Trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo c ơ chế thị trường sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp luôn diễn ra gay gắt. Để đứng vững trên thị trường đòi hỏi
công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao
động, không ngừng đổi mới và hoàn thiện công tác hạch toán kế toán, công tác tổ
chức quản lý tại công ty nhằm thích nghi với sự phát triển chung của nền kinh tế xã
hội. Các doanh nghiệp được quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình, đồng thời củng cố sự điều tiết của Nhà nước. Mục tiêu mà mỗi doanh
nghiệp phải đạt được là giá thành sản phẩm hạ, chất lượng cao, mẫu mã đẹp, thị
trường ưa chuộng và phải có sự uy tín.
Nhìn chung toàn bộ quá trình s ản xuất, giai đoạn cung cấp là giai đoạn mở
đầu và kết quả của giai đoạn này sẽ là tiền đề cho các giai đoạn sau. Trong đó
nguyên vật liệu -công cụ dụng cụ có vị trí quan trọng trong giai đoạn cung cấp.
Chi phí NVL -CCDC được đưa vào quá trình sản xuất dưới hình thức vật
chất, mà giá trị của nó thể hiện qua quá trình hạch toán dưới hình thức tiền tệ. Nó là
một bộ phận của vốn được quy ra tiền và tích luỹ vào giá trị của thànhphẩm, NVL -CCDC là một trong ba yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm và chiếm tỷ trọng
lớn trong giá thành sản phẩm.
Vì vậy công tác hạch toán kế toán NVL -CCDC của công ty là một chỉ tiêu
quan trọng và được ban lãnh đạo của công ty đặc biệt quan tâm. Việc hạch toán
NVL -CCDC đúng, đầy đủ, kịp thời sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng
sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Chính vì tầm quan trọng của công tác hạch toán NVL -CCDC nên trong thời
gian thực tập tại Công ty em đã đi sâu vào tìm hiểu công tác hạch toán NVL -CCDC để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: "Tổ chức công tác hạch toán
nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ tại Công ty Xây dựng Thương mại Thanh
Thu". Chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I. Một số vấn đề cơ bản về công tác hạch toán NVL -CCDC.
Phần II. Tình hình thực tế về công tác hạch toán NVL -CCDC tại công ty
Thanh Thu.
Phần III. Mộtsố ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán NVL -CCDC
tại công ty.
52 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức công tác hạch toán nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ tại Công ty Xây dựng Thương mại Thanh Thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
KHOA ...
^ ]
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
Tổ chức công tác hạch toán nguyên
vật liêu, công cụ dụng cụ tại Công ty
Xây dựng Thương mại Thanh Thu
aLời mở đầu
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp luôn diễn ra gay gắt. Để đứng vững trên thị trường đòi hỏi
công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao
động, không ngừng đổi mới và hoàn thiện công tác hạch toán kế toán, công tác tổ
chức quản lý tại công ty nhằm thích nghi với sự phát triển chung của nền kinh tế xã
hội. Các doanh nghiệp được quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình, đồng thời củng cố sự điều tiết của Nhà nước. Mục tiêu mà mỗi doanh
nghiệp phải đạt được là giá thành sản phẩm hạ, chất lượng cao, mẫu mã đẹp, thị
trường ưa chuộng và phải có sự uy tín.
Nhìn chung toàn bộ quá trình sản xuất, giai đoạn cung cấp là giai đoạn mở
đầu và kết quả của giai đoạn này sẽ là tiền đề cho các giai đoạn sau. Trong đó
nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ có vị trí quan trọng trong giai đoạn cung cấp.
Chi phí NVL - CCDC được đưa vào quá trình sản xuất dưới hình thức vật
chất, mà giá trị của nó thể hiện qua quá trình hạch toán dưới hình thức tiền tệ. Nó là
một bộ phận của vốn được quy ra tiền và tích luỹ vào giá trị của thànhphẩm, NVL -
CCDC là một trong ba yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm và chiếm tỷ trọng
lớn trong giá thành sản phẩm.
