Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mọi quốc gia đều có xu thế hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới, điều này cũng đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức mới. Bên cạnh những thời cơ như thị trường được mở rộng các doanh nghiệp còn phải đối mặt với những thách thức về sự tranh giành thị trường, tranh giành sự ảnh hưởng của các cường quốc kinh tế như Mỹ, Nhật, . đã làm cho cuộc sống cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt trên quy mô toàn cầu.
Trong cuộc cạnh tranh đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhận thấy rằng, chất lượng sản phẩm cao, giá trị hạ , tốc độ và dịch vụ phục vụ thuận tiện là những nhân tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp trong việc chiếm lĩnh thị trường và duy trì ảnh hưởng trên phạm vi quốc tế.
Trong những nhân tố đó, quan trọng nhất là những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy trên thế giới ngày nay vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm không phải chỉ được đặt ra ở cấp độ Công ty mà còn là mối quan tâm của từng quốc gia nói riêng và của quốc tế nói chung. Chất lượng đang và đã trở thành một trong những mục tiêu có tầm chất lượng quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế của nhiều nước. Đây chính là những mối quan tâm, suy nghĩ trong hàng rào thuế quan, không còn sự ưu ái của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước và nhất là trước sự phát triển nhanh chóng của khoa khọc kỹ thuật và quan hệ thương mại quốc tế.
Vậy để giải quyết vấn đề này câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là sản phẩm như thế nào thì được coi là có chất lượng vì ở mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia đều có một tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng khác nhau. Vậy để các quốc gia có thể giao lưu, hoà nhập được với nhau thì sản phẩm phải đảm bảo những quy cách phẩm chất về chất lượng chung, mà để có một hệ thống đánh giá chất lượng chung thì phải có một tổ chức có đủ thẩm quyền và đủ tin cậy trên phạm vi quốc tế đứng ra đánh giá và thẩm định. Căn cứ vào những nhu cầu trên của thị trường thế giới, một tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá đã ra đời gọi tắt là ISO 9000 (International Organiration for Standardization), và ISO 9000 là một hệ thống tổ chức quốc tế về sản phẩm. Đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam khỏi luống cuống trong việc đặt ra tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm của mình.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Tình hình áp dụng mô hình quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mọi quốc gia đều có xu thế hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới, điều này cũng đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức mới. Bên cạnh những thời cơ như thị trường được mở rộng các doanh nghiệp còn phải đối mặt với những thách thức về sự tranh giành thị trường, tranh giành sự ảnh hưởng của các cường quốc kinh tế như Mỹ, Nhật, ... đã làm cho cuộc sống cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt trên quy mô toàn cầu.
Trong cuộc cạnh tranh đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhận thấy rằng, chất lượng sản phẩm cao, giá trị hạ , tốc độ và dịch vụ phục vụ thuận tiện là những nhân tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp trong việc chiếm lĩnh thị trường và duy trì ảnh hưởng trên phạm vi quốc tế.
Trong những nhân tố đó, quan trọng nhất là những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy trên thế giới ngày nay vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm không phải chỉ được đặt ra ở cấp độ Công ty mà còn là mối quan tâm của từng quốc gia nói riêng và của quốc tế nói chung. Chất lượng đang và đã trở thành một trong những mục tiêu có tầm chất lượng quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế của nhiều nước. Đây chính là những mối quan tâm, suy nghĩ trong hàng rào thuế quan, không còn sự ưu ái của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước và nhất là trước sự phát triển nhanh chóng của khoa khọc kỹ thuật và quan hệ thương mại quốc tế.
Vậy để giải quyết vấn đề này câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là sản phẩm như thế nào thì được coi là có chất lượng vì ở mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia đều có một tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng khác nhau. Vậy để các quốc gia có thể giao lưu, hoà nhập được với nhau thì sản phẩm phải đảm bảo những quy cách phẩm chất về chất lượng chung, mà để có một hệ thống đánh giá chất lượng chung thì phải có một tổ chức có đủ thẩm quyền và đủ tin cậy trên phạm vi quốc tế đứng ra đánh giá và thẩm định. Căn cứ vào những nhu cầu trên của thị trường thế giới, một tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá đã ra đời gọi tắt là ISO 9000 (International Organiration for Standardization), và ISO 9000 là một hệ thống tổ chức quốc tế về sản phẩm. Đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam khỏi luống cuống trong việc đặt ra tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm của mình.
I. Khái niệm ISO 9000.
1. sự ra đời và phát triển tiêu chuẩn ISO 9000.
