Công ty cổ phần may Thăng Long (tên giao dịch là Thang Long Garment Joint Stock Company – THALOGA.,JSC) là doanh nghiệ nhà nước được cổ phần hóa theo Quyết định số 165/2003/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ngày 14/10/2003. Trụ sở chính tại 250 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Công ty cổ phần may Thăng Long được thành lập từ 08/05/1958 tiền thân là Công ty May mặc xuất khẩu; tháng 8/1965 được đổi thành Xí nghiệp may mặc xuất khẩu trực thuộc TOCONTAP - Bộ Ngoại thương.
Năm 1979, được đổi tên thành Xí nghiệp mayThăng Long thuộc Liên hiệp xí nghiệp may - Bộ công nghiệp nhẹ.
Tháng 3/1992 được đổi tên thành Công ty may Thăng Long theo quyết định số: 218/BCn-TCLC của Bộ công nghiệp nhẹ ; Nay trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Kể từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị trong các năm 1990-1992 để hiện đại hóa dây truyền sản xuất , kết hợp với việc quản lý, sắp xếp lại lao động tạo bước phát triển mới cho cơ chế thị trường.
Ngoài thị trường xuất khẩu Công ty đã chú trọng thị trường nội địa, năm 1993, công ty đã thành lập trung tâm Thương mại và giới thiệu sản phẩm tại 39 Ngô Quyền, Hà Nội với diện tích 300m2. Nhờ sự phát triển đó mà công ty đã trở thành một trong những đơn vị đầu tiên ở phía bắc chuyển sang hoạt động Công ty gắn sản xuất với kinh doanh nâng cao hiệu quả.
Công ty đã mở thêm nhiều thị trường mới và trở thành bạn hàng của nhiều đối tác nước ngoài tại thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ,.
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động sản xuất kinh của công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may Thăng Long, em đã có những hiểu biết tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh của công ty và được quan sát, hỗ trợ các công việc của phòng kế toán.
Phần 1: Tìm hiểu chung về Công ty cổ phần may Thăng Long
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần may Thăng Long:
Công ty cổ phần may Thăng Long (tên giao dịch là Thang Long Garment Joint Stock Company – THALOGA.,JSC) là doanh nghiệ nhà nước được cổ phần hóa theo Quyết định số 165/2003/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ngày 14/10/2003. Trụ sở chính tại 250 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Công ty cổ phần may Thăng Long được thành lập từ 08/05/1958 tiền thân là Công ty May mặc xuất khẩu ; tháng 8/1965 được đổi thành Xí nghiệp may mặc xuất khẩu trực thuộc TOCONTAP - Bộ Ngoại thương.
Năm 1979, được đổi tên thành Xí nghiệp may Thăng Long thuộc Liên hiệp xí nghiệp may - Bộ công nghiệp nhẹ.
Tháng 3/1992 được đổi tên thành Công ty may Thăng Long theo quyết định số: 218/BCn-TCLC của Bộ công nghiệp nhẹ ; Nay trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Kể từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị trong các năm 1990-1992 để hiện đại hóa dây truyền sản xuất , kết hợp với việc quản lý, sắp xếp lại lao động tạo bước phát triển mới cho cơ chế thị trường.
Ngoài thị trường xuất khẩu Công ty đã chú trọng thị trường nội địa, năm 1993, công ty đã thành lập trung tâm Thương mại và giới thiệu sản phẩm tại 39 Ngô Quyền, Hà Nội với diện tích 300m2. Nhờ sự phát triển đó mà công ty đã trở thành một trong những đơn vị đầu tiên ở phía bắc chuyển sang hoạt động Công ty gắn sản xuất với kinh doanh nâng cao hiệu quả.
Công ty đã mở thêm nhiều thị trường mới và trở thành bạn hàng của nhiều đối tác nước ngoài tại thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ,...
