Trong nền văn học Việt Nam, văn học trung đại có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng. Bên cạnh dòng văn học dân gian (ra đời từ thời Văn Lang - Âu Lạc, tồn tại và phát triển tới ngày nay), dòng văn học thành văn (trải qua hơn mười một thế kỷ hình thành và phát triển) có vai trò như là tiêu chí đánh giá sự phát triển, trình độ của văn học nước nhà trên trường quốc tế. Và trong hơn mười một thế kỷ của văn học thành văn (còn gọi là văn học viết) ấy, văn học trung đại đã chiếm tới gần mười thế kỷ (X - XIX); văn học cận - hiện đại mới chỉ có gần trăm năm. Do vậy tinh hoa của văn học Việt Nam dường như được đúc kết vào văn học trung đại. Đó là cơ sở để tìm hiểu và khám phá toàn bộ nền văn học Việt Nam cũng như sức sống, vẻ đẹp tâm hồn người Việt trong suốt mấy ngàn năm.
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu và khám phá toàn bộ nền văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong nền văn học Việt Nam, văn học trung đại có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng. Bên cạnh dòng văn học dân gian (ra đời từ thời Văn Lang - Âu Lạc, tồn tại và phát triển tới ngày nay), dòng văn học thành văn (trải qua hơn mười một thế kỷ hình thành và phát triển) có vai trò như là tiêu chí đánh giá sự phát triển, trình độ của văn học nước nhà trên trường quốc tế. Và trong hơn mười một thế kỷ của văn học thành văn (còn gọi là văn học viết) ấy, văn học trung đại đã chiếm tới gần mười thế kỷ (X - XIX); văn học cận - hiện đại mới chỉ có gần trăm năm. Do vậy tinh hoa của văn học Việt Nam dường như được đúc kết vào văn học trung đại. Đó là cơ sở để tìm hiểu và khám phá toàn bộ nền văn học Việt Nam cũng như sức sống, vẻ đẹp tâm hồn người Việt trong suốt mấy ngàn năm.
I. lịch sử hình thành của văn học trung đại việt nam
Văn học trung đại có những mã khóa văn hóa riêng, phần nào xa lạ với cuộc sống của người hiện đại. Để có thể tìm hiểu được mảng văn học này, phải nắm được các mã khóa ấy thông qua việc tìm hiểu đầy đủ nền văn học trung đại, phải nắm được tiến trình, quy luật phát triển của chúng. Nhìn ở phương diện tổng thể, nền văn học trung đại Việt Nam là một nền văn học "trẻ", quá trình phát triển của nó gắn với quá trình phát triển văn tự, phát triển và phân hóa các thể loại văn học, phương thức tư duy nghệ thuật. Quá trình ấy gắn liền với sự kế thừa tiếp thu một cách chọn lọc sáng tạo tinh hoa của văn học các nước trong khu vực (cụ thể là Trung Quốc, ấn Độ) bên cạnh những nhiệm vụ chính trị mà thời đại và dân tộc đặt ra, đồng thời lấy văn học dân gian làm nền tảng.
Theo những tư liệu hiện có, có thể khẳng định rằng dòng văn học viết của Việt Nam xuất hiện khoảng thế kỷ X. Trước kia, trong thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc đã manh nha một dòng văn học viết chưa? Nói đến văn học viết là phải nói đến chữ viết. Theo lý mà suy thì ở thời văn hóa Đông Sơn rực rỡ, có thể đã có chữ viết của người Lạc Việt. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa ai tìm ra vết tích gì của thứ chữ viết ấy. Nhưng dù có chữ viết thì với bối cảnh xã hội chưa phân chia giai cấp, chưa có một tầng lớp trí thức tách biệt hẳn với tầng lớp người lao động chân tay thì dù có văn học viết, đó cũng chỉ là những tác phẩm ghi chép lại sáng tác truyền miệng dân gian mà thôi.