Bộ tiêu chuẩn ISO – 9000 được bắt đầu nghiên cứu xây dựng từ năm 1979 dựa trên cơ sở tổ chức BS 5750 là bộ tiêu chuẩn áp dụng cho các cơ quan chỉ sản xuất và các cơ quan chỉ làm dịch vụ. Sau những năm nghiên cứu xây dựng và sửa đổi ISO – 9000 được công bố năm 1987 bao gồm 5 tiêu chuẩn bao trùm từ hướng dẫn sử dụng và chọn lựa, (bản thân ISO 9000 có 3 mức quy định hợp đồng ISO 9000, ISO 9002, 9003) và hướng dẫn cơ bản về các hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9004). Đây là phần quan trọng nhất trong toàn bộ nội dung của ISO 9000.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm của quốc tê trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở việc phân tích các quan hệ giữa người mua và người cung cấp (nhà sản xuất ). Đây là phương tiện hiệu quả giúp nhà sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ở cơ sở mình đồng thời tạo lại phương tiện mà hai bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng sản phẩm trước khi ký kết hợp đồng. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 thực chất là chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, chứ không phải kiểm định chất lượng sản phẩm.
Sau khi bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ra đời, hàng loạt nước, các tổ chức tiêu chuẩn hoá khu vực (EC) đã quan tâm (nhu cầu) và áp dụng như là tiêu chuẩn của mình, đồng thời trên cơ sở đó tiến hành xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng để được chứng nhận và đánh giá theo ISO 9000. Hiện có hơn 80 nước chấp nhận ISO 9000 là tổ chức công nghiệp của họ. ISO có thể áp dụng vào bất kỳ loại hình tổ chức doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, hiệp hội, uỷ ban .....
Việt Nam đã chấp nhận 11 tổ chức của bộ ISO 9000.
ISO 8402 – 1994 – TCVN 5814 – 1994
ISO 9000 –1 – 1994 – TCVN 5200 – 1995
ISO 9001 – 1994 – TCVN 5201 – 1995
ISO 9002 – 1994 – TCVN 5202 – 1995
ISO 9003 – 1994 – TCVN – 5203 - 1995
ISO 9004 – 1 – 1994 – TCVN – 5204 – 1995
ISO 9004 – 2 – 1994 – TCVN – 5204 - 1995
ISO 10011 – 1990 – TCVN – 5950 – 1 - 1995
ISO 10011 – 1 – 1990 – TCVN 5950 – 2 – 1995
ISO 9000 10011 – 1994 TCVN 5950 – 3 – 1995
ISO 9000 10013 – 1994 – TCVN 5951 – 1995
ở Châu Âu, tiêu chuẩn ISO 9000/EN2900 đã được chính thức công nhận trên toàn cầu như là một cơ sở của hệ thống Công ty. Nó đã tạo nên cơ sở cho việc chứng nhận, công nhận lẫn nhau giữa các nước thành viên cộng đồng Châu Âu.
ISO 9000 bao trùm lên các lĩnh vực
Hợp đồng – quan niệm – khái niệm
Triển khai / mua (cung ứng)
Hỗ trợ (dịch vụ) sau khi bán
Sản xuất
Lắp đặt
Kiểm tra và thử nghiệm vận chuyển, tồn trữ bán hàng
ISO 9001
ISO 9002
ISO 9003
áp dụng ISO 9000/EN2900 sẽ dẫn đến việc loại bỏ việc thử nghiệm lại sản phẩm, khắc phục được sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn quốc gia. góp phần xây dựng một hệ thống bán hàng tin cậy trong khu vực cũng như trong các nước thành viên. Trong những trường hợp, chứng nhận ISO 9000 là bắt buộc trong thương mại ở Châu Âu.
Với sự kiện “thị trường duy nhất”, tổ chức ISO 9000 đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu hợp pháp được phác thảo trong chỉ thị của cộng đồng Châu Âu ở Brussel về các sản phẩm có liên quan đến sức khoẻ an toàn và môi trường.
Trong chính sách của mình, nhiều quốc gia Châu Âu đã hỗ trợ và thúc đầy việc chứng nhận theo ISO 9000. Chính vì vậy ở Châu Âu xuất hiện một thực tế là:
Người mua đòi hỏi nhà sản xuất phải có hệ thống chất lượng được chứng nhận theo ISO 9000. Vì vậy mà hàng năm số khách hàng của văn phòng chất lượng quốc tế tăng lên gấp bội BVQI là cơ quan xét và cấp giấy chứng nhận ISO 9000.