Công ty đang có quan hệ với những khách hàng lớn và xuất đi thị trường quốc tế chủ yếu như sau:
Đơn vị tính: sản phẩm
STT
Tên khách hàng
Văn phòng giao dịch
Sản lượng /năm
Thị trường xuất khẩu
1
The children’s place
Hà Nội; HKông
2.000.000
Hoa Kỳ
2
SANMAR ( USD)
TP HCMinh
6.000.000
Hoa Kỳ
3
TARGET (USD)
Hà nội
1.000.000
Hoa Kỳ
4
WAL –MART
1.000.000
Hoa Kỳ
5
ITOCHU
Hà Nội
3.000.000
Nhật
6
ONGOOD
Hà Nội
600.000
Hoa Kỳ
7
OTTO
Hà Nội; TPHCM
500.000
Đức
8
BLOOMING
Hà Nội
300.000
EU
9
NEW WOLRD
Hải Phòng
1.000.000
EU
10
KWINTET
Hà Nội
3.000.000
Đan Mạch
(Nguồn : Thaloga)
Bắt đầu từ năm 2000, Công ty thực hiện theo hệ thống quản lý ISO 9001-2000, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn SA 8000 và hiện đang xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISOO14000.
Tháng 10/2003 Công ty may Thăng Long được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần may Thăng Long nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 51% theo quyết định số : 165/TCLĐ-BCN ngày 14/10/2003 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp và Cty hoạt động hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh của công ty theo đăng ký kinh doanh số 0103003573 ngày 15/01/2004 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội :
+ Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng các sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành Dệt May;
+ Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, công nghệ tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ;
+ Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ôtô, xe máy, mỹ phẩm, rượu; Kinh doanh nhà đất, cho thuê văn phòng;
+ Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước.
II. Đặc điểm về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh :
1. Cơ cấu tổ chức Công ty
Công ty Cổ phần May Thăng Long được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty được Đại hội cổ đông thành lập nhất trí thông qua ngày 18/12/2003.
Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện tại gồm: Các phòng ban và các xí nghiệp trực thuộc.
Các Phòng ban: Gồm Văn phòng Công ty, Phòng Kế toán tài vụ, Phòng Kỹ thuật chất lượng; Phòng kế hoạch vật tư; Phòng cơ điện; Phòng Xuất nhập khẩu; Phòng Kinh doanh tổng hợp;
Các xí nghiệp : Có 03 xí nghiệp may tại trụ sở chính và 01 xí nghiệp may tại Nam định.
Cơ sở 1 : Số 250 Minh khai, phường Minh khai, quận Hai bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 8623372- 8623054 ( hiện mặt công ty đang cho thuê bên phải cho trung thương mại thuê thời gian 3 đến 5 năm từ 15/4/2006 đến 15/4/2011 và NH đầu tư và phát triển thuê thời gian 5 năm từ 12/7/2005 đến 12/7/2010, bên trái cho Viettel thuê thời gian 3 năm từ 5/2006 đến 5/2009)
Cơ sở 2 : Xã Thanh Châu, thị xã Phủ lý – Hà Nam (Nhà xưởng hiện cho thuê- Thời gian cho thuê: 15 năm. Bắt đầu từ 23/11/2004 đến 23/11/2019)
Cơ sở 3 : 189 Nguyễn Văn Trỗi, phường Năng tĩnh- Nam định
Điện thoại : (84-350) 843597
Cơ sở 4 : 226 Lê Lai- Ngô Quyền- Hồng Bàng- Hải phòng ( Nhà xưởng hiện cho thuê-Thời gian thuê: 10 năm. Bắt đầu từ 01/11/2002 đến 30/10/2012)
Cơ sở 5 : Xưởng may tại xã Thạch Hoà - Huyện Thạch Thất - Hà Tây thuộc trường Dạy nghề Công đoàn Việt Nam ( Liên kết đào tạo thực hành. Thời gian cho thuê 3 năm từ 1/7/2006 đến 1/7/2009)
Hệ thống các cửa hàng: Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm
- Cửa hàng kinh doanh tại Số : 250 Minh khai Hai bà Trưng Hà Nội.
