Địa hình có ảnh hưởng quan trọng đối với khí hậu của Hy Lạp. Ví dụnhư sườn
phía tây của dãy núi Pinlus hứng gió nhiều hơn so với phần phía đông, cho nên có
độ ẩm và lượng mưa cao hơn hẳn so với sườn phía đông bịkhuất gió.
Khí hậu Hy Lạp có thểchia thành 3 kiểu khí hậu chính: khí hậu Địa Trung Hải,
khí hậu núi caovà khí hậu ôn hòa. Khí hậu Địa Trung Hải là loại khí hậu chủyếu
ởHy Lạp với một mùa đông ấm áp và mưa nhiều, song thỉnh thoảng cũng có thể
có tuyếtrơi ởnhững quần đảo xa vềphía nam Hy Lạp. Mùa hạthường rất nóng và
khô hạn. Chính đặc điểm này của khí hậu Địa Trung Hải đã dẫn đến những vụ
cháy rừngrất lớn tại Hy Lạp, gây ra nhiều thiệt hại vềngười và của. Gần đây nhất
vào tháng 8năm 2007, một vụcháy rừng đã lan rộng khắp đất nước Hy Lạp khiến
64 người chết và gây thiệt hại 1,6 tỷđô la Mỹ
[7]
. Khí hậu núi cao phân bốchủyếu
ởnhững vùng núi phía tây bắc Hy Lạp, bán đảo Peloponnese và dãy núi Pinlus.
Tại những vùng này, khí hậu thay đổi theo độcao. Khí hậu ôn hòa có diện tích
phân bốnhỏ, tập trung ởvùng đông bắc Hy Lạp với nhiệt độmát mẻhơn so với
khí hậu Địa TrungHải và có lượng mưa vừa phải.
Thủđô Athenacủa Hy Lạp thuộc kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa Địa Trung Hải và
ôn hòa. Nhiệt độtrung bình cao nhất tại đây vào tháng 7 là 33,5 °C, còn nhiệt độ
trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 5,2 °C
[8]
. Phía bắc của thành phốAthena có
kiểu khí hậu ôn hòa trong khi những vùng phía nam lại mang khí hậu Địa Trung
Hải.
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về Hy Lạp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố Hy Lạp. Trong đó các
nhóm dân tộc thiếu số chính là người Thổ Nhĩ Kỳ, người Slav, người Albania,
người Armenia, người Do Thái...
Người Thổ Nhĩ Kỳ là cộng đồng thiểu số lớn nhất tại Hy Lạp với số lượng khoảng
74.000 người. Họ sinh sống tập trung ở tỉnh Thrace thuộc miền đông bắc Hy Lạp.
Tuy những mâu thuẫn lịch sử giữa người Thổ Nhĩ Kỳ và người Hy Lạp vẫn còn
tồn tại nhưng đa phần các nhóm dân này đều sống hòa thuận với nhau.
Người Slav phân bố chủ yếu ở miền bắc Hy Lạp và có nguồn gốc từ người
Bulgaria và người Macedonia. Họ được phân chia thành hai nhóm tôn giáo chính
là người Slav theo đạo Chính thống và người Slav theo đạo Hồi. Người Albania
cũng là một nhóm dân lớn ở Hy Lạp, chủ yếu là những người Albania nhập cư
sang để tìm việc làm. Người Do Thái thì từng có một cộng đồng dân cư rất lớn tại
nước này, nhưng phần lớn họ đã bị giết hại bởi phát xít Đức trong Thế chiến thứ
hai hoặc nhập cư sang Israel và một số nước khác. Ngày nay cộng đồng Do Thái ở
Hy Lạp chỉ còn rất ít với khoảng 5500 người, tập trung chủ yếu ở Thessaloniki.
Ngoài ra ở Hy Lạp còn có một cộng đồng người Armenia khá đông đảo với
khoảng 35.000 dân.