ở Việt Nam, trong vài năm gần đây chúng ta đã bước đầu nghiên cứu áp dụng ISO 9000. Dựa vào đó uỷ ban khoa khọc Nhà nước đã ký quyết định ban hành nhóm tiêu chuẩn ISO 9000 thành tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) gồm:
- TCVN 9200 – 90 (ISO 9000 ): Liên quan đến những tiêu chuẩn quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng.
- TCVN 5201-90 (ISO 9000 ): Hệ thống chất lượng. Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất lắp đặt và bảo dưỡng.
- TCVN 5202 – 90 (ISO 9004): Các yếu tố của quản lý chất lượng và hệ thống chất lượng – hướng dẫn chung.
Tuy nhiên việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn này cũng còn những vấn đề phải bàn nhằm nâng cao hiệu quả của nó. Vì thế, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 chỉ là những tiêu chuẩn chung nhất, và những hướng dẫn áp dụng. Còn việc sử dụng, vận hành nó ra sao cho hiệu quả lại là vấn đề tuỳ thuộc vào những điều kiện hết sức đặc thù của từng nước.
ở Việt Nam hiện nay đã có một số doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 vào nhưng chưa nhiều, đây chính là những cản trở về mặt pháp lý luôn giảm khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đó chính là lý do mà trong quan hệ mua bán quốc tế Việt Nam luôn bị ép giá.
2. Cơ sở lý luận của ISO 9000.
Xuất phát từ những quan niệm mới về một hệ thống quản lý và những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của một tổ chức, ISO 9000 cho rằng:
Chỉ có thể sản xuất ra một loại sản phẩm, một dịch vụ có chất lượng, có tính cạnh tranh cao khi mà cả hệ thống được tổ chức tốt, hiệu quả. Do vậy để nâng cao tính cạnh tranh của một doanh nghiệp, vấn đề ở đây là phải xem xét đánh giá chất lượng của công tác quản trị đồng hành của hệ thống ở tất cả các khâu trong mọi hoạt động. chất lượng là vấn đề chung của toàn bộ tổ chức – chất lượng công việc đó là sự kết hợp để cải tiến hay thay đổi hoàn thiện lề lối tiến hành công việc (ISO 9004 / TCVN 5204 - 90)
Để hoạt động có hiệu quả và kinh tế nhất, phải làm đúng, làm tốt ngay từ đầu. Như vậy ngay từ khi làm Marketing thiết kế thẩm định, lập quan hệ đều phải được thực hiện một cách tỉ mỉ, khoa khọc, chính xác nhất là khâu thẩm định lựa chọn để tránh những quyết định sai lầm.
ISO đã chỉ ra bước cụ thể khi thiết kế sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất, bán và các dịch vụ sau bán (ISO 9001, TCVN 5201 - 900).
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh ISO 9000 đề cao vai trò phòng ngừa là chính trong hoạt động của tổ chức. Việc tìm hiểu phân tích nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của hệ thống và những biện pháp phòng ngừa được tiến hành thường xuyên với công cụ hữu hiệu là SQC. (Kiểm tra chất lượng = thống kê). Với SQC người ta có thể phát hiện theo dõi, kiểm soát các nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
ISO 9000 cho rằng mục đích của hệ thống đảm bảo chất lượng là thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội, do đó vai trò của nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) hay NPP nghiên cứu sản phẩm mới là hết sức quan trọng.
ISO 9000 đề cao vai trò của dịch vụ theo nghĩa rộng tức là quan tâm đến phần mềm của sản phẩm, đến dịch vụ sau bán. Việc xây dựng hệ thống phục vụ mua bán và sau bán là một phần quan trọng của chiến lược sản phẩm, chiến lược cạnh tranh của một doanh nghiệp. Thông qua các dịch vụ uy tín của một doanh nghiệp ngày càng lớn và quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo và đương nhiên lợi nhuận sẽ tăng.
- ISO 9000 quan tâm đến chi phí để thoả mãn nhu cầu cụ thể là đối với quá trình. Phải tìm cách giảm chi phí bán hàng của sản xuất. Đó là những tổn thất do quá trình hoạt động không phù hợp, không chất lượng gây ra. Chứ không phải giảm chi phí đầu vào.
Điểm nổi bật nhất xuyên suốt bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là vấn đề quản trị liên quan đến con người. Quản trị phải dựa trên tinh thần nhân văn.
