Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.
Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 21/09/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính Phủ.
Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.
Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. NHTMCP Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 03/07/2009
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Vietinbank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính; 03 Sở Giao dịch; 145 chi nhánh; 527 phòng giao dịch; 116 quỹ tiết kiệm; 1042 máy rút tiền tự động (ATM); 05 Văn phòng đại diện; và 04 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương (VietinbankSC), Công ty Bất động sản và đầu tư tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng công thương Việt Nam; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.
Ngoài ra, NHCT còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina, góp vốn vào 08 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương v.v.
Ngân hàng hiện tại có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2008 của Vietinbank, tổng tài sản và lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng tương ứng là 193.590 tỷ đồng và 1.804 tỷ đồng.
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
`PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH
Quá trình hình thành và phát triển:
Quá trình hình thành của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.
Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 21/09/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính Phủ.
Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.
Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. NHTMCP Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 03/07/2009
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Vietinbank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính; 03 Sở Giao dịch; 145 chi nhánh; 527 phòng giao dịch; 116 quỹ tiết kiệm; 1042 máy rút tiền tự động (ATM); 05 Văn phòng đại diện; và 04 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương (VietinbankSC), Công ty Bất động sản và đầu tư tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng công thương Việt Nam; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.
Ngoài ra, NHCT còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina, góp vốn vào 08 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương v.v.
Ngân hàng hiện tại có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2008 của Vietinbank, tổng tài sản và lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng tương ứng là 193.590 tỷ đồng và 1.804 tỷ đồng.
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương – Chi nhánh Ba Đình:
Chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Đình Hà Nội (gọi tắt là NHCT Ba Đình) thành lập năm 1959, với tên gọi là Chi điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Hà Nội.
Chi nhánh đặt trụ sở tại phố Đội Cấn – Hà Nội (nay là 142 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, TP Hà Nội).
Số lượng cán bộ Ngân hàng lúc đó có trên 10 người.
Nhiệm vụ và mục tiêu: xây dựng cơ sở vật chất, củng cố tổ chức và hoạt động Ngân hàng. Ra đời trong bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn nên hoạt động của chi nhánh chỉ mang tính bao cấp, phục vụ không lấy lợi nhuận làm mục tiêu và hoạt động theo mô hình quản lý một cấp. Mô hình này đuợc duy trì cho đến tháng 07 năm 1988.
Ngày 01/07/1988 thực hiện nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngành Ngân hàng đã chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hành chính kế hoạch hoá sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý hai cấp (Ngân hàng Nhà nước – Ngân hàng thương mại), và các NHTM quốc doanh lần lượt ra đời với các chức năng chuyên môn NHCT – NHNT – NHĐT&PT – NHNN&PTNT. Đồng thời, Ngân hàng công thương Ba Đình cũng được chuyển đổi thành một chi nhánh NHTM quốc doanh với tên gọi là chi nhánh Ngân hàng Công thương quận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương Hà Nội, và hoạt động theo mô hình quản lý 3 cấp (trung ương – thành phố - quận). Với mô hình quản lý này, trong những năm (7/88 – 3/93) hoạt động kinh doanh Ngân hàng công thương Ba Đình kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một ngân hàng thương mại trên địa bàn thủ đô, do hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT thành phố Hà Nội, cùng với những khó khăn và thử thách mà Ngân hàng gặp phải vào những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối mới của Đảng.
Trước thực tế đó, theo quyết định số 93/NHCT – TCCB của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam bắt đầu tư ngày 01/04/1993, Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức NHCT hai cấp (trung ương - quận), xoá bỏ cấp trung gian là NHCT thành phố Hà Nội. Sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường công tác quản lý cán bộ và đội ngũ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã có nhiều sức bật mới, đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín tham gia cạnh tranh tích cực trên thị trường, và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với môi trường kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Cho đến nay hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình được ổn định và phát triển theo 4 định hướng lớn của ngành “ổn định – an toàn - hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động cũng như về cơ cấu mạng lưới tổ chức bộ máy.