- 39 Ngô Quyền – Hoàn kiếm – Hà Nội
Hệ thống bán đại lý:
- Công ty Kinh doanh hàng thời trang Việt Nam - 25 Bà Triệu - Hà Nội.
- Các cửa hàng đại lý tại các thành phố : Hà Nội, Hải phòng...
Đại hội đồng cổ đông
2. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty
Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ). HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
Ban Kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
Ban Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc điều hành quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó Tổng Giám đốc, giám đốc điều hành Cty là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty, bao gồm :
Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật : có trách nhiệm giúp cho tổng giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất, thiết kế của công ty.
Phó tổng giám đốc sản xuất : có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phó tổng giám đốc điều hành nội chính : có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc về mặt đời sống của công nhân viên.
Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc. Công ty hiện có 7 phòng nghiệp vụ với chức năng được quy định như sau:
Văn phòng Cty : có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, Lao động tiền lương, bảo vệ an ninh chính trị trật tự trị an toàn trong cty ; Đào tạo ; y tế và thực hiện công tác hành chính đời sống quản trị
Phòng Kế toán tài vụ : có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
Phòng Kỹ Thuật Chất lượng : có chức năng hoạch định chiến lược phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ ới, chỉ đạo giám sát các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm trong Cty.
Phòng Cơ điện : Có chức năng hoạch định chiến lược phát triển, quản lý tài sản máy móc thiết bị của Cty ; nâng cấp hoặc hoặc thay thế máy móc thiết bị hiện đại có tính kinh tế cao, tham gia giám sát các hoạt động đầu tư về máy móc, thiết bị của Công ty.
Phòng XNK : Làm các thủ tục về Xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan….
Phòng kế hoạch vật tư : Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi các mã hàng, làm các thủ tục xuất hàng, vận chuyển hàng hoá. Quản lý các kho tàng của Công ty. Tham gia giám sát các hoạt động đầu tư về máy móc, thiết bị của Công ty và các công trình đầu tư xây dựng cơ bản.
Phòng Kinh doanh tổng hợp: có chức năng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.
Tại cấp xí nghiệp có Ban giám đốc xí nghiệp, gồm có Giám đốc xí nghiệp ; giúp việc cho giám đốc xí nghiệp có các nhân viên thống kê xí nghiệp và nhân viên thống kê phân xưởng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần may Thăng Long được thể hiện qua sơ đồ sau :
Sơ đồ bộ máy quản lý
Ban kiểm soát
Phòng Cơ Điện
Phòng Kế hoạch Vật tư
Phòng XNK
Phòng Kinh doanh Tổng hợp
Xí nghiệp may 3
Xn MAY NAM HảI (NAM ĐịNH)
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban tổng Giám đốc
Xí nghiệp may 2
Xí nghiệp may 1
Các xN Tại hà nội
các phòng ban
Văn phòng Công ty
Phòng Kế toán tài vụ
Phòng Kỹ thuật
chất lượng
3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Công ty cổ phần may Thăng Long là một doanh nghiệp sản xuất, hoạt động chủ yếu là may mặc quần áo các loại. Đối tượng chủ yếu là vải, từ vải để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng đều phải trải qua các giai đoạn chung : cắt, may, là, đóng gói. Đây là quy trình sản xuất chế biến kiểu liên tục, phức tạp. Cụ thể như sau :
Các xí nghiệp được tổ chức theo một dây chuyền khép kín, gồm : 1 tổ cắt, 4 tổ dây chuyền may, 1 tổ là. Nguyên vật liệu (vải) sau khi nhập về sẽ được tổ chức cắt mẫu, sau đó chuyển cho tổ may (nếu sản phẩm cần thêu thì trước khi may phải trải qua giai đoạn thêu). Mỗi công nhân nhận thực hiện một bộ phận nào đó cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh, chuyển sang tổ là (nếu sản phẩm cần tẩy mài thì trước khi giao cho tổ là sẽ chuyển qua phân xưởng tẩy mài). Phòng kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra lại sản phẩm (chất lượng, quy cách, kích cỡ) trước khi đóng gói sản phẩm.
