Đề tài : Tôn Thất Thuyết và nỗi bi kịch của ông ta

Một nhân vật lịch sử mà bài vè Thất Thủ Kinh Đô đã dựng lại hình ảnh khá trung thực là Tôn Thất Thuyết. Ở đây, tác giả bài vè đã dành cho ông nhiều tình cảm đặc biệt. Không riêng gì Tôn Thất Thuyết toàn gia của ông cũng được tác giả bài vè mô tả là một gia đình trung nghĩa. Từ hai đấng thân sinh Tôn Thất Thuyết đến cả vơ, con ông. Cậu hai ( con Tôn Thất Thuyết ) nghe nói đến nạn nước là “nồng gan”.

Nguyện xin chiêu mộ một ngàn dân điêu.

Thân phụ Tôn Thất Thuyết được gọi là Quan Cụ trong bài vè ngay từ đầu tỏ ra là người mưu trí, giúp con những ý kiến hay trong việc đối phó với cánh Hiệp Hòa. Là một người yêu nước, khi nghe con nói đến chuyện đánh Mang Cá, ông cụ sa nước mắt :

Cha nay yếu ớt tuổi già

Không thì cha đi một đạo vậy mà với quân

Trận này mà chẳng giao tranh

Một mai thái bình cự chiến làm chi?

Bà mẹ Tôn Thất Thuyết được gọi là Lão Bà cũng gần được như chồng. Theo con nằm rừng, lội suối, lúc sắp chết bà cụ vẫn còn chỉ trích bọn Trương Văn Để, Đình Tử Lượng phản lòng lúc nguy, thóa mạ chúng.

 

doc53 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài : Tôn Thất Thuyết và nỗi bi kịch của ông ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đó đã khiến ông luôn phải chịu nhiều trắc trở. Đối với trong triều đình, ông luôn tìm cách xây dựng phái chủ chiến, ông luôn tìm cách gạt bỏ những kẻ có tư tưởng chủ hòa. Việc này đã tạo nên nhiều sự kiện phế vua này lập vua khác đã khiến ông trở thành bất trung trong mắt nhiều người. Việc lập vua Hàm Nghi lên ngôi cũng là vì lòng yêu nước của ông. Chính vì đó mà trong triều đình không ít kẻ ghét ông và luôn tìm cách gạt bỏ ông. Kể từ khi vua Hàm Nghi lên ngôi, đã giúp ông càng có thêm quyết tâm trong ý chí chống Pháp. Vì vậy mà càng ngày ông càng đối đầu hẳn với thực dân Pháp. Càng ngày thực dân Pháp càng thấy rõ Tôn Thất Thuyết là trở ngại lớn nhất cho việc thực hiện âm mưu thôn tính Việt Nam của chúng, nên tìm mọi cách để gạt bỏ ông ra khỏi triều đình, hơn thế nửa, lực lượng của thực dân Pháp còn tìm cách trong một vài trường hợp cần thiết sẽ bắt cóc và thủ tiêu Tôn Thất Thuyết. Sau cuộc tấn công thực dân Pháp trong đêm 4 tháng 7 năm 1885 thất bại, Tôn Thất Thuyết đã cùng vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành để phát động lên phong trào chống Pháp cứu nước. Thực dân Pháp và tay sai đã điên cuồng phản ứng lại, ra sức đẩy mạnh việc săn lung, khủng bố những người yêu nước. Triều đình Đồng Khánh mới được đặt lên ngôi sau sự biến kinh thành đã ra dụ định cách thưởng cho việc rước giá vua Hàm Nghi và bắt nghịch Thuyết yết cáo khắp nơi, từ Quảng Trị về phía Bắc…Ai hay bày kế trực tiếp đưa xe vua ra giao cho quân rước về thưởng cho hàm chánh nhị phẩm, tấn phong tước Nam. Bắt sống được Tôn Thất Thuyết thưởng 1000 lạng bạc, chém được thưởng 800 lạng [6,152]. Sau đó chúng lại lồng lộn đẩy mạnh việc truy lùng, phóng hết đạo quân này đến đạo quân khác đi sâu vào miền vùng núi Hà Tĩnh – Quảng Bình hòng bắt cóc vua Hàm Nghi và tiểu triều đình do ông và Tôn Thất Thuyết đứng đầu. Khi ông cố gắng vượt biên giới để tìm cách cứu nước bằng cách cầu viện nhà Thanh cũng không phải dễ dàng.Suốt cả năm trời trèo đèo lội suối liên tục, nhiễm nhiều lam chướng từ khi rời khỏi kinh thành Huế nên ông Thuyết mắc bệnh khá nặng, phải lưu lại vùng này một thời gian khá dài để dưỡng bệnh. Trong lúc