Trong thời kỳ Bắc thuộc, bọn đô hộ từ đời Hán đến đời Đường kiên trì đeo đuổi chính sách đồng hóa người Việt. Một mặt họ tìm cách hủy hoại nền văn hóa của tổ tiên ta, mặt khác gieo rắc, nuôi dưỡng văn hóa phương Bắc trên đất nước ta. Chính sách đồng hóa tuy thất bại nhưng văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. Từ cuối thời Đông Hán, với vai trò của Sĩ Nhiếp, Hán học đã có cơ sở để phát triển ở nước ta. Tầng lớp trí thức phong kiến cũng dần dần hình thành cùng với sự hình thành một giai cấp phong kiến. Trong quá trình bị đô hộ, ý thức phản kháng, tinh thần đấu tranh của dân tộc dần ngấm vào tầng lớp này. Do vậy, những trí thức phong kiến, các tăng lữ một mặt chịu ảnh hưởng nặng của Hán học, mặt khác lại có tinh thần dân tộc. Chắc chắn trong sáng tác văn học của họ có ít nhiều biểu lộ tinh thần dân tộc nhưng số tư liệu còn lại quá ít ỏi để có thể khẳng định rằng sáng tác của họ đã gây được cơ sở gì cho văn học viết dân tộc.
Cho đến năm 938, khi nước nhà giành quyền độc lập thì mới đủ điều kiện để hình thành một dòng văn học viết của người Việt. Kể từ đó, văn học thành văn của người Việt chính thức hình thành. Cho đến nay thì những tác phẩm cổ nhất của nước Đại Việt độc lập lại là của những nhà sư: Ngô Châu Lưu, Pháp Thuận sống ở thời Đinh, Tiền, Lê (thế kỷ X).
Với lý do lịch sử như trên, dòng văn học viết của Đại Việt, ban đầu buộc phải sử dụng văn tự và các thể loại sáng tác của văn học Hán. Đây là quy luật tất yếu của một nền văn học "trẻ".
Từ thế kỷ X, giai cấp phong kiến Đại Việt ngày càng khẳng định tính độc lập về mặt chính trị đối với giai cấp phong kiến phương Bắc nhưng lại xây dựng Nhà nước mình ít nhiều theo khuôn mẫu phong kiến Trung Hoa. Vì thế mà về mặt văn hóa, Hán học được coi trọng. Đó là biểu hiện của ý thức hệ phong kiến chính thống, là nội dung thi cử, là tiêu chí lựa chọn bộ máy chính quyền. Chữ Hán trở thành thứ văn tự chính thức của Nhà nước. Tuy nhiên, thứ văn tự này khá xa lạ với thường dân, cách biệt với ngôn ngữ hàng ngày của dân tộc. Dù phạm vi phản ánh của văn học chữ Hán rất rộng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thể hiện tâm tư, tình cảm đa dạng của người Việt. Chính điều này thúc đẩy đội ngũ sáng tác văn học viết đưa tác phẩm về gần với đời thường, gần với giọng điệu, tiếng nói dân tộc. Những gì ta tiếp thu từ nền văn học Trung Hoa đã được cải biến sáng tạo theo hướng dân tộc hóa dân chủ hóa. Cuối quá trình này, dân tộc ta đã có một nền văn học bằng ngôn ngữ dân tộc mình bên cạnh văn học chữ Hán và đặc biệt là mang đậm vẻ đẹp của tâm hồn con người Việt Nam.
Trước khi phân tích quy luật vận động và phát triển của văn học trung đại Việt Nam ta không thể không làm rõ những khái niệm có liên quan. Trước hết với cách gọi văn học trung đại Việt Nam là "nền văn học trẻ" cần phải hiểu khái niệm "nền văn học "trẻ", "già"" như thế nào cho đúng?
1. Nền văn học "già" là nền văn học ra đời và phát triển một cách tự nhiên, tự thân, về cơ bản chúng không chịu sự chi phối của các nền văn học khác. Không những thế, nền văn học này còn chi phối mạnh mẽ đến văn học của các quốc gia khác ra đời muộn hơn; chúng giữ vai trò trung tâm kiến tạo văn học khu vực hoặc văn học vùng. Với vai trò đó, nền văn học "già" còn được gọi là nền văn học "kiến tạo vùng" hoặc nền văn học "trung tâm", văn học "hạt nhân". Nền văn học "già" bao giờ cũng ra đời từ rất sớm (cách chúng ta chừng bốn, năm ngàn năm). Trên thế giới chỉ có vài ba nền văn học "già": Trung Hoa, ấn Độ... Hầu hết các quốc gia còn lại đều thuộc nền văn học "trẻ" - văn học "vệ tinh".
Quy luật phát triển của văn học "già": Thoạt đầu trong nền văn học, văn học chức năng giữ vị trí trung tâm, văn học nghệ thuật bị đẩy ra ngoài rìa và không được coi và văn học đích thực.
