Đề tài Tình hình thẩm định dự án xin vay vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh

Chúng ta đã bước vào một thiên niên kỷ mới, một kỷ nguyên đang mở ra với nhiều khó khăn và thách thức. Để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá–hiện đại hoá đất nước theo chủ trương của Đảng và Nhà nước thì tất cả các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế đều phải tự chủ hạch toán và tìm nguồn vốn tài trợ trong kinh doanh nhưng vẫn phải chịu sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Vì vậy, các ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng, là một trong những “kênh dẫn vốn” hữu hiệu nhất đối với các chủ đầu tư.

Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh là ngân hàng quốc doanh duy nhất trên địa bàn tỉnh, là ngân hàng lâu đời, có uy tín và mức độ rủi ro thấp nhất, cùng với hệ thống “chân rết” về tới các huyện, xã. Ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đưa tỉnh nhà đi lên phát triển cùng với xu thế của cả nước. Trong đó, Ngân hàng là một trong các nguồn tài trợ vốn quan trọng cho các dự án trên địa bàn Hà Tĩnh.Công tác thẩm định dự án là khâu quan trọng nhất trong việc ra phán quyết cho vay. Thẩm định dự án cho biết được tính khả thi, tính hợp lý của dự án, dự án có hiệu quả không, thời gian hoàn vốn, thời gian thu nợ từ đó ngân hàng ra quyết định có cho dự án vay hay không. Chính vì thế, em lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tình hình thẩm định dự án xin vay vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh” nhằm đánh giá thực trạng tình hình thẩm định dự án xin vay vốn ở Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định.

Đề tài “Tình hình thẩm định dự án xin vay vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh” được chia làm 2 phần:

Chương I: Thực trạng thẩm định dự án xin vay vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh.

Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh.

 

doc91 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Tình hình thẩm định dự án xin vay vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT No&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn. NHTM: Ngân hàng thương mại. TCTD: Tổ chức tín dụng. TCKT: Tổ chức kinh tế. UT ĐT: Uỷ thác đầu tư. NPV: Net Present Value (giá trị hiện tại thuần). IRR: Internal Rate of Return (tỷ suất hoàn vốn nội bộ). HĐQT: Hội Đồng Quản Trị. CNH-HĐH: Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá. Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn. DA XD: Dự án xây dựng. TSCĐ: Tài sản cố định. DN: Doanh nghiệp. DNNN: Doanh nghiệp nhà nước. TPKT: Thành phần kinh tế. HTX: Hợp tác xã. SXKD: Sản xuất kinh doanh. DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Sơ đồ 1.2: Nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2005-2008. Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức cấp công ty. Sơ đồ 1.4:Cơ cấu nhà máy luyện gang. Sơ đồ 1.5:Cơ cấu nhà máy luyện thép. Sơ đồ 1.6: Cơ cấu xí nghiệp động lực và cơ điện. Sơ đồ 1.7: Đồ thị thời gian thu hồi vốn của dự án. Sơ đồ Phụ lục 1: Đồ thị xác định điểm hoà vốn của dự án. Bảng 1.1: Nguồn vốn phân theo loại tiền. Bảng 1.2: Nguồn vốn huy động theo thời gian . Bảng 1.3: Nguồn vốn phân theo tính chất nguồn huy động. Bảng 1.4: Tình hình dư nợ của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2005-2008. Bảng 1.5: Tình hình tiêu thụ và dự báo nhu cầu thị trường ngành thép. Bảng 1.6: Bảng tính chi phí nguyên vật liệu. Bảng 1.8: Bảng tính toán hiệu quả của dự án . Bảng Phụ lục 1: Bảng tổng hợp giá quặng. Bảng Phụ lục 2: Chi phí nguyên vât liệu, nhiên liệu và lao vụ thuê ngoài năm thứ nhất (tính cho 100% công suất) . Bảng Phụ lục 3: Chi phí nguyên vât liệu, nhiên liệu và lao vụ thuê ngoài năm thứ hai (tính cho 100% công suất) . Bảng Phụ lục 4: Bảng khấu hao tài sản cố định. Bảng Phụ lục 5 : Bảng tính toán lãi vay. Bảng Phụ lục 6: Bảng tính thời gian hoàn vốn của