Vì vậy công tác hạch toán kế toán NVL - CCDC của công ty là một chỉ tiêu
quan trọng và được ban lãnh đạo của công ty đặc biệt quan tâm. Việc hạch toán
NVL - CCDC đúng, đầy đủ, kịp thời sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng
sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Chính vì tầm quan trọng của công tác hạch toán NVL - CCDC nên trong thời
gian thực tập tại Công ty em đã đi sâu vào tìm hiểu công tác hạch toán NVL -
CCDC để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: "Tổ chức công tác hạch toán
nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ tại Công ty Xây dựng Thương mại Thanh
Thu". Chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I. Một số vấn đề cơ bản về công tác hạch toán NVL - CCDC.
Phần II. Tình hình thực tế về công tác hạch toán NVL - CCDC tại công ty
Thanh Thu.
Phần III. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán NVL - CCDC
tại công ty.
Mặc dù được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo, cũng như các cô chú, anh
chị tại phòng kế toán công ty. Với việc tiếp cận và tìm hiểu thực tế của nhà máy,
công ty trong thời gian ngắn, đồng thời với kiến thức có hạn, chắc chắn chuyên đề
không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô giáo
và các anh chị.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy, cô đã giảng dạy hướng dẫn, cảm
ơn ban lãnh đạo cơ quan và anh chị cán bộ công nhân viên tại công ty đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NVL - CCDC
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VÀ
QUẢN LÝ NVL - CCDC TRONG DOANH NGHIỆP:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp muốn tiến hành
được thì đồng thời phải có ba yếu tố đó là: đối tượng lao động, tư liệu lao động, lao
động. Trong đó đối tượng lao động là quan trọng nhất, nếu không có NVL-CCDC thì
hoạt động sản xuất kinh doanh không thể tiến hành được và không có sản phẩm. Vì
NVL-CCDC là cơ sở vật chất cấu thành nên sản phẩm, chi phí NVL-CCDC hợp lý sẽ
hạ được giá thành sản phẩm.
Việc quản lý và sử dụng NVL-CCDC hợp lý, tiết kiệm thì hạ được giá thành
sản phẩm, hạ giá thành là cơ sở cho việc hạ giá bán.
1. Khái niệm NVL-CCDC:
1.1. Khái niệm nguyên vật liệu:
a. Khái niệm:
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá, một trong ba
yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm.
b. Đặc điểm:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm mới nguyên vật liệu được
tiêu hao toàn bộ và cấu thành nên thực thể sản phẩm, giá trị vật liệu được chuyển dịch
một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Nguyên vật liệu bao gồm nhiều thứ, nhiều loại nên phải quản lý theo từng thứ,
từng loại.
Nhu cầu sử dụng thường xuyên nên phải dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản
xuất tiến hành liên tục.
c. Nhiệm vụ:
Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý NVL, vị trí của kế toán trong hệ
thống quản lý kinh tế, Nhà nước đã xác định nhiệm vụ kế toán NVL.
Tổ chức ghi chép phản ánh kịp thời chính xác số lượng, chất lượng và giá trị
thực tế của từng thứ, từng loại NVL.
Vận dụng đúng đắn phương pháp hạch toán NVL, hướng dẫn và kiểm tra việc
thực hiện chế độ ghi chép ban đầu ở phân xưởng và phòng ban khác.
Tính toán chính xác về số lượng, giá trị NVL tiêu hao trong quá trình sử dụng,
đồng thời phân bổ cho các đối tượng liên quan.
Kiểm kê và đánh giá NVL theo chế độ quy định. Lập các báo cáo về tình hình
vật liệu phục vụ cho công tác quản lý.
Kế toán có thể lựa chọn một trong hai hệ thống phương pháp hạch toán:
+ Hệ thống kê khai thường xuyên.
+ Hệ thống kiểm kê định kỳ.
1.2. Khái niệm, đặc điểm CCDC:
a. Khái niệm:
CCDC là tư liệu lao động nhưng không hội tụ đủ các tiêu chuẩn quy định đối
với TSCĐ theo chế độ tài chính hiện hành.
b. Đặc điểm:
Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình
thái hiện vật ban đầu cho đến khi hư hỏng cần phải loại bỏ vì vậy giá trị của CCDC
cần phải phân bổ đều vào chi phí sản xuất kinh doanh trong các kỳ sử dụng.
CCDC bao gồm nhiều thứ, nhiều loại và nhu cầu sử dụng thường xuyên nên
phải quản lý theo từng thứ, từng loại và phải có dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản
xuất kinh doanh được tiến hành bình thường và liên tục.