Văn học chức năng vốn bao gồm hai loại: Chức năng hành chính và chức năng lễ nghi. Văn học chức năng hành chính là tác phẩm văn học có chức năng thực thi các công việc mang tính chất hành chính nhà nước. Đó là các thể loại chế, chiếu, cáo, biểu, hịch, sớ, tấu... Các loại trên có tên gọi khác là văn học quan phương, văn học hành chức. Đặc điểm chung của văn học chức năng hành chính là tính chất đơn phương và tính công thức, mục đích là chức năng, văn chương chỉ là phương tiện.
Văn học chức năng lễ nghi là tác phẩm có chức năng thực thi các nghi lễ mang tính chất tôn giáo hoặc tập tục. Những tác phẩm thuộc loại này là văn tế, điếu văn, thần phả, thần tích...
Văn học nghệ thuật là tác phẩm nhằm mục đích thỏa mãn nhận thức thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Chức năng của nó hoàn toàn khác với văn học chức năng hành chính hoặc lễ nghi. Hơn nữa, văn học nghệ thuật có tính đa phương, đa chiều, không có tính công thức (ngoài luật của thể loại).
Trong văn học Trung Hoa, có lẽ thể văn học lễ nghi ra đời trước. Cơ sở xác định có thể căn cứ vào chất liệu giấy viết, văn tự cổ còn lại. Theo khảo cổ học Trung Hoa, loại văn tự đầu tiên của người Trung Quốc là giáp cốt căn. Đó là những vết nứt trên mai rùa và xương thú dùng để xem quẻ trong các nghi lễ tôn giáo thời cổ. Các loại kinh Thi, Thư, Lễ, Nhạc cũng được thu thập sau so với Kinh Dịch.
Trong quá trình phát triển của nền văn học "già", văn học chức năng bị đẩy dần ra khỏi trung tâm, văn học nghệ thuật chiếm dần vị trí ấy và trở thành trung tâm của văn học. Quá trình xâm lấn ấy tạo nên hiện tượng giao thoa giữa văn học chức năng và văn học nghệ thuật. Thời kỳ này kéo dài khá lâu tạo nên thời kỳ "văn - sử - triết bất phân". Những tác phẩm giai đoạn này vừa là những sản phẩm của văn học chức năng, vừa là văn học nghệ thuật. Ngay ở giai đoạn đầu của văn học trung đại Việt Nam cũng có hiện tượng này, những bài kệ của Không Lộ thiền sư, Mãn Giác thiền sư... cũng là những thi phẩm đặc sắc. Trong văn học Trung Quốc, "Sử ký Tư Mã Thiên" cũng là tác phẩm tiêu biểu cho một thời kỳ văn - sử - triết bất phân. Tác phẩm của Tử Trường tuy là sử học nhưng nhân vật được xây dựng theo hình tượng văn học, mà mỗi lời bàn của tác giả và những nghiên cứu của ông về "Khổng Tử thế gia", Lão Tử, Trang Tử, Mặc Tử là sự cô đúc tư tưởng triết học của "Bách gia chư tử". Đến thời nhà Đường, văn học nghệ thuật đã trở thành trung tâm văn học và thực hiện đúng những vai trò của tác phẩm nghệ thuật. Văn học Việt Nam ra đời sau văn học Trung Hoa 3100 năm, chịu ảnh hưởng sâu sắc nhưng không hoàn toàn phải trải qua tất cả các quá trình phát triển của văn học Trung Quốc.
2. Văn học trung đại Việt Nam - nền văn học "trẻ", là nền văn học ra đời sau nền văn học "già". Nó phát triển một cách không tự nhiên tự thân mà bị "bứng trồng" "cắt chiết" từ một nền văn học "già" (Trung Hoa).
Thời điểm ra đời của nền văn học "trẻ" phụ thuộc vào thời điểm ra đời của các quốc gia có nền văn học đó, vì thế, nó có ý nghĩa như là một biểu hiện của ý thức tự cường dân tộc. Quá trình phát triển và đặc điểm của chúng phụ thuộc vào thời điểm ra đời và trình độ phát triển của nền văn học 'trung tâm" mà chúng được "cắt chiết" ở thời điểm đó. Văn học viết của Việt Nam ra đời từ thế kỷ thứ X khi mà cây mẹ - văn học Trung Hoa đang ở giai đoạn cực thịnh - văn học đời Đường. Lẽ tất yếu là bên cạnh sự tiếp thu những tinh hoa của văn học trước đó, chúng ta không thể bỏ qua thành tựu có một không hai của thi ca nhân loại - "thơ Đường". Đó là một trong những lý do vì sao và văn học trung đại Việt Nam lại có thế mạnh ở thể thơ nói chung và thơ Đường luật nói riêng.