Tóm lại, tinh thần của ISO 9000 thực chất là một loại bộ tiêu chuẩn đặc biệt, chỉ ra các biện pháp cơ bản nhất đề quản trị một hệ thống một tổ chức hiệu quả cao cho doanh nghiệp, cho xã hội.
II. Tình hình áp dụng mô hình quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam.
ở Việt Nam hiện nay mặc dù chúng ta đã có bộ tiêu chuẩn TCVN 5200 – 90 đến TCVN 5204 – 90 tương đương với bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Nhưng đến nay mới chỉ có một số ít doanh nghiệp áp dụng được. Vì các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên có nhiều khó khăn trong việc áp dụng ISO 9000.
Nghiên cứu vấn đề này dưới quan điểm giá trị có thể nêu lên một số nguyên nhân chính, làm cho việc triển khai, áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 vào Việt Nam còn nhiều khó khăn.
1. Về phương diện quản lý kinh tế vĩ mô.
Mặc dù có những thành công trong công tác quản lý nhưng cho đến nay chúng ta chưa có một chiến lược kinh doanh rõ rệt để xây dựng một cơ cấu kinh tế, thiết lập các chính sách kinh tế đối với từng ngành hàng, mặt hàng. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp khó xác định được phương hướng, xây dựng được chiến lược hoạt động cụ thể cho doanh nghiệp mình, rất lúng tùng trong việc lựa chọn một mức chất lượng tối ưu cho các sản phẩm của ngành mình, doanh nghiệp mình. Các chế độ bảo hệ sản xuất còn rất bị động, cho nên chưa thúc đầy sản xuất phát triển. Việc xét duyệt, cấp giấy phép đầu tư, cấp quata cũng là một vấn đề gây khó khăn không ít cho các nhà đầu tư.
Hệ thống pháp luật ở ta còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo quan hệ cơ chế thị trường chưa phù hợp, còn nhiều kẻ hở cho tiêu cực, quan liêu nảy sinh, việc kiểm tra thi hành luật chưa chặt chẽ. Việc phân định quyền lợi, trách nhiệm của các giá đối tác, liên doanh không được đảm bảo và chấp hành nghiêm chỉnh.
2. Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực tế trong thời gian qua cho thấy rằng môi trường kinh doanh ở nước ta hiện nay còn có nhiều yếu tổ rủi ro, bất trắc. các nhà sản xuất quốc doanh ở Việt Nam đang phải đối đầu, đấu tranh với các Công ty nước ngoài, với hàng nước ngoài một cách gay gắt, không cân sức. Đã vậy, ngoài những mối lo toan về tiếp thị, về vốn, nguồn cung ứng, con người, công nghệ.... họ còn có mối lo lắng rất lớn về sự thay đổi thuế suất, biểu thuế xuất nhập khẩu chính sách cấm nhập suất các mặt hàng .... vì tất cả những chính sách đó nếu ngành nào và bất kỳ lúc nào.
Chính vì vậy, để đối phó, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải xây dựng những chiến lược ngắn hạn, tổ chức sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, làm ăn gấp gáp qua từng thương vụ. Vì thế khó có doanh nghiệp nào dám xây dựng một chiến lược dài hơn – chiến lược chất lượng sản phẩm. Đây là một chiến lược quan trọng có tiêu chuẩn quyết định cho hiệu quả hoạt động của một Công ty, một doanh nghiệp.
3. Thông tin.
Tình hình thiếu thông tin cũng gây không ít trở ngại cho các hoạt động của doanh nghiệp, các dự án đầu tư. Hiện nay, phải nói rằng thật khó mà biết được các thông số về các mặt hàng, số người cung ứng, sản xuất của từng ngành hàng, tổng công suất của nó ra sao, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước thế nào. thiếu những thông tin về tiến bộ khoa khọc – kinh tế, công nghệ, những yêu cầu, luật lệ bắt buộc trong các quan hệ thương mại quốc tế (thủ tục thanh toán, yêu cầu về giám định chất lượng ....).
Chính vì vậy mà các doanh nghiệp, các nhà đầu tư rất khó khăn trong việc quyết định lựa chọn công nghệ, họ không muốn mở rộng đầu tư hoặc đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Vì thực chất công việc này đòi hỏi chiều sâu và một sự bền bỉ.
Kết luận
Qua sự nghiên cứu phân tích trên chúng ta nhận thấy rằng việc áp dụng ISO 9000 vào các doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết, đây là một yếu tố chiến lược đối với mỗi doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế và muốn chiếm lĩnh được thị trường này thì nhất thiết phải áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 64900.doc