Do đặc điểm của sản phẩm may mặc là rất đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, kích cỡ yêu cầu cắt may từng sản phẩm cũng khác nhau nên không thể tiến hành cùng một dây truyền mà phải tiến hành độc lập. Thông thường một mã hàng sẽ được một phân xưởng đảm nhận từ khâu đầu tiên là nhập nguyên vật liệu về, cắt, may, là, đến khi hoàn thành đóng gói. Vì mọi mặt hàng có thể được tạo ra từ nhiều loại vải khác nhau hay nhiều mặt hàng được tạo ra từ cùng một loại vải mà cơ cấu chi phí cho từng mặt hàng là không giống nhau.
Quy trình công nghệ Công ty Cổ phần may Thăng Long được thể hiện trên sơ đồ sau :
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần may Thăng Long
Nguyên vật liệu
(Vải)
Cắt
Trả vải
Đặt mẫu
Đánh số
Đồng bộ
Thêu
May
(thân, cổ, tay,…)
Ghép thành sản phẩm
Vật liệu phụ
Tẩy mài
Nhập kho thành phẩm
Bao bì đóng kiện
Đóng gói
Là
III. Vốn và Kết quả kinh doanh qua 2 năm 2004, 2005 :
1. Hình thức sở hữu vốn
Vốn điều lệ của Công ty là 23.306.700.000 đồng, tổng số vốn Điều lệ được chia thành 233.067 cổ phần với mệnh giá thống nhất của mỗi cổ phần là 100.000 đồng.
Cơ cấu vốn điều lệ :
Vốn thuộc sở hữu Nhà nước là 118.864 cổ phần, tương ứng với 11.886.400.000 đồng, chiếm 51% vốn điều lệ.
Vốn thuộc các cổ đông trong và ngoài công ty là 114.203 cổ phần, tương ứng với 11.420.300.000 đồng, chiếm 49% vốn điều lệ.
Việc tổ chức bán đấu giá cổ phần nhằm thực hiện phương án bán phần vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần may Thăng Long được phê duyệt theo Quyết định số 600/QĐ-TĐDMVN ngày13 tháng 10 năm 2006 của Hội đồng quản trị Tập đoàn dệt may Việt Nam về việc quyết định giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần may Thăng Long.
Số lượng cổ phần bán đấu giá : 118.864 cổ phần
Loại cổ phần : Cổ phần phổ thông
Mệnh giá : 100.000 đồng/cổ phần
Hình thức bán : Đấu giá cạnh tranh
Giá khởi điểm : 200.000 đồng/cổ phần
Số lượng cổ phần đăng ký mua tối thiểu mỗi nhà đầu tư: 100 cổ phần
Tổng số lượng cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được phép mua: 69.920 cổ phần
Mỗi người đầu tư tham dự đấu giá chỉ được phép đặt mua với 02 (hai) mức giá, tổng khối lượng cổ phần của hai mức giá tương ứng với số lượng cổ phần đăng ký đặt mua.
