Trong quá trình kinh doanh Doanh nghiệp phải huy động, sử dụng các nguồn tài lực, vật lực (lao động, vật tư, tiền vốn ) để thực hiện việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thu mua dự trữ hàng hoá Doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí về lao động sống và lao động vật hoá cho quá trình hoạt động của mình.
CPXL trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà Doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định.
32 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Tình hình thực tế về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cổ phần xây dựng số 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1
Những vấn đề chung về kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.1. Những vấn đề chung về kế toán tập hợpCPSX trong doanh nghiệp xây lắp.
1.1.1. Khái niệm về CPXL.
Trong quá trình kinh doanh Doanh nghiệp phải huy động, sử dụng các nguồn tài lực, vật lực (lao động, vật tư, tiền vốn…) để thực hiện việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thu mua dự trữ hàng hoá… Doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí về lao động sống và lao động vật hoá cho quá trình hoạt động của mình.
CPXL trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà Doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định.
1.1.2. Phân loại chi phí xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp
Trong doanh nghiệp xây lắp, CPXL gồm nhiều loại có tính chất và công dụng kinh tế khác nhau. Do đó yêu cầu quản lý đối với từng loại chi phí cũng khác nhau đòi hỏi phải có sự phân loại CPSX một cách khoa học. Tùy theo yêu cầu của quản lý mà các loại chi phí được sắp xếp, phân loại theo các cách thức khác nhau
*. Phân loại CPXL theo mục đích, công dụng của chi phí( phân loại chi phí theo khoản mục)
Theo cách phân loại này, CPXL trong doanh nghiệp xây lắp được chia thành các khoản mục, bao gồm:
-Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ các khoản chi phí về đối tượng lao độnh là vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế…
- Chi phí Nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền công và các khoản phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp.
- Chi phí Sử dụng máy thi công: là toàn bộ các khoản chi phí về việc sử dụng xe, máy thi công trong doanh nghiệp.
- Chi phí Sản xuất chung: là những khoản chi phí cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài khoản mục chi phí trực tiếp, chi phí sản xuất chung gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh chi phí phải trả cho nhân viên phân xưởng.
+ Chi phí nguyên vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu sử dụng cho phân xưởng.
+ Chi phí dụng sản xuất: phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định được sử dụng ở phân xưởng, tổ đội sản xuất.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí khác bằng tiền.
*. Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí và các đối tượng chịu chi phí.
Cách phân loại này chia toàn bộ CPSX thành:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến một đối tượng chiu chi phí ( một loại sản phẩm, một giai đoạn công nghệ).
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do vậy cần tiến hành phân bổ các chi phí đó cho đối tượng bằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.
Cách phân loại này có tác dụng quản lý CPSX theo định mức, quản lý theo địa điểm phát sinh, làm cơ sở cho việc tính toán, phân tích tình hình thực hiện lập kế hoạch giá thành sản phẩm, đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch và tính giá thành sản phẩm.
Ngoài hai cách phân loại trên còn có cách phân loại khác như:
- Phân loại theo mối quan hệ giữa CPXL và quy mô hoạt động.
- Phân loại theo chi phí cố định, chi phí biến đổi.
- Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
- Phân loại theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm.
1.1.3. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX sản phẩm xây lắp
Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi giới hạn mà các CPSX phát sinh được tập hợp theo phạm vi giới hạn đó. Để xác đúng đối tượng tập hợp CPSX ở các Doanh nghiệp cần căn cứ vào một số yếu tố:
- Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý, khả năng, trình độ hạch toán của doanh nghiệp.
Đối với Doanh nghiệp xây dựng, đối tượng tập hợp CPSX thường được xác định là công trình, hạng mục công trình, điểm dừng kỹ thuật, theo đơn đặt hàng, từng bộ phận (đội) sản xuất xây lắp.
1.1.4. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX sản phẩm xây lắp theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT)
- Nội dung chi phí NVLTT: CPNVLTT trong xây lắp bao gồm giá trị thực tế toàn bộ nguyên liệu chính, vật liệu phụ, bộ phận kết cấu công trình được sử dụng trong quá trình thi công, xây lắp từng công trình, hạng mục công trình.