2. Phân loại NVL - CCDC:
2.1. Phân loại nguyên vật liệu:
Căn cứ vào công cụ NVL thì NVL được chia thành các loại sau:
- NVL chính: là những thứ NV, VL mà khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ là
thành phẩm chủ yếu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm.
- Vật liệu phụ: là loại vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất kinh
doanh như làm tăng chất lượng sản phẩm tăng giá trị sử dụng sản phẩm nhưng không
cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm.
- Nhiên liệu: là những thứ vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt năng trong quá
trình sản xuất kinh doanh tồn tại ở nhiều thể khác nhau:
+ Thể rắn: than, củi...
+ Thể lỏng: xăng, dầu...
+ Thể khí: khí đốt...
- Phụ tùng thay thế: là những thứ phụ tùnh phục vụ cho việc thay thế các bộ
phận máy móc thiết bị.
- Vật liệu xây dựng cơ bản: là những vật liệu và thiết bị phục vụ cho việc lắp
đặt và lắp đặt cho nó công trình xây dựng cơ bản.
- Phế liệu: là những vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất và thanh lý
TSCĐ, có thể dùng lại được hoặc bán ra ngoài.
2.2. Phân loại CCDC:
Tuỳ theo thời gian sử dụng của CCDC, CCDC được phân thành 2 loại sau:
- Loại phân bổ một lần: thời gian sử dụng ngắn và giá trị nhỏ hạch toán toàn bộ
giá trị vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Loại phân bổ nhiều lần: là loại CCDC có giá trị tương đối cao, thời gian sử
dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do vậy giá trị phải phân bổ
dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong các kỳ sử dụng (2 lần và 3 lần)
II. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ NVL - CCDC:
Dùng thước đo tiền tệ để đánh giá thực tế nhập kho.
1. Đối với NVL - CCDC mua ngoài:
Giá thực tế
NVL - CCDC =
Giá mua ghi trên
hoá đơn (không
thuế )
+
Chi
phí
mua
-
Các khoản chiết
khấu giảm trừ
(nếu có)
2. Đối với NVL - CCDC do doanh nghiệp tự sản xuất:
Giá thực tế NVL - = Giá thực tế NVL- + Chi phí sản
CCDC SX CCDC xuất để SX xuất
3. Đối với NVL - CCDC gia công:
- Thuê ngoài:
Giá trị thực tế
NVL - CCDC =
Giá trị thực tế
NVL-CCDC
xuất gia công
+
CP vận
chuyển bốc
dỡ đi và về
+
CP phải trả
cho bên gia
công
- Tự gia công:
Giá thực tế NVL -
CCDC SX =
Giá thực tế NVL-
CCDC xuất gia công +
Chi phí gia công
phát sinh
4. Vật liệu nhập kho do nhận góp vốn liên doanh:
Giá trị vật liệu nhập kho là giá trị được hội đồng liên doanh thống nhất thực
hiện.
5. Tính giá xuất kho thực tế:
Để xác định giá trị VL - CCDC xuất khi sử dụng trong kỳ, kế toán có thể sử
dụng một trong 4 phương pháp sau:
* Phương pháp đơn giá bình quân:
- Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:
Giá trị thực tế tồn kho ĐK + Giá trị thực tế nhập kho trong kỳ Đơn giá thực tế
BQ NVL-CCDC = SL thực tế tồn đầu kỳ + SL thực tế nhập kho trong kỳ
Giá thực tế NVL -
CCDC xuất trong kỳ =
Số lượng xuất kho
NVL-CCDC x
Đơn giá thực tế bình
quân NVL-CCDC
- Phương pháp bình quân thời điểm:
* Phương pháp nhập trước - xuất trước:
Theo phương pháp này dựa trên giả thuyết NVL-CCDC nào được nhập kho
trước thì được xuất trước tiên. Như vậy đơn giá của NVL-CCDC tồn kho đầu kỳ được
giả định là đơn giá của NVL-CCDC xuất kho trước tiên.
* Phương pháp nhập sau - xuất trước:
Phương pháp này được dựa trên giả thuyết là NVL-CCDC nào nhập kho sau
cùng thì được xuất kho trước tiên. Phương pháp này tính được trị giá xuất sát với giá
thực tế, nhưng trị giá của những lô hàng tồn kho đầu kỳ thì còn tồn đọng mãi.
