Đề tài Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là một tập đoàn lớn mạnh của nước ta, với nhiều hoạt động mà nổi bật là hoạt động kinh doanh vận tải, khai thác cảng biển, và dịch vụ hàng hải. Để có được sự phát triển không ngừng về mọi mặt, Tổng công ty đã không ngừng tăng cường đầu tư phát triển trên mọi lĩnh vực hoạt động. Sau khi nghiên cứu các tài liệu về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và hoàn thành báo cáo tổng hợp về Tổng công ty, em đã chọn để tài “Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006”. Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động nổi bật nhất của Tổng công ty, mỗi doanh nghiệp đều có hoạt động đầu tư phát triển nhưng lại có những điểm riêng của mình. Tổng công ty hàng hải là tập đoàn kinh tế hàng đầu, có vị trí quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế nước ta, góp phần lớn vào sự tăng trưởng và phát triển của đất nước. Từ thực trạng hoạt động Tổng công ty chúng ta có thể thấy những triển vọng phát triển, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hoạt động của Tổng công ty, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước và tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là một tập đoàn lớn mạnh của nước ta, với nhiều hoạt động mà nổi bật là hoạt động kinh doanh vận tải, khai thác cảng biển, và dịch vụ hàng hải. Để có được sự phát triển không ngừng về mọi mặt, Tổng công ty đã không ngừng tăng cường đầu tư phát triển trên mọi lĩnh vực hoạt động. Sau khi nghiên cứu các tài liệu về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và hoàn thành báo cáo tổng hợp về Tổng công ty, em đã chọn để tài “Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006”. Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động nổi bật nhất của Tổng công ty, mỗi doanh nghiệp đều có hoạt động đầu tư phát triển nhưng lại có những điểm riêng của mình. Tổng công ty hàng hải là tập đoàn kinh tế hàng đầu, có vị trí quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế nước ta, góp phần lớn vào sự tăng trưởng và phát triển của đất nước. Từ thực trạng hoạt động Tổng công ty chúng ta có thể thấy những triển vọng phát triển, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hoạt động của Tổng công ty, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước và tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Chương I. Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006. I) Tổng quan về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. 1. Quá trình hình thành và phát triển. * Năm 1995: - Tổng công ty hàng hải Việt Nam được thành lập theo quyết định số 250/TTg ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở sắp xếp lại một số doanh nghiệp vận tải biển, bốc xếp và dịch vụ hàng hải do Cục Hàng hải Việt Nam và Bộ Giao Thông Vận Tải quản lý. Hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của tổng công ty Hàng hải Việt Nam do Chính Phủ phê chuẩn tại Nghị định số 79/CP ngày 22/11/1995. - Tên gọi bằng Tiếng Việt : Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Tên giao dịch quốc tế : VietNam National Shipping Lines - Viết tắt : VINALINES - Trụ sở chính : 201 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội - Tại thời điểm thành lập: Về tổ chức: Gồm 22 doanh nghiệp Nhà nước, 2 công ty cổ phần, 9 liên doanh với nước ngoài Về nguồn vốn kinh doanh: 1.469 tỷ VND Về đội tàu: 49 chiếc, tổng trọng tải 396.696 DWT Về sản lượng (năm 1995): Vận tải: 4 triệu tấn; Bốc xếp:12,3 triệu tấn Về năng suất bình quân đội tàu: 10,3 tấn/DWT Về năng suất khai thác cầu biển: 1.788 tấn/m cầu-năm * Năm 1996: - Ngày 01/01/1996 Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chính thức đi vào hoạt động - Ngày 15/03/1996, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 159/TTg phê duyệt Đề án phát triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 1996-2000 với các mục tiêu