Tôn giáo
Một tu viện Chính thống giáo ở miền bắc Hy Lạp
Chính thống giáo Hy Lạp được hiến pháp công nhận là tôn giáo chính thức tại Hy
Lạp, song thực tế người dân hoàn toàn có quyền tự do tôn giáo. Chính thống giáo
Hy Lạp là tôn giáo phổ biến nhất tại nước này, chiếm tới 97% tổng dân số và phân
bố rộng khắp toàn đất nước Hy Lạp. Hồi giáo là tôn giáo phổ biến thứ hai với số
tín đồ ước tính từ khoảng 98.000 đến 140.000 người, tập trung chủ yếu ở tỉnh
Thrace. Bên cạnh đó còn có cộng đồng người Hồi giáo nhập cư vào khoảng
200.000 đến 300.000 người. Cộng đồng Thiên chúa giáo tại Hy Lạp có số tín đồ
ước tính khoảng 250.000 người. Còn đạo Nhân Chứng Giê-hô-va và đạo Tin lành
đều có khoảng 30.000 tín đồ. Cộng đồng theo đạo Do Thái trước kia rất đông tại
Hy Lạp, nay chỉ còn 5000 người và phân bố chủ yếu ở Thessaloniki.
Kinh tế
Hy Lạp là một quốc gia có nền kinh tế phát triển cao[10]. Từ sau Thế chiến thứ hai,
Hy Lạp đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế kỳ diệu với tốc độ tăng trưởng trung
bình hàng năm khoảng 7% từ năm 1950 đến năm 1973. Những chính sách cải cách
kinh tế hợp lý cùng với việc gia nhập Liên minh Châu Âu đã thúc đẩy nền kinh tế
Hy Lạp phát triển mạnh mẽ, đồng thời nâng cao mức sống cho người dân Hy Lạp.
Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của Hy Lạp năm 2006 là 0,921 - đứng thứ 24
trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người của Hy Lạp năm 2007 là 23.500
USD[11].
Các ngành kinh tế
Đảo Rhodes, một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Hy Lạp
Dịch vụ chiếm một tỉ trọng quan trọng trong nền kinh tế Hy Lạp. Trong các ngành
dịch vụ, Hy Lạp đặc biệt phát triển ngành du lịch, vốn là thế mạnh của nước này
với rất nhiều khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và các công trình văn hóa lịch sử
độc đáo. Du lịch là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Hy Lạp và đóng góp tới 15%
GDP, đồng thời tạo ra nhiều việc làm lớn cho người dân Hy Lạp. Năm 2005, Hy
Lạp đón tiếp khoảng 18 triệu du khách quốc tế đến tham quan.
Bên cạnh đó, các ngành kinh tế khác như ngân hàng, tài chính, viễn thông, sản
xuất các thiết bị công nghệ cao cũng phát triển mạnh tại Hy Lạp. Nước này cũng
có lợi thế về kinh tế biển với rất nhiều cảng nước sâu và một ngành công nghiệp
đóng tàu hùng mạnh[12]. Các ngành công nghiệp quan trọng khác ở Hy Lạp là dệt,
hóa chất, khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm. Nông nghiệp tuy chiếm tỉ
trọng nhỏ song vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các loại cây
trồng chủ yếu ở Hy Lạp là lúa mì, lúa mạch, ôliu, hoa hướng dương, cà chua, cam,
chanh... Cơ cấu kinh tế của Hy Lạp như sau: dịch vụ chiếm 74,4%, công nghiệp
20,6% và nông nghiệp 5,1%[13].
Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hy Lạp đạt 4,3%, cao hơn so với mức
trung bình của Liên minh Châu Âu.
Tuy nhiên, vào năm 2010, Hy Lạp trải qua cuộc khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng,
& lây lan sang các nước khác như Bồ Đào Nha, Cộng hoà Ireland,... Vì thế, chính
phủ Hy Lạp đã phải sử dụng biện pháp Thắt lưng buộc bụng, nhưng không dược
dân chúng ủng hộ & đã liên tiếp xảy ra biểu tình, mà mãi sau đó mới im ắng được.