Từ năm 1995 đến nay, với những kết quả kinh doanh đã đạt được, cùng với tốc độ tăng trưởng và hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu kế hoạch được giao, Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình liên tục được Ngân hàng Công thương Việt Nam công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam: năm 1998 được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen; năm 1999 dược chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; liên tục trong các năm 2000 – 2004 được nhiều cấp khen thưởng: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng bằng khen, thống đốc Ngân hàng nhà nước tặng bằng khen, được HĐQT – KT Ngành ngân hàng đề nghị thủ tướng chính phủ tặng bằng khen; năm 2007 được đón nhận Huân Chương Lao Động Hạng nhì của Chủ tịch nước. Và năm 2008, chi nhánh đang đề nghị Thủ Tướng Chính phủ tặng cờ thi đua.
Trong hơn 15 năm qua, chi nhánh Ba Đình không ngừng khẳng định là một trong những chi nhánh lớn mạnh và hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương.
Chức năng, nhiệm vụ:
Chức năng:
NHCT Ba Đình là một chi nhánh lớn của Ngân hàng Công thương Việt Nam tại Hà Nội, hoạt động kinh doanh theo mô hình 1 NHTM đa năng, mang tính kinh doanh thực sự, với phong cách giao tiếp và phục vụ hiện đại, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh.
Với bộ máy hoạt động gần 350 cán bộ - nhân viên, hoạt động của chi nhánh đã phát triển rộng khắp trên địa bàn gồm các quận: Ba Đình – Hoàn Kiếm – Tây Hồ. Không những thế ngân hàng Công thương Ba Đình luôn luôn đảm bảo chức năng hoạt động của một chi nhánh NHTMCP Công thương trên địa bàn thủ đô. Và thực tế đã chững minh, từ năm 1995 đến nay, chi nhánh NHCT Ba Đình liên tục được NHTMCP Công thương Việt Nam công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam.
Nhiệm vụ
Tiến hành các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng gồm các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các cá nhân, đồng thời tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của Ngân hàng.
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng và quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể chế hiện hành và hướng dẫn của NHTMCP CT Việt Nam.
Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay tại chi nhánh, thẩm đinh và tái thẩm định khách hàng của chi nhánh theo chỉ đạo của NHTMCP Công Thương Việt Nam.
Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán XNK, kinh doanh ngoại tệ theo quy định của NHTMCP Công Thương Việt Nam.
Thực hiện quản lý quỹ tiền mặt, quản lý an toàn kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Việt Nam và NHTMCP Công Thương Việt Nam.
Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHTMCP Công Thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị, văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn chi nhánh.
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Đồng thời bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.
Ngoài ra, chi nhánh còn có nhiệm vụ dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của mình.
Mô hình tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương:
Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức
Trụ sở chính
Sở giao dịch
Chi nhánh
Văn phòng đại diện
Đơn vị sự nghiệp
Đơn vị hạch toán độc lập
Phòng giao dịch
Quỹ tiết kiệm
Phòng giao dịch
Quỹ tiết kiệm
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức chi nhánh Ba Đình
Ban Giám đốc
Khối kinh doanh
Khối quản lý rủi ro
Khối tác nghiệp
Khối hỗ trợ
Phòng giao dịch
Phòng KH DN lớn
Phòng KH DNV&N
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng/tổ quản lý rủi ro
Phòng/tổ quản lý nợ có vấn đề
Phòng kế toán giao dịch
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng/tổ thanh toán xuất nhập khẩu
Phòng/tổ tổng hợp
Phòng tổ chức hành chính
Phòng/tổ thông tin điện toán
Quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch
Giám đốc: phụ trách chung, điều hành công việc của toàn chi nhánh.
Phó giám đốc: các phó giám đốc phụ trách các phòng khác nhau theo sự phân công của giám đốc.
Giám đốc chi nhánh có quyền quyết định mọi hoạt động của chi nhánh và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
Khối kinh doanh:
Phòng khách hàng lớn : do giám đốc trực tiếp phụ trách
+ Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.
+ Nhiệm vụ:
Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp lớn
Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHTMCP CTVN: tín dụng đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử...Làm đầu mối giới thiệu các sản phẩm và bán cho các doanh nghiệp.
Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu tín dụng , tài trợ thương mại... phòng có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCTVN
Thực hiện nhiệm vụ là thành viên hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, hội đồng xử lý rủi ro
Cập nhật thường xuyên thông tin về hoạt động của các khách hàng, chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.
Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm các báo cáo theo quy định, tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng
Phòng khách hàng vừa và nhỏ:
+ Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCP CTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Nhiệm vụ:
Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHTMCP CTVN: tín dụng đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử...Làm đầu mối giới thiệu các sản phẩm và bán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo qui định của NHTMCP CTVN.
Thực hiện các nhiệm vụ tín dụng và xử lý giao dịch: nhận và xử lý đơn đề nghị xin vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác, thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền, đưa ra các đề xuất chấp thuận, từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định, kiểm tra giám sát chặt chẽ khách hàng xa khi đã cấp tín dụng, phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký, quản lý các hợp đồng đã ký và các tài sản bảo đảm
Là thành viên của hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro
Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có nhu cầu quan hệ giao dịch với chi nhánh
Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định của chi nhánh, tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ của phòng.
Phòng khách hàng cá nhân:
+ Phụ trách các điểm giao dich và các quỹ tiết kiệm. Là nơi giao dịch trực tiếp với các đối tượng khách hàng cá nhân. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHTMCP CTVN. Trực tiếp quảng cáo giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
+ Nhiệm vụ:
Khai thác các nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ các khách hàng cá nhân
Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dich vụ của ngân hàng.
Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHTMCP CTVN.
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: nhận và xử lý các đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức tín dụng khác, thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức tín dụng khác, đưa ra các đề xuất chấp thuận hoặc từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định, khiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng, phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã lý, theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc, tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này.
Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của NHTMCP CTVN.
Thực hiện nhiệm vụ là thành viên hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, hội đồng xử lý rủi ro.
Thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng, điều hành và quản lý lao dộng, tài sản, tiền vốn huy động tại các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch.
Thực hiện nhiệm vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo quy định của NHTMCP CTVN, phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện giao dịch với khách hàng.
Khối quản lý rủi ro:
+ Chức năng: chịu trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quy định phân loại nợ), nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý, là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy đinh của ngân hàng nhà nước và NHTMCP CTVN nhằm thu hồi nợ xấu.
+ Nhiệm vụ:
Có nhiệm vụ phối hợp với các phòng có nghiệp vụ tín dụng theo dõi tình hình hoạt động của các khách hàng vay vốn của ngân hàng, tình hình sử dụng khoản vay, trả lãi để có thể dự đoán được các khoản cho vay có nguy cơ rủi ro; đồng thời có nhiệm vụ xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
Nghiên cứu chủ trương chính sách, luật pháp, các văn bản pháp quy của nhà nước, của các ngành và NHCTVN có liên quan đến hoạt động ngân hàng để thực hiện xử lý, thu hồi các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro.
Theo dõi, quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ quá hạn (gốc và lãi), thực hiện các biện pháp, chế tài tín dụng và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ này.
Đề xuất các biện pháp xử lý đối với các loại tài sản bảo đảm, nợ vay có vấn đề, phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế trong từng thời kỳ.
Thực hiện phân loại nợ, tính toán trích dự phòng rủi ro, phân tích thực trạng chất lượng dư nợ của chi nhánh theo đinh kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất của NHTMCP CTVN.
Đề xuất các phương án trình các cấp, các ngành có liên quan hỗ trợ chi nhánh trong việc xử lý thu hồi các khoản nợ có vấn đề vuợt phạm vi, khả năng xử lý của chi nhánh.
Đầu mối kiểm tra tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi của chi nhánh, tham gia hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý rủi ro, hội đồng miễn giảm lãi theo yêu cầu của chủ tịch hội đồng.
Khối tác nghiệp:
Phòng kế toán:
+ Chức năng: là phòng nghiệp vụ thực hiện trực tiếp các giao dịch với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch, quản lý và chịu trách nhiệm với các giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước và NHTMCP CTVN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.
+ Nhiệm vụ:
Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy, nhận các dữ liệu tham số mới nhất từ NHTMCP CTVN, thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch.
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: mở đóng các tài khoản (ngoại tệ và VNĐ), thực hiện các giao dịch gửi/ rút tiền từ tài khoản; bán séc, ấn chỉ thường cho khách hàng theo quy định; thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền VNĐ, chuyển tiền ngoại tệ; thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc du lịch, séc bảo chi, séc chuyển khoản, nhờ thu phi thương mại...; thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xoá nợ...; thực hiện nghiệp vụ thấu chi, chiết khấu chứng từ có giá theo quy định; kiểm tra, tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra tính lãi; cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác; hạch toán các khoản mua bán ngoại tệ bằng chuyển khoản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định của NHTMCP CTVN.