Bước giá: 100 đồng (Một trăm đồng)
2. Kết quả kinh doanh qua 2 năm 2004, 2005
Sản lượng sản phẩm qua các năm: (Đơn vị tính: sản phẩm)
sản phẩm
Năm 2004
Năm 2005
Sản lượng
Tỷ trọng
Sản lượng
Tỷ trọng
áo Jacket các loại
495.000
10%
420.000
9,8%
Quần các loại
2.160.000
43,6%
1.893.000
44,1%
áo sơ mi các loại
720.000
14,6%
878.000
20,4%
Quần áo dệt kim
658.000
13,3%
546.000
12,7%
Quần áo khác
917.000
18,5%
556.000
13%
Tổng cộng
4.950.000
100%
4.293.000
100%
(Nguồn Thaloga)
Kết quả kinh doanh qua các năm 2004, 2005
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
1
Tổng giá trị tài sản
156.489.291.121
133.096.933.849
2
Giá trị hao mòn lũy kế
45.681.260.241
56.450.311.085
3
Doanh thu thuần
112.610.088.593
96.204.510.194
4
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
1.613.130.315
-1.820.349.086
5
Lợi nhuận khác
234.299.291
-969.003.067
6
Lợi nhuận trước thuế
(Trong đó: Dự phòng phải thu khó đòi)
1.847.529.606
-2.789.352.153
-2.662.116.338
7
Lợi nhuận sau thuế
1.847.529.606
-2.789.352.153
8
Tỷ lệ lợi nhuận ứng cổ tức (%)
ứng trước 12%
ứng trước 6%
9
Hệ số LN/TS
0,012
- 0,02
10
Thu nhập bình quân
1.200.000
1.300.000
11
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
487.478.096
834.893.231
Nguồn: -Báo cáo kiểm toán 2003,2004 và 2005
Bảng số liệu trên cho ta thấy, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty từ năm 2004 đến 2005 chỉ sau 1 năm nhưng khoản thu khó đòi tăng lên đáng kể, lợi nhuận giảm gây ra lỗ điều đó cho thấy việc sử dụng tài sản khồn hiệu quả đồng thời khả năng thu các khoản phải thu kém.
Doanh thu theo hoạt động cụ thể như sau:
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
2004
% so với doanh thu thuần 2004
2005
% so với doanh thu thuần 2005
Doanh thu xuất khẩu
76.807.489.946
68.2
61.758.015.688
64.2
Doanh thu nội địa
13,313,816,211
11.8
10,761,989,128
11.2
Doanh thu gia công
14,533,175,347
12.9
13,827,498,277
14.4
Doanh thu kinh doanh khác ( NQ)
7,955,607,089
7.1
9,857,007,101
10.2
Tổng cộng
112.610.088.593
100%
96.204.510.194
100%
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán 2004 và 2005
Cụ thể cơ cấu các khoản mục chi phí chủ yếu của Công ty trong các năm gần đây được thể hiện trong bảng sau:
STT
Khoản mục chi phí
Năm 2004
Năm 2005
Giá trị (tr.đ)
% Doanh thu
Giá trị (tr.đ)
% Doanh thu
1
Giá vốn hàng bán (thuần)
85.70
76,10%
76.08
79,09%
2
Chi phí bán hàng và QLDN
16.89
14,99%
14.35
14,92%
3
Lãi vay Ngân hàng
8.41
7,24%
7.60
7,90%
Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2003, 2004, 2005
Phần II. Đặc điểm công tác kế toán của công ty cổ phần may thăng long
I. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Bộ máy kế toán của doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức tập trung xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và trình độ của cán bộ kế toán của công ty. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện ở bộ phận kế toán tài vụ , từ việc thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp đến việc lập báo cáo tài chính. Công tác kế toán tập trung giúp các nhà quản lý nắm bắt được toàn bộ thông tin từ đó có thể kiểm tra, chỉ đạo kịp thời.
Phòng kế toán của công ty gồm có 7 kế toán viên được điều hành bởi một người lãnh đạo là kế toán trưởng. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty được khái quát theo sơ đồ sau:
Nhân viên thống kê xí nghiệp
Kế tóan vật tư (kho)
Kế toán tài sản CĐ
Kế toán tập hợp chi phí &Z
Kế toán tiêu thụ, công nợ
Kế toán tiền
Kế toán lương và BHXH
Thủ quỹ
Kế toán trưởng (Kế toán tổng hợp
* Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận kế toán:
- Kế toán trưởng: tổ chức, điều hành mọi hoạt động trong phòng kế toán, thực hiện công việc kế toán tổng hợp, chịu trách nhiệm lập báo cáco tài chính và cung cấp cho cấp lãnh đạo và các đơn vị bên ngoài theo quy định. Tổ chức thu thập thông tin và tư vấn cho ban quản trị doanh nghiệp các thông tin về tài chính.