Tuy nhiên, do đặc điểm trên nên yêu cầu đặt ra với văn học "trẻ" không dễ dàng. Sự tiếp thu phải có tính chọn lọc sao cho phù hợp với "thổ nghi", phải biết cải tạo "mầm" cho phù hợp với "thổ nghi" để nó không chỉ phát triển mà còn đơm hoa kết trái cho hương sắc "bản địa". Vì vậy, để có thể biến nền văn học "vệ tinh" trở thành nền văn học độc lập với "trung tâm", các tác giả phải nỗ lực sáng tạo để tạo nên một nền văn học mới, không còn là thứ văn học vay mượn nữa. Có độc lập được về văn hóa tư tưởng mới có được độc lập dân tộc đích thực.
Trong quy luật vận động và phát triển nền văn học "trẻ", bên cạnh những yếu tố kế thừa và tiếp thu từ văn học "trung tâm" thì một yếu tố mang tính quyết định đến việc dân tộc hóa văn học ngoại lai chính là văn học dân gian. Suốt một thời gian dài, văn học dân gian có vai trò giữ gìn tiếng nói, tâm hồn dân tộc. Ngay khi có văn học thành văn thì đối tượng sáng tác và thưởng thức thành phần văn học mới này vẫn chỉ là tầng lớp trí thức phong kiến; còn nhân dân vẫn tìm đến văn học dân gian như một nơi gửi gắm tâm tình, khát vọng của mình. Quá trình sáng tạo văn học viết thực sự phát triển theo hướng độc lập tự chủ khi nó vượt qua được những nguyên tắc sáng tác ban đầu, vượt qua được giới hạn ý nghĩa của ngôn từ để phản ánh chân thực, sinh động, gần gũi hơn những vấn đề của cuộc sống, của đời thường.
II. Quá trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam theo quy luật của một nền văn học "trẻ"
Văn học trung đại Việt Nam hình thành và phát triển theo sự hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc. Đây là quy luật tất yếu của văn học. Chính thức ra đời từ thế kỷ X và về cơ bản kết thúc ở thế kỷ XIX, văn học trung đại Việt Nam đã thể hiện đầy đủ và cơ bản quy luật hình thành và phát triển của nền văn học "trẻ" ở các phương diện cơ bản: lấy văn học dân gian làm nền tảng, lấy nhiệm vụ chính trị mà thời đại đặt ra làm nội dung, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hiến của Trung Quốc, ấn Độ cùng các nước lân cận... phát triển đi lên theo hướng dân tộc hóa, dân chủ hóa để đáp ứng tốt nhất việc phản ánh đời sống tâm linh của người Việt và thúc đẩy đất nước đi lên.
Quá trình phát triển của văn học là một quá trình liên tục. Để thấy được những bước tiến của nó, ta cần xác định được những dấu mốc, bước chuyển của chúng. Mặc dù lịch sử văn học đi song song với lịch sử xã hội nhưng không thể căn cứ vào lịch sử xã hội để phân chia các giai đoạn phát triển của văn học. Để có thể khảo sát chính xác, khách quan, không gì hơn là phải dựa vào chính bản thân lịch sử phát triển văn học. Trong gần ngàn năm ấy, văn học trung đại Việt Nam đã phải trải qua bốn giai đoạn:
- Giai đoạn thế kỷ X - XIV.
- Giai đoạn thế kỷ XV - XVII.
- Giai đoạn thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX.
- Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.
Các mốc giới này chỉ có tính chất tương đối.
1. Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIV
Đất nước ta bước vào thời kỳ gây dựng và phát triển nền độc lập tự chủ dưới hình thức nhà nước phong kiến. Đây cũng là giai đoạn dân tộc thường xuyên đối mặt với nạn ngoại xâm từ phương Bắc. Do vậy, quyền lợi và tư tưởng của giai cấp thống trị khá hòa hợp, thống nhất với nhân dân. ý thức tự chủ và tinh thần dân tộc, lòng yêu nước được phản ánh trên các lĩnh vực văn hóa. Về kinh tế, chính sách khuyến nông, thủy lợi được tiến hành một cách kiên trì, nền kinh tế ở trên đà phát triển. Vai trò của giai cấp phong kiến rất tích cực. Tất cả các điều kiện trên tạo nên một thời kỳ phục hưng văn hóa của Đại Việt.
Giai đoạn văn học từ thế kỷ X - XIV đã đặt nền móng một cách vững chắc và toàn diện cho văn học trung đại Việt Nam từ chữ viết đến thể loại, từ nội dung đến nghệ thuật, từ phương thức tư duy nghệ thuật đến cách tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại và sáng tạo nghệ thuật riêng cho dân tộc mình.
Về văn tự: Ông cha ta lựa chọn chữ Hán - một phương án tối ưu để thống nhất đất nước trên phương diện hành chính. Đây là loại văn tự người Đại Việt đã tiếp xúc cả ngàn năm trước, đã quá quen thuộc. Chữ Hán vốn có hai loại là Văn ngôn và Bạch thoại. Bạch thoại vốn là sinh ngữ dùng trong giao tiếp hàng ngày, phát âm theo lối của người Trung Hoa. Văn ngôn là tử ngữ dùng trong văn viết, đọc theo âm Hán Việt. Cả hai loại trên về hình chữ giống nhau. Do vậy nếu sử dụng Bạch thoại, chúng ta luôn bị phụ thuộc vào người Trung Hoa, nên ông cha ta sử dụng văn ngôn. Giải pháp này cũng có thể được lý giải: âm đọc Hán - Việt vốn là âm Hán - Đường. Khi chúng ta giành quyền tự chủ cũng là lúc triều đại nhà Đường sụp đổ. Tất cả ảnh hưởng của ngôn ngữ Trung Hoa cũng dừng lại ở đó. Để thể hiện tinh thần tự cường, ông cha ta chọn thứ tử ngữ âm Hán - Đường làm văn tự chính thức để soạn thảo văn thư, giấy tờ hành chính, thảo các văn bản lễ nghi và sáng tác văn học. Văn ngôn còn có ưu điểm hơn bạch thoại là trường từ ngữ đã cố định, bạch thoại là sinh ngữ nên trường nghĩa luôn vận động và phát triển. Tóm lại, chọn văn ngôn là sự tiếp thu có chọn lọc của Đại Việt trong buổi đầu xây dựng ý thức độc lập với Trung Hoa.
Không chỉ dừng lại ở quá trình vay mượn, ông cha ta đã liên tục sáng tạo. Khi đất nước càng phát triển, ý thức dân tộc càng cao, nhu cầu thưởng thức văn học càng mạnh. Chữ Hán không thể hiện được hết tâm tư, tình cảm của người Việt. Sự thôi thúc của tình yêu với tiếng Việt đã buộc các trí thức phong kiến tìm ra cách ghi âm tiếng Việt dựa trên thứ văn tự vay mượn. Chữ Nôm ra đời - một thứ chữ viết riêng của quốc gia - chữ quốc ngữ là một biểu hiện rõ nét của tinh thần tự chủ. Ban đầu loại chữ quốc ngữ (còn gọi là quốc âm) là thứ chữ tạo thành từ việc ghép các bộ của chữ Hán, kết hợp các phương thức biểu ý, ghi lại tiếng nói dân tộc. Sau này đến cuối thế kỷ XIX, khi chữ ghi âm bằng chữ cái Latinh xuất hiện và trở nên phổ biến thì loại chữ mới này được gọi là chữ quốc ngữ còn thứ chữ tượng hình biểu ý ở trên được gọi là chữ Nôm.
Chữ Nôm ra đời sớm, có thể trước thế kỷ X. Chúng được hoàn thiện dần và chính thức xuất hiện trong tác phẩm văn học từ thế kỷ XIII. Nhờ loại văn tự này mà các tác gia thế kỷ X - XIV đã Việt hóa thành công hai thể văn ngoại nhập là thơ Đường luật và Phú. Công đầu thuộc về hai tác giả Hàn Thuyên và Trần Nhân Tông. Hàn Thuyên là người đặt nền móng cho thơ Nôm Đường luật (còn gọi là Hàn thể, thơ Hàn Luật). Trần Nhân Tông là tác giả của "Cư trần lạc đạo phú" (Thập hội dung diễn ca quốc ngữ phú) một bài phú gồm mười đoạn bằng chữ quốc ngữ.