chủ yếu là đầu tư phát triển đội tàu, cải tạo, nâng cấp, xây dựng cảng và sắp xếp lại các doanh nghiệp. - Cảng Quảng Ninh trở thành doanh nghiệp thành viên. - Cảng Sải Gòn được Nhà nứoc tuyên dương Anh hùng lao động. - Đầu tư 2 tàu Văn Lang, Hồng Bàng cỡ 426 TEU, là 2 tàu container đầu tiên mở đầu cho việc phát triển đội tàu container của Việt Nam. - Thực hiện 2 dự án cải tạo và nâng cấp Cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng giai đoạn I (1996-2000) bằng vốn ODA. - Sản lượng vận tải: 5 triệu tấn, sảng lượng bốc xếp: 14 triệu tấn. - Tổng số lao động: 18.456 người * Năm 1997: - Mở tuyến vận chuyển container nội địa, tạo ra một bước phát triển lớn trong vận tải container và vận tải đa phương ở Việt Nam. - Trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội chủ tàu Châu Á (FASA) - Thành lập chi nhánh VINALINES tại Thành phố Hồ Chí Minh - Công ty vận tải Thuỷ Bắc (NORWAT) trở thành doanh nghiệp thành viên - Thành lập công ty liên doanh vận tải hàng công nghệ cao (TRANSVINA), là liên doanh giữa VINALINES, công ty vận tỉa biển II, trung tâm dịch vụ và tư vấn hàng hải (75%) và bên nước ngoài là ltochu Corp (Nhật Bản) - Sản lượng vận tải: 6,2 triệu tấn, sản lượng bốc xếp: 13,3 triệu tấn (giảm do khủng hoảng tài chính trong khu vực) - Tổng số lao động: 19.376 người * Năm 1998: - Cảng Hải Phòng được Nhà nước tuyên dương anh hùng lao động - Công ty vận tải dầu khí Việt Nam mua tàu Pacific Falcon, tàu chở dầu thô đầu tiên của Việt Nam có trọng tải trên 60,000 DWT - Kết nạp hai thành viên mới là Cảng Đà Nẵng và Cảng Cần Thơ - Thành lập chi nhánh tại Thành phố Hải Phòng - Thành lập 3 đơn vị: + Công ty dịch vụ Công nghiệp Hàng Hải (INSECO) + Công ty cổ phần cảng cạn Đồng Nai (ICD DONGNAI) + Công ty Liên doanh đại lý vận tải (COSFI) là công ty liên doanh giữa đại lý Hàng hải Việt Nam (51%) và công ty COSCO Holding (Singapore) Pte.Ltd (49%) - Tiến hành sắp xếp một loạt các doanh nghiệp - Cổ phần hoá công ty đại lý vận tải SAFI - Sản lượng vận tải: 7,2 triệu tấn, sản lượng bốc xếp: 15,2 triệu tấn - Tổng số lao động: 22.048 người * Năm 1999: - Công ty Vận tỉa Việt Nam mua tàu chở dầu sản phẩm Đại Hùng (30.000 DWT) để mở lại dịch vụ vận chuyển hàng lỏng. - Cổ phần hoá 3 đơn vị: + Xí nghiệp Giao nhận vận chuyển container quốc tế (INFACON) + Công ty hợp tác lao động với nước ngoài (INLACO HAIPHONG) + Công ty container phía Nam (VICONSHIP SAIGON) - Thành lập công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội (MARINA HANOI) - Sản lượng vận tải: 9,1 triệu tấn, sản lượng bốc xếp: 17,5 triệu tấn * Năm 2000: - Công ty Vận tải biển Việt Nam đóng tàu Vĩnh Thuận, tàu đầu tiên có trọng tải 6.500 DWT được đóng tại Việt Nam, tạo tiền đề cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam phát triển. - Hoàn thành hai dự án cải tạo và nâng cấp Cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng giai đoạn I (1996 – 2000) bằng vốn ODA. - Thành lập chi nhánh VINALINES tại thành phố Cần Thơ - Cổ phần hoá 5 đơn vị và trở thành: + Công ty cổ phần container Miền Trung (CENVICO) + Công ty cổ phần dịch vụ vận tải và thương mại (TRANSCO) + Công ty cổ phần vạn tải biển Hải Âu (SESCO) + Công ty cổ phần xuất nhập khẩu cung ứng vật tư hàng hải (MARIMEX) + Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Tổng hợp cảng Hải Phòng (HAIPHONG PORT TRASERCO) - Thực hiện thành công đề án phát triển Tổng công ty giai đoạn 1996 – 2000 theo phương thức “đi thẳng lên hiện đại” * Năm 2001: - Mở tuyến vận tải container Hải Phòng – TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Hoàn thành bến tàu 10.000 DWT tại cảng Cần Thơ - Cổ phần hoá: + Công ty tin học và công nghệ hàng hải + Cảng Đoạn Xá - Cơ quan văn phòng Tổng công ty nhận chứng chỉ ISO 9001 – 2000 - Thủ tướng chính phủ ra quyết định 512/QĐ-TTg cho phép tổng công ty thí điểm thực hiện loại hình tổng công ty góp vốn với các doanh