ông luôn một lòng vì nước, vì dân thì những thế lực phản bội lại đất nước lại tìm mọi cách để buộc ông phải từ bỏ con đường chống Pháp. Khi ông ở Lai Châu, vua Đồng Khánh đã ra một thông cáo kể tội “Thuyết và Soạn” vào ngày 2 tháng 7 năm 1886. Đến ngày 12 tháng 7 năm Bính Tuất (11/8/1886), Đồng Khánh lại ra một đạo dụ khác tuyên bố sẽ tha tội cho Tôn Thất Thuyết những việc làm đã qua nếu ông chịu trở về với triều đình, Tôn Thất Thuyết không hề lung lạc tinh thần mà vẫn quan tâm thay đuổi sự nghiệp chống Pháp 2.2.2 Chặng đường lưu vong ở Trung Quốc Khi tìm đường sang Trung Hoa, Tôn Thất Thuyết vẫn luôn nuôi hi vọng là sẽ trở về lại trong nước để cùng quân và dân tiếp tục kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nó được thể hiện rõ nét trong bài thơ Tôn Thất Thuyết gửi Cầm Bá Thước từ hải ngoại : “...Bách tính cần vương nhân tự chấn, Nhất ngu báo quốc khách do hành. Thử du nhược đắc thiên tâm trợ, Quy khứ Nam xa triệt háo trình.” [6,31] Hay trong bài thơ “Tự thuật chính mình”, Tôn Thất Thuyết thể hiện tấm lòng yêu nước rất cảm động : “Y hy bắc địa du hồng nhạn, Phản phất nam phong trợ mã ngưu. Báo quốc đan tâm hà nhạc tại, Gian nan tương kiến mãn tương thù”. [6,31] Thế nhưng dự tính tốt đẹp đó không thực hiện được, Tôn Thất Thuyết phải ở lại Trung Hoa cho đến mãn đời và phải chịu nhiều miệng tiếng rất oan nghiệt. Ông đã bị chính quyền Mãn Thanh quản thúc một cách chặt chẽ nhưng trong thời gian bị quản thúc thì ông vẫn tìm mọi cách để liên lạc với các tướng lĩnh trong nước và tìm cách vận chuyển vũ khí về nước. Tất cả mọi tướng lĩnh trong nước đều xem ông là vị lãnh tụ tối cao của phong trào chống Pháp ở Việt Nam. Từ năm 1896 ông bị quản thúc khắt khe hơn, bị cắt đứt mọi sợi dây liên lạc với các tướng lĩnh trong nước và cả ở Trung Hoa, hoạt động chống Pháp của ông tới đây xem như chấm dứt[6,36]. Phẫn chí, tuyệt vọng, ông dùng thuốc phiện để khuây khỏa nhưng trong tiềm thức của ông luôn ám ảnh mối hận vong quốc. Ông cất một cái chòi canh để núp mưa, tránh nắng trên một ngọn đồi ở Long Châu. Suốt ngày ông hết khóc lại cười, hết cười lại giận,quát tháo chửi rủa ầm ỉ, om sòm. Có khi giữa đêm vắng canh trường, ông không ngủ, ngồi khoanh tay ủ rủ trong phòng tối dày đặc chiếc… Thỉnh thoảng ông lại khóc nỉ non, lúc lại cười khanh khách, có khi la hét hãi hùng. Ngày hai bữa cơm rau[21,97]. Quan tâm chống Pháp và nỗi buồn mất nước cứ mãi đeo đẳng Tôn Thất Thuyết trong những ngày tàn bất lực, ông thường múa gươm chém chan chát vào những tảng đá trong khu an trí để thỏa lòng căm phẫn, trút hết mối hờn căm hận vào vật vô tri vô giác tượng trưng cho kẻ thù xâm lược cướp nước. Dân chúng trong vùng không hiểu được tâm tư của ông, chỉ coi ông như người mất trí, không thấy ông phá phách, quấy rầy, phiền lụy đến ai, chỉ thấy ông chém đá suốt ngày nên những người chung quanh gọi ông là “Tả xẹt lũ” có nghĩa là “Ông già chém đá”. Ông mất tại Thiều Châu vào ngày 22 tháng 9 năm 1913, thọ 74 tuổi. Mặc dù dự định ra đi cầu cứu rồi trở về lãnh đạo phong trào kháng Pháp, nhưng chuyến đi đã khiến Tôn Thất Thuyết phải vĩnh viễn lưu vong nơi hải ngoại một cách bất đắc dĩ. “Nước tàu không cứu ta và Tôn Thất Thuyết gần như bị giữ lại ở bên Tàu, không về được nữa, dù có ý muốn về” [6,38]. Việc sang Trung Hoa cầu viện là hạn chế khó tránh khỏi của Tôn Thất Thuyết, bởi mối dây liên hệ truyền đời của tập đoàn phong kiến Việt