dự án Bảng Phụ lục 7: Bảng tính toán giá thành sản phẩm. Bảng Phụ lục 8: Bảng tính tổng doanh thu, tổng chi phí và lãi (lỗ) của dự án. LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đã bước vào một thiên niên kỷ mới, một kỷ nguyên đang mở ra với nhiều khó khăn và thách thức. Để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá–hiện đại hoá đất nước theo chủ trương của Đảng và Nhà nước thì tất cả các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế đều phải tự chủ hạch toán và tìm nguồn vốn tài trợ trong kinh doanh nhưng vẫn phải chịu sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Vì vậy, các ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng, là một trong những “kênh dẫn vốn” hữu hiệu nhất đối với các chủ đầu tư. Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh là ngân hàng quốc doanh duy nhất trên địa bàn tỉnh, là ngân hàng lâu đời, có uy tín và mức độ rủi ro thấp nhất, cùng với hệ thống “chân rết” về tới các huyện, xã. Ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đưa tỉnh nhà đi lên phát triển cùng với xu thế của cả nước. Trong đó, Ngân hàng là một trong các nguồn tài trợ vốn quan trọng cho các dự án trên địa bàn Hà Tĩnh.Công tác thẩm định dự án là khâu quan trọng nhất trong việc ra phán quyết cho vay. Thẩm định dự án cho biết được tính khả thi, tính hợp lý của dự án, dự án có hiệu quả không, thời gian hoàn vốn, thời gian thu nợ…từ đó ngân hàng ra quyết định có cho dự án vay hay không. Chính vì thế, em lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tình hình thẩm định dự án xin vay vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh” nhằm đánh giá thực trạng tình hình thẩm định dự án xin vay vốn ở Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định. Đề tài “Tình hình thẩm định dự án xin vay vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh” được chia làm 2 phần: Chương I: Thực trạng thẩm định dự án xin vay vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH. 1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. 1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Tĩnh. Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh trước đây thuộc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tín dụng. Ngày 26/3/1988, tách thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Tên giao dịch: Agribank Hà Tĩnh. Địa chỉ trụ sở: Số 1, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh. Được tách từ Ngân hàng nhà nước tỉnh Hà Tĩnh vào năm 1988, đến nay sau 10 năm hoạt động, Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã có những bước phát triển vững chắc, có uy tín lớn, trở thành một địa chỉ tin cậy về hoạt động tài chính cho mọi đối tượng khách hàng trên toàn địa bàn tỉnh. Với mục tiêu kinh doanh an toàn, tuân thủ, tiệm cận với thông lệ quốc tế về hoạt động tài chính ngân hàng đã tạo cho Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Tĩnh sự ổn định, minh bạch, hiệu quả và liên tục tăng trưởng. Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh phục vụ đối tượng khách hàng đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn Tỉnh, trong đó đặc biệt Ngân hàng là bạn của người nông dân. Là Ngân hàng quốc doanh duy nhất trên địa bàn Tỉnh. 1.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Ngân hàng No&PTNT do hội đồng quản trị quản lý và tổng giám đốc điều hành. Thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ khách hàng đối với khách hàng trong nước và ngòai nước, thực hiện tín dụng vì mục tiêu kinh tế xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn, làm nhiệm vụ ủy thác tín dụng, đầu tư cho chính phủ và các chủ đầu tư trong nước, ngòai nước chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Theo đó Ngân hàng có các chức năng, nhiệm vụ sau: - Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền ngoại tệ với các kỳ hạn khác nhau. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế. - Thực hiện các nhiệm vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh và tái bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, dịch vụ chi trả kiều hối, thu ngân phiếu lấy tiền mặt và ngược lại. - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng khác. 1.1.1.3. Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý. Ban Giám đốc Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng điện toán Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ Phòng dịch vụ marketing Phòng thanh toán quốc tế Phòng kế hoạch kinh doanh Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: - Ban giám đốc: có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Trong đó 1 phó giám đốc phụ trách Kế toán, 1 phó Giám đốc phụ trách Tín dụng và 1 phó giám đốc phụ trách hành chính, nhân sự, marketing... Ban giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng theo quy định của pháp luật, điều lệ, nghị quyết của Ngân hàng. Có quyền quyết định vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng. Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng. Phê duyệt phương án hoạt động kinh doanh của phòng kế hoạch kinh doanh. Quy định mức lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, phí, tiền phạt, động viên khen thưởng. Quy định tổng biên chế, quỹ lương, duyệt quyết toán lương... Có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý ngân hàng, sở giao dịch, các chi nhánh cấp 3 ở huyện, xã... Giám sát hoạt động của các phòng ban. - Phòng kế toán và ngân quỹ: chịu trách nhiệm quản lý Ngân hàng về mặt tài chính, ghi chép tính toán, cập nhật số liệu phát sinh hàng ngày, cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo để ra quyết đinh và luôn tuân thủ các quy định về chế độ kế toán của nhà nước cũng như quy định về quản lý ngoại tệ. - Phòng hành chính nhân sự: chịu trách nhiệm quản lý Ngân hàng về mặt nhân sự, đôn đốc chấp hành điều lệ và kỷ luật lao động, giải quyết những chế độ quy định đối với cán bộ công nhân viên, tiến hành công tác tuyển nhân viên mới cho ngân hàng. - Phòng điện toán: Quản lý mạng lưới thông tin của đơn vị, đảm bảo thông suốt mạng nội bộ. - Phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ: có chức năng kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, thẩm định báo cáo tài chính của Ngân hàng khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông. Báo cáo với ban lãnh đạo về kết quả hoạt động, kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến hoạt động tài chính của Ngân hàng theo quy định của pháp luật. - Phòng thanh toán quốc tế: có chức năng thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền gửi từ nước ngoài về, mua bán ngoại tệ, mở L/C... - Phòng dịch vụ marketing: có chức năng nghiên cứu đưa ra các hình thức mới trong hoạt động Ngân hàng, đưa ra chiến lược marketing hấp dẫn khách hàng, phát hành thẻ ATM, chăm sóc khách hàng... - Phòng kế hoạch và kinh doanh: có chức năng đề ra các kế hoạch của đơn vị, lập kế hoạch năm, đưa ra các chế độ lãi suất, đưa chỉ tiêu xuống các phòng, ban khác để thực hiện đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các phòng ban. Bộ phận thẩm định trong Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh nằm trong phòng Kế hoạch và kinh doanh, có chức năng thẩm định các khoản xin vay của các doanh nghiệp, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, từ đó đưa ra quyết định cho vay chính xác và hiệu quả. 1.1.1.4. Lĩnh vực hoạt động Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Với các nghiệp vụ chủ yếu là: Nghiệp vụ tín dụng. Nghiệp vụ tài trợ thương mại và chuyển tiền ra nước ngoài. Nghiệp vụ chuyển tiền trong nước. Nghiệp vụ tiền gửi và mua bán ngoại tệ tiền mặt. 1.