- Chứng từ kế toán sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT, kế toán sử dụng bảng phân bổ số 2 - Bảng phân bổ NVL, CCDC
- Tài khoản sử dụng: Để hạch toán khoản mục chi phí NVLTT kế toán sử dụng TK621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và các TK liên quan : TK152, TK111, TK112….. TK621 có kết cấu như sau:
Bên nợ: Tập hợp CPNVLTT phát sinh trong kỳ.
Bên có: Các khoản giảm CPNVLTT, kết chuyển chi phí NVLTT sang TK154, kết chuyển nguyên vật liệu dùng không hết nhập lại kho.
TK 621 không có số dư cuối kỳ.
- Phương pháp tập hợp CPNVLTT: Việc tập hợp CPNVLTT vào các đối tượng có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp.
CPNVLTT phân bổ cho A
=
CPNVLTT trong kỳ
x
Tiêu thức phân bổ cho các đối tượng A
Tổng tiêu thức phân bổ cho các đối tượng
- Trình tự hạch toán chi phí NVLTT: Theo phụ lục 01
1.1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT)
- Nội dung chi phí NCTT: Gồm tiền lương sản phẩm, lương thời gian, các khoản phụ cấp lương, các khoản phụ cấp khác không bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp thuộc đơn vị. Còn công nhân thuê ngoài hạch toán tiền lương vào chi phí NCTT.
- Chứng từ sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí NCTT, kế toán sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, hợp đồng giao khoán, phiếu nghiệm thu sản phẩm…
- Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và kết chuyển chi phí NCTT phục vụ cho việc tính giá thành, kế toán sử dụng TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Ngoài ra còn có các TK liên quan: TK334, TK338, TK111…. TK622 có kết cấu như sau:
Bên nợ: Chi phí NCTT tham gia quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp.
Bên có: Kết chuyển chi phí NCTT vào bên nợ TK154.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
- Phương pháp tập hợp : Chi phí NCTT thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan.
- Trình tự hạch toán chi phí NCTT: Theo phụ lục 02
1.1.4.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công (CPSDMTC)
- Nội dung chi phí sử dụng MTC: Là những khoản chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sử dụng xe, MTC để thực hiện khối lượng xây lắp (trong trường hợp đơn vị thi công theo phương thức hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy).
- Chứng từ sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng MTC, kế toán sử dụng bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu theo dõi hoạt động của xe, máy…
- Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK623 “Chi phí sử dụng máy thi công” để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng MTC phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp trong các Doanh nghiệp xây lắp thực hiện thi công công trình theo phương thức thi công hỗn hợp.
TK 623 có kết cấu như sau:
Bên nợ: Tập hợp chi phí sử dụng MTC thực tế phát sinh.
Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sử dụng MTC.
- Kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí sử dụng MTC cho các công trình, hạng mục công trình.
TK 623 cuối kỳ không có số dư.
- Phương pháp kế toán:
* Trường hợp Doanh nghiệp có tổ chức đội máy thi công riêng và có phân cấp hạch toán cho đội máy; có tổ chức kế toán riêng thì toàn bộ chi phí liên quan đến đội MTC được tập hợp trên các TK621, 622, 627, cuối kỳ tập hợp vào TK154 (chi tiết cho đội MTC) để tính giá thành ca (giờ) máy.
- Nếu Doanh nghiệp thực hiện phương thức cung cấp lao vụ lẫn nhau giữa các bộ phận thì kế toán ghi:
Nợ TK623 (6238) – Chi phí khác bằng tiền
Có TK154 (1543) - Đội MTC
- Nếu Doanh nghiệp thực hiện theo phương thức lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ, kế toán ghi:
Nợ TK623 (6238)
Nợ TK133 (1331) – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK333 (33311) – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có TK512 – Doanh thu nội bộ
* Trường hợp Doanh nghiệp không tổ chức đội MTC riêng hoặc có tổ chức đội MTC nhưng không tổ chức kế toán riêng
- Chi phí liên quan đến sử dụng MTC phát kinh, kế toán ghi:
Nợ TK623
Có TK152, 334, 214, 111…
- Cuối kỳ, căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sử dụng MTC, kế toán ghi:
Nợ TK154 – Từng công trình, hạng mục công trình.