Nam với tập đoàn phong kiến Trung Hoa luôn chi phối. Dù không còn đóng góp gì cho dân tộc, song tấm lòng vì nước và mối hờn vong quốc vẫn cháy rực trong người ông. 2.2.3 Bi kịch gia đình ông Suốt cuộc đời hết lòng vì sự nghiệp giải phóng đất nước, biết bao mất mát đau thương dồn dập đổ lên đầu vị lãnh tụ khởi xướng phong trào kháng chiến. Những đóng góp của gia đình ông đối với Tổ quốc thật vô cùng vĩ đại. Cùng với thất bại của Tôn Thất Thuyết, cha ông, Tôn Thất Đính cũng bị tù đày, mẹ và vợ cũng bỏ mình nơi rừng núi, em trai (Tôn Thất Hàm và Tôn Thất Lệ) con trai (Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Thiệp ) hy sinh, em rể cũng có tinh thần chống Pháp tài sản tịch biên. Người cha già 70 tuổi là Tôn Thất Đính bị bắt tại Quảng Bình vào tháng 7 năm 1885 lúc đang tìm đường di theo vua Hàm Nghi. De Cuorcy ra lệnh đưa ông vào Gia Định đến tháng 9 năm 1885, Pháp đẩy cả ông Đính và Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Văn Trường xuống Tàu đi Côn Đảo. Về sau ông được Pháp trả về Huế, sống những ngày còn lại tại chùa Phổ Quang, gần chợ Bến Ngự. Ông mất ngày 28 tháng 10 năm Quý Tỵ ( tức là 5/12/1893) [6,201]. Bà mẹ ông là Văn Thị Thu theo hộ giá vua Hàm Nghi đến cùng, không chịu nổi lam khí chương khí đã chết tại Mường Bò ( Hà Tĩnh) vào ngày 19 tháng 9 năm 1887. Bà vợ là Lê Thị Thành cũng một dạ theo chồng phò vua, bất chấp khó khăn gian khổ và chịu chết tại núi rừng Hà Tĩnh ngày 26 tháng 9 năm 1885. Em ruột là tham biện sơn phòng Tôn Thất Lệ đã cầm đầu cánh quân đánh vào Tòa Khâm đêm 5 tháng 7 năm 1885, sau đó hộ giá vua Hàm Nghi xuất bôn và hy sinh anh dũng trong trận đánh ở Mai Lãnh- Quảng Trị để bảo vệ nhà vua chạy thoát tháng 7 năm 1885. Một người em khác là tri huyện Nông Cống Tôn Thất Hàm tích cực tham gia phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa, khi bị bắt đưa vào Đà Nẵng đã tuyệt thực mà chết (11/1892). Người con trẻ Tôn Thất Thiệp cùng tuổi với vua Hàm Nghi, đã bao lần vào sinh ra tử để bảo vệ ngọn cờ của cuộc kháng chiến, cuối cùng đã hy sinh thân mình trước mặt nhà vua đêm 1/11/1888 tại núi rừng Tuyên Hóa, Quảng Bình. Con trai trưởng là Tôn Thất Đàm, khâm sai tán lý quân sự đại thần, trụ cột của “triều đình Hàm Nghi” kháng chiến, đã chiến đấu anh dũng và khi hay tin vua đã bị giặc Pháp bắt đã tự thắt cổ chết giữa ngàn Hà tĩnh vào 15/11/1888. Cha vợ của Tôn Thất Thuyết là Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh của nghĩa quân Bãi Sậy, chiến đấu chống giặc đến cùng, và khi thất thế phải chạy sang Tàu, vẫn tiếp tục cùng ông hoạt động. Con rể là hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền cũng tham gia Cách Mạng, là đồng chí của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Ông cũng là người duy nhất trong gia tộc tiễn đưa Tôn Thất Thuyết về nơi an nghi cuối cùng. Ngoài ra còn có những người con khác của Tôn Thất Thuyết như Tôn Thất Hoàng bị bắt cùng Khóa Bảo ở Cam Lộ (Quảng Trị) và bị đày lên Lao Bảo cho đến chết. Tôn Thất Trọng thì về sau hưởng ứng phong trào Đông Du rồi mất ở nước ngoài. Tất cả những người thân của Tôn Thất Thuyết đều đi theo con dường vì nước mà ông đã chọn. Điều đó khiến gia đình ông trở thành mẫu mực mà mỗi người cần noi theo trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Gia đình Tôn Thất Thuyết xứng đáng với bốn chữ mà người đời xưng tặng “ toàn gia yêu nước”[6,154]. 