệt là theo chiều ngang. Ta lấy ví dụ điển hình về thương mại Mỹ và Nhật để chứng minh. Với khả năng của mình, nước Mỹ có thể sản xuất ra mọi sản phẩm thoả mãn nhu cầu nội địa, nhưng nhờ có thương mại quốc tế mà người Mỹ thích sử dụng ô tô Nhật hơn là sản xuất trong nước, bởi vì ô tô Nhật có giá rẻ, tiện dụng và tiêu phí ít nhiên liệu, có lẽ vì thế mà trong cán cân ngoại thương, Mỹ đã nhập siêu ô tô từ Nhật Bản. Nhờ vào thương mại quốc tế mà cơ hội kinh doanh xuất nhập khẩu ô tô giữa Mỹ và Nhật hình thành, phát triển và mở rộng liên tục cho đến ngày nay. Cơ hội thương mại càng mở rộng bao nhiêu thì cạnh tranh để dành giật lấy thị trường càng mãnh liệt bấy nhiêu. Để dành được thế thượng phong trong cạnh tranh, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vực lưu thông đã khai thác triệt để đến sự tài trợ trực tiếp hay gián tiếp từ các trung gian tài chính và Chính phủ. Thực tế cho thấy trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Châu Âu về ngành sản xuất máy bay, vai trò của các trung gian tài chính và Chính phủ quan trọng đến mức nào. Về sản xuất máy bay phản lực dân dụng, hãng máy bay Boeing của Mỹ chiếm ưu thế trong cạnh tranh về độ an toàn, tin cậy cao và giá thành phải chăng đã đưa Mỹ lên nước xuất khẩu máy bay hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy đối thủ cạnh tranh thực sự duy nhất hiện nay của Boeing lại là hãng Airbus, một hãng sản xuất máy bay dân dụng phản lực tồn tại và phát triển nhanh là nhờ vào sự tài trợ rất lớn của chính phủ nhiều nước Châu Âu. - Rủi ro trong thương mại quốc tế có độ tiềm ẩn rất sâu và ảnh hưởng mạnh hơn so với rủi ro trong thương mại quốc gia. Chi phí phòng ngừa, giải quyết và khắc phục rủi ro trong thương mại quốc tế đòi hỏi rất lớn. Thực tế đã minh chứng rằng, ngoài các nguồn tài trợ cho chi phí phòng ngừa rủi ro nội sinh, đòi hỏi những nguồn tài trợ tài chính ngoại sinh cho lĩnh vực này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế là nhằm vào các thị trường xa xôi nằm ngoài biên giới quốc gia. Điều kiện sản xuất, thị hiếu tiêu dùng, môi trường và khí hậu cho đến luật lệ, phong tục tập quán, chế độ chính trị và xã hội .....đều rất khác biệt so với thị trường trong nước. Điều này càng làm rủi ro bị tích tụ nhiều hơn và một khi bị bộc phát, hậu quả thật khó lường. Có thể nói thương mại thế giới là nơi giao thoa về chủ quyền thương mại của các quốc gia khác nhau. Vì các lợi ích của quốc gia mình, các nhà nước đã áp dụng các chính sách và biện pháp khác nhau để điều chỉnh đến dòng lưu thông hàng hoá và tiền tệ làm cho thị trường thế giới biến dạng không đúng bản chất vốn có của nó. Nhiều khi hàng hoá không còn chạy theo quy luật từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, từ nơi giá thấp đến nơi giá cao mà chạy ngược lại hay bị ngăn lại bởi các chính sách và biện pháp bảo hộ mậu dịch như áp dụng cơ chế đa tỷ giá, thuế xuất nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch quota, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vv..vv. Hiệu quả của các chính sách và biện pháp đó được coi như là một sự hỗ trợ tài chính “ vô tiền , khoáng hậu” cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế. Bốn là, sản phẩm đưa vào lưu thông là kết quả của quy trình sản xuất, do vậy muốn có sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, hợp với thị hiếu tiêu dùng của xã hội và có khả năng cạnh tranh cao thì phải “đầu tư tức thì” cho một số hoặc tất cả các công đoạn của quy trình tái sản xuất từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường. Khả năng tích luỹ tái sản xuất mở rộng của từng doanh nghiệp luôn luôn là giới hạn chặn trên của nhu cầu “đầu tư tức thì” của doanh nghiệp đó. Chỉ có dựa vào tài trợ ngoại sinh thì giới hạn chặn trên mới bị phá bỏ. Có nhiều cách phân chia công đoạn của một quy trình tái sản xuất, nhưng nhìn chung đối với tất cả các quy trình tái sản xuất mọi sản phẩm, mọi ngành và thậm chí đối với mọi quốc gia, quy trình tái sản xuất có thể chia làm ba công đoạn: - T – H là công đoạn tiền sản xuất. Ở công đoạn này nhà sản xuất bỏ vốn ra mua sắm máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và thuê công nhân. - SX là công đoạn sản xuất ra sản phẩm. Ở công đoạn này thể hiện tài nghệ của việc kết hợp “ lao động chết – máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu” với “ lao động sống - người lao động”. Công đoạn này sáng tạo ra giá trị mới phải lớn hơn giá trị ở công đoàn tiền sản xuất đầu vào. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp sản xuất khác trong nước hoặc nước ngoài, doanh nghiệp phải đạt được tính trội trong công nghệ, quản lý sản xuất và mẫu mã sản phẩm, mà nhờ đó giá thành hạ, hàng bán được và dễ tiêu thụ trên thị trường. - H’ – T’ là công đoạn đưa sản phẩm vào thị trường để bán, ta gọi là công đoạn tiêu thụ hàng hoá. Sản phẩm sản xuất ra là để bán. Năng suất tiêu thụ nhanh hay chậm một mặt, phần lớn là phụ thuộc vào lượng giá trị mới được tạo ra trên một đơn vị sản phẩm có lớn hơn lượng giá trị xã hội mới trung bình được tạo ra trên một đơn vị sản phẩm trong công đoạn sản xuất của ngành cùng loại hay không, nhưng mặt khác không kém phần quan trọng là phụ thuộc vào năng suất tiêu thụ sản phẩm ở công đoạn lưu thông sản phẩm cùng loại có cao hơn hay không. Ngoài nguồn vốn nội sinh, nguồn tài trợ ngoại sinh có ý nghĩa quan trọng thoả mãn yêu cầu “ đầu tư tức thì” để đẩy nhanh năng suất tiêu thụ sản phẩm trong công đoạn lưu thông này. Qua khảo sát một quy trình tái sản xuất hàng xuất khẩu, ta nhận thấy cả ba công đoạn của quy trình tái sản xuất đều đòi hỏi tài trợ tài chính. Tuy nhiên, phụ thuộc vào nhu cầu tài trợ hoặc phụ thuộc vào loại hình kinh doanh thương mại mà nhu cầu tài trợ có thể chỉ là một công đoạn hoặc cũng có thể là tất cả các công đoạn: Cho vay ngắn và trung hạn Cho vay xuất khẩu Cho vay trung hạn và dài hạn T-H SX T’-H’ Cho vay vốn lưu động chi phí sản xuất Cho vay thu mua hàng XK Qua phân tích trên, có thể đưa ra một khái niệm về tài trợ thương mại quốc tế như sau: “ Tài trợ thương mại quốc tế là một hiện tượng kinh tế khách quan, gồm tập hợp tổng thể các chính sách, biện pháp và hình thức hỗ trợ tài chính trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế trong một hoặc một số hay tất cả các công đoạn của quy trình tái sản xuất từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường thế giới nhằm mục đích sinh lợi”. Khi nghiên cứu khái niệm tài trợ thương mại quốc tế nêu trên, cần chú ý những đặc điểm sau đây: -Tài trợ thương mại quốc tế là một khái niệm rất rộng, nó không chỉ đề cập đến việc sử dụng các hình thức tài trợ hữu hình như cấp vốn ( Financing), tín dụng( Credit) hoặc cho vay ( Loan) để bổ sung trực tiếp nguồn lực tài chính, mà còn thông qua việc sử dụng các chính sách, biện pháp kinh tế hoặc các hình thức tài trợ vô hình khác nhằm tạo ra các điều kiện tài chính và cơ hội kinh doan có lợi cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế nhằm mục đính sinh lợi. - Cần phân biệt tài trợ thương mại và tài trợ phi thương mại. Tài trợ thương mại là loại hình tài trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lợi. Còn tài trợ phi thương mại là loại hình tài trợ tài chính và hoặc phi tài chính cho các doanh nghiệp, tổ chức và các đơn vị kinh tế, xã hội hoạt động trong nền kinh tế quốc dân không vì mục đích lợi nhuận. - Mục đích của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế là nhằm mục đích sinh lợi. Nội hàm của mục đích sinh lợi rộng hơn mục đích sinh lời. Có những hoạt động tài trợ thương mại chỉ sinh ra lợi, còn có sinh ra lời hay không còn phụ thuộc vào số lượng , chất lượng và khả năng vận dụng sự tài trợ đó vào sản xuất kinh doanh có thu được lợi nhuận hay không. Dưới đây có thể dẫn ra một vài ví dụ: Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Trung quốc không chịu định giá lại tỷ giá NDT và USD, tiếp tục duy trì giá rẻ của NDT so với USD, tức là thực hiện chính sách “phá giá biến tướng” đồng NDT so với USD nhằm tạo ra “điều kiện thuận lợi” cho việc tìm kiếm lợi nhuận ngoại ngạch thông qua xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Chính sách “ phá giá biến tướng” này chỉ đạt được mục đích “ sinh lợi”cho ngành xuất khẩu, còn không có lời gì đối với ngành nhập khẩu, trừ khi nước phá giá xuất siêu trong dài hạn. Trung quốc thực hiện được chính sách này là vì Trung quốc trong dài hạn đã xuất siêu hàng hoá và dịch vụ sang Hoa Kỳ. Chính sách miễn và giảm thuế xuất khẩu là một loại hình tài trợ gián tiếp, thông qua việc ban hành và thực hiện chính sách đã tạo ra những điều