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2005-2008 Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh được tách lập năm 1988, là thời kỳ kinh tế nước ta nói chung và kinh tế tỉnh nhà nói riêng bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mới_phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kéo theo đó là hệ thống ngân hàng thương mại phát triển mạnh mẽ và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt. Do đó ngân hàng không khỏi gặp những khó khăn trong các hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên với sự chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời từ phía ban lãnh đạo, và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng, trong những năm qua Ngân hàng đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra và đạt được một số thành tựu đánh kể. 1.1.2.1 Tình hình huy động vốn Cho vay tín dụng được coi là hoạt động sinh lời cao, đồng thời là hoạt động sinh lời chủ yếu trong ngân hàng, do vậy các ngân hàng áp dụng mọi biện pháp nhằm huy động vốn được cao nhất. Hoạt động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn vay của các cá nhân tổ chức là hoạt động sống còn của ngân hàng. Chính vì vậy mà trong tất cả các ngân hàng thì hoạt động huy động vốn luôn được quan tâm, chú trọng hàng đầu. Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh cũng không ngoại lệ, hoạt động huy động vốn từ các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh được Ngân hàng chú trọng hàng đầu. Trong giai đoạn 2005-2008, tuy gặp một số khó khăn nhất định nhưng Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh đã làm tốt công tác huy động vốn. Vốn tăng liên tục qua các năm, năm 2005 tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 1.734 tỷ đồng, đến năm 2008 tổng nguồn vốn lên tới 3.475 tỷ đồng ,tăng gấp 2 lần. Sơ đồ 1.2: Nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2005-2008( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005-2008, Phòng Kế hoạch kinh doanh) Nguồn vốn phân theo loại tiền thì có nguồn nội tệ và ngoại tệ Bảng 1.1: Nguồn vốn phân theo loại tiền Nguồn vốn Năm2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 tỷ VNĐ tỷ trọng % tỷ VNĐ tỷ trọng % Tỷ VNĐ tỷ trọng % Tỷ VNĐ tỷ trọng % Nội tệ 1542 88.93 1959 89.3 2571 90.59 3140 90.36 Ngoại tệ 192 11.07 236 10.8 267 9.41 335 9.64 Tổng 1734 100 2195 100 2838 100 3475 100 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008, Phòng Kế hoạch kinh doanh) Nội tệ chiếm tỷ trọng cao, chiếm xấp xỉ 90% trong tổng nguồn vốn, lượng ngoại tệ tuy vẫn tăng qua các năm nhưng lại giảm theo tỷ trọng. Căn cứ vào thời gian, nguồn vốn có thế chia thành: nguồn tiền gửi không kỳ hạn, nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm, và nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm. Ta thấy, nguồn vốn không kỳ hạn giảm cả về mặt số lượng và cả về tỷ trọng, trong khi nguồn vốn có kỳ hạn trên dưới 12 tháng tăng qua các năm. Năm 2005, nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng là 956 tỷ VNĐ, chỉ chiếm 55,13% thì tới năm 2008 nguồn này là 1930 tỷ đồng, chiếm 55,54%. Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng tăng giúp Ngân hàng đảm bảo được tính ổn định của nguồn vốn trong một thời gian dài, đảm bảo các khoản tiền vay trung hạn. Bảng 1.2: Nguồn vốn huy động theo thời gian Nguồn vốn Năm2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tỷ VNĐ tỷ trọng % Tỷ VNĐ tỷ trọng % Tỷ VNĐ tỷ trọng % Tỷ VNĐ tỷ trọng % Không kỳ hạn 435 25.09 339 15.4 418 14.73 487 14.01 Kỳ hạn <12t 343 19.78 659 30.1 869 30.62 1058 30.45 Kỳ hạn >12t 956 55.13 1197 54.5 1551 54.65 1930 55.54 Tổng 1734 100 2195 100 2838 100 3475 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008. Phòng Kế hoạch kinh doanh) Phân theo tính chất nguồn huy động, có nguồn vốn huy động từ dân cư, nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tỉnh, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn Tỉnh, và nguồn uỷ thác đầu tư. Bảng 1.3: Nguồn vốn phân theo tính chất nguồn huy động Nguồn vốn Năm2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 tỷ VNĐ tỷ trọng % tỷ VNĐ tỷ trọng % Tỷ VNĐ tỷ trọng % Tỷ VNĐ tỷ trọng % Nguồn từ dân cư 1096 63.21 1642 74.8 2139 75.37 2550 73.38 Nguồn từ các TCTD 8 0.461 1 0.05 1 0.035 0.9 0.026 Nguồn từ các TCKT 438 25.26 316 14.4 430 15.15 589 16.95 Nguồn UTĐT 192 11.07 236 10.8 268 9.443 335.1 9.643 Tổng 1734 100 2195 100 2838 100 3475 100 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008. Phòng Kế hoạch kinh doanh) Trong đó, nguồn vốn được huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn, năm 2005 là 1096 tỷ VNĐ tương ứng với 63,21%, đến năm 2008 là 2550 tỷ VNĐ tương ứng 73,38%, tăng hơn gấp 2 lần. Trong khi nguồn từ các tổ chức tín dụng lại giảm. 1.