2.3. SỰ NHÌN NHẬN CỦA NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI ĐỐI VỚI ÔNG 2.3.1. Quan điểm đánh giá về ông Cuộc đời của Tôn Thất Thuyết quả thực đã vì nước quên mình, xã thân vì nước, hy sinh tất cả để mưu cầu giành độc lập cho dân tộc. Thế nhưng từ những góc độ chủ quan, phiến diện, hẹp hòi và thiếu sự đồng cảm, người ta thường có những đánh giá không xác đáng vế công lao to lớn của ông trong lịch sử dân tộc. Những người mang nặng đạo lý phong kiến một cách mù quáng như Nguyễn Thị Nhược thì xem việc bỏ Dục Đức, phế Hiệp Hòa, lập Kiến Phúc, tôn Hàm Nghi của Tôn Thất Thuyết là hành động của kẻ “quên lời sách xưa”, vì thân chẳng giữ đạo trung, bạo tàn, đa nghi, quyền thần sâu hiểm…[17,20-35]. Đối với những người một thời từng cộng tác với ngoại bang như Trần Trọng Kim thì xem thái độ nói chuyện tránh cuộc diện kiến với De Courcy ở tòa khâm sứ của Tôn Thất Thuyết là nhát gan. Trần Trọng Kim cũng đã từng viết: “ Tôn Thất Thuyết là người tính nóng nảy, dữ dội ai cũng khiếp sợ. Nhưng tài năng thì kém mà lại hay nhát gan, cho nên đa nghi lại hay chém giết” [6,312]. Và đánh giá về tấn công quân Pháp sáng 5/7/1885 ở kinh thành huế là cuộc làm “loạn”. Những người có tinh thần dân tộc , nhưng cả tin vào những giai thoại thiếu sự xét đoán, kiểm chứng tư liệu như Phan Trần Chúc thì xem Tôn Thất Thuyết là người độc đoán, hiếu sát, tàn bạo gần như mất nhân tính. Còn đối với thực dân Pháp thì xếp ông vào loại thù địch, ương ngạnh, kém thức thời; song đau khổ nhất là việc xem việc sang Trung Quốc cầu viện của ông như là một hành động đào ngủ [6,140]. Còn đối với những nhà nghiên cứu lịch sử sau 1954, phần lớn đều đánh giá cao nhân cách của Tôn Thất Thuyết, trân trọng tấm lòng yêu nước nhiệt thành của ông. Song vẫn chê trách ông không biết dựa vào dân trong việc tấn công quân Pháp ở Huế ngày 5 tháng 7 năm 1885, chỉ trích sai lầm của ông về ảo tưởng cầu viện nhà Thanh chống Pháp, và xem hành động đàn áp khởi nghĩa nông dân trong khoảng 10 năm trước khi về Huế là lỗi lầm khá nghiêm trọng. Cho đến ngày nay, ở Huế vẫn còn truyền tụng những câu ca dao về Tôn Thất Thuyết như sau : “ Nước Nam có 4 anh hùng Tường gian, Viêm láo, Khiêm khùng, Thuyết ngu”. Hoặc những câu thơ : “ An Nam vận nước gặp tai ương Mấy đứa gian trung kết loạn trường Cái mặt bè bè Tôn Thất Thuyết Con ngươi trắng dã Nguyễn Văn Tường”. Những lời chỉ trích trên luôn gắn với tên tuổi Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, bởi vì thực tế trước ngày Hàm Nghi xuất bôn, cả 2 ông ấy có sự gắn kết mật thiết việc nước. Song Nguyễn Văn Tường đã được lịch sử kiểm chứng còn Tôn Thất Thuyết đã bị xuyên tạc bởi giọng lưỡi của những phần tử cam tâm làm nô lệ, không có tinh thần bảo vệ và giành lại nền độ lập cho ta ,dân tộc. Cái gọi là “quyền thần” “bạo tàn” mà người ta gán ghép cho Tôn Thất Thuyết thực chất là hành vi xuất phát từ động cơ vì nước , vì dân của ông. Một Dục Đức bất tài, hiếu dâm lại thích quan hệ với người của Pháp. Một Hiệp Hòa chủ trương thỏa hiệp với giặc, muốn cắt bỏ quyền lực của phái chủ chiến. Một Trần Tiễn Thành chỉ biết nói đến chữ “hòa”, chữ bại và muốn dẹp những gì chống lại Pháp, một Tuy Lí Vương Miên Trinh thích chuyện cấu kết với kẻ thù, một Gia Hưng Quận Vương Hồng Hưu thích lập ngai vàng dựa vào bàn tay của địch.Tất cả những người đó đều đi ngược lại với ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc, nhưng lại có