kiện tài chính thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu để tăng thu lợi nhuận. Hay nói một cách khác, chính sách miễn và giảm thuế xuất khẩu chỉ tạo ra điều kiện và cơ hội để sinh lợi, còn các doanh nhiệp xuất khẩu có sinh được lời hay không còn phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của họ. - Tài trợ thương mại quốc tế có thể tài trợ cho tất cả các công đoạn của quá trình tái sản xuất, nhưng cũng có thể tài trợ cho một hoặc một số công đoạn, cái đó còn tuỳ thuộc vào quy mô giá trị của sản phẩm lớn hay bé, tính chất kinh doanh hoặc yêu cầu tài trợ đối với doanh nghiệp hoạt động trong thương mại quốc tế quyết định. Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu..vv..thường chỉ yêu cầu tài trợ một công đoạn của quy trình tái sản xuất, còn ngược lại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đòi hỏi vốn lớn thì lại yêu cầu tài trợ một số hoặc tất cả các công đoạn của quy trình tái sản xuất từ đầu tư đến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. - Tài trợ thương mại quốc tế là một loại hình kinh tế, cho nên bao giờ cũng là vận hành hai chiều : nhận tài trợ từ bên ngoài và tài trợ cho bên ngoài, hiếm khi thấy chỉ nhận mà không cho, vì điều đó trái với quy luật vạn vật hấp dẫn trong tự nhiên. II. PHÂN LOẠI TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. Dựa vào các đặc điểm của tài trợ thương mại và nhằm tránh trùng lắp trong phân loại người ta đưa ra các căn cứ chủ yếu để phân loại như sau: 1- Căn vào người cung ứng tài trợ là ai, có thể chia ra tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ, của Ngân hàng Trung ương, của các Trung gian tài chính mà chủ yếu là của các Ngân hàng, của các doanh nghiệp. 1.1- Tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ. - Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện việc quản lý, điều hành, giám sát mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội của đất nước. Vì vậy, các chủ trương, đường lối, kế hoạch và yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước là do Chính phủ định ra, trong đó có hoạt động thương mại quốc tế. - Chính phủ là người đề ra các chính sách tài chính và tín dụng nhằm hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực kinh tế của xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế. - Chính phủ là người tập trung trong tay các nguồn tài chính khổng lồ từ nguồn thu của ngân sách, từ các nguồn tài trợ từ các nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn thu nhập khác của Chính phủ ở nước ngoài. Với vị thế này, Chính phủ trở thành “ Người tài trợ cuối cùng” của nền kinh tế quốc dân. - Đặc trưng của tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ là tài trợ gián tiếp thông qua các tổ chức như Ngân hàng Trung ương, các trung gian tài chính, kho bạc, các tổ chức tài chính của Chính phủ. Công cụ tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp của Chính phủ là các chính sách và biện pháp kinh tế và tài chính như chính sách chiết khấu, chính sách tỷ giá, chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ tài chính như kích cầu, miễn và giảm thuế và lệ phí, thưởng xuất khẩu, chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu v.vv. 1.2- Tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Trung ương. - Ngân hàng trung ương là một định chế tài chính cao nhất và lớn nhất của một quốc gia, là đầu não của hệ thống ngân hàng mỗi nước, là “ ngân hàng của các ngân hàng” thay mặt cho Chính phủ thực hiện các chính sách tài chính và tín dụng và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ, là “ Người cho vay cuối cùng” có vai trò như là “ bà đỡ” của nền kinh tế quốc dân và là cơ quan phát hành giấy bạc của đất nước. Dựa vào các vai trò nói trên của mình, Ngân hàng trung ương đã huy động và tập trung vào trong tay mình các nguồn lực tài chính khổng lồ để tái tài trợ cho nền kinh tế quốc dân, trong đó dành một nguồn lực tài chính đáng kể để tài trợ cho hoạt động thương mại quốc tế. Những nguồn lực tài chính lớn được huy động và tập trung vào tay Ngân hàng trung ương thường bao gồm: + Nguồn vốn tài chính từ ngân sách quốc gia; + Các nguồn vay nợ, viện trợ của các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế, của các chính phủ nước ngoài; + Các nguồn vốn được