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn Ngân hàng sử dụng vốn vào mục đích chính đó là hoạt động cho vay. Cho vay là một hoạt động rất quan trọng. Ngân hàng thu lợi nhuận từ chênh lệch giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay, do đó cần phải xác định đúng hiệu quả của dự án, lựa chọn những dự án có hiệu quả. Hoạt động cho vay phải đảm bảo theo nguyên tắc: an toàn và hiệu quả. Bảng 1.4: Tình hình dư nợ của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2005-2008 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 tỷ VNĐ Tỷ trọng % tỷ VNĐ Tỷ trọng % tỷ VNĐ Tỷ trọng % tỷ VNĐ Tỷ trọng % 1.Tổng dư nợ 1467 100 1790 100 2630 100 3074 100 Dư nợ theo nguồn vốn -Dư nợ ngắn hạn 743 50.65 898 50.17 1397 53.12 1836 59.73 -Dư nợ trung hạn 565 38.5 672 37.54 914 34.75 972 31.62 -Dư nợ UTĐT 159 10.85 220 12.29 319 12.13 266 8.65 Dư nợ theo TPKT -Dư nợ DNNN 8.3 0.57 4 0.22 9.8 0.37 11.5 0.37 -Dự nợ DN ngoài quốc doanh 201.4 13.73 292 16.31 446 17 527 17.14 -Dư nợ HTX 0.3 0.02 0.3 0.017 1.2 0.05 1.5 0.05 -Dư nợ hộ SXKD 1257 85.68 1493.7 83.453 2173 82.58 2534 82.44 2. Nợ quá hạn 15 1.02 17 0.95 28 1.065 87.6 2.85 (Nguồn:báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2005-2008. Phòng Kế hoạch kinh doanh) Ta thấy quy mô tổng dư nợ năm 2008 tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2005. Phân loại dư nợ theo nguồn vốn dư nợ ngắn hạn và trung hạn xấp xỉ nhau và chiếm tỷ trọng chủ yếu, phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế thì dư nợ hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao. Tình hình nợ quá hạn ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh rất khả quan, tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn 3%, đạt chỉ tiêu được giao, trong năm 2008 có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất là 2,85% tương ứng với 87.6 tỷ VNĐ. Tỷ lệ nợ xấu chiếm xấp xỉ 0,3% tổng dư nợ, chỉ riêng năm 2008 tỷ lệ nợ xấu tăng đến 0.8% tổng dư nợ. Tuy nhiên, nợ quá hạn và nợ xấu vẫn nằm trong tỷ lệ an toàn vốn. 1.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH. 1.2.1 Đặc điểm dự án thẩm định tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Hà Tĩnh là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng vẫn là một tỉnh thuần nông và là một trong những tỉnh nghèo của cả nước nên các dự án xin vay vốn trước đây thường là các dự án nhỏ, dự án nông nghiệp, quy mô không lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Hà Tĩnh đang dần khai thác các tiềm năng thế mạnh của mình, mở rộng kêu gọi đầu tư, vì vậy, những năm gần đây các dự án xin vay vốn tại Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh có đặc điểm: - Chủ yếu cho vay các dự án ưu đãi của Tỉnh. Những năm gần đây kinh tế Tỉnh mới phát triển, do đó Tỉnh có chính sách ưu đãi cho các dự án nhằm đầu tư phát triển kinh tế Tỉnh. Các chính sách hỗ trợ về đầu tư xây dựng cơ sở giao thông ngoài hàng rào dự án, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, ưu đãi thuế,… Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh là ngân hàng quốc doanh duy nhất trên địa bàn Tỉnh, ngân hàng chuyên cho vay các dự án nhận ưu đãi theo chính sách của Tỉnh. - Các dự án có vốn đầu tư tương đối lớn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Hà Tĩnh có những bước chuyển biến mạnh mẽ, có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là