thế lực lớn trong triều và được người Pháp hậu thuẫn. Nếu Tôn Thất Thuyết ra tay thiếu cương quyết thì phái chủ chiến trong triều chắc chắn sẽ lâm vào thế nguy và triều đình Huế có thể đã nằm gọn trong tay của Pháp từ sau ngày Tự Đức mất. Hơn nữa, con người của Tôn Thất Thuyết luôn luôn lấy Tổ Quốc làm trọng, xem Tổ Quốc còn lớn hơn cả cái nghĩa quan thần, nên hành động của ông cần đáng được người đời sau khen ngợi. Rõ ràng con người của Tôn Thất Thuyết vốn xem chử “nước” là trên hết cho nên trách cứ những hành động vì nước của ông chỉ có loại người thiếu tinh thần ái quốc mà thôi. Chỉ vì lẽ đó, người Huế đương thời đã ca ngợi : “Nước ta quan Tướng anh hùng, Gian đồ phỉ lệ giết cùng chẳng tha”.[14,66] Đối với các cuộc đàn áp các cuộc nổi dậy chống lại triều Nguyễn, quả thật Tôn Thất Thuyết là người tham gia tích cực và là “hung thần” của những nghĩa quân. Trong cách nhìn nhận của nhiều người hiện tại, các cuộc đàn áp do Tôn Thất Thuyết chỉ huy đã làm giảm bớt chất anh hùng và ông không còn xứng đáng được quần chúng mến mộ, khâm phục một cách tuyệt đối nữa. Đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân đồng nghĩa với tự gây “tội ác” và tiêu diệt phong trào chống sự thỏa hiệp của triều đình Tự Đức thể hiện sự mù quáng của ý thức trung quân. Lối suy diễn như thế thật không đúng khi chúng ta đem thước đo đạo đức hiện tại để quy cho một người sống cách đây hơn cả thế kỷ. Hơn nữa, đây là thời kỳ lịch sử miền Bắc hỗn loạn, biến động cực kỳ phức tạp với sự tranh giành, thanh toán lẫn nhau giữa các thế lực đã chi phối mạnh mẽ tới hướng hoạt động của Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết là một nho sĩ có ý thức trách nhiệm cao cả với nước với dân. Ông đã từng tâm sư : “Trăm họ vì vua còn cố gắng, Một mình báo nước vẫn long đong”.[6,31] Ông chính là hiện thân của tư tưởng chủ chiến. Với sự hình thành phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết cầm đầu đã đưa cuộc kháng chiến của dân tộc tới đỉnh cao thành phong trào Cần Vương, trước khi các cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc chuyển sang khuynh hướng mới tư sản. Cho dù bị dèm pha, chống đối rất nhiều nhưng Tôn Thất Thuyết đã hiến trọn đời mình cho Tổ quốc, cho dân tộc và chúng ta không thể phủ nhận vai trò của ông trong công cuộc phát động phong trào Cần Vương cứu nước vào cuối thế kỷ 19. Cho dù phải ở lại nơi đất khách, Tôn Thất Thuyết vẫn luôn hướng về Tổ Quốc và làm bất cứ việc gì để góp sức với các cuộc khởi nghĩa trong nước. Rõ ràng, mặc dầu Tôn Thất Thuyết không thể vượt qua khỏi điều kiện hạn chế của giai cấp và thời đại, tư tưởng và hoạt động của ông trọn vẹn, thủy chung, gắn bó từ đầu tới cuối cuộc đấu tranh bất khuất của dân tộc để chống xâm lược và bè lũ tay sai đầu hàng, vì nền độc lập của Tổ Quốc. Đó là điểm son rực rỡ trong cuộc đời yêu nước chiến đấu của ông. 2.3.2 Hình ảnh Tôn Thất Thuyết dưới mắt nhân dân qua bài vè Thất Thủ Kinh Đô Một nhân vật lịch sử mà bài vè Thất Thủ Kinh Đô đã dựng lại hình ảnh khá trung thực là Tôn Thất Thuyết. Ở đây, tác giả bài vè đã dành cho ông nhiều tình cảm đặc biệt. Không riêng gì Tôn Thất Thuyết toàn gia của ông cũng được tác giả bài vè mô tả là một gia đình trung nghĩa. Từ hai đấng thân sinh Tôn Thất Thuyết đến cả vơ, con ông. Cậu hai ( con Tôn Thất Thuyết ) nghe nói đến nạn nước là “nồng gan”. Nguyện xin chiêu mộ một ngàn dân điêu. Thân phụ Tôn Thất