Thực hiện kiểm soát sau: kiểm soát tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh; thực hiện việc tra soát tài khoản điều chuyển vốn với trụ sở chính, tra soát với ngân hàng ngoài hệ thống điện chuyển tiền giao dịch của doanh nghiệp và cá nhân; kiêmt tra, dối chiều tất cả các báo cáo kế toán; thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyển, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu, lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên theo quy định.
Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng.
Quản lý thông tin:quản lý mẫu dấu chữ ký của khách hàng, tài liệu hồ sơ khách hàng .
Quản lý séc và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các ấn từ gốc... của các giao dịch viên và toàn chi nhánh.
Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, thực hiện việc kiểm soát, đối chiếu tiền mặt hàng ngày với phòng tiền tệ kho quỹ theo quy đinh của NHTMCP CTVN.
Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng.
Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán, tài sản cố định, công cụ lao động...Phối kết hợp với phòng tổ chức hành chính lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng TSCĐ...
Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định.
Phòng kho quỹ: điều chuyển tiền mặt trong hệ thống ngân hàng Công thương, thu chi tiền mặt, là nơi lưu trữ và cất giữ các giấy tờ có giá như séc trắng, thẻ tiết kiệm, sổ đỏ, và các giấy tờ có giá của khách hàng.
Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: có chức năng tài trợ cho các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi L/C, nhờ thu, chiết khấu chứng từ.
Khối hỗ trợ:
Phòng tổng hợp: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh.
Phòng hành chính:
+ Chức năng: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương của NHTMCP CTVN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng, công tác bảo vệ an ninh toàn chi nhánh.
+ Nhiệm vụ:
Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế.
Thực hiện quản lý, tuyển dụng lao động, điều hành sắp xếp cán bộ.
Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh, xậy dựng ké hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, mua sắm tài sản công cụ lao động..., thực hiện công tác xây dựng, sửa chữa nâng cấp tài sản của chi nhánh, tổ chức công tác văn thư lưu trữ quản lý hồ sơ cán bộ.
Phòng điện toán: là nơi máy chủ của chi nhánh hoạt động, phụ trách và chịu trách nhiệm về quản trị mạng, các trang thiết bị liên quan đến mạng, thường xuyên cập nhật các chương trình của ngân hàng Công Thương. Nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng này là đảm bảo đường truyền giữa hệ thống máy của chi nhánh và máy chủ của trung ương luôn thông suốt.
PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY
Các hoạt động chính:
Huy động vốn:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích luỹ....
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
Cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Cho vay trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Tài trợ xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài.
- Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung.
- Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế.
- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh thanh toán.
Thanh toán và tài trợ thương mại
- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thư chấp nhận hối phiếu (D/A).
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế.
- Chuyển tiền nhanh Westerm Union.
- Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoẳn, qua ATM.
- Chi trả kiều hối....
Ngân quỹ
- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap...)
- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu...)
- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ.
- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng bạc đã quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.
Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD...)
Tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây:
Năm 2007:
Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam năm 2007 là mở cửa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế Thế giới. Đây cũng là năm có nhiều diễn biến bất lợi, giá dầu mỏ và giá vàng liên tục tăng cao đạt mức kỷ lục. Nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức mới, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, sự xuất hiện thêm nhiều các tổ chức định chế tài chính, các tổ chức tín dụng trong nước, thị trường nhà đất sốt giá trở lại làm gia tăng thêm áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng nhất là lĩnh vực huy động vốn, phát triển các dịch vụ Ngân hàng. Tại Chi nhánh, còn một số doanh nghiệp có dư nợ lớn, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, yếu kém về tài chính, mất khả năng thanh toán vẫn chưa khắc phục được đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh chung của Chi nhánh. Song với nỗ lực quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của NHCT VN giao, Chi nhánh Ba Đình đã có nhiều chuyển biến, nhiều chỉ tiêu đạt được kết quả cao.
Huy động vốn:
Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2007 đạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 762.doc