với các nguồn tài nguyên khoáng sản mới được phát hiện (mỏ sắt Thạch Khê, quặng sắt ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc, các mỏ than…), là cơ sở thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án lớn. - Các dự án có tính chất kỹ thuật khá phức tạp. Các dự án đầu tư ở Hà Tĩnh thời gian gần đây phần lớn là các dự án về khai thác khoáng sản, xây dựng nhà máy thuỷ điện,…do đó có tính chất kỹ thuật tương đối phức tạp. - Có thời gian thực hiện dự án và vận hành kết quả đầu tư tương đối dài. Các dự án đầu tư khai thác các nguồn khoáng sản, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ khoáng sản (gang, thép, khai thác than…), xây dựng nhà máy thuỷ điện,…do đó các dự án có thời gian thực hiện đầu tư tương đối dài, thời gian vận hành kết quả đầu tư dài (các dự án thường kéo dài hàng chục năm). - Các dự án phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Hà Tĩnh là tỉnh có khí hậu khắc nghiệt, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa rõ rệt, nắng nhiều, nhiệt độ cao vào mùa nóng; mưa nhiều và nhiệt độ thấp vào mùa lạnh, mỗi năm, trung bình, Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng tực tiếp từ 1 – 2 cơn bão, kèm với mưa lớn ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. - Mức độ rủi ro của các dự án khá cao. Các dự án xin vay vốn ở Ngân hàng thường là các dự án mới, kỹ thuật phức tạp, vốn tương đối lớn, thời gian thực hiện dự án tương đối dài nên mức độ rủi ro của các dự án tương đối cao. Do đó, việc thẩm định cho vay vốn dự án ở Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh cần được quan tâm, chú trọng. 1.2.2. Quy trình thẩm định. Quy trình thẩm định của Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh gồm có 5 bước: - Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng có thể đến giao dịch trực tiếp với cán bộ phòng tín dụng ở Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh (1), hoặc chi nhánh của Ngân hàng ở các huyện trên địa bàn tỉnh, hoặc phòng giao dịch(1). Tại đây cán bộ ngân hàng yêu cầu khách hàng nộp các loại hồ sơ, bảo lãnh và các thông tin cần thiết theo quy định. - Bước 2: Sau khi khách hàng nộp hồ sơ, cán bộ ngân hàng tiến hành thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Thẩm định bảo lãnh, thẩm định dự án vay vốn, thẩm định hồ sơ tài sản thế chấp… và đưa ra ý kiến đề xuất, trình lên Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, cán bộ chịu trách nhiệm quản lý bộ phận thẩm định, hoặc Giám đốc Chi nhánh cấp huyện, hoặc Trưởng phòng Giao dịch phê duyệt cho vay đối với những món vay thuộc quyền phán quyết của họ. Sau khi được trình lên, Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, cán bộ chịu trách nhiệm quản lý bộ phận tín dụng, Giám đốc chi nhánh cấp huyện hoặc Trưởng phòng Giao dịch xem xét và ghi ý kiến đồng ý hay không đồng ý cho vay để trình lên Phó Giám đốc phụ trách Tín dụng phê duyệt nếu khoản vay thuộc quyền phán quyết của họ (2a). Trong trường hợp khoản vay lớn hơn quyền phán quyết của họ thì phải chuyển toàn bộ hồ sơ lên bộ phận thẩm định ở phòng Kế hoạch kinh doanh Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh có chữ ký xác nhận của cán bộ tiếp nhận hồ sơ và ý kiến của Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, cán bộ chịu trách nhiệm quản lý bộ phận tín dụng, Giám đốc chi nhánh cấp huyện hoặc Trưởng phòng Giao dịch về việc có đồng ý cho vay hay không (2b). - Bước 3: Bộ phận thẩm định ở phòng Kế hoạch kinh doanh Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh thực hiện thẩm định những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, hoặc thẩm định những món vay do Giám đốc trực tiếp chỉ định (2c) và thực hiện việc thẩm định với những khoản vay vượt quyền phán quyết của Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, cán bộ chịu trách nhiệm quản lý bộ phận tín dụng, Giám đốc chi nhánh cấp huyện hoặc Trưởng phòng Giao dịch. Sau khi thẩm định xong toàn