nghiệp thành viên. - Ngày 01/11/2001, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 1419/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển tổng công ty Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và định hướng đến năm 2005 - Triển khai thực hiện mô hình “công ty mẹ-công ty con”. Chuyển giao quyền đại diện phần vốn Nhà nước về tổng công ty ở các công ty cổ phần, liên doanh: + Công ty cổ phần container Miền trung (CENVICO) + Công ty cổ phần đại lý vận tải SAFI + Công ty cổ phần xuất_nhập khẩu cung ứng vật tư hàng hải (MARIMEX) + Công ty cổ phần dịch vụ vận tải và thương mại (TRANSCO) + Công ty cổ phần giao nhận vận chuyển container quốc tế (INFACON) + Công ty cổ phần hợp tác lao động với nước ngoài Hải Phòng (INLACO HP) + Công ty cổ phần vận tải biển Hải ÂU (SESCO) + Công ty vận tải quốc tế Nhật Việt (VIJACO) + Công ty liên doanh khai thác container Việt Nam (VINABRIDGE LTD) + Công ty liên doanh tiếp vận AHLERS VINA + Công ty liên doanh vận chuyển container VW-Waterfront Việt Nam + Công ty TNHH vận tải hàng công nghệ cao (TRANSVINA) - Sản lượng vận tải: 12,3 triệu tấn; sản lượng bốc xếp: 22,1 triệu tấn - Tổng vốn đầu tư trong năm là 815 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho đội tàu 530 tỷ để mua thêm 12 chiếc với tổng trọng tải 111.000 DWT, cho cảng biển 152 tỷ. - Tổng công ty được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất - Tổng số lao động: 21.232 người * Năm 2002, 2003, 2004: - Cổ phần hoá các công ty: + Công ty container phía Bắc + Công ty cung ứng xăng dầu đường biển + Công ty Hàng hải Sài Gòn + Xí nghiệp xếp dỡ cảng Vật Cách thuộc cảng Hải PHòng + Xí nghiệp dịch vụ tổng hợp cảng Đà Nẵng - Sản lượng vận tải: 13,8 triệu tấn; sản lượng bốc xếp: 25,9 triệu tấn; lao động: 23.956 - Tổng vốn đầu tư trong năm là 683 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho đội tàu 439 tỷ đồng để mua thêm 11 chiếc với tổng trọng tải 124.646 DWT, đầu tư cho cầu cảng, kho bãi 116 tỷ, cho các loại phương tiện thiết bị là 128 tỷ đồng. - Tại thời điểm này, VINALINES có 3 chi nhánh tại TP.Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh và TP.Cần Thơ; 19 doanh nghiệp hạch toán độc lập; 2 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc; 17 công ty cổ phần; 8 công ty liên doanh với nước ngoài. * Năm 2005 - Sản lượng vận tải đạt 21,7 triệu tấn - Sản lượng hàng thông qua cảng đạt 37,5 triệu tấn - Doanh thu đạt 10.500 tỷ đồng - Lợi nhuận đạt 700 tỷ đồng - Tiếp nhận 4 tàu với tổng trọng tải 44.000 DWT - Tàu hàng thô: 86 chiếc, tổng trọng tải 1 triệu DWT - Tàu container: 11 chiếc, tổng trọng tải 0,1 triệu DWT - Tầu dầu và các loại tàu khác: 6 chiếc, tổng trọng tải 0,1 triệu DWT - Một số dự án trọng điểm: + Dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải phòng + Dự án đường ô tô vào cảng Đinh Vũ + Dự án cảng Sài Gòn mới * Năm 2006. - Cổ phần hoá: + Công ty dịch vụ công nghiệp hàng hải + Đại lý hàng hải Việt Nam + Công ty vận tải biển Việt Nam + Công ty vận tải và thuê tàu biển Việt Nam - Chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên: + Cảng Hải Phòng + Cảng Sài Gòn + Cảng Đà Nẵng + Cảng Quảng Ninh - Tổng sản lượng vận tải biển đạt 11,2 triệu tấn và 29,6 tỷ TKm, tăng 1% và 5% - Tổng sản lượng hàng thông qua cảng toàn tổng công ty 6 tháng đầu năm đạt 19,7 triệu tấn, tăng 6% - Tổng doanh thu đạt 5.235 tỷ đồng, tăng 4% - Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 241 tỷ đồng, bằng 66% - Tổng nộp ngân sách đạt 258 tỷ đồng, bằng 84% - Tổng công ty tập trung hoạch định được các mục tiêu, chiến lược phát triển cho cả giai đoạn tới và xây dựng, hoàn thiện Đề án chuyển đổi hoạt động của Tổng công ty sang mô hình công ty mẹ_công ty con, tạo điều kiện tiền đề hình thành Tập đoàn Hàng Hải sau này. Hiện nay, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam: - Tên goi bằng tiếng việt: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Tên giao dịch quốc tế có viết tắt: Vinalines - Địa chỉ trụ sở: số 1, Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội 2. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức. Chủ tịch Hội đồng quản trị Các doanh nghiệp dịch vụ Các doanh nghiệp vận tải Các doanh nghiệp khi khai thác cảng Phòng ISO Công ty tư vấn hàng hải Ban kế hoạch đầu tư Ban tài chính kế toán Công ty Vinalines Ban kinh doanh đối ngoại Ban tổ chức tiền lương Các công ty cổ phần Doanh nghiệp Nhà nước Ban kiểm soát Văn phòng Ban xử lý công nợ Ban kiểm soát Ban khoa học kỹ thuật Ban pháp chế Doanh nghiệp có vốn góp Các công ty Liên doanh Hội đồng quản trị Tổng giám đốc 2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. a) Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Hàng hải. Kinh doanh vận tải biển; Khai thác cảng, sửa chữa tàu biển, đại lý môi giới, cung ứng dịch vụ hàng hải;  Xuất nhập khẩu phương tiện, vật tư, thiết bị chuyên ngành hàng hải, cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong nước và ngoài nước; Kinh doanh vận tải đường thuỷ, đường bộ; Sản xuất, mua bán, cho thuê phương tiện và thiết bị vận tải, bốc xếp chuyên ngành; phá dỡ phương tiện vận tải, bốc xếp cũ; Xây dựng, lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện các công trình chuyên ngành; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng; Dịch vụ vui chơi, giải trí; Đại lý giao nhận, bán buôn, bán lẻ hàng hoá, kinh doanh cửa hàng miễn thuế, cung ứng tàu biển; Nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho ngành; Gia công chế biến hàng xuất khẩu; Các hoạt động phụ trợ cho vận tải; Kinh doanh kho ngoại quan, thông tin chuyên ngành; Kinh doanh dịch vụ du lịch; Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh (kiốt, trung tâm thương mại); Vận tải đa phương thức; Đại lý giao nhận, bán buôn, bán lẻ hàng hoá, chất đốt; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ôtô; Tổ chức nạo vét lòng sông, lòng hồ theo hợp đồng; Dịch vụ lai dắt tàu sông, tàu biển, các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đường thuỷ; b) Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. b1. Ban kế hoạch đầu tư. Phụ trách chung công tác kế hoạch và tổng hợp; Tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch về sản lượng, tài chính, lao động_tiền lương để hình thành các kế hoạch toàn diện của Tổng công ty, trình các cơ quan quản lý Nhà nước phê duyệt, phân khai giao kế hoạch: vận tải, bốc xếp, sản xuất kinh doanh hàng năm cho các doanh nghiệp sau khi có kế hoạch của Nhà nước giao. Xây dựng kế hoạch phối hợp kinh doanh cho từng khối, từng khu vực và tổ chức thực hiện kế hoạch này, nghiên cứu, xây dựng đề án chiến lược hoặc đề án phát triển Tổng công ty và tổ chức thực hiện các công việc được giao, bao gồm: công tác kế hoạch và đầu tư, phát triển Tổng công ty trong kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của Ngành và của quốc gia Xây dựng kế hoạch trung, dài hạn, các văn bản hướng dẫn về chế độ quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thuộc chuyên môn của mình đảm nhận trên cơ sở chủ trương, chính sách của Nhà nước ban hành Tổ chức theo dõi tình hình thị trường trong nước và khu vực, lập các thống kê, phân tích về khối lượng, giá cả làm cơ sở đề xuất các biện pháp phân công, hướng dẫn về thị trường, giá cả cho các doanh nghiệp. Chủ trì tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thuộc lĩnh vực chuyên môn. Hướng dẫn kiểm tra, đề xuất các biện pháp chỉ đạo, uốn nắn những sai lệch không phù hợp với sự phát triển Tổng công ty. Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty xây dựng cơ chế quản lý sản xuất, kinh doanh theo nghiệp vụ, lĩnh vực được giao. Tổng kết, đánh giá hiệu quả phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cấp Ngành; Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ. b2. Ban tài chính_kế toán. Chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại cơ quan Tổng công ty; Nghiên cứu, tổng hợp các kiến nghị của các doanh nghiệp thành viên để đề xuất, kiến nghị về chế độ, chính sách tài chính_kế toán phù hợp với pháp luật hiện hành và đặc điểm của Ngành. Xây dựng kế hoạch tài chính và các phương án, đề án để quản lý hoặc thực hiện mục tiêu phát triển, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thuộc chuyên môn mình đảm nhận. Tham gia biên soạn các tài liệu bồi dưỡng hoặc giảng dạy nghiệp vụ…. b3. Công ty Vinalines. Đầu tư tàu, quản lý kỹ thuật và chất lượng đội tàu. Điều hành hoạt động hàng ngày của đội tàu. Tổ chức quản lý hoạt động khai thác đội tàu. Trực tiếp theo dõi tình hình thị trường để đề xuất các giải pháp phục vụ hoạt động đầu tư và kinh doanh của Tổng công ty. Đề xuất các phương án sửa đổi, điều chỉnh cơ chế quản lý hoặc phương hướng sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với tình hình thực tế của Tổng công ty… b4. Ban kinh doanh đối ngoại. Phụ trách chung, trực tiếp quản lý khối các doanh nghiệp liên doanh. Giám sát và xử lý các quan hệ đối ngoại chung, chủ trì nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các công việc được giao: bảo đảm chiến lược phát triển thị trường vận tải hàng hoá bằng đường biển và mở rộng thị trường dịch vụ hàng hải theo mục tiêu phát triển của Tổng công ty. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung hạn và các phương án, đề án để quản lý hoặc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc chuyên môn của mình đảm nhận…. b5. Ban tổ chức - tiền lương. Tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị và tổng giám đốc Tổng công ty về công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ, lao động, tiền lương, tổ chức tổng công ty, tổ chức các doanh nghiệp thành viên; sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy chế, ngành nghề của các doanh nghiệp thành viên. Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty trong việc thực hiện tham gia ý kiến với Đảng uỷ cơ sở và Đảng uỷ cấp trên của cơ sở về nhận xét, đánh giá cán bộ, về cơ cấu nhân sự cấp uỷ của các doanh nghiệp thành viên để phục vụ công tác cán bộ. Tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ khác khi lãnh đạo Tổng công ty yêu cầu. b6. Ban khoa học kĩ thuật Tham mưu đề xuất với hội đồng quản trị và tổng giám đốc về các chủ đề nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ cho Tổng công ty. Trên cơ sở đề xuất của các doanh nghiệp thành viên, các ban, chủ trì việc tổ chức xây dựng các phần mềm phục vụ công tác quản lý, thông tin của Tổng công ty. Tổ chức triển khai phần mềm quản lý, thông tin chung cho các doanh nghiệp thành viên; Thường xuyên kiểm tra, theo dõi để lập kế hoạch trang bị, nâng cấp máy tính và chỉ đạo việc bảo dưỡng, sửa chữa cho toàn bộ hệ thống máy tính của Tổng công ty. Cập nhật và tổ chức phổ biến thành tựu mới trong tin học để ứng dụng vào quản lý doanh nghiệp… b7. Ban pháp chế. Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các công việc được giao, bao gồm: công tác pháp chế và an toàn hàng hải, bảo đảm việc thực thi các chế độ chính sách và pháp luật Việt Nam, các qui định pháp luật hàng hải quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký hoặc tham gia trong hoạt động vận tải biển và hoạt động sản xuất khác của Tổng công ty. Tham gia xây dựng, thẩm định các hợp đồng kinh tế, các phương án, đề án, để quản lý hoặc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty… b8. Ban kiểm soát. Kiểm tra giám sát các hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, Giám đốc các đơn vị thành viên, bộ máy giúp việc của Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo kế hoạch hoặc đột xuất khi cần thiết. Xây dựng quy chế về tổ chức và hoạt động của ban kiểm soát trình hội đồng quản trị ban hành, tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban kiểm soát để thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao. Lập chương trình công tác năm, quý, tháng của ban kiểm soát để trình hội đồng quản trị thông qua… b9. Ban xử lý công nợ. Tham mưu cho hội đồng quản trị Tổng công ty, hội đồng xử lý công nợ Tổng công ty và Tổng giám đốc Tổng công ty trong việc xử lý công nợ tồn đọng theo các qui định hiện hành của Nhà nước. Xây dựng kế hoạch và tổ chức làm việc với các doanh nghiệp trong tổng công ty để đối chiếu các số liệu, chứng từ, hoàn chỉnh các hồ sơ làm cơ sở cho lãnh đạo tổng công ty có biện pháp xử lý công nợ theo các qui định hiện hành… b10. Văn phòng. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các công việc được phân công, quản trị hành chính trong tổng công ty, bao gồm công tác tuyên truyền, thi đua, khen thưởng, an ninh an toàn, y tế, văn thư lưu trữ, công tác tiếp tân, lễ tân tiếp khách và hội họp: quản lý thiết bị văn phòng, đội xe cơ quan Tổng công ty, bảo đảm các điều kiện làm việc và đi công tác cho cán bộ nhân viên cơ quan tổng công ty theo đúng tiêu chuẩn đã được tổng giám đốc phê duyệt… b11. Công ty tư vấn hàng hải. Đại diện cho công ty quan hệ, giao dịch, khai thác các dịch vụ tư vấn, các dự án, các nguồn hàng trong và ngoài tổng công ty để đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các nhân viên trong công ty đối với những việc đã được phân công trong các khâu triển khai các dự án và điều hành hoạt động của đội xe…… 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của tổng công ty giai đoạn 2002 – 2006. Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh 2002 – 2006, Kế hoạch 2007 – 2010. STT Chỉ tiêu Đơn vị TH2002 TH2006 Dự kiến 2010 Tăng BQ 2002–2006 Tăng BQ 2007-2010 1 Hàng hoá vận tải Triệu tấn 13,100 21,700 47,600 111% 117% Triệu TKm 30,000 54,500 117,200 113% 117% 2 Hàng thông qua cảng Triệu TTQ 23,400 37,500 51,700 110% 107% 3 Doanh thu Tỷ đồng 4,430 10,500 22,600 119% 117% 4 Lợi nhuận Tỷ đồng 301 700 900 118% 105% 5 Đội tàu - Số lượng Chiếc 79 103 136 105% 106% - Tổng trọng tải DWT 845,000 1,192,000 2,600,000 107% 117% 6 Số mét cầu cảng m 7,295 8,603 13,096 109% 7 Doanh thu XK vận tải biển 1000 USD 106,300 256,000 620,000 119% 119% (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) + Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu. Vốn nhà nước tại thời điểm 2002 là 2.352 tỷ đồng, tại thời điểm 2005 là 2.969 tỷ đồng. Sản lượng vận tải của tổng công ty đạt mức tăng trưởng bình quân 11%/ năm và 13%/năm về tấn và Tkm. Sản lượng hàng thông qua cảng đạt mức tăng trưởng bình quân 10%/năm. Doanh thu của tổng công ty đạt mức tăng trưởng bình quân 18%/năm. Lợi nhuận đạt mức tăng trưởng bình quân 18%/năm. Tính đến thời điểm 2005, Tổng công ty đã mua 43 tàu với tổng trọng tải 531.786 DWT, tổng vốn đầu tư 3.700 tỷ đồng (245 triệu USD). Đối với chương trình đóng tàu trong nước, tính đến hết 2005, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nhận 10 tàu, tổng trọng tải 86.260 DWT, tiếp tục thực hiện 22 dự án còn lại với tổng trọng tải 317.000 DWT. + Hoạt động vận tải. Trong 5 năm 2002 – 2006, đội tàu của tổng công ty tiếp tục được khai thác theo phương thức cho thuê định hạn hoặc tự khai thác, trong đó phần lớn trọng tải đội tàu được khai thác trên các tuyến vận tải nước ngoài. Theo thống kê của Cục Đăng Kiểm, tính đến năm 2006, số lượng tàu tham gia tuyến vận tải nội địa lên đến gần 800 chiếc, cộng thêm chất lượng của các phương thức vận tải khác như đường sắt, đường bộ được cải thiện nên sức ép cạnh tranh trên tuyến vận tải nội địa ngày càng lớn. Trong bối cảnh thị trường trong và ngoài nước có nhiều biến động, hoạt động vận tải biển của tổng công ty hàng hải Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau: - Sản lượng vận tải biển liên tục tăng cả về tấn vận chuyển và tấn lưu chuyển, đạt 11% về tấn vận chuyển và 13 % về tấn luân chuyển. - Doanh