Đề tài Tổ chức hoạt động thanh tra trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Kiên Giang

Vật tư Nông nghiệp, gồm phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, con giống, đóng vai trò rất lớn đến hiệu quả sản xuất của người nông dân; đồng thời tác động trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng hành hoá nông sản trên thị trường.

Thời gian qua, tình trạng kinh doanh phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, chứa các hoạt chất bị cấm lưu hành ngày càng tinh vi, qui mô ngày càng lớn.

Do đó, việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra các cá nhân, tổ chức kinh doanh, bao gồm hoạt động sản xuất, phân phối, lưu thông các mặt hàng vật tư nông nghiệp; phát hiện xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Nông nghiệp là một trong những mục tiêu hàng đầu của chương trình công tác Thanh tra hàng năm của Thanh tra ngành Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang.

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức hoạt động thanh tra trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG I.Lý luận chung. 1.Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang. Vật tư Nông nghiệp, gồm phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, con giống, …đóng vai trò rất lớn đến hiệu quả sản xuất của người nông dân; đồng thời tác động trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng hành hoá nông sản trên thị trường. Thời gian qua, tình trạng kinh doanh phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, chứa các hoạt chất bị cấm lưu hành ngày càng tinh vi, qui mô ngày càng lớn. Do đó, việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra các cá nhân, tổ chức kinh doanh, bao gồm hoạt động sản xuất, phân phối, lưu thông…các mặt hàng vật tư nông nghiệp; phát hiện xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Nông nghiệp là một trong những mục tiêu hàng đầu của chương trình công tác Thanh tra hàng năm của Thanh tra ngành Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang. 2.Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, như Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y, 47/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2005 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, 57/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 04 năm 2005 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2009 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 về quản lý thức ăn chăn nuôi, 15/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2010 về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, 23/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2003 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật…. Mục đích của hoạt động nêu trên nhằm từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản luật chuyên ngành nông nghiệp, đảm bảo hiệu lực quản lý Nhà nước, chấn chỉnh lại hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng vật tư nông nghiệp thông qua hệ thống cơ quan quản lý trực tiếp ngành nông nghiệp là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ở cấp trung ương, và các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ở cấp địa phương. Bộ phận Thanh tra được tổ chức phân cấp từ thanh tra bộ đến thanh tra các sở là công cụ quan trọng để các cơ quan nêu trên hoàn thành được yêu cầu nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình. 3.Thẩm quyền xử lý của Thanh tra chuyên ngành: Trích Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi, bổ sung các năm 2007, 2008: “Điều 38. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành 1.Thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền: a.Phạt cảnh cáo b.Phạt tiền đến 500.000 đồng c.Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng. d.Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a,b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. 2.Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền: a.Phạt cảnh cáo b.Phạt tiền đến 30.000.000 đồng c.Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền d.Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đ.Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a,b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. 3.Chánh thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ có quyền: a.Phạt cảnh cáo b.Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh này. c.Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền. d.Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đ.Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a,b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này. “ 4. Căn cứ hoạt động của Thanh tra chuyên ngành. Trích Luật Thanh tra năm 2004: “Điều 45. Hình thức thanh tra chuyên ngành 1.Hoạt động thanh tra hành chính được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất. 2.Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. 3.Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết, khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ tưởng cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền giao. Điều 46. Thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra; quyết định việc thanh tra chuyên ngành Bộ trưởng, Giám đốc Sở có trách nhiệm phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành, quyết định việc thanh tra do Chánh thanh tra cùng cấp trình Điều 47. Thẩm quyền, căn cứ ra quyết định thanh tra, nội dung quyết định thanh tra chuyên ngành 1.Chánh thanh tra bộ, Chánh thanh tra sở ra quyết định thanh tra và lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra hoặc phân công Thanh tra viên chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. Trong quyết định thanh tra phải có các nội dung theo quy định tại Điều 37 của Luật này. Trong trường hợp phân công thanh tra viên chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thì người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra phải xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn tiến hành thanh tra. 2.Ngoài những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Chính phủ quy định người được ra quyết định thanh tra, thành lập Đoàn thanh tra và phân công Thanh tra viên chuyên ngành đối với một số ngành, lĩnh vực. 3.Căn cứ ra quyết định thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này Điều 48. Thời hạn thanh tra chuyên ngành 1.Thời hạn một cuộc thanh tra chuyên ngành được tổ chức theo Đoàn thanh tra không quá 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. 2.Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra có thể gia hạn một lần. Thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này Điều 49. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành. Trong quá trình thanh tra chuyên ngành. Trưởng Đoàn thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1.Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề. 2.Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra 3.Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 4.Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại Điều 39 của Luật này. 5.Báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác. Trung thực, khách quan của báo cáo đó.” II.Tổ chức hoạt động. 1.Giới thiệu chung Thanh tra Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang được thành lập theo Quyết định số 707/QĐ-UBND ngày 24 tháng 03 năm 2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trên cơ sở hợp nhất Sở Thủy sản và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. a. Chức năng. Thanh tra Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang là cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quyền hạn của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thanh tra Nông nghiệp và phát triển nông thôn là đơn vị độc lập về tài chính; có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc Nhà nước tỉnh Kiên Giang. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên. Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh thanh tra tỉnh Kiên Giang. Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở, đồng thời chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh Kiên Giang, về nghiệp vụ Thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. b. Nhiệm vụ. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật chuyên ngành của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phụ trách. Xử phạt vi phạm hành chính theo qui định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo qui định về Luật khiếu nại, tố cáo. Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của Pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện các quy định của Pháp luật về công tác thanh tra. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Pháp luật. c. Cơ cấu tổ chức. Thanh tra Sở hình thành từ việc hợp nhất Thanh tra hành chính của Sở Thuỷ sản, Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Thanh tra hành chính của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Riêng Thanh tra của Chi cục Thú y và Chi cục Bảo vệ thực vật thì không nhập về Thanh tra Sở. Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản & thủy sản không tổ chức bộ phận thanh tra. Như vậy, tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang, ngoài Thanh tra Sở thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, còn có thanh tra chuyên ngành thú y và bảo vệ thực vật đặt tại Chi cục Thú y và Chi cục Bảo vệ thực vật. Theo Luật Thanh tra, cơ quan thanh tra được thành lập theo ngành, lĩnh vực chỉ gồm thanh tra bộ và thanh tra sở; thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành thống nhất trong cùng một cơ quan thanh tra. Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang có tổng số cán bộ, nhân viên là 55 người (trong đó có 19 người thuộc biên chế chính thức – Biên chế được duyệt là 22; 36 người thuộc diện hợp đồng lao động dài hạn theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP). Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang gồm ban lãnh đạo và 04 tổ chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể: - Tổ Thanh tra chuyên ngành: đảm nhiệm công tác Thanh tra chuyên ngành bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vật tư nông nghiệp. Tổ có 06 người, trong đó có 05 Thanh tra viên. - Tổ Thanh tra hành chính: đảm nhiệm công tác thanh tra hành chính, tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại tố cáo. Tổ có 02 người, cả 02 đều là Thanh tra viên. - Tổ Hành chính – tổng hợp: thực hiện công tác tổ chức hành chính, nhân sự, kế toán tài chính. Tổ có 05 người. - Đội tàu Kiểm ngư: 07 tàu tuần tra làm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão. Đội tàu có 36 thuyền trưởng, máy trưởng, thủy thủ. BAN LÃNH ĐẠO TỔ THANH TRA HÀNH CHÍNH TỔ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TỔ HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP ĐỘI TÀU KIỂM NGƯ Sơ đồ tổ chức cơ quan Thanh tra 2.Công tác Thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp. 2.1. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Do Kiên Giang là tỉnh ven biển, bờ biển thuộc địa phận tỉnh dài trên 700 km, đây là ngư trường khai thác lớn nhất Việt Nam, tài nguyên biển cực kỳ phong phú, đa dạng nên các hoạt động khai thác thủy sản là một lĩnh vực quản lý quan trọng của Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, do đề tài tập trung vào mảng vật tư nông nghiệp, nên chỉ giới thiệu sơ lược số liệu xử lý qua các năm. Năm 2008 2009 06 tháng 2010 Tổng cộng Số vụ xử lý 1.466 1.592 709 3.767 Số tiền xử phạt (VNĐ) 5.802.000.000 6.536.100.000 3.211.000.000 15.549.200.000 Phân loại nghề vi phạm: Nghề Năm 2008 Năm 2009 06 tháng năm 2010 Tổng cộng Cào bay (vụ) 1.153 1.129 556 2.838 Cào điện (vụ) 220 167 86 473 Xiệp (vụ) 34 38 42 114 Khác (vụ) 59 258 25 342 Tổng cộng (vụ) 1.466 1.592 709 3.767 2.2. Vật tư nông nghiệp. Hàng năm, căn cứ theo kế hoạch thanh tra đã được Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt, Thanh tra Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức các cuộc thanh tra chuyên ngành nông nghiệp (quản lý chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, con giống, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, kiểm soát giết mổ,..), thanh tra hành chính tại các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp. Đồng thời có thể triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra đột suất theo yêu cầu của công tác quản lý. Thời điểm thanh tra trùng với các vụ sản xuất chính trong năm, vụ lúa Đông – Xuân, vụ lúa Hè – Thu, kiểm soát giết mổ gia súc – gia cầm vào dịp tết Nguyên Đán… Tùy thuộc vào tình hình thực tế Thanh tra Sở Nông nghiệp có thể đề nghị các đơn vị khác phân công cán bộ, nhân viên cùng thanh gia đoàn thanh tra, kiểm tra. Chánh thanh tra Sở ra quyết định thành lập đoàn thanh tra gồm 03 đến 06 thành viên gồm cán bộ, nhân viên của Thanh tra sở và một số thành viên khác là người của các đơn vị phối hợp phân công tham gia (phòng Nông nghiệp các địa phương trong tỉnh, Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý thị trường, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Phòng Cảnh sát môi trường…). Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành trực tiếp tại các điểm kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm, đoàn Thanh tra sẽ lập biên bản vi phạm hành chính và hẹn ngày đến cơ quan thanh tra để xử lý. Các đối tượng khi đã nhận quyết định xử phạm vi phạm hành chính sẽ nộp tiền tại kho bạc Nhà nước tỉnh Kiên Giang. Kết quả công tác thanh tra năm 2008, 2009 và 07 tháng đầu năm 2010: Năm 2008 Năm 2009 07 tháng 2010 Tổng cộng Số vụ xử phạt (vụ) 121 496 232 849 Số tiền xử phạt(VNĐ) 367.800.000 1.439.836.000 532.959.000 2.340.595.000 Các hành vi vi phạm thường gặp (chiếm 95 % số vụ vi phạm): Hành vi vi phạm Năm 2008 (vụ) Năm 2009 (vụ) 07 tháng 2010 (vụ) Tổng cộng số vụ 1.Hàm lượng sản phẩm không đạt mức công bố 14 47 22 83 2.Sản phẩm nằm ngoài danh mục lưu hành 23 90 40 153 3. Thông tin trên bao bì sản phẩm không đúng với đăng ký 51 219 110 380 4. Kinh doanh không có chứng chỉ hành nghề theo quy định 16 71 34 121 5. Sản phẩm có chứa các chất cấm lưu hành 11 45 15 72 Tổng cộng 115 471 220 807 Thông qua bảng số liệu thống kê nêu trên, sự thay đổi của các loại hình vi vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp thể hiện như sau: Hành vi vi phạm % / Số vụ năm 2008 % / Số vụ năm 2009 % / Số vụ 07 tháng 2010 1.Hàm lượng sản phẩm không đạt mức công bố 12 10 9,8 2.Sản phẩm nằm ngoài danh mục lưu hành 20 19 18 3. Thông tin trên bao bì sản phẩm không đúng với đăng ký 44 46,4 49,8 4. Kinh doanh không có chứng chỉ hành nghề theo quy định 14 15 15,4 5. Sản phẩm có chứa các chất cấm lưu hành 10 9,6 7 Nhóm hành vi kinh doanh sản phẩm có hàm lượng không đạt mức chất lượng đã công bố, kinh doanh sản phẩm ngoài danh mục lưu hành và sản phẩm có chứa các hoạt chất trong danh mục cấm lưu hành do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định ban hành, có xu hướng giảm, tuy chưa nhiều. Nguyên nhân là mức xử phạt theo các Nghị định mới ban hành gần đây đã cao hơn trước. Nhóm hành vi kinh doanh sản phẩm mà thông tin trên bao bì sản phẩm không đúng với đăng ký, không giảm so với trước do các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật được các hãng sản xuất tung ra liên tục trong khi danh mục thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ công bố mỗi năm một lần. Việc xử lý những công ty sản xuất các sản phẩm có hàm lượng không đạt chưa thật sự có hiệu quả. Nguyên nhân là do mức phạt tối đa Thanh tra Sở được phép xử lý hiện nay là 30.000.000 đ, số tiền này là không lớn nếu so với lợi nhuận thu được của các công ty có sản lượng hàng hoá tiêu thụ lên đến hàng chục ngàn tấn sản phẩm mỗi năm. Ngoài việc phạt hành chính ra thì chúng ta chưa có chế tài đủ mạnh đối với những trường hợp này. Thanh tra Sở đã có một số lần chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan Công an kinh tế, đề nghị khởi tố hành vi sản xuất buôn bán hàng giả (Điều 158, Bộ luật Hình sự, năm 1999), tuy nhiên đều nhận được câu trả lời là không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. 3. Hạn chế trong tổ chức hoạt động thanh tra. Theo quy định của Luật Thanh tra, cơ quan thanh tra được thành lập theo ngành, lĩnh vực chỉ có thanh tra bộ, cơ quan nganh bộ và thanh tra sở. Tuy nhiên hiện này ngoài Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, còn có Thanh tra thú y thuộc Chi cục Thú y, Thanh tra Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh. Các đơn vị Thanh tra thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y cũng tiến hành những cuộc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực do đơn vị mình quản lý. Những hoạt động này vô tình đã làm giảm hiệu quả của công tác thanh tra; nhân lực, kinh phí hoạt động bị chia nhỏ; các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp liên tục bị thanh tra, kiểm tra bởi cùng một nội dung làm việc, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh bình thường. Sau khi hợp nhất Sở Thủy sản và Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn thì phạm vi, lĩnh vực quản lý của Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là rất rộng, nhưng nhân sự biên chế chưa được bổ sung, tăng cường và hiện tại đang thiếu hụt rất nhiều so với chức năng, nhiệm vụ được giao. Cụ thể, số Thanh tra viên đã qua các lớp đào tạo và được bổ nhiệm là 11 người (trong đó đảm nhiệm lĩnh vực nông nghiệp là 03 người), số lượng cá nhân, tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp là 755 (tính đến hết tháng 06 năm 2010), như vậy mỗi Thanh tra viên chuyên ngành nông nghiệp phải quản lý trên 250 đối tượng trong lĩnh vực của mình. Chỉ tiêu đào tạo nghiệp vụ thanh tra cơ bản, nâng cao nếu được phân bổ hằng năm là từ 01 đến 02 người. Về kinh phí hoạt động còn hạn chế, các trang thiết bị chưa đáp ứng đủ cho hoạt động; cán bộ, nhân viên được phân công đi học các lớp nghiệp vụ gần như phải tự túc 100 % kinh phí; lương của cán bộ thanh tra còn thấp chưa phù hợp với tính chất công việc, thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất độc hại, nguy hiểm. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước nói chung, nhất là các quy định về nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay chưa có sự phân công rõ ràng, còn chồng chéo giữa các cơ quan quản lý Nhà nước. Việc triển khai thực hiện luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra năm 2004 tại một số cơ quan, bộ, ngành và địa phương còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, không đúng với tinh thần của Luật Thanh tra. Điều này đã dẫn đến tình trạng không thống nhất về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp sở tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước, năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra của lực lượng thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ trung ương đến địa phương ít được quan tâm thực hiện. Việc tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết, trao đổi rút kinh nghiệm định kỳ, thường niên giữa Thanh tra bộ với thanh tra sở và giữa Thanh tra các sở với nhau rất ít được tổ chức thực hiện. Sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mà vai trò chính là Thanh tra Bộ với các bộ, ngành có liên quan về giải quyết các chế độ chính sách về tiền lương, tiền bồi dưỡng làm đêm, làm ngoài giờ của lực lượng thanh tra làm công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trên biển và trong lĩnh vực nông nghiệp; trình tự, thủ tục bổ nhiệm thanh tra viên chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ chế quản lý và sử dụng nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như: thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật… III.Giải pháp. Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra, phân rõ chức năng và nhiệm vụ, phân cấp quản lý trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, tạo ra một cơ chế đồng bộ, không chồng chéo. Đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao chất lượng của cán bộ thanh tra, thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ thanh tra tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra để tiếp thu cái mới một cách khoa học và hiệu quả. Chú trọng công tác xây dựng, tăng cường lực lượng kế cận. Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương; đẩy mạnh, nhanh hơn đề án cải cách tiền lương, xây dựng lộ trình cải cách tiền lương trong những năm tới, theo hướng tăng thu nhập cao hơn cho cán bộ công chức thanh tra. Đổi mới phương pháp tuyên truyền, phổ biết pháp luật theo phương châm “Đơn giản, thiết thực, hiệu quả”. IV. Kiến nghị. Trong thời gian sắp tới, để đảm bảo nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung, nhất là lực lượng thanh tra chuyên ngành tại địa phương, cần thực hiện đúng những quy định của Luật Thanh tra năm 2004 về thanh tra theo ngành, lĩnh vực; trước tiên là phải thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đồng thời ban hành những quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm thanh tra viên chuyên ngành; về chế độ chính sách có liên quan đến cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; các chế độ về tiền lương, tiền bồi dưỡng, tiền trích lại từ các khoản thu xử phạt hành chính…cho các cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành. Những kiến nghị cụ thể như sau: - Chính phủ xem xét bổ sung, sửa đổi Điều 1 Nghị định số 153/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sớm ban hành Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều hoặc thay thế Thông tư số 73/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 09 năm 2006 về hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Thanh tra Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các địa phương và của tổ chức thanh tra trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng thực hiện đúng với nội dung của Luật Thanh tra năm 2004; sớm ban hành quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm thanh tra viên chuyên ngành. - Thanh tra Bộ tham mưu với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quan tâm thực hiện các chương trình, dự án về nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhất là lực lượng thanh tra chuyên ngành tại địa phương; phối hợp với các vụ thuộc Bộ tham mưu cho Bộ trong việc phối hợp với các bộ, ngành có liên quan ban hành các quy định về chế độ tiền lương, tiền bồi dưỡng làm đêm, làm ngoài giờ cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trên biển, ngoài giờ hành chính; sớm có quy định về quản lý và sử dụng tiền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực như thủy sản, bảo vệ thực vật, phân bón, thú y.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi_dung_chinh.doc