* Phương pháp thực tế đích danh:
Trong phương pháp này khi mua hàng hoá vật tư vào thì doanh nghiệp cần biết
một số thông tin: ngày mua, tên hàng, tên người bán, kích cỡ, trọng lượng và màu
sắc... VL-CCDC thuộc lô hàng nào, loại nào thì khi xuất phải lấy đúng đơn giá của lô
đó loại đó.
6. Đánh giá theo giá hạch toán:
Trong thực tế tại các doanh nghiệp, vật liệu có nhiều loại khác nhau biến động
thường xuyên nên để tính được giá thực tế của vật liệu hàng ngày là một vấn đề khá
phức tạp. Vì vậy, người ta có thể sử dụng một loại giá có tính chất ổn định gọi là giá
hạch toán. Giá hạch toán có thể là giá kế hoạch hoặc là giá ổn định trong kỳ hạch toán.
Giá trị hạch toán VL-
CCDC xuất kho =
Số lượng VL-
CCDC xuất kho x
Đơn giá hạch toán
CCDC-VL
Đến cuối kỳ, kế toán tiến hành điều chỉnh giá trị hạch toán về giá trị thực tế
thông qua hệ số chênh lệch giá.
Giá trị thực tế NVL -
CCDC xuất kho =
GT hạch toán
vật tư xuất kho x
Hệ số chênh lệch
giá (Hi)
Trong đó:
Giá trị thực tế VL-CCDC GT thực tế VL-CCDC
tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
Hi = Giá trị hạch toán VL GT hạch toán VL-CCDC
CCDC tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
III. HẠCH TOÁN CHI TIẾT NVL - CCDC:
1. Hạch toán theo phương pháp ghi thẻ song song:
* Nguyên tắc hạch toán:
Ở kho: theo dõi về mặt số lượng.
Ở bộ phận kế toán: theo dõi về mặt số lượng và giá trị.
* Trình tự hạch toán:
- Ở kho: hàng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kho thủ kho ghi số
lượng thực nhập, thực xuất, vào thẻ kho theo từng thứ từng loại liênq uan (thẻ kho mở
chi tiết cho từng thứ loại). Sau đó tính số lượng tồn sau mỗi nghiệp vụ. Hàng ngày
(hoặc định kỳ) sau khi ghi thẻ kho xong thủ kho chuyển toàn bộ chứng từ về phòng kế
toán (kèm theo giấy giao nhận chứng từ do thủ kho lập)
- Ở bộ phận kế toán: mở sổ (thẻ) kế toán chi tiết cho từng thứ từng loại tương
ứng với thẻ kho mở kho. Căn cứ vào chứng từ ở kho gửi lên kế toán tiến hành kiểm tra
đối chiếu và ghi đơn giá trên từng chứng từ nhập xuất đó. Trên cơ sở đó kế toán ghi
vào sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối kỳ, kế toán tính tổng số nhập xuất tồn kho
của từng thứ từng loại đem đối chiếu với thẻ kho.
Nếu thấy khớp đúng, kế toán lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật tư.
* Ưu nhược điểm: phương pháp ghi thẻ song song.
- Ưu điểm: tính chính xác của số liệu cao, do cùng một nghiệp vụ kinh tế nhưng
2 bộ phận khác nhau cùng theo dõi.
+
+
Chứng từ nhập
Thẻ kho
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết
vật liệu
Bảng tổng
hợp N-X-T
Ghi chú:
Ghi hàng ngày (hoặc định kỳ)
Ghi cuối tháng (số liệu tổng hợp)
Quan hệ đối chiếu
- Nhược điểm: số liệu ghi chép phản ánh bị trùng lặp, tốn kém về chi phí vật
chất và lao động sống.
2. Hạch toán theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
* Nguyên tắc hạch toán:
- Ở kho: theo dõi về mặt số lượng.
- Ở bộ phận kế toán: theo dõi về mặt số lượng và giá trị .
* Trình tự ghi chép:
- Ở kho: tương tự phương pháp ghi thẻ song song.