Có TK623 – Chi phí sử dụng MTC
- Trường hợp tạm ứng chi phí MTC để thực hiện giá trị hoán nội bộ (Đơn vị hạch toán nhận khoán phụ thuộc), khi quyết toán, kế toán ghi nhận CPSDMTC: Nợ TK623 – Chi tiết theo đối tượng
Có TK141 (1413 – Chi tiết đội xây lắp)
Trình tự hạch toán MTC: Theo phụ lục 03
1.1.4.4. Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC)
- Nội dung chi phí SXC: Chi phí SXC gồm : chi phí quản lý đội sản xuất, các khoản tính theo lương của công nhân viên đội tính theo lương của đội, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
- Chứng từ sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí SXC, kế toán sử dụng bảng thanh toán lương, bảng phân bổ lương và BHXH…
- Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK627 “Chi phí sản xuất chung” và các TK có liên quan: TK152, 153, 338, 214, 111, 112.
TK 627 có kết cấu như sau:
Bên nợ: Tập hợp chi phí SXC phát sinh trong kỳ.
Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí SXC (nếu có).
- Các khoản chi phí SXC được kết chuyển, phân bổ vào chi phí chế biến cho các đối tượng chịu chi phí.
TK 627 không có số dư cuối kỳ.
- Phương pháp tập hợp: CPSXC của đội xây dựng nào sẽ được tập hợp trực tiếp cho đội xây dựng đó. Nếu một đội xây dựng trong kỳ có nhiều công trình, hạng mục công trình thì phải tiến hành phân bổ CPSXC cho các công trình, hạng mục công trình có liên quan theo tiêu thức nhất định.
- Trình tự kế toán tập hợp, phân bổ chi phí SXC: Theo phụ lục 04
1.1.4.5. Kế toán tổng hợp CPSX trong doanh nghiệp xây lắp
- Để tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp, kế toán sử dụng TK154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, mở chi tiết cho từng đối tượng. Việc tập hợp CPSX như sau:
Nợ TK 154
Có TK 621, 622, 623, 627
Sau đó xác định sản phẩm dở dang.
- Trình tự kế toán tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm: Phụ lục 05
1.1.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Để phục vụ cho việc tính giá thành, Doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khối lượng công việc đã hoàn thành hay dở dang. Sản phẩm dở dang trong Doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành, chưa được bên Chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần CPSX mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Đánh giá sản phẩm dở dang Doanh nghiệp tiến hành theo các phương pháp:
* Phương pháp đánh giá sản phẩm theo giá trị sản phẩm quy đổi
Chi phí thực tế của KLXL dở dang cuối kỳ
=
Chi phí thực tế của KLXL dở dang đầu kỳ
+
Chi phí thực tế của KLXL dở dang thực hiện trong kỳ
x
Chi phí của KLXL dở dang cuối kỳ quy đổi
Chi phí thực tế của KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ
+
Chi phí của KLXL dở dang quy đổi cuối kỳ
* Đánh giá sản phẩm làm dở theo mức độ hoàn thành theo giá dự toán
Chi phí thực tế của KLXL dở dang cuối kỳ
=
Chi phí thực tế của KLXL dở dang đầu kỳ
+
Chi phí thực tế của KLXL thực hiện trong kỳ
x
Giá dự toán của KLXL dở dang cuối kỳ
Giá dự toán của các giai đoạn xây dựng hoàn thành bàn giao
+
Giá dự toán của KLXL dở dang cuối kỳ
1.2. Những vấn đề chung về kế toán TíNH GIá THàNH sp trong doanh nghiệp xây lắp.
1.2.1.Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành.
*. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm xây lắp, lao vụ, công việc do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải được tính giá thành và giá thành đơn vị. Công việc tính giá thành là xác định giá thành thực tế từng loại sản phẩm và toàn bộ sản phẩm đã hoàn thành. Bộ phận kế toán giá thành căn cứ vào đặc điểm sản xuất của Doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà Doanh nghiệp cung cấp để xác định đối tượng tính cho thích hợp. Đối tượng tính giá thành có thể là từng công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng,….
*. Kỳ tính giá thành.
- Với những công trình, hạng mục công trình nhỏ, thời gian thi công ngắn (nhỏ hơn 12 tháng) kỳ tính giá thành là thời gian sản phẩm xây lắp hoàn thành và được nghiệm thu, bàn giao thanh toán cho Chủ đầu tư.