- Kế toán vật tư: theo dõi chi tiết và tổng hợp tình hình nhập xuất tồn kho trong kỳ từng loại nguyên vật liệu: vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ dụn cụ.
- Kế toán tài sản cố định; theo dõi tình hình mua, bán, thanh lý và nhượng bán tài sản cố định, mức khấu hao của TSCĐ.
- Kế toán chi phí và tính giá thành: có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất tron kỳ thông qua các báo cáo của các xí nghiệp gửi lên và từ đó tính giá thành sản phẩm của từng thành phẩm nhập kho.
- Kế toán tiêu thụ sản phẩm, công nợ: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm để hạch toán doanh thu; đồng thời kiêm kế toán các khoản công nợ: phải thu, phải trả.
- Kế toán tiền: có nhiệm vụ lập các phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở đó theo dõi các khoản thu, chi bằng tiền phát sinh trong ngày, có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng thực hiện các khỏan vay ngắn hạn và dài hạn.
- Kế toán lương và BHXH: có nhiệm vụ tính lương và BHXH cho công nhân viên trong công ty.
- Thủ quỹ: được bố trí một phòng riêng tách biệt với phòng kế toán, có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để nhập hoặc xuất quỹ, ghi sổ chu chi tiền mặt cuối ngà để đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tiền mặt.
* Phòng kế toán được trang bị máy vi tính cho mỗi người, điều kiện làm việc được đảm bảo, công ty áp dụng phần mềm kế toán EFFECT nhưng vẫn kết hợp với việc thực hiện trên Excel.
II. Chế độ kế toán áp dụng:
1. Niên độ kế toán:
Niên độ kế toán áp dụng bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Việc hạch toán được thực hiện theo quý, công tác vào sổ chi tiết được thực hiện 3-5 ngày/lần.
2. Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định sô 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 11/11/1995, Chế độ Báo cáo tài chính doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính và các thông tư bổ sung sửa đổi chế độ kế toán kèm theo đến thời điểm lập Báo cáo tài chính năm.
3. Hình thức kế toán áp dụng:
Hiện công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, khái quát theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc và bảng phân bổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Sổ, thẻ chi tiết
Báo cáo tài chính
4. Các chính sách kế toán áp dụng:
4.1. Nguyên tắc xác định các khoản tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Các nghiệp vụ kế toán phát sin bằng ngoại tệ được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá thực tế của ngân hàng giao dịch tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm, các khoản mục có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán. Chênhlệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong năm và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối niên độ được kết chuyển vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí hoạt động tài chính.
4.2. Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
* Nguyên tắc đánh gía hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thự hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh.
Giá gốc của hàng tồn kho mua ngoài gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.
* Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền
Giá bình quân gia quyền = (giá đầu kỳ + giá nhập trong kỳ)/ (số lượng đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ)
* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
Công ty không áp dụng chính sách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
4.3. Ghi nhận và khấu hao Tài sản cố định (TSCĐ)
* Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, vô hình: TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc và các chi phí liên quan trực tiếp mà công ty bỏ ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn kũy kế và giá trị còn lại.
* Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ được thực hiện theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao theo quy định tại Quyết định sô 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính ban hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, cụ thể:
Loại tài sản
Thời gian sử dụng (năm)
Nhà cửa, vật kiến trúc
5-45
Phương tiện vận tải
8-12
Thiết bị văn phòng
5-8
Máy móc thiết bị
6-10
4.4. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại, phải thu khác:
Các khoản phải thu khách hàng, trả trước ho người bán, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác được trình bày trên báo cáo tài chính theo giá trị ghi sổ cùng với dự phòng được lập cho các khoản phải thu khó đòi.
