Cùng với sự phát triển của kinh tế , khoa học và kỹ thuật thì các nhu cầu của con người được đáp ứng nhiều hơn đầy đủ hơn . cuộc sống của con người do đó cũng tốt hơn . tuy nhiên mặt trái của sự phát triển kinh tế , khoa học kỹ thuật lại làm cho cuộc sống của con người phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh đe doạ cuộc sống như ốm đau , bệnh tật , tai nạn , Đặc biệt khi kinh tế , khoa học kỹ thuật phát triển nhiều ngành kinh tế ra đời thu hút ngày càng nhiều người tham gia vào lực lượng lao động . Song song với nó vấn đề tai nạn lao động ,bệnh nghề nghiệp ngày một ra tăng . Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng tựu lại do vấn đề lao động còn chưa được chú ý nhiều và các chế độ đảm bảo từ phía nhà nước và người sử dụng lao động còn chưa hoạt động một cách có hiệu quả . Nhất là đối với các nước đang phát triển trong đó có việt nam . Mà mục tiêu của chúng ta là tiến lên xã hội chủ nghĩa , một xã hội đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của con người . Để đạt được mục tiêu này chúng ta phải cân đối giữa phát triển kinh tế với phát triển các vấn đề phúc lợi cho mọi người .Chính vì vậy mà hiện nay khi toàn dân đang tập trung xây dựng kinh tế chúng ta cũng cần quan tâm phát triển và hoàn thiện chế độ đảm bảo xã hội . Trong đó phải kể đến chế độ đối với những người lao động bị tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp . Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Tình hình triển khai chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở việt nam-thực trạng và giải pháp ” với hy vọng cung cấp cho các bạn những thông tin về tình hình triển khai chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở việt nam cũng như một vài suy nghĩ của tôi nhằm hoàn thiện chế độ này .
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Tình hình triển khai chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
Cùng với sự phát triển của kinh tế , khoa học và kỹ thuật thì các nhu cầu của con người được đáp ứng nhiều hơn đầy đủ hơn . cuộc sống của con người do đó cũng tốt hơn . tuy nhiên mặt trái của sự phát triển kinh tế , khoa học kỹ thuật lại làm cho cuộc sống của con người phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh đe doạ cuộc sống như ốm đau , bệnh tật , tai nạn ,… Đặc biệt khi kinh tế , khoa học kỹ thuật phát triển nhiều ngành kinh tế ra đời thu hút ngày càng nhiều người tham gia vào lực lượng lao động . Song song với nó vấn đề tai nạn lao động ,bệnh nghề nghiệp ngày một ra tăng . Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng tựu lại do vấn đề lao động còn chưa được chú ý nhiều và các chế độ đảm bảo từ phía nhà nước và người sử dụng lao động còn chưa hoạt động một cách có hiệu quả . Nhất là đối với các nước đang phát triển trong đó có việt nam . Mà mục tiêu của chúng ta là tiến lên xã hội chủ nghĩa , một xã hội đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của con người . Để đạt được mục tiêu này chúng ta phải cân đối giữa phát triển kinh tế với phát triển các vấn đề phúc lợi cho mọi người .Chính vì vậy mà hiện nay khi toàn dân đang tập trung xây dựng kinh tế chúng ta cũng cần quan tâm phát triển và hoàn thiện chế độ đảm bảo xã hội . Trong đó phải kể đến chế độ đối với những người lao động bị tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp . Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Tình hình triển khai chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở việt nam-thực trạng và giải pháp ” với hy vọng cung cấp cho các bạn những thông tin về tình hình triển khai chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở việt nam cũng như một vài suy nghĩ của tôi nhằm hoàn thiện chế độ này .