- Với những công trình lớn, thời gian thi công dài (trên 12 tháng) thì khi nào có một bộ phận công trình hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu bàn giao thì lúc đó Doanh nghiệp tính giá thành thực tế của bộ phận đó.
- Với những công trình có thời gian thi công nhiều năm mà không tách ra được từng công trình nhỏ đưa vào sử dụng được, khi từng bộ phận xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo thiết kế tính toán sẽ được tính giá thành cho khối lượng công tác hoàn thành bàn giao. Kỳ tính giá thành lúc này là từ khi bắt đầu thi công cho đến khi đạt điểm dừng kỹ thuật.
- Ngoài ra đối với những công trình lớn, thời gian thi công kéo dài, kết cấu phức tạp… thì kỳ tính giá thành của Doanh nghiệp có thể xác định là hàng quý, vào cuối quý.
1.2.2. Các phương pháp tính giá thành.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu về CPSX để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm đã hoàn thành theo các khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định. Trong các Doanh nghiệp xây dựng thường áp dụng phương pháp tính giá thành:
* Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp):
Giá thành thực tế của KLXL hoàn thành bàn giao
=
Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ
+
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
-
Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ
Phương pháp này dễ tính toán, cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo.
* Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Được áp dụng trong trường hợp Doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng. Khi đó đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành là từng loại đơn đặt hàng.
Theo phương pháp này, hàng tháng CPSX thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi hoàn thành công trình thì CPSX thực tế tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
* Phương pháp tính giá theo định mức:
Phương pháp này áp dụng đối với Doanh nghiệp thoả mãn điều kiện:
- Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành.
- Vạch ra được chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình thực hiện thi công công trình.
- Xác định được các chênh lệch định mức và nguyên nhân gây chênh lệch. Theo phương pháp này giá thành thực tế sản phẩm xây lắp được xác định:
Giá thành thực tế của SPXL
=
Giá thành định mức của SPXL
K
Chênh lệch do thay đổi định mức
K
Chênh lệch do thoát ly định mức
* Phương pháp tổng cộng chi phí:
Với các công trình lớn, phức tạp và quá trình xây lắp sản phẩm có thể chia ra các đội sản xuất khác nhau sẽ áp dụng phương pháp này. Khi đó đối tượng tập hợp CPSX là từng đội sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng.
Giá thành của toàn bộ công trình , hạng mục công trình được xác định:
Z = DĐK + C1 + C2 +…..+ Cn - DCK
Trong đó:
Z: Giá thành sản phẩm
DĐK, DCK : Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
C1, C2,…, Cn: CPSX của từng đội sản xuất, hạng mục công trình
Phần 2
Tình hình thực tế về tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành SPXL ở công ty cổ phần xây dựng số 11
2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Xây dựng số 11.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng số 11
Tên giao dịch đối ngoại: Vietnam Construction joint stock Company No11
Tên viết tắt: VINACONEX NO 11
Trụ sở chính: 960 Lê Thanh Nghị - Thành phố Hải Dương
Điện thoại: 0320.860563 Fax: 0320.861993
Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp Bê tông đúc sẵn Hải Hưng, là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 25/01/1973 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Hưng với chức năng sản xuất cấu kiện bê tông, xây lắp các công trình và thêm nhiệm vụ xuất khẩu lao động.
Công ty là thành viên của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam - Vinaconex theo quyết định số 925/ BXD - TCLĐ của Bộ Xây dựng và đổi tên thành Công ty Xây lắp và Sản xuất vật liệu xây dựng số 11. Từ khi về Tổng Công ty, đơn vị được mở rộng thêm lĩnh vực xây dựng và được giao thêm công việc xuất khẩu lao động sang một số nước như LyByA, Hàn Quốc…
Để tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường và thực hiện chủ trương đổi mới của Nhà nước, Công ty đã thực hiện cổ phần hoá từ năm 2002, Công ty xây lắp và sản xuất vật liệu Xây dựng số 11 đã chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Xây dựng số 11 với vốn điều lệ 05 tỷ đồng (Nhà nước chiếm giữ 51% cổ phần) vào tháng 4/2003 theo quyết định số 377/QĐ - BXD ngày 02/04/2003 của Bộ xây dựng. Sau khi cổ phần hoá, Công ty mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh bước đầu có những thành công nhất định, hứa hẹn một thời kỳ phát triển mới cho Công ty.