- Ở bộ phận kế toán: không mở sổ (thẻ) kế toán chi tiết mà mở sổ đối chiếu luân
chuyển, sổ này được ghi vào cuối tháng trên cơ sở bảng tổng hợp chứng từ nhập và
bảng tổng hợp chứng từ xuất.
3. Hạch toán theo phương pháp sổ sổ dư:
* Nguyên tắc hạch toán:
- Ở kho: theo dõi về số lượng.
- Ở bộ phận kế toán: theo dõi về giá trị
* Trình tự ghi chép:
- Ở kho : hàng ngày, căn cứ chứng từ nhập , xuất thủ kho ghi vào thẻ kho tương
tự như phương pháp trên. Sau khi ghi thẻ kho xong, thủ kho tập hợp các chứng từ rồi
tiến hành phân loại theo từng loại chứng từ, loại vật tư và lập phiếu giao nhận chứng từ
(chứng từ nhập 1 bảng, chứng từ xuất 1 bảng) rồi chuyển cho phòng kế toán.
Cuối kỳ, căn cứ vào thẻ kho đã được kiểm tra tính số NVL - CCDC tồn cuối kỳ
và ghi vào sổ số dư, chuyển cho phòng kế toán.
- Ở bộ phận kế toán: căn cứ chứng từ ở thủ kho đưa lên tiến hành kiểm tra lại
chứng từ, ghi đơn giá và tính thành tiền cho từng chứng từ trên trái phiếu giao nhận
chứng từ. Sau đó căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ kế toán ghi số tiền vào bảng luỹ
kế nhập xuất tồn. Cuối tháng, căn cứ với số liệu trên bảng luỹ kế nhập xuất tồn lập
bảng tổng hợp nhập xuất tồn và đối chiếu với sổ sổ dư.
* Ưu nhược điểm :
Chứng từ nhập
Thẻ kho
Chứng từ xuất
Sổ đối chiếu
luân chuyển
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Bảng kê nhập
Bảng kê xuất
- Ưu điểm: mỗi bộ phận theo dõi một phần khác nhau nhưng có liên quan trực
tiếp, có kiểm tra đối chiếu nên khả năng chính xác của các số liệu cao và căn cứ vào số
dư cuối kỳ trên cơ sở cân đối để xác định hàng hoá vật chất xuất trong kỳ.
- Nhược điểm: tuy có đối chiếu kiểm tra, nhưng mỗi bộ phận theo dõi một
mảng công việc khác nhau, nên không tránh khỏi sự nhầm lẫn sai sót. Vì vậy cần phải
có sự kiểm tra đối chiếu hàng ngày.
IV. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP NVL-CCDC:
1. Hạch toán nguyên vật liệu:
a. Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX)
- Tài khoản sử dụng: TK 152 "Nguyên liệu, vật liệu"
- Công dụng: TK này dùng để ghi chép phản ánh tình hình và sự biến động về
giá trị của các loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp dùng sản xuất kinh doanh.
* Phương pháp kế toán:
(1) Trường hợp NVL nhập kho do mua ngoài:
- Vật liệu và hoá đơn cùng về :
+ Nếu vật liệu về nhập kho đủ số:
Nợ TK 152: giá trị thực tế nhập
Nợ TK 133: VAT đầu vào (nếu có)
Có TK 111,112,331...
+ Nếu vật liệu về nhập kho thiếu:
Nợ TK 152
Nợ TK 138 (1381,1388)
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331...
+ Nếu vật liệu về nhập kho thừa:
. TH mua luôn sóo hàng thừa
Nợ TK 152: giá trị thực nhập (cả hàng thừa)
Nợ TK 133: VAT đầu vào
Có TK 111,112,331... tổng số tiền phải trả theo HĐ.
Có TK 338: Giá trị hàng thừa
. TH không mua số hàng thừa: giá trị hàng thừa được quản lý trên
TK 002 "Tài sản nhận giữ hộ"
- Vật liệu về trước hoá đơn về sau: căn cứ vào hợp đồng mua hàng kiểm nhận
vật liệu và lập phiếu nhập kho bình thường nhưng chưa ghi sổ ngay mà lưu ở tập hồ sơ
riêng. "Hồ sơ hàng về hoá đơn chưa về" .
Đến cuối tháng, nếu hoá đơn vẫn chưa về thì kế toán ghi theo giá tạm ứng
tương tự như trên.