I lý luận chung
1- Bảo hiểm xã hội (BHXH) và các chế độ bảo hiểm xã hội
bảo hiểm xã hội , ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội là ba phương pháp cơ bản trong hệ thống các phương pháp bảo đảm xã hội . Trong đó bảo hiểm xã hội có vai trò to lớn trong việc thực hiện các chính sách đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo an toàn xã hội
Đối tượng được bảo đảm trong bảo hiểm xã hội rất rộng là người lao động . Mà người lao động lại là đại bộ phận dân cư. Trong khi cứu trợ xã hội , ưu đãi xã hội đối tượng được bảo đảm rất nhỏ bé :cứu trợ xã hội đó là người gặp phải hoàn cảnh khó khăn,còn ưu đãi xã hội là những người có cống hiến đặc biệt cho quê hương đất nước ,xã hội trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc hay xây dựng đất nước
với vai trò to lớn trong chính sách đảm bảo xã hội mà nó được ra đời từ rất lâu . Năm 1883 nước phổ (cộng hoà liên bang Đức ngày nay) đã ban hành luật bảo hiểm ốm đau đầu tiên trên thế giới , đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm xã hội . Ngày 4 tháng 6 năm1952, tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã ký công ước Giơnevơ (công ước 102 ) về “Bảo hiểm xã hội cho người lao động ” đã khẳng định tất yếu các nước phải triển khai bảo hiểm xã hội cho người lao động và gia đình họ . Tại việt nam , sau cách mạng tháng 8 năm 1945 có ban hành sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 thực hiện bảo hiểm ốm đau , tai nạn lao động và hưu trí . Nhưng do chiến tranh và khả năng kinh tế nên chỉ một bộ phận người lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm . Sau ngày hoà bình lập lại nhà nước ban hành nghị định 128/CP của chính phủ về điều lệ tạm thời các chế độ . từ đó đến nay bảo hiểm xã hội đã dần được hoàn thiện .
Theo các quy định về bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội được hiểu là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động , mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo an toàn xã hội
Đối tượng bảo hiểm xã hội chính là thu nhập của người lao động . Nó có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người lao động và gia đình họ nên chính sách đảm bảo được thể hiện khá rõ
Chính sách bảo hiểm xã hội ngoài mục đích phân phối lại thu nhập còn mục đích đảm bảo công bằng cho người lao động . Thu nhập của người lao động chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như : ốm đau, bệnh tật ,tai nạn hoặc bị mất việc… Các yếu tố này có thể do bản thân người lao động hoặc sự tác động từ phía người sử dụng lao động .Từ yếu tố này để đảm bảo quyền lợi cho người lao động , bảo hiểm xã hội quy định đối tượng tham gia là :
người sử dụng lao động
người lao động
Mức độ đóng góp của hai đối tượng này tuỳ theo quy định của từng nước mà khác nhau. Riêng với việt nam có quy định :
người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ lương người lao động tham gia bảo hiểm xã hội
người lao động đóng 5% tiền lương
Đầu năm 2003 khi bảo hiểm y tế sát nhập vào bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động phải đóng 2% quỹ lương trên, còn người lao động đóng 1% tiền lương của họ vào quỹ BHXH
Theo quy định của bảo hiểm thì những người được hưởng quyền lợi bảo hiểm là khi có rủi ro mất hoặc làm giảm thu nhập trên cơ sở bị suy giảm khả năng lao động và có đóng bảo hiểm xã hội
Theo công ước 102 tháng 6 năm1952 tổ chức lao động quốc tế cho triển khai 9 chế độ bảo hiểm xã hội . Bao gồm:
Chăm sóc y tế
Trợ cấp ốm đau
Trợ cấp thất nghiệp
Trợ cấp tuổi già
Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Trợ cấp gia đình
Trợ cấp sinh đẻ
Trợ cấp khi tàn phế
Trợ cấp trợ tuất