Thuyết được gọi là Quan Cụ trong bài vè ngay từ đầu tỏ ra là người mưu trí, giúp con những ý kiến hay trong việc đối phó với cánh Hiệp Hòa. Là một người yêu nước, khi nghe con nói đến chuyện đánh Mang Cá, ông cụ sa nước mắt : Cha nay yếu ớt tuổi già Không thì cha đi một đạo vậy mà với quân Trận này mà chẳng giao tranh Một mai thái bình cự chiến làm chi? Bà mẹ Tôn Thất Thuyết được gọi là Lão Bà cũng gần được như chồng. Theo con nằm rừng, lội suối, lúc sắp chết bà cụ vẫn còn chỉ trích bọn Trương Văn Để, Đình Tử Lượng phản lòng lúc nguy, thóa mạ chúng. Gian tà trời để làm chi, Cái quân phản tặc lúc ni khác loài. Ăn cơm ai, mặc áo ai Trở lòng phản chúa ra loài khi quân. Đến vợ Tôn Thất Thuyết trong bài vè được gọi là Bà Tướng, thì lúc phát bệnh thũng, chân tay nặng nề phải nằm li bì một nơi cũng vẫn còn băn khoăn. Quân gia binh mã đã đến Lào hay chưa? Trận này ai chết ai lưa? Cho đến lúc chết, bà vẫn mang một niềm căm giận không nguôi đối với giặc. Hình ảnh của Tôn Thất Thuyết trong bài vè được gọi là Quan Tướng dĩ nhiên càng nổi bật hơn. Tác giả bài vè không ngại liệt Thuyết vào bậc trung thần ngay từ đầu. Hình ảnh Thuyết khi biết tin thất bại trong trận đánh vào Mang Cá qua bài vè có giống hình ảnh một bậc trung thần đau lòng trước cảnh “Quốc phá quân vong” thường thấy trong truyện cổ. Quan tướng nước mắt ròng ròng Tưởng là hiệp chiến giao công. Khôi phục Trấn Bình, nhà nước thung dung. Trái với vè xuyên tạc của bọn đầu hang, vè Thất Thủ Kinh Đô đã liệt Thuyết vào 4 vị anh hùng thực sự lúc bấy giờ. Đề ngô khí khái anh hùng Đã từng cự chiến giao công Bắc kỳ. Đề Soạn võ nghệ xảo tri Đã từng cự chiến Bắc kỳ mà vô. Quan Tiểu ở tại kinh đô tài hay nhâm độn hà đồ rất thông. Quan Tướng cũng đấng anh hùng Hải đồ, gian phỉ giết cùng chẳng tha. Điều đáng trọng nhất ở Tôn Thất Thuyết là tinh thần cương quyết chủ chiến. Ông khẳng khái nhận lấy trách nhiệm nặng nề trong khi bàn bạc về việc nước với Nguyễn Văn Tường. Tây Phiên đáo đến Nam đình Nội triều lớn nhỏ hai mình sở đương. Triều trung mắc phải tai ương Cũng hai ta xử trí, dễ nhường cho ai ! Ông quyết định đánh Pháp một đòn quyết định để bảo toàn “ Tôn miếu xã tắc cha ông lưu truyền” Quân nha binh mã dự phòng Tây Phiên dẹp giặc ở trong chương tòa. Vì: Kinh thành tổ nghiệp mình đây Nay mình thúc thủ phen này sao yên. Ông luôn quyết tâm : Họ hòa mặc họ, con nay không hòa. Con người kiên quyết chống Pháp ấy có nhiều nét đáng trọng khác. Là con người trọng nghĩa khinh tài. Khi Nguyễn Văn Tường nói đến chuyện “ dân đạo” đút lót hòng đem tiền bạc ra nhử ông để ông nới tay trấn áp thì ông thẳng thắn gạt đi. Làm tôi thì hưởng lộc trời Mình mà thuận thính vậy thời nó khinh Cuộc hành trình của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết cùng đám tùy tùng ra Hà Tĩnh vô cùng gian khổ. Biết trước điều đó, trước giờ lên đường, Tôn Thất Thuyết không có sự cưỡng bách mà hoàn toàn dựa vào tinh thần tự nguyện của binh lính dưới quyền. Chú nào vợ con chưa thành, Cho về sở định sở sanh việc nhà. Chú nào lưa mẹ còn cha, Cho về bảo dưỡng vậy mà đừng đi. Những nhận xét trên đây có giá trị đặc biệt. Nó cải chính một cách hùng hồn bao nhiêu lời xuyên tạc từ trước đến nay của bọn thực dân và bọn phong kiến đầu hàng vu cáo Tôn Thất Thuyết là kẻ ngu độn, khát máu, không biết gì hơn là giết người không gớm tay. Những nhận xét ấy không phải ngẫu nhiên, nó xuất phát từ quan điểm chống xâm lược của nhân dân trong bài vè Thất Thủ Kinh Đô. C. KẾT LUẬN Tôn Thất Thuyết trước sau là một người yêu nước nhiệt thành. Bằng hành động kiên quyết, cứng rắn của mình, với ý trách nhiệm cao đối với dân với nước, ông đã trở thành một lãnh tụ kháng chiến tiêu biểu, và đã đóng vai trò to lớn trong phong trào đấu tranh vũ trang lâu dài và gian khổ cuối thế kỷ XIX của nhân dân ta chóng Thực dân Pháp dưới danh nghĩa Cần Vương. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương sáng về tinh thần phụng sự Tổ Quốc, sẵn sàng xã thân vì độc lập, tự do của dân tộc và của nhân dân. Tấm lòng son vì nước của Tôn Thất Thuyết dù phải trải qua nhiều gian khổ vẫn đau đáu trong lòng, cho dù phải ở lại nơi đất khách, nhưng tấm lòng vì nước và mối hờn vong quốc vẫn cháy rực trong con người ông. Ngay cả người Trung Hoa cũng mến mộ tinh thần yêu nước của Tôn Thất Thuyết thì chúng ta cũng cần nhận diện đúng đắn hơn về tấm lòng son sắc của ông đối với đất nước, trả ông về đúng với vị trí mà ông đã xác lập trong lịch sử dân tộc. Cũng là môn đồ của “cửa Khổng sân Trình”, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho Giáo, nhưng Tôn Thất Thuyết không đặt vua lên trên nhiệm vụ cứu nước, cứu dân. Có lẽ chỉ có ông, nhờ nhận thức sâu sắc rằng “thù nước một lòng phải trả”, mới dám phế truất và thủ tiêu những ông vua có xu hướng thân Pháp như Dục Đức, Hiệp Hòa hay thẳng tay trừng trị bọn quan lại có hành động đầu hàng thân Pháp. Ông thực sự là một nho sĩ có ý thức trách nhiệm cao với nước với dân. Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu một mặt dựa trên tư tưởng chủ chiến của các phong trào trước đó, mặt khác mở ra một giai đoạn mới cho phong trào chống Pháp của dân tộc ta cuối thế kỉ XIX. Với tư cách cá nhân yêu nước chống Pháp, với mục tiêu bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ nền độc lập của dân tộc trong khi giai cấp phong kiến đã hoàn toàn đầu hàng, Tôn Thất Thuyết đã cùng những người kháng chiến trở thành những người đại diện và lãnh đạo phong trào chống Pháp của nhân dân. Cuộc đấu tranh do Tôn Thất Thuyết chủ động khởi xướng trở thành cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống thực dân Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn. Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu đã đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta tới đỉnh cao, thành phong trào Cần Vương trước khi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chuyển sang khuynh hướng mới tư sản. Mặc dầu thất bại trong công cuộc chống Pháp do không thể vượt ra khỏi điều kiện hạn chế của giai cấp và thời đại, tư tưởng và hoạt động của ông trọn vẹn thủy chung, gắn bó từ đầu đến cuối cuộc đấu tranh bất khuất của dân tộc ta để chống xâm lược và bè lũ tay sai đầu hàng, vì nền độc lập của tổ quốc. Đó là điểm rực rỡ trong cuộc đời và yêu nước và chiến đấu của ông. Từ trước đến nay, bọn thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai đầu hàng đã có bao nhiêu lời xuyên tạc về Tôn Thất Thuyết là kẻ ngu độn, khát máu không biết gì hơn là giết người không gớm tay đã được người đời sau cải chính lại. Nhìn từ góc độ của thời đại và trước tấm lòng yêu nước thương dân của ông như vậy ắt hẳn những người Việt Nam yêu nước đều có thể thấy được tấm lòng vì nước của ông. Cho dù bị xuyên tạc nhưng ông vẫn luôn là tấm gương để người đời sau noi theo. Không chỉ Tôn Thất