4.5. Chi phí đi vay
Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh, trừ khoản chi phí đi vay liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sản xuất tài sản dở dang đủ điều kiện được vốn hóa.
4.6. Ghi nhận các khoản phải trả thương mại và phải trả khác:
Các khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả khác, khoản vay ngắn hạn, dài hạn, nợ dài hạn được trình bày trên BCTC thao giá trị ghi sổ của chúng.
4.7. Nguồn vốn, Quỹ:
Nguồn vốn kinh doanh: Nguồn vốn kinh doanh của công ty được ngân sách nhà nước và các cổ đông đóng góp khi thành lập.
Các quỹ được trích lập theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của côn ty.
4.8. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
Đối với doanh thu xuất khẩu: doanh thu chỉ được ghi nhận khi xuất hóa đơn GTGT và hoàn thành thủ tục hải quan chứng thực hàng đã thông quan.
Doanh thu cung cấp dịch vụ: được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó.
Doanh thu hoạt động tài chính: doanh thu phát sinh từ lãi tiền gửi và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi: có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó; doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
4.9. Nghĩa vụ thuế:
* Thuế GTGT: Thuế GTGT được kê khai và hạch toán theo phương pháp khấu trừ. Mức thuế suất áp dụng với hàng hóa dịch vụ bán ra là 0%, 5%,10%.
* Thuế TNDN: Thuế suất thuế TNDN công ty phải nộp là 28%. Năm 2005 là năm thứ 2 công ty được miễn thuế TNDN theo điểm 2 - Điều 36, chương V Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết về việc thi hành luật thuế TNDN.
* Các loại thuế khác: Thuế nhà đất, tiền thuê đất,thuế môn bài, phí và lệ phí, công ty thực hiện kê khai và nộp cho cơ quan thuế địa phương theo quy định của Nhà nước.
5. Quy trình ghi sổ từng phần hành kế toán:
5.1. Kế toán vật tư:
Trị giá vốn vật liệu xuất kho = Số lượng VL xuất kho x Đơn gía bình quân gia quyền
* Chứng từ sử dụng: Hóa đơn, Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, Thẻ kho, Sổ chi tiết NVL, Bảng phân bổ, Bảng kê Nhập – Xuất – Tồn, Sổ cái.
* Sơ đồ luân chuyển chứng từ:
Hóa đơn
Phiếu XK
Phiếu NK
Thẻ kho
Bảng phân bổ
Sổ chi tiết
Bảng kê
NK-CT số 5
Sổ cái TK 152, 153
5.2. Kế toán TSCĐ:
* Chứng từ sử dụng:
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Bảng phân bổ KH
+ Sổ chi tiết TSCĐ
+ NK – CT số 9
+ Sổ cái TK 211
* Sơ đồ luân chuyển chứng từ:
Tài sản CĐ
Sổ cáI TK 211
Sổ chi tiết TK 211
Bảng phân bổ KH
Biên bản thanh lý TS
Biên bản giao nhận TS
Tài sản giảm
Tài sản tăng
NK – CT số 9
5.3. Kế toán chi phí và tính giá thành:
Công ty cổ phần may Thăng Long tính giá thành theo phương pháp hệ số.
Công thức xác định sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn đã quy đổi:
SLc(i) = SLtt(i) x H(i)
SLc: sản lượng chuẩn đã quy đổi của SP i
SLtt: sản lượng thực tế của SP i
H(i): hệ số quy đổi của SP i
Công thức tính giá thành:
Z = (DDdk + DDtk – DDck) x Stt(i)H(i)/SLc
SLc: Tổng sản lượng đã quy đổi
SLtt(i)H(i): Số lượng sp i đã quy đổi
* Sơ đồ luân chuyển chứng từ:
NK – CT số 10
Sổ cái TK 627
Sổ cái TK 622
Sổ cái TK 154
Sổ cái TK 621
NK – CT số 7
Bảng kê số 4
(tập hợp CP)
Sổ CP NVLTT
Sổ CP NCTT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 263.doc