9 chế độ này hình thành nên hệ thống bảo hiểm xã hội . Tuy nhiên việc áp dụng những chế độ nào lại tuỳ thuộc vào điều kiện về kinh tế xã hội của từng nước . Hiện nay ở việt nam theo quy định của chính phủ về các chế độ bảo hiểm xã hội thì việt nam tiến hành 6 chế độ . Bao gồm :
Chăm sóc sức khoẻ ( bảo hiểm y tế )
Trợ cấp ốm đau
Trợ cấp hưu trí
Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Trợ cấp thai sản
Trợ cấp tuất
Tuy ở việt nam đã triển khai 6 chế độ , mỗi chế độ có nội dung và chính sách khác nhau nhưng hiện nay chúng ta chưa có quỹ riêng cho từng chế độ . Đây chính là một hạn chế . Hơn nữa , với các lao động khác nhau chúng ta vẫn quy định một mức đóng như nhau cho người sử dụng lao động và người lao động ở các ngành nghề . Ngoài ra trong triển khai các chế độ cũng nảy sinh rất nhiều bất cập . Các vấn đề cũng dễ lý giải bởi chúng ta đang trong giai đoạn quá độ nên chủ nghĩa xã hội nên không tránh khỏi .Tuy nhiên đảng , chính phủ cùng cơ quan bảo hiểm xã hội đang cố gắng dần hoàn thiện . Để thấy rõ hơn về tình hình triển khai bảo hiểm xã hội tại việt nam chúng ta sẽ xem xét tình hình triển khai chế độ 5 theo công ước quốc tế tại việt nam.
2-Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
a-Sự cần thiết khách quan triển khai chế độ trợ cấp tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) ở việt nam
Trong mọi hoạt động của con người luôn tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro đe doạ tới cuộc sống mặc cho chúng ta có cố gắng né tránh nó , nhưng nó vẫn luôn tồn tại . Trong quá trình sản xuất cũng vậy, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp luôn song hành . Mặc dù tới nay con người đã tìm mọi biện pháp cải thiện điều kiện lao động , nhưng chỉ có thể hạn chế được tai nạn lao động , giảm thiểu những hậu quả do tai nạn lao động gây ra chứ không thể ngăn chặn được tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp . Hay nói cách khác , còn hoạt động sản xuất kinh doanh thì còn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Vì vậy tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được coi là một hiện tượng phổ biến chứ không phải là một hiện tượng cá biệt của một quốc gia nào và do đó ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có tính toàn cầu. Để bảo vệ người lao động trước các rủi ro trong quá trình làm việc, các quốc gia đều có chính sách và các biện pháp khác nhau, nhiều công ước của tổ chức lao động quốc tế đã quy định các tiêu chuẩn , các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế tình trạng trầm trọng của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như các biện pháp hỗ trợ giúp đỡ những người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp , trong đó có các trợ cấp bảo hiểm xã hội. Trong công ước 102 của tổ chức lao động quốc tế có quy định mọi nước thành viên chịu hiệu lực của công ước này phải áp dụng ít nhất là 3 trong số 9 nhánh chế độ và 3 trong số đó phải có ít nhất 1 trong các chế độ là :
-Trợ cấp thất nghiệp
-Trợ cấp tuổi già (hưu trí )
-Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
-Trợ cấp tàn tật
-Trợ cấp tuất
Điều này cho thấy tầm quan trọng của chế độ trợ cấp TNLĐ -BNN trong hệ thống các chế độ trợ cấp BHXH của mỗi quốc gia .
Việt nam cũng như nhiều quốc gia khác đang trong giai đoạn phát triển kinh tế và mặc dù các nước đã có cố gắng nhiều trong việc ngăn chặn và hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp song nó vẫn cứ sảy ra . Chính vì vậy một chính sách bảo đảm sẽ là hợp lý nhất . Chính sách này nhằm khắc phục và giúp người lao động ổn định cuộc sống sau tai nạn và bệnh nghề nghiệp .