Ngoại thương
Năm 2006, Hy Lạp xuất khẩu khoảng 24,4 tỉ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu của Hy Lạp là thực phẩm, hàng chế tạo, dầu mỏ, hóa chất và vải vóc. Những
thị trường xuất khẩu chính của nước này bao gồm Đức (13,2%), Ý (10,3%),
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (7,5%), Bulgaria (6,3%) và Mỹ
(5,3%).[cần dẫn nguồn]
Nhập khẩu năm 2006 của Hy Lạp đạt khoảng 59,1 tỉ USD.[cần dẫn nguồn] Các mặt
hàng nhập khẩu của Hy Lạp bao gồm máy móc, phương tiện vận tải, nhiên liệu và
hóa chất. Các thị trường nhập khẩu chính của nước này là Đức (13,3%), Ý
(12,8%), Pháp (6,4%), Hà Lan (5,5%) và Nga (5,5%).[cần dẫn nguồn]
Đồng tiền chính thức của Hy Lạp là đồng euro.
Văn hóa
Văn học
Nhà văn Odysseas Elytis, giải Nobel Văn học 1979
Đất nước Hy Lạp có một truyền thống văn học giàu có. Những bộ thiên sử thi
Iliad và Odyssey là những tác phẩm văn học lớn đầu tiên của châu Âu. Hy Lạp
cũng là nơi khởi nguồn của thể loại thơ trữ tình trong văn học phương Tây hiện đại.
Vào thế kỉ 6 trước Công nguyên, nhà văn Aesop đã viết những câu chuyện ngụ
ngôn mà ngày nay nổi tiếng toàn thế giới. Đất nước Hy Lạp cũng là nơi ra đời của
nghệ thuật sân khấu với những tác phẩm như bộ ba bi kịch Oresteia của Aeschylus
hay các vở hài kịch của nhà thơ Aristophanes. Cũng trong thời kỳ này, triết học
Hy Lạp đã đạt đến đỉnh cao với những nhà triết học bậc thầy như Platon và
Aristotle.
Trong thời kỳ Byzantine, nền văn học Hy Lạp đã chịu ảnh hưởng của khá nhiều
dòng văn hóa khác nhau như Cơ đốc giáo, La Mã và phương Đông (tức Ba Tư).
Giai đoạn này đánh dấu bởi sự phát triển của những tác phẩm thơ trào phúng.
Sau khi giành lại độc lập vào năm 1821, nền văn học Hy Lạp đã phát triển mạnh
với những xu hướng cách mạng và chịu ảnh hưởng của Thời đại Khai sáng. Trong
thế kỉ 20, đất nước Hy Lạp đã có rất nhiều nhà văn lớn. Hy Lạp từng có 2 nhà văn
đoạt giải thưởng Nobel Văn học, đó là Giorgos Seferis vào năm 1963 và Odysseas
Elytis vào năm 1979. Ngoài ra còn có một số nhà văn khác như Nikos Kazantzakis
và Vassilis Vassilikos cũng có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới.
Kiến trúc
Tu viện Hosios Lukas với kiến trúc Byzantine
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại đã phát triển rực rỡ với rất nhiều những đền đài, công
trình công cộng còn tồn tại đến ngày nay. Thời kỳ này, các công trình được xây
dựng chủ yếu bằng đá vôi và đá hoa cương. Có 3 phong cách kiến trúc Hy Lạp cổ
chính với những nét đặc trưng riêng thể hiện trên những cột trụ: phong cách Doric
với cột trụ trơn và khỏe khoắn, phong cách Ionic mềm mại, duyên dáng và phong
cách Corinthian cầu kỳ, trang nhã[14].