2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ và Quy trình sản xuất của Công ty
Công ty Cổ phần Xây dựng số 11 là một đơn vị xây lắp trong các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, giao thông và sản xuất vật liệu xây dựng với các ngành nghề kinh doanh chính được cấp giấy phép kinh doanh là: Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp; xây lắp công trình cấp thoát nước và nhà máy nước; kinh doanh bất động sản, xuất khẩu lao động…
Quá trình sản xuất của Công ty là quá trình thi công, sử dụng các yếu tố vật liệu, nhân công, máy thi công và các yếu tố chi phí khác để tạo nên các hạng mục công trình.
Các công trình, hạng mục công trình hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng
Thanh toán khối lượng sản phẩm hoàn thành
Tiến hành tổ chức thi công xây lắp các công trình, hạng mục công trình
Tham gia đấu thầu và nhận thầu các công trình, hạng mục công trình
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (Phụ lục 06)
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, chức năng. Trong bộ máy của Công ty, cơ quan lãnh đạo cao nhất là Đại hội cổ đông. Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất do Đại hội cổ đông bầu ra gồm: 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch, 3 ủy viên. Bộ phận quản lý trực tiếp Doanh nghiệp là Giám đốc, 2 Phó giám đốc, Kế toán trưởng. Các thành viên trong Hội đồng quản trị cũng chính là những thành viên trong ban Giám đốc, điều này giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết sách nhanh chóng, kịp thời và đặc biệt là phù hợp với tình hình thực tế của Công ty hơn nhưng có nhược điểm là thiếu đối trọng. Bộ phận giúp việc là các phòng ban với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau theo yêu cầu của quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh gồm:
- Phòng tổ chức - Hành chính: Tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý nhân lực, biên chế các chức danh lao động hợp lý. Theo dõi công tác quản lý lao động tiền lương, các chế độ chính sách với người lao động, BHXH, thi đua. Xây dựng các định mức lao động, giải quyết các thủ tục hành chính, quản lý….
- Phòng Kế hoạch: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Công ty. Phòng đứng ra lập hợp đồng khoán nhân công cho từng đơn vị sán xuất theo từng công trình, hạng mục công trình…..
- Phòng Tài chính – Kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi, quản lý tài sản và nguồn vốn, tổ chức công tác kế toán, kiểm tra về các hoạt động kinh tế tài chính của cá bộ phận trong Công ty. Ghi chép, thu thập số liệu, phân tích kết quả kinh doanh trên cơ sở đó cung cấp thông tin kinh tế kịp thời, chính xác giúp ban Giám đốc phân tích, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Phòng kỹ thuật – Thi công: Có nhiệm vụ lập dự toán cho các công trình xây lắp và quản lý về kỹ thuật trong Công ty.
- Phòng đấu thầu và quản lý dự án : Thông qua các dự toán xây lắp tổ chức các đầu mối đi đấu thầu, đồng thời quản lý tất cả các dự án đang tiến hành thi công.
- Ban quản lý dự án: Có trách nhiệm giúp Giám đốc quản lý các dự án đầu tư và kiểm tra giám sát các dự án của toàn Công ty.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy tài chính - Kế toán của Công ty
Công ty Cổ phần Xây dựng số 11 tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Với hình thức này, phòng Tài chính - Kế toán của Công ty là một bộ máy kế toán duy nhất của đơn vị thực hiện tất cả giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán, từ khâu thu nhận ghi sổ đến khâu xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo, phân tích và tổng hợp tài chính. Hàng ngày các chứng từ kế toán được chuyển về phòng kế toán để xử lý và tiến hành các công việc kế toán.
Phòng Tài chính – Kế toán đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Công ty, các nhân viên kế toán đặt dưới sự lãnh đạo của Kế toán trưởng. Để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đảm bảo chuyên môn hoá lao động của cán bộ kế toán, bộ phận kế toán của Công ty được tổ chức theo sơ đồ (Phụ lục 07). Số lượng nhân viên kế toán trong phòng Tài chính – Kế toán là 6 người, đứng đầu là Kế toán trưởng. Kế toán trưởng có nhiệm vụ lãnh đạo chung, đưa ra các nhiệm vụ cho nhân viên kế toán và đưa ra những quyết định quan trọng.