Tại việt nam chế độ tai nạn lao động được đảng và nhà nước ta cho phép thực hiện trong sắc lệnh 29/CL ngày 12/3/1947 nhưng còn nhiều hạn chế . Từ đó đến nay chính phủ cho ban hành rất nhiều các sắc lệnh , nghị định , thông tư đã khắc phục rất nhiều những điểm còn hạn chế trong sắc lệnh 29/CL
b-Khái niệm chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
-Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp
*Tai nạn lao động :
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh người lao động phải kề cận với nhiều rủi ro như : bị thương, bị ngã, bỏng, nhiễm độc…những rủi ro này có thể làm cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động , bị tàn phế , có thể bị chết . Đây chính là tai nạn mà người lao động thường hay gặp phải . Những tai nạn này có thể do lỗi của người lao động cũng có thể do lỗi của chủ sử dụng lao động hoặc do không may sảy ra trong quá trình người lao động làm việc .Tuy nhiên , để có được các chính sách đối với người lao động thì mỗi quốc gia lại có cách tiếp cận riêng kể cả khái niệm và nội dung. Tại việt nam, theo các văn bản của chính phủ về chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp thì tai nạn lao động được hiểu: là các tai nạn gây tổn thương bất kỳ một bộ phận hay chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong , sảy ra trong quá trình lao động , gắn với việc thực hiện công việc , nhiệm vụ lao động. Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh vấn để tai nạn lao động thường rất phức tạp vì nó liên quan tới vấn đề bồi thường nên khái niệm này được mở rộng cho những loại tai nạn nào được coi là tai nạn lao động. Những tai nạn được coi là tai nạn lao động bao gồm:
+ Tai nạn sảy ra khi người lao động đang thực hiện công việc do người sử dụng lao động giao cho: tại nơi làm việc thường xuyên, sảy ra trên đường người lao động đi công tác hoặc sảy ra trong thời gian người lao động ở nơi công tác theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động (trong thời gian làm việc ,chuẩn bị hoặc thu dọn sau thời gian làm việc)
+ Tai nạn trên đường đi . Đây là tai nạn sảy ra trên đường từ nơi cư trú đến nơi làm việc mà người lao động thường xuyên đi làm về ; tai nạn sảy ra từ nơi làm việc tới nơi người lao động thường ăn cơm theo ca…
+ Tai nạn khi người lao động thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cá nhân theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định của doanh nghiệp.
*Bệnh nghề nghiệp :
Theo chế độ này thì bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động .
Trong hoạt động kinh tế có rất nhiều ngành nghề mà người lao động làm việc trong điều kiện có hại tới sức khoẻ như:
Người lao động làm việc trong các ngành nghề : hoá chất , xi măng, luyện kim, khai thác khoáng sản,sản xuất thuốc trừ sâu…thường xuyên phải tiếp với hoá chất độc hại nên rất dễ mắc các bệnh: nhiễm độc chì ,hoá chất …
Người lao động làm việc trong các ngành nghề thường xuyên tiếp xúc với bụi , tiếng ồn..
Tuy nói người lao động làm việc trong môi trường độc hại dễ mắc các bệnh nghề nghiệp ,nhưng để thực hiện được chế độ chính sách thì phải quy định danh mục bệnh nghề nghiệp .Tại việt nam, theo thông tư 08/TT-LB ngày 19/5/1976 của liên bộ y tế –tổng công đoàn và lao động –thương binh và xã hội có 8 loại hình .Qua mấy lần sửa đổi bổ sung tới năm 1997 đưa tổng số danh mục bệnh nghề nghiệp nên 21 bệnh và có thể phân thành 3 nhóm bệnh nghề nghiệp sau:
Bệnh do yếu tố vật lý
Do quang tuyến X và các chất phóng xạ
Điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
loét da , rách ngăn mũi
rung chuyển
giảm áp
Bệnh do bụi , do tiếp xúc
Bụi phổi do nhiễm bụi silic
Bụi phổi do nhiễm bụi Amiăng
Bụi phổi bông
Lao
Viêm gan do vi rút
Do leptospira
Viêm phế quản mãn tính
Bệnh do hoá chất
Nhiễm độc chì , các hoá chất chì
Nhiễm độc Benzen và các hoá chất đồng đẳng
Nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất
Nhiễm độc Mangan và các hợp chất
Bệnh xạm da
Nhiễm độc TNT(trinitrotoluene)
Nhiễm độc Asen và các hợp chất
Nhiễm độc Nicotin
Nhiễm độc hoá chất trừ sâu
Hiện nay danh mục bệnh đang tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện .
Tuy nhiên trong chế độ này lại không quy định rõ điều kiện lao động làm việc nào được coi là độc hại
Tóm lại tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp là hiện tượng luôn gắn với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và mức độ tần suất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện lao động. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện chính sách tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp đối với người lao động . Tại việt nam chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được thực hiện từ 2 hệ thống :
chủ sử dụng lao động
cơ quan BHXH
Việc thực hiện chế độ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp này phần nào bảo vệ được quyền lợi của người lao động song cũng còn rất nhiều những vấn đề đang trong quá trình hoàn thiện , nhất là trong giai đoạn nền kinh tế nước ta đang có nhiều biến đổi .
-Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là một chế độ thuộc hệ thống các chế độ của bảo hiểm xã hội . Tuỳ theo điều kiện kinh tế của mỗi nước mà việc thực hiện nó khác nhau . Tại việt nam chế độ tai nạn lao động là một chế độ bắt buộc theo quy định của nhà nước ,được hiểu là một chế độ bảo vệ cho người lao động khi không may gặp phải rủi ro là tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp do chủ sử dụng lao động có trách nhiệm đóng góp . Hiện nay chế độ này được thực hiện từ 2 hệ thống :
*Chủ sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động khi không may gặp phải rủi ro trên từ khi người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tới khi người lao động được điều trị ổn định.
*Cơ quan BHXH có trách nhiệm đối với người lao động khi người lao động được xác định là có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động tại một mức nào đó .Tuy nhiên nguồn kinh phí chi cho các khoản do cơ quan BHXH chi cũng lấy từ sự đóng góp của người sử dụng lao động
c- Nguyên tắc thiết kế chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động , giúp họ ổn định cuộc sống khi bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đồng thời tạo điều kiện để người lao động nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới và tái hoà nhập với cộng đồng.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra khi thiết kế chế độ này phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Khi người lao động gặp phải tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp thì trách nhiệm chính khắc phục sự cố chủ yếu thuộc về người chủ sử dụng lao động mà không xét nguyên nhân tai nạn là do lỗi của người chủ sử dụng lao động hay của người lao động .
Vì suy cho cùng người lao động không thể tự cố ý gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho mình và rủi ro này người lao động chỉ gặp phải khi người lao động tiến hành một số công việc cho người sử dụng lao động. Hơn nữa với quy định này thì người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm hơn với vấn đề đảm bảo an toàn lao động cho người lao động.
Nguyên tắc này giúp bảo vệ người lao động và tạo ra mối quan hệ tốt đẹp có trách nhiệm của chủ sử dụng lao động với người lao động.
- Mức trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp phải căn cứ vào mức độ suy giảm lao động chung hoặc tỷ lệ thương tật . Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là các rủi ro sảy ra đối với người lao động khi đang làm việc sẽ làm cho người lao động bị suy giảm về sức khoẻ . Do bị suy giảm về sức khoẻ mà người lao động sẽ không còn khả năng lao động như trước được nữa dẫn tới thu nhập của anh ta bị giảm, hơn nữa sau khi tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp anh ta còn gặp phải một số phiền phức phát sinh trong cuộc sống như thường xuyên đau đầu đau lưng khi thay đổi thời tiết , không thể tự đi lại , không nhìn được .. .Các phiền toái phát sinh này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ suy giảm khả năng lao động . Do đó với mục tiêu là để ổn định cuộc sống cho người lao động thì phải trợ cấp căn cứ vào mức độ suy giảm sức khoẻ hay tỷ lệ thương tật. Mức độ suy giảm khả năng lao động phải được giám định tại cơ quan y tế có thẩm quyền .
- Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp từ cơ quan bảo hiểm y tế chỉ bắt đầu khi người lao động đã được điều trị ổn định , để lại di chứng hoặc chết . Còn giai đoạn trước người sử dụng lao động có trách nhiệm các khoản chi phí cấp cứu ,sơ cứu …Nguyên tắc này xuất phát từ :Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp sảy ra trách nhiệm chính khắc phục thuộc về người sử dụng lao động nên người sử dụng lao động có trách nhiệm cho các khoản điều trị để người lao động phục hồi sau tai nạn . Sau khi người lao động đã được điều trị ổn định cơ quan y tế xác định mức độ suy giảm khả năng lao động thì mới phát sinh trách nhiệm của bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Người lao động khi tham gia vào quá trình lao động được hưởng lương nên mức lương làm căn cứ để tính trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng nước mà mức lương nào được tính làm căn cứ . Một số mức lương thường được tính làm căn cứ như:
Lương tối thiểu
Lương bình quân
Lương cao nhất
Lương cuối cùng
Lương thống nhất
- Do xuất phát từ tính bồi hoàn trong bảo hiểm xã hội mà khi người lao động tai nạn lao động bị chết BHXH phải cấp mai táng phí , trợ cấp một lần cho gia đình người lao động , trợ cấp tuất cho thân nhân. Người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm.
- Bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nhanh chóng thích nghi với điều kiện sống mới và tái hoà nhập cuộc sống . Đây là nguyên tắc rất quan trọng và không phải nước nào khi triển khai chế độ này đều có thể thực hiện được nó
- Người lao động dù mới tham gia lao động hay đã tham gia lao động một thời gian đều có nguy cơ gặp phải tai nạn lao động , và để đảm bảo công bằng giữa những người tham gia lao động do đó mà chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp không quy định thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Nguyên tắc này cũng xuất phát từ việc người sử dụng lao động có trách nhiệm chính đối với các tai nạn lao động sảy tới người lao động.
Đây là những nguyên tắc cơ bản để triển khai chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp . Tuy nhiên từ nguyên tắc để triển khai ra chế độ lại tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách của từng nước .
d- Nội dung chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở việt nam
Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi không may gặp phải tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp giúp họ ổn định cuộc sống . Xuất phát từ điều này mà bộ lao động-thương binh và xã hội phối hợp với một số bộ ngành có liên quan liên tục ban hành các văn bản , nghị định ,thông tư hướng dẫn thi hành chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Nhờ đó mà quyền lợi của người lao động dần được chú ý nhiều hơn.
Hiện nay ở việt nam chế độ TNLĐ-BNN là chế độ bắt buộc trong hệ thống chế độ BHXH.
Sau đây là nội dung cơ bản của chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đang được thực hiện ở việt nam.
- Về đối tượng áp dụng chế độ bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Hiện nay tại việt nam đối tượng áp dụng chế độ này được mở rộng ra nhiều đối tượng hơn so với đối tượng được áp dụng tại nghị định NĐ 06/CP ngày 20/1/1995 của chính phủ.Ngày 28/4/2003 Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành thông tư số 10/2003/TT-LĐTBXH hướng dẫn thực hiện nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của chính phủ thì đối tượng áp dụng bao gồm:
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp thành lập , hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước , doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp , doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài , các tổ chức chính trị xã hội ,hộ sản xuất , hợp tác xã, cơ quan sự nghiệp …Kể cả cơ quan ,tổ chức nước ngoài quốc tế tại việt nam trừ trường hợp điều ước quốc tế .
Cán bộ , công chức ,viên chức theo pháp lệnh cán bộ công chức ; Người lao động xã viên hưởng tiền công theo hợp đồng lao động trong các hợp tác xã thành lập , hoạt động theo luật hợp tác xã bao gồm cả người học nghề , tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp , cơ quan , tổ chức .