Thuyết mà cả gia đình ông cũng đã hiến trọn cuộc đời mình cho đất nước. Từ cha ông, mẹ ông, vợ, con của ông đều vì nước, vì vua Hàm Nghi, vì công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược mà hi sinh vô cùng anh dũng. Cả cuộc đời dấn thân vì việc nước, không hề mưu lợi riêng tư, dám tự mình đứng ra gánh lấy nghĩa lớn của thiên hạ, khi chết vẫn canh cánh bên lòng mối hận vong quốc…, con người đó nếu không phải là bậc anh hùng vẫn xứng đáng là một trang hào kiệt. Huống chi trong lịch sử Tôn Thất Thuyết đã có những đóng góp to lớn đối với việc đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc, và sau đó ông lại là người đầu tiên phát động phong trào đánh Pháp trên quy mô lớn toàn quốc để giải phóng dân tộc. Cuộc đấu tranh của những người Cần Vương yêu nước không thành, bản thân Tôn Thất Thuyết cũng phải gánh chịu những thất bại trong cuộc đời mình song điều đó không làm giảm bớt ý nghĩa lịch sử mà ông đã tạo dựng trong quá khứ. Tôn Thất Thuyết xứng đáng được xếp vào một thứ hạng quan trọng trong lịch sử dân tộc, và mỗi chúng ta ngày nay cần phải hiểu đúng con người của ông. Gần 100 năm trôi qua kể từ ngày “ông già chém đá” ấy ôm theo mối hờn vong quốc vùi thân nơi xứ lạ quê người. Tâm huyết của ông cũng đã được cả dân tộc thực hiện cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng ắt hẳn dưới chốn truyền đài linh hồn của ông vẫn còn trăn trở không nguôi vì những tiếng thị phi mà cả người đời xưa lẫn kẻ đời nay đã gán cho ông. Hậu thế thật khó lòng gột sạch cho Tôn Thất Thuyết nhưng nỗi niềm chua xót đó. Việc nghiên cứu về cuộc đời và bi kịch của Tôn Thất Thuyết đã đưa lại cho tôi những nhận thức về một vị anh hùng dân tộc mà phải chịu nhiều nỗi nhiêu khê và cũng cho tôi hiểu hơn về một trang sử của dân tộc. Chính sau khi hiểu về Tôn Thất Thuyết cũng cho tôi biết hơn về cách học làm người là phải luôn có lòng yêu thương đất nước, luôn gắng hết sức mình để cống hiến cho dân tộc để không hổ thẹn với cha ông ta đã qua một thời đổ máu vì độc lập tự do cho Tổ quốc Việt Nam thân yêu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phan Thuận An ( 3 / 4 / 2003 ) “Thái độ tích cực của vua Tự Đức trong giai đoạn đầu chống Pháp” - Tạp chí Huế xưa và nay – số 56. Phan Trần Chúc(1952), “ Vua Hàm nghi”, Hà Nội, Chính Kỳ. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2006), “Các triều đại Việt Nam”, Nhà xuất bản Thanh Niên. Võ Xuân Đàn ( 3 / 4 / 2003 ). “ Nhìn lại Vương Triều Nguyễn”– Tạp chí Huế xưa và nay – số 56 . Vè Thất Thủ Kinh Đô(1959), Nhà xuất bản Văn- Sử- Địa, Hà Nội. Tủ sách lịch sử và văn hoá (1998), “Danh tướng yêu nước Tôn Thất Thuyết (1839-1913)”.– Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hoá Việt Nam. Sở khoa học công nghệ và môi trường Thừa Thiên Huế (2004),Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn, trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế. Nguyễn Văn Kiệm (1980) “ Mấy vấn đề về mối quan hệ Việt- Trung nửa sau thế kỷ XIX”, Thông cáo Khoa học sử học, số 8, ĐHSP Hà Nội. Trần Trọng Kim (1975) “Viêt Nam sử lược”, Q.II , Nhà xuất bản Miền Nam. Đinh Xuân Lâm (2000), “Đại cương lịch sử Việt Nam”, NXB Giáo Dục. Trần Viết Ngạc –“ Vài nét về sự hình thành, chủ trương và hoạt động của nhóm chủ chiến trong triều đình Huế và Tôn Thất Thuyết”- Tạp chí nghiên cứu Huế- Tập 2. Đà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_hue__2899.doc