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán:
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. Lập báo cáo kế toán định kỳ, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty vào cuối mỗi quý và cuối mỗi năm.
- Kế toán vật tư TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn NVL cho các đối tượng kế toán tập hợp chi phí, theo dõi việc tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ, cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán giá thành.
- Kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm quản lý, kế toán tiền lương, các khoản tính theo lượng và phụ cấp cho cán bộ, công nhân trong Công ty.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi thanh toán công nợ của Công ty với bên ngoài đồng thời thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ thu chi.
- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt và theo dõi việc nhập, xuất quỹ tiền mặt.
Ngoài ra ở mỗi đội, Công ty bố trí các nhân viên kinh tế có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi chi tiết CPSX phát sinh tại các đội, tập hợp chứng từ ban đầu giao về phòng Tài chính – Kế toán.
* Một số đặc điểm công tác kế toán tại Công ty
Chế độ kế toán mới được áp dụng tại Công ty như sau:
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo đường thẳng.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 1/1 và kết thúc ngày 31/12.
Kỳ báo cáo tài chính: 1 năm.
Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam.
Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi từ các đồng tiền khác: Thu chi ngoại tệ hạch toán theo tỷ giá thực tế của Ngân hàng công bố.
Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty hiện nay gồm:
+ Bảng cân đối kế toán: Theo mẫu B01- DN.
+ Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh: Theo mẫu B02- DN.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Theo mẫu B03- DN.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính: Theo mẫu B09- DN.
Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty là hệ thống tài khoản dùng cho các doanh nghiệp xây lắp theo QĐ 1864/1998/QĐ- BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp và theo các chuẩn mực kế toán mới ban hành.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Trình tự ghi sổ kế toán thể hiện qua sơ đồ (Phụ lục 08).
Hiện nay Công ty đang mở các sổ kế toán như:
- Sổ kế toán tổng hợp gồm sổ cái các tài khoản: 621,622,623,627,154,141… Sổ nhật ký đặc biệt tài khoản 111,112 và sổ nhật ký chung.
- Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ quỹ tiền mặt (TK111), sổ chi tiết tiền gửi Ngân hàng (TK112), sổ chi tiết phải trả người bán (TK331), sổ chi tiết phải thu của khách hàng (TK131), sổ chi tiết tạm ứng cá nhân (TK141(1)), sổ chi tiết tạm ứng công trình (TK141(8)), sổ chi tiết chi phí kinh doanh dở dang (TK154), sổ chi tiết chi phí sản xuất chung (TK627).
2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm 2005-2006.
ĐVT: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm
So sánh 2006/2005
2005
2006
Chênh lệch
%
1
Doanh thu thuần
143.569
199.896
56.327
39,2
2
Giá vốn hàng bán
129.917
155.096
25.179
19,3
3
Lợi nhuận gộp
13.651
14.800
1.149
8,4
4
Chi phí quản lý doanh nghiệp
5.106
4.913
-103
-3,8
5
Tổng lợi nhuận trước thuế
6.183
9.571
3.388
54,8
6
Thuế thu nhập DN phải nộp
0
639
7
Lợi nhuận sau thuế
6.183
8.931
2.748
44,4
Vì năm 2006 là năm thứ ba doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa nên doanh
nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy địnhcủa nhà nước là 639 triệu đồng.
Doanh thu thuần năm 2006 so với năm 2005 tăng 56.327 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 39,2% đã phản ánh đúng tình hình kinh doanh thực tế của Công ty lúc này. Sau khi cổ phần hoá với việc mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hoá lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cùng với sự đầu tư đúng hướng nên doanh thu đã tăng.
Giá vốn năm 2006 tăng 19.3% so với năm 2005, vậy là tốc độ tăng giá vốn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu nghĩa là Công ty đã hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.
Bên cạnh đó, với viêc thay đổi cơ cấu, kiện toàn sắp xếp lại bộ máy quản lý đã giúp Công ty giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp, năm 2006 đã giả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 41.doc