Phong cách kiến trúc Byzantine cũng có ảnh hưởng khá lớn tại Hy Lạp với những
công trình kiến trúc như các nhà thờ, tu viện có dạng mái vòm độc đáo. Sau khi
Hy Lạp giành được độc lập, trường phái kiến trúc Tân Byzantine được phát triển
mạnh. Bên cạnh đó còn có sự phát triển của dòng kiến trúc Tân Cổ điển. Cũng như
nhiều quốc gia châu Âu khác, Hy Lạp ngày nay có nhiều công trình mang phong
cách hiện đại, đặc biệt là tại những thành phố lớn.
Ẩm thực
Một đĩa bánh baklava
Ẩm thực Hy Lạp rất đa dạng và phong phú, đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiều
dòng ẩm thực khác nhau như của miền nam nước Pháp, Ý và Trung Đông. Dầu
ôliu là loại hương liệu đặc trưng và có mặt trong hầu hết các món ăn của Hy Lạp.
Cây lương thực chủ yếu của Hy Lạp là lúa mì, song bên cạnh đó còn có lúa mạch.
Các loại rau xanh được dùng phổ biến tại đây là cà, cà chua, khoai tây, đậu xanh,
ớt xanh và hành. Mật tại Hy Lạp được chế biến chủ yếu từ mật của các loại hoa,
đặc biệt là từ họ cam quýt.
Các món ăn của Hy Lạp thường được chế biến với rất nhiều loại hương liệu như
rau kinh giới, hành, tỏi, thì là, bạc hà, quế... Thịt cừu và thịt dê khá phổ biến tại Hy
Lạp, nhưng thịt bò thì hiếm hơn. Các món cá cùng rất phổ biến, đặc biệt là tại
những vùng duyên hải và đảo của Hy Lạp. Nước này cũng có rất nhiều loại phó
mát được chế biến khác nhau.
Các món khai vị thường được phục vụ với bánh mì và rượu. Phó mát feta được
làm từ sữa cừu và sữa dê là một món khai vị truyền thống tại nước này. Hy Lạp
cũng có rất nhiều món súp như avgolemono, fasolada, magiritsa... Baklava là món
bánh ngọt phổ biến tại đây, bên cạnh đó có món bánh mì tsoureki được ăn vào dịp
Lễ Phục sinh. Có rất nhiều món ăn truyền thống của Hy Lạp có nguồn gốc từ nước
ngoài.
Thể thao
Hy Lạp là một đất nước có truyền thống về thể thao. Đây là nơi ra đời của Thế vận
hội vào năm 776 trước Công nguyên[15]. Vào năm 1896, Thế vận hội hiện đại đầu
tiên cũng được tổ chức tại thành phố Athena của nước này.
Hai môn thể thao phổ biến nhất tại Hy Lạp là bóng đá và bóng rổ. Năm 2004, đội
tuyển bóng đá quốc gia Hy Lạp đã xuất sắc vượt qua Bồ Đào Nha và để đoạt chức
vô địch châu Âu[16]. Ba câu lạc bộ bóng đá thành công nhất tại Hy Lạp là
Panathinaikos, Olympiacos, và AEK Athens.
Đội tuyển bóng rổ quốc gia Hy Lạp được đánh giá là một trong những đội mạnh
nhất trên thế giới. Đội tuyển bóng rổ của Hy Lạp đã từng 2 lần vô địch châu Âu
vào các năm 1987 và 2005.
Xếp hạng quốc tế
Xếp thứ 24 trên 177 quốc gia về chỉ số phát triển con người - HDI. (Danh
sách quốc gia theo chỉ số phát triển con người)
Xếp thứ 26 trên 179 quốc gia về thu nhập bình quân đầu người (danh
nghĩa).
Xếp thứ 48 trên 218 quốc gia về tỉ lệ người dân sử dụng Internet[17].
Xếp thứ 54 trên 163 quốc gia về chỉ số nhận thức tham nhũng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_50__9613.pdf