Dù đã có chữ Nôm nhưng sáng tác của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn đầu chủ yếu vẫn là bằng chữ Hán. Nguyên nhân chính là do chữ Nôm rất phức tạp, cồng kềnh, lại không chuẩn xác, đặc biệt là do chữ Nôm có nhiều hư từ, không ngắt câu nên không dùng được trong sáng tác văn xuôi. Tuy nhiên chữ Nôm có thể tìm thấy khả năng ứng dụng trong sáng tác thơ ca vì số từ trong thơ cố định nên không dùng dấu ngắt câu, thơ có vần nên dễ đọc (định hướng phát âm), thơ có thanh điệu (B - T) dễ đọc, dễ đối.
Như vậy, việc lựa chọn văn tự theo hướng tiếp thu kế thừa có chọn lọc phù hợp với truyền thống dân tộc, với tâm lý dân tộc từ đó sáng tạo cái mới trên nền cái tiếp thu, đấy chính là quy luật của nền văn học trẻ.
Về thể loại: Chúng ta tiếp nhận hệ thống thể loại văn học chức năng của Trung Quốc. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc một số thể loại cơ bản nhất như: Chiếu, cáo, hịch, biểu, tấu, sớ, văn tế, thần tích... để dùng vào công việc của quốc gia, lễ nghi. Sự tiếp thu các thể loại ấy đã tạo ra những áng văn bất hủ: "Thiên đô chiếu" (Lý Công Uẩn), "Lâm chung di chiếu" (Lý Nhân Tông), "Lộ bố văn" (Lý Thường Kiệt), "Dụ chư tì tướng hịch văn" (Trần Quốc Tuấn), "Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký" (Trương Hán Siêu) v.v... Về văn học nghệ thuật: tiếp thu thành tựu của hơn ba ngàn năm văn học Trung Hoa với những "đặc sản": Hán phú, Đường thi, Tống từ, ông cha ta kế thừa để thể hiện những nội dung dân tộc. Sự kế thừa ấy không phải là "rập khuôn" mà luôn luôn chứa đựng ý thức thoát ly ảnh hưởng. Vì thế sự tiếp nhận các thể loại văn học nghệ thuật mang tính sáng tạo tuy mới chỉ dừng lại ở mức độ Việt hóa những gì có thể. Chúng ta đã thành công ở hai thể phú và thơ Đường luật: Với "Cư trần lạc đạo phú" của Trần Nhân Tông (phú văn Nôm) và thơ Nôm Đường luật của Hàn Thuyên.
Thơ Trung Quốc có thể có từ hai, ba tiếng đến sáu, bảy tiếng hoặc nhiều hơn nhưng Việt Nam chỉ tiếp thu các thể thơ loại bốn tiếng, năm, sáu hoặc bảy tiếng viết theo luật Đường hoặc các thể ca, hành, từ, phú dùng để biểu hiện tư tưởng tình cảm của người Việt. Thơ lục ngôn ở Trung Quốc tương đối khó làm vì thế ít xuất hiện chứ không phải không có. Đây là điều mà nhiều học giả thường nhầm lẫn khi cho rằng Nguyễn Trãi thể hiện sự sáng tạo khi chen những câu lục (trong thể thơ lục bát) vào những bài thơ Đường luật để thể hiện tính dân tộc. Thực tế thì những bài thơ Đường cách Nguyễn Trãi mấy trăm năm đã có hiện tượng này:
"Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi thế há"
(Đăng U châu đài ca - Trần Tử Ngang)
Hay bài "Lục ngôn tứ tuyệt"
"Đào hồng phục hàm túc vũ
Liễu tục cánh đái triêu yên
Hoa lạc gia đồng vị tảo
Điểu đề sơn khách do miên"
(Vương Duy)
Những thi phẩm trên đều là kiệt tác thơ Đường của những thi nhân tài giỏi bậc nhất sáng tác. Như vậy làm được thơ lục ngôn là thể hiện trình độ cao trong sáng tác chứ không phải là sự Việt hóa thể thơ này.