Sang tháng sau khi HĐ về kế toán tiến hành điều chỉnh bằng các phương pháp
sửa sai trong kế toán.
- HĐ về trước vật liệu về sau: khi nhận HĐ, kế toán lưu ở tập hồ sơ riêng: "Hồ
sơ hàng mua đang đi đường". Trong tháng nếu hàng về thì kế toán ghi bình thường
nhưng đến cuối tháng hàng vẫn chưa về thì kế toán ghi:
Nợ TK 151
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331...
Sang tháng sau khi hàng về nhập kho:
Nợ TK 152
Có TK 151
Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình thu mua vật liệu (chi phí bốc dỡ,
lưu kho, bãi...)
Nợ TK 152
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 111,112,331...
(2) NVL nhập kho do gia công chế biến hoàn thành
Nợ TK 152
Có TK 154
(3) NVL nhập kho do nhận vốn góp liên doanh
Nợ TK 152
Có TK 411
(4) Xuất kho VL sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 621: Trực tiếp sản xuất sản phẩm
Nợ TK 627: Dùng cho phân xưởng
Nợ TK 641: Dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Có TK 152: giá trị thực tế VL xuất dùng
TH đến cuối kỳ, vật liệu sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm còn thừa:
+ Nếu nhập kho lại số VL thừa:
Nợ TK 152 Số thừa nhập
Có TK 621 lại kho
+ Nếu không nhập lại số thừa mà để tại phân xưởng kỳ sau tiếp tục sử dụng (ghi
âm)
Nợ TK 621 (xxx)
Có TK 152 (xxx)
(5) Xuất kho VL đang gia công chế biến
Nợ TK 154 giá trị thực tế
Có TK 152 xuất gia công
- Các chi phí gia công phát sinh
Nợ TK 154
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331...
(6) Xuất kho VL sử dụng cho hoạt động phúc lợi
Nợ TK 431 (4312)
Có TK 152
(7) Kiểm kê phát hiện thiếu
Nợ TK 642: hao hụt trong định mức
Nợ TK 138: GT bắt bồi thường
Nợ TK 811: Doanh nghiệp chịu ghi tăng chi phí khác
Nợ TK 334: Trừ vào lương CNV
Có TK 152
* Chú ý: Đối với trường hợp NVL mua vào chuyển thẳng ngay đến bộ phận sử
dụng không qua kho:
Nợ TK 621,627,641,642
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
b. Hạch toán NVL theo phương pháp KKĐK (kiểm kê định kỳ)
* Tài khoản sử dụng:
TK 152 "Nguyên liệu vật liệu"
TK 611: Mua hàng"
TK 622 có các TK cấp 2:
TK 6111: Mua nguyên vật liệu
TK 6112 - Mua hàng hoá
* Công dụng: tài khỏan này dùng phản ánh giá trị NVL mua vào trong kỳ.
* Phương pháp kế toán:
(1) Kết chuyển giá trị tồn kho đầu kỳ của NVL
Nợ TK 611
Có TK 152
(2) Mua NVL trong kỳ
Nợ TK 611
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331...
(3) Kết chuyển giá trị NVL tồn kho cuối kỳ
Nợ TK 152
Có TK 611
(4) Giá trị NVL xuất kho trong kỳ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 621,627,641,642
Có TK 611
TK 152 TK 611 TK 621,627,641,642
(1) Kết chuyển giá trị tồn kho
đầu kỳ NVL
(3) K/chuyển giá trị NVL tồn kho cuối kỳ
TK 111,112,331
(2) Mua NVL trong kỳ
TK 133
(4) giá trị NVL xuất kho trong
kỳ sử dụng cho hoạt động
sản xuất kinh doanh
2. Hạch toán công cụ dụng cụ:
a. Tài khoản sử dụng:
TK 153 - Công cụ dụng cụ
Công dụng: tài khoản này dùng để phản ánh giá trị luôn có và tình hình biến
động CCDC trong kỳ.
b. Phương pháp kế toán:
* Trường hợp nhập kjo CCDC tương tự nhập kho NVL.