bộ các thủ tục pháp lý, hồ sơ vay vốn, bảo đảm tiền vay…cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định trong đó nêu rõ ý kiến, đề xuất về khoản vay và trình lên Giám đốc hoặc người được uỷ quyền quyết định (3). Lưu đồ quy trình thẩm định tại Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh: Khách hàng Phòng tín dụng Chi nhánh cấp Huyện/Phòng giao dịch Giám đốc/ Phó giám đốc Bộ phận thẩm định (phòng Kế hoạch kinh doanh) 1 1 2a 2b 3 2c 5a 5b 5b 4 5a 4 - Bước 4: Sau khi thẩm định xong và có ý kiến phê duyệt của Giám độc hoặc của người được uỷ quyền thì bộ phận thẩm định chuyển báo cáo thẩm định đã được phên duyệt cho Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, Giám đốc chi nhánh cấp huyện hoặc Trưởng phòng Giao dịch (4). - Bước 5: Nhận được báo cáo thẩm định của bộ phận thẩm định, Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, Giám đốc chi nhánh cấp huyện hoặc Trưởng phòng Giao dịch triển khai theo quyết định của Giám đốc hoặc người được uỷ quyền (5a), hoàn tất các thủ tục, hồ sơ cho vay, phát hành thư bảo đảm…thông báo hoặc từ chối cho vay với khách hàng. Quá trình giải ngân và thu nợ được thực hiện theo quy định (5b). 1.2.3. Phương pháp thẩm định Việc thẩm định một dự án là một công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều bước, nhiều kỹ năng. Dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học, kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau, tuỳ từng nội dung và yêu cầu của dự án mà vận dụng các phương pháp thẩm định phù hợp. Các phương pháp thẩm định thường được áp dụng tại Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh là: 1.2.3.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự Phương pháp này được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. - Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án. Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ thẩm định xem xét khái quát các giấy tờ hồ sơ, các nội dung cơ bản của dự án, đánh giá tính pháp lý, sự phù hợp của dự án với các quy hoạch ngành, địa phương…Từ đó có cái nhìn tổng quát về dự án, về tầm quan trọng, những hiệu quả của dự án…Dự án có thể bị bác bỏ nếu không thoả mãn các yêu cầu về pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết và không phục vụ gì cho chiến lược phát triển kinh tế chung. Vì xem xét tổng quát các nội dung của dự án, do đó giai đoạn này khó phát hiện được các sai sót của dự án cần, do đó giai đoạn sau tiến hành thẩm định chi tiết - Thẩm định chi tiết: Sau khi thẩm định tổng quát, nếu dự án có tính khả thi và đáp ứng đầy đủ các quy định cần thiết thì cán bộ thẩm định tiếp tục thẩm định chi tiết dự án. Cán bộ thẩm định xem xét dự án một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, hiệu quả của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, công nghệ sử dụng, kỹ thuật, môi trường, tổ chức quản lý, hiệu quả tài chính, hiệu quả xã hội của dự án. Thẩm định tính hiệu quả của dự án, thời gian thu hồi vốn…Thẩm định từng nội dung của dự án, mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tuỳ theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án, khi phát hiện các sai sót thì cán bộ thẩm định đưa ra ý kiến sửa đổi, bổ sung và kết luận. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần thẩm định các nội dung tiếp theo. 1.2.3.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu. Đây là một phương pháp đơn giản và được sử dụng rất phổ biến trong khi thẩm định. Phương pháp này thường được dùng để so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu của dự án đang thẩm định với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, với một dự án tương tự đang hoạt động. Việc so sánh này sẽ giúp cán bộ thẩm định có cái nhìn tổng quát nhất về hiệu quả, tính khả thi của dự án. Các chỉ tiêu chủ yếu thường được dùng làm căn cứ so sánh là: - Các tiêu chuẩn, qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3682.doc
Tài liệu liên quan