thu hoạt động vận tải biển đạt mức tăng trưởng bình quân 15%. - Lợi nhuận: hoạt động vận tải biển luôn có lãi kể cả trong thời kỳ khó khăn nhất vào năm 2002. Đặc biệt lợi nhuận của hoạt động vận tải các năm 2004, 2005 và 2006 có mức tăng trưởng rất cao so với những năm trước đó. - Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, tổng công ty hàng hải Việt Nam đã mở rộng thị trường vận tải nước ngoài đồng thời vẫn duy trì các tuyến truyền thống Đông Nam Á, góp phần tham gia vận chuyển các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như gạo, nông sản xuất khẩu, phân bón nhập khẩu…Trong 5 năm 2002 – 2006, các doanh nghiệp đã khai thác được những tuyến xa hơn như các tuyến đi Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông. Chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao và được các chủ hàng nước ngoài chấp nhận. Trong khi nhiều loại hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam còn chưa tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới thì khoảng 60% năng lực đội tàu của tổng công ty đã được các đối tác nước ngoài sử dụng hình thức thuê định hạn hoặc thuê chuyển. Doanh thu xuất khẩu dịch vụ vận tải biển hàng năm có mức tăng trưởng bình quân 22%, năm 2006 ước đạt 286 triệu USD. + Hoạt động khai thác cảng: Từ năm 2002 tới 2006, các cảng đã đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển. Bên cạnh sự hỗ trợ rất lớn của Nhà nước từ nguồn vốn ngân sách, cho vay ưu đãi từ nguồn vốn ODA, các cảng đã thực hiện vay vốn thương mại, hoặc huy động vốn cổ phần để đầu tư, đây là phương thức huy động vốn trước đây các cảng không thực hiện. Vì vậy năng lực kho, bãi, cầu cảng, trang thiết bị của các cảng Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quảng Ninh đều được nâng cao, ngoài ra còn phát triển thêm được các bến mới của công ty cổ phần Viconship, nâng cấp và mở rộng cầu tàu Đoạn Xá, cầu cảng Cần Thơ, góp phần tăng năng lực thông qua và chất lượng dịch vụ của các cảng. Năm 2006, sản lượng hàng thông qua cảng đạt 37,5 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2004 và vượt 17% so với mục tiêu đề ra trong quyết định 1419/QĐ-TTg. Mức tăng trưởng bình quân của sản lượng qua 5 năm ước tính đạt 10%/năm, doanh thu hoạt động khai thác cảng tăng bình quân 10%/năm. + Hoạt động dịch vụ hàng hải và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Mức tăng trưởng bình quân của doanh thu và lợi nhuận hoạt động dịch vụ qua 5 năm là 25% và 26%. Đặc điểm của thị trường dịch vụ hàng hải là cạnh tranh rất gay gắt, đơn giá dịch vụ luôn có xu hướng giảm. Trước năm 2000 khi chưa có Luật doanh nghiệp, hoạt động dịch vụ hàng hải hầu hết do doanh nghiệp Nhà nước thực hiện, các thành phần kinh tế khác có tham gia kinh doanh nhưng với số lượng rất ít. Từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực (01/01/2000), đặc biệt là sau khi Nghị định số 10/2001/NĐ-CP ngày 19/3/2001 của CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải ra đời, nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã đăng ký kinh doanh dịch vụ hàng hải. Theo số liệu của Cục Hàng Hải Việt Nam, tính đến tháng 5/2004, tổng số doanh nghiệp dịch vụ hàng hải thuộc các thành phần kinh tế là 344 doanh nghiệp, tăng 129,33% so với năm 2000. Ngoài ra, mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài chưa được phép kinh doanh một số lĩnh vực dịch vụ hàng hải tại Việt Nam nhưng họ cũng đã tìm mọi cáchthâm nhập thị trường dịch vụ hàng hải nội địa dước các hình thức khác nhau như thông qua văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc các công ty Việt Nam. Với sự cố găng và nỗ lực của tập thể cán bộ công nhâ viên công ty cùng với sự chỉ đạo, giúp đỡ của tổng công ty hàng hải, công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam, công ty thương mại Xăng dầu đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc435.doc
Tài liệu liên quan