* Trường hợp xuất kho CCDC:
(1) Khi xuất kho CCDC sử dụng thuộc loại phân bổ một lần
Nợ TK 627 - Dùng cho phân xưởng
Nợ TK 641 - Dùng cho bán hàng
Nợ TK 642- Dùng cho QLDN
Có TK 153 - GT thực tế xuất dùng
(2) Khi xuất kho CCDC sử dụng thuộc loại phân bổ nhiều lần
- Đối với CCDC thuộc loại phân bổ 2 lần:
Nợ TK 627,641,642: Giá trị CCDC phân bổ cho từng kỳ
(bằng 1/2 giá trị)
Nợ TK 138 : Giá trị bắt bồi thường
Nợ TK 152 : Phế liệu thu hồi
Có TK 242: Giá trị còn lại chưa phân bổ
- Đối với CCDC thuộc loại phân bổ 3 lần.
Nợ TK 627,641,642: Giá trị CCDC phân bổ lần này
Nợ TK 142: GT CCDC phân bổ các kỳ tiếp theo năm nay
Nợ TK 242: GT CCDC phân bổ các kỳ năm tiếp theo
Có TK 153: GT thực tế xuất dùng
Giá trị CCDC xuất dùng Giá trị CCDC phân
bổ kỳ này = Số lần phân bổ
Sang các kỳ sau (thuộc năm nay) kế toán phân bổ phần giá trị vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ.
Nợ TK 627,641,642
Có TK 142
Giá trị xuất dùng Giá trị phân bổ 1
lần = Số lần phân bổ
Cuối năm, kế toán tiến hành kết chuyển giá trị cần phân bổ TK 242 sang TK
142.
Nợ TK 142 giá trị cần phân bổ cho các
Có TK 242 kỳ của năm sau
Khi bán hỏng, mất CCDC:
Nợ TK 641,642,627: giá trị phân bổ
Nợ TK 111,112: Giá trị tàn dư
Có TK 142: Giá trị còn lại
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ KẾ TOÁN NVL - CCDC
TK 111,112,141,331 TK 152,155 TK 154
(1) Nhập kho NVL- CCDC
TK 151
(2) Nhập kho NVL-CCDC đi
đường kỳ trước
(8) Xuất VL,CCDC dùng cho
SXKD, XDCB
(7) Xuất VL,CCDC thuê ngoài
gia công chế biến
TK 627,621,641
TK 154 TK 331
(3) VL,CCDC tự chế, thuê ngoài
gia công chế biến xong nhập kho
TK 333
(4) Thuế nhập khẩu tính vào NVL
(nếu có)
(10) VL,CCDC
thiếu khi kiểm kê
(9) CK, mua hàng được hưởng
giảm giá hàng bán, hàng mua bị
trả lại TK 138
TK 411 TK 428
(5) Nhận VL,CCDC do cấp phát
góp liênd oanh, biếu tặng
TK 338
(6) VL,CCDC kiểm kê
phát hiện thừa
(12a) Đánh giá chênh lệch
giảm
(11) Xuất VL,CCDC góp liên
doanh
TK 412
(12b) Đánh giá chênh lệch
tăng
PHẦN II
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NVL - CCDC
TẠI CÔNG TY THANH THU
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY:
1. Quá trình hình thành:
Công ty TNHH Thanh Thu được thành lập trên cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ Xuân
Thu. Khi mới thành lập, cơ sở cơ khí Xuân Thu có tổng số lao động không quá 10
người làm việc trên mặt bằng chật hẹp, chủ yếu gia công các sản phẩm cơ khí theo các
đơn đặt hàng nhỏ lẻ.
Đến năm 2000, xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất cũng như tiêu
dùng đòi hỏi cơ sở phải mở rộng quy mô đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản
phẩm. Theo đà phát triển kinh tế đó, cộng với sự năng động và khéo léo trong việc
khai thác hợp đồng và tổ chức lao động hợp lý của chủ cơ sở (hiện là giám đốc công
ty) chỉ sau 1 năm hoạt động, cơ sở đã phát triển rất nhanh. Trước tình hình đó, chủ cơ
sở đã gọi thêm vốn và xin phép thành lập công ty để đáp ứng nhu cầu phát triển công
ty một cách lâu dài và bền vững.