huy động và tập trung vào các loại quỹ của Nhà nước, như quỹ dự trữ bắt buộc của các trung gian tài chính, quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia, các loại quỹ dự phòng tập trung, quỹ bình ổn giá tập trung, quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ hỗ trợ đầu tư và phát triển..vv. - Đặc trưng tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng trung ương là tài trợ vừa trực tiếp vừa gián tiếp, nhưng phần lớn là tài trợ gián tiếp. Thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, các trung gian tài chính khác, Ngân hàng trung ương tài trợ cho thương mại quốc tế bằng các hình thức cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu, bảo lãnh nhà nước hoặc bằng cách chỉ đạo thực hiện các chính sách tài chính và tín dụng của Chính phủ nhằm tạo ra các điều kiện tài chính và cơ hội kinh doanh có lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế như chính sách tỷ giá, chính sách chiết khấu, chính sách lãi suất, chính sách cung kết hối, chính sách phá giá hay nâng giá tiền tệ..vv. 1.3- Tài trợ thương mại quốc tế của các trung gian tài chính. - Đứng ở giác độ huy động vốn ngắn hạn và không kỳ hạn từ nền kinh tế quốc dân, các trung gian tài chính có thể được chia thành hai loại tổ chức khác nhau: tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác. Trong tổng vốn huy động và tập trung vào trong tay các trung gian tài chính, nguồn vốn ngắn hạn và không kỳ hạn chiếm phần lớn, cho nên khi đề cập đến người tài trợ cho thương mại quốc tế người ta thường chỉ đề cập đến tổ chức tín dụng, mà chủ yếu là ngân hàng. Ngoài ý nghĩa nguồn vốn ngắn hạn và không kỳ hạn có tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và tập trung để tài trợ thương mại, còn cho thấy đây là nguồn vốn năng động và nhậy cảm trong nền kinh tế quốc dân. Thực tế cho thấy, nếu kinh tế phát triển thì nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi hình thành từ khấu quỹ khấu hao tài sản cố định, quỹ tiền lương và các loại quỹ tích luỹ tái sản xuất mở rộng, quỹ dự phòng, quỹ thưởng, quỹ bảo hiểm xã hội vv, đều tăng lên , ngược lại thì giảm xuống. Chính vì lẽ đó, người ta coi thực trạng kinh doanh của các tổ chức tín dụng như là “ chiếc phong vũ biểu” của nền kinh tế. - Các tổ chức tín dụng thường gồm có : Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng phát triển, các Công ty Factoring, Công ty Forfaiting, các Ngân hàng chấp nhận ( accepting houses), các Công ty cho thuê tài chính, Ngân hàng nhà, Hợp tác xã tín dụng .vv... Các tổ chức trung gian tài chính khác thường gồm có: Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, Công ty chứng khoán, Nhà cầm đồ, Quỹ đầu tư ..vvv. Tổ chức tín dụng chiếm đa số tuyệt đối trong các trung gian tài chính của một quốc gia. Tại các nước kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Đức.., các ngân hàng thương mại chiến tỷ trọng tới gần 70% các tổ chức trung gian tài chính, còn ở Việt Nam tỷ trọng này có thể lên tới 90%. Điều đó chứng tỏ rằng, ngân hàng thương mại sẽ là người tài trợ chủ yếu cho hoạt động thương mại quốc tế. - Đặc trưng của tài trợ thương mại quốc tế của các tổ chức tín dụng là tài trợ trực tiếp từ người tài trợ đến người nhận tài trợ, không phải thông qua các tổ chức trung gian. Nhờ vào đặc trưng này mà hình thức tài trợ này có những khác biệt so với hình thức tài trợ gián tiếp. Khác biệt thứ nhất dễ nhận thấy là nhu cầu tài trợ hình thành thực sự từ yêu cầu duy trì, phát triển và mở rộng các hoạt động thương mại quốc tế. Nhu cầu này khó có thể bị các tầng lớp trung gian thổi phồng hay bóp méo. Khác biệt thứ hai là chi phí xin và nhận tài trợ rẻ hơn nhiều nếu so với tài trợ phải thông qua trung gian. Ví dụ để tiếp nhận một khoản tín dụng phải thông qua tổ chức trung gian thường phải trả cho họ ngoài hoa hồng môi giới tín dụng còn phải trả thêm cho họ hoa hồng môi giới thương mại. Theo thông lệ, người môi giới tín dụng thường đề ra các điều kiện sử dụng tín dụng đối với người đi vay, trong các điều kiện đó, người đi vay phải dùng tiền vay nhập khẩu hàng theo danh sách người cung cấp do người môi giới tín dụng chỉ định, do đó phải trả thêm cho người môi giới hoa hồng thương mại. Khác biệt thứ ba là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong_1_chuong_.doc