- Về chế độ bồi thường :Theo quy định của bộ luật lao động kể từ ngày 1/1/1995 chế độ bồi thường đối với người lao động khi họ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được thực hiện từ 2 hệ thống :
Từ người sử dụng lao động
Từ cơ quan BHXH
*Từ người sử dụng lao động theo quy định của bộ luật lao động và các văn bản dưới luật như:
NĐ 06/CP ngày 20/1/1995
NĐ 12/CP ngày 26/1/1995
NĐ số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002
Điều 107 bộ luật lao động đã sửa đổi bổ sung năm 2002
thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm về các khoản mục sau:
+Chi phí y tế : Tiền khám , chữa trị thương tật từ khi sơ cứu đến khi điều trị ổn đị
+ Trả tiền lương trong suốt thời gian chữa trị thương tật
+Chi giám định mức độ suy giảm khả năng sau khi thương tật đã ổn định
+Chi bồi thường 1 lần cho người lao động
+Có trách nhiệm xắp xếp công việc phù hợp cho người lao động sau khi bị tai nạn kể cả chi phí đào tạo lại nếu chuyển sang ngành khác
Riêng khoản chi bồi thường 1 lần cho người lao động theo nghị định mới nhất NĐ 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 nêu rõ:
Nếu người lao động bị tai nạn lao động ,bệnh nghề nghiệp mà suy giảm khả năng lao động từ 5%-10% được người sử dụng lao động bồi thường ít nhất bằng 1.5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) không do lỗi của người lao động
Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 10%-81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0.4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) không do lỗi của người lao động
Nếu do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động sẽ trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường đã quy định theo các tỷ lệ tương ứng nêu trên
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương và phụ cấp (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Còn nếu do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động cũng phải bồi thường ít nhất bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có )
*Từ hệ thống bảo hiểm xã hội có một số quy định sau:
Trách nhiệm của cơ quan BHXH sẽ phát sinh khi người lao động bị tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp đã được điều trị ổn định
Đối tượng được hưởng trợ cấp là những người có tham gia BHXH bị chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ thương tật từ 5% trở lên
Mức tiền lương tối thiểu được tính làm căn cứ tính trợ cấp cho các đối tượng được hưởng chế độ này
Mức hưởng : Tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động và tỷ lệ thương tật để xét mức hưởng và thời gian hưởng là 1 lần hay định kỳ hàng tháng. Các mức được hưởng theo chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có:
Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5%-30% được trợ cấp 1 lần có bảng sau:
Mức suy giảm khả năng lao động
Mức trợ cấp 1 lần
5%-10%
4 tháng tiền lương tối thiểu
11%-20%
8 tháng tiền lương tối thiểu
21%-30%
12 tháng tiền lương tối thiểu
Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày ra viện
Mức suy giảm khả năng lao động
Mức trợ cấp hàng tháng
31%-40%
0.4 tháng tiền lương tối thiểu
41%-50%
0.6 tháng tiền lương tối thiểu
51%-60%
0.8 tháng tiền lương tối thiểu
61%-70%
1 tháng tiền lương tối thiểu
71%-80%
1.2 tháng tiền lương tối thiểu
81%-90%
1.4 tháng tiền lương tối thiểu
từ 91% trở lên
1.6 tháng tiền lương tối thiểu
Ngoài ra người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn được hưởng một số quyền lợi khác như:
Người hưởng trợ cấp hàng tháng nếu nghỉ việc mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được quỹ BHXH đài thọ về bảo hiểm y tế .
Người lao động bị tai nạn lao động tổn thương tới các chức năng hoạt động của chân , tay , tai , mắt , răng , cột sống thì được trang cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thương chức năng theo niên hạn.
Người bị tai nạn lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống , mù hai mắt , cụt hai chi , tâm thần nặng ngoài trợ cấp hàng tháng còn được phụ cấp phục vụ (chi phí cho người phục vụ) bằng 80% mức tiền lương tối thiểu .
Người hưởng trợ cấp 1 lần hoặc hàng tháng khi vết thương tái phát được cơ quan BHXH giới thiệu đi giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động
Đối với trường hợp bị chết do tai nạn lao động , bệnh nghề nghi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 63964.doc