Ngày 26/3/2001 cơ sở cơ khí Xuân Thu đổi tên thành Công ty TNHH Thanh
Thu và được phép sử dụng con dấu riêng để giao dịch. Công ty được phép kinh doanh
xe máy, điện lạnh, thép, hàng mộc dân dụng và công nghiệp, máy móc thiết bị phục
vụ công nghiệp, công trình xây dựng, hàng trang trí nội thất, xây dựng dân dụng và
công nghiệp, gia công cơ khí (sắt, nhôm, inox), dịch vụ vận tải hàng hoá, các cửa
hàng dịch vụ. Trong đó, gia công cơ khí và lắp đặt kết cấu thép không gian là hoạt
động chính hiện nay của công ty.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề cạnh tranh luôn được đặt ra hàng
đầu đối với công ty trước yêu cầu của thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Công ty buộc phải đầu tư dài hạn, trang bị năng lực sản xuất để tồn tại và phát triển
trong môi trường cạnh tranh hiện nay: phát triển công ty trên bề mặt rộng 12 hecta tại
khu Công nghiệp Hoà Khánh - Quận Liên Chiểu - Đà Nẵng. Với hệ thống dây chuyền
máy móc, thiết bị hiện đại nhập từ nước ngoài.
Kể từ khi thành lập, công ty đã ổn định sản xuất, đứng vững trên thị trường và
ngày càng phát triển. Trên đà phát triển đó công ty đã mở rộng phạm vi kinh doanh ở
nhiều tỉnh trong cả nước.
+ Một vài thông tin về công ty:
Tên công ty : Công ty TNHH Thanh Thu
Giám đốc :Võ Xuân Thu
Văn phòng : 398 Điện Biên Phủ - Đà Nẵng.
Điện thoại : 051.721579.
Fax : 725099.
Email : thanhthu@dng.vnn.vn
Website : www.thanhthu.com.vn.
MST : 0400388348.
TK số : 2003311030405 NHNo&PTNT quận Thanh Khê.
2. Quá trình phát triển:
Trong những ngày đầu khi mới thành lập, cơ sở đã gặp không ít những khó
khăn, từ những thiết bị cũ, trình độ chuyên môn chưa cao, mặt bằng chật hẹp...Việc
thành lập công ty vào ngày 26/3/2004 đã đánh dấu sự phát triển không ngừng của công
ty. Công ty đã từng bước khắc phục khó khăn, đi lên và mở rộng sản xuất đáp ứng nhu
cầu thị trường cả nước.
Những năm qua với phương án tận dụng triệt để năng lực có sẵn và dần dần
từng bước đầu tư vào những khâu then chốt trong bộ phận sản xuất đã giúp cho công
ty TNHH Thanh Thu sản xuất ra nhiều sản xuất có chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu
của khách hàng và sản lượng doanh số bán ra hàng ngày tăng đưa công ty từng bước
vượt qua những khó khăn thử thách của thị trường hiện nay. Ở công ty đối với khâu
sản xuất sản phẩm thì lương sỏ sản xuất phù hợp, chất lượng sản phẩm cao, giá thành
tương đối ổn định, hợp lý, cộng với sự nhạy bén của bộ máy quản lý công ty trong việc
tiếp cận thị trường và từng bước đưa công ty hoà nhập vào nhịp độ phát triển của nền
kinh tế đất nước.
Từ khi thành lập đến nay, công ty có tốc độ tăng trưởng hàng năm là khoảng
40%. Đây là mức tăng trưởng rất cao đối với một đơn vị trực thuộc ngành công nghiệp
cơ khí .
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty:
3.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất tại công ty:
Quá trình sản xuất sản phẩm tại công ty được thực hiện thông qua sự tiếp quản
của 2 phó giám đốc:
+ Phó giám đốc kinh doanh.
+ Phó giám đốc kỹ thuật.
- Tổ kế hoạch sản xuất: đưa ra kế hoạch sản xuất dưới sự quản lý của ban điều
hành xưởng.
- Tổ kiểm tra: kiểm tra chất lượng và quy cách của sản phẩm trước khi xuất bán
ra trên thị trường dưới sự quản lý của ban điều hành xưởng.
3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Thanh Thu:
Để tổ chức và điều hànhg các loại hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH Thanh Thu, mo hình quản lý đã được công ty tổ chức theo kiểu trực tuyến tham
mưu nên việc điều hành quản lý giữa các bộ phận quản lý không chồng chéo lên nhau
mà phối hợp đồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ke_toan_tai_chinh_58_7758 (2).pdf