Về văn xuôi: Trong giai đoạn dầu các loại văn xuôi chức năng thường là những văn kiện chính trị lịch sử. Ngoài ra, văn xuôi nghệ thuật là truyện ngắn mang tính chất truyền kỳ. Về tản văn chữ Hán có các tác phẩm sử học: "Đại Việt sử ký" (Lê Văn Hưu), "Việt sử cương mục" và "Nam Việt thế chí" (Hồ Tông Thốc). Văn nghị luận có các bộ "Khóa hư lục" và "Thiền tông chỉ nam" (Trần Thái Tông) "Tứ thư thuyết ước" (Chu An). Văn truyện ký có "Thiền Uyển tập anh" (Khuyết danh), "Việt điện U linh" (Lý Tế Xuyên), "Lĩnh Nam chích quái" (Trần Thế Pháp), "Nam Ông mộng lục" (Hồ Nguyên Trừng). Đặc điểm của truyền kỳ Trung Quốc (truyền kỳ nhà Đường) chủ yếu là đề tài ma quái nhưng truyền kỳ của ta chủ yếu là viết về nhân kiệt, địa linh.
Về tư duy nghệ thuật: Bên cạnh lối tư duy ước lệ, sùng cổ của văn học Trung Quốc, các tác giả giai đoạn này rất chú ý đến việc đưa tư duy dân gian Việt Nam vào tác phẩm. Khảo sát hình tượng "ngọc trai - giếng nước" từ truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, theo dân gian thì ngọc trai kết từ dòng máu oan khuất mang vẻ đẹp kết tinh, sắt son của người phụ nữ. Giếng nước sâu vô tận mang hồn Trọng Thủy khi rửa ngọc là tẩy mối oan khiên để ngọc tỏa sáng. Hình tượng này được đưa vào văn học Việt Nam xuyên suốt trong hệ thống các câu chuyện chết oan - tẩy oan. Đó là mô-tip ở truyện "Trương Chi" với sự chuyển đổi: giếng nước - dòng nước mắt, ngọc trai - chén bạch đàn.
Tóm lại, nếu như văn học đời Lý còn nặng ảnh hưởng của Phật giáo thì sang đời Trần, ảnh hưởng ấy tuy còn lớn nhưng không chiếm ưu thế so với Nho giáo. Bên cạnh ảnh hưởng của hai hệ tư tưởng ấy còn có hệ tư tưởng Đạo gia ở một số tác giả. Tuy nhiên, trong không khí hào hứng của sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước thì những ảnh hưởng trên không làm lu mờ tinh thần dân tộc ở phần lớn các tác giả. Chính hào khí từ những cuộc chiến đấu của dân tộc lại khiến các tác giả uốn nắn hệ tư tưởng ấy cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thiên nhiên, xã hội, con người trên đất nước Đại Việt tự cường, độc lập. Cùng với sự Việt hóa về nội dung tư tưởng trong sáng tác thì những tác phẩm đầu tiên bằng chữ quốc ngữ (Nôm) đã đặt nền móng cho văn học tiếng Việt giai đoạn sau phát triển.
2. Giai đoạn thế kỷ XV - XVII
Đây là giai đoạn nước Đại Việt độc lập bước vào thời kỳ phục hưng lần thứ hai sau cơn khủng hoảng cuối thế kỷ XIV. Ba mươi năm đầu thế kỷ là quãng thời gian dân tộc ta chìm trong vòng đau thương bởi giặc Minh "thừa cơ gây vạ" nhân lúc "họ Hồ chính sự phiền hà" (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi). Kẻ thù với âm mưu đồng hóa nước ta một lần nữa đã đốt phá, cướp bóc hầu hết các thư tịch, di sản văn hóa. Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, nghĩa quân Lam Sơn lớn mạnh dần và chiến đấu không mệt mỏi suốt hai mươi năm trời. Năm 1428, đất nước sạch bóng thù, nhà Lê bước vào công cuộc khôi phục kinh tế, văn hóa. Quá trình này đã đưa đất nước ta đến đỉnh cao nhất của một xã hội phong kiến cực thịnh (dưới triều Lê Thánh Tông). Nhưng sau đó, như quy luật phát triển thường thấy, khi đã đạt được phong độ đỉnh cao thì cũng là lúc thoái trào, xã hội phong kiến dần suy thoái, kéo theo sự khủng hoảng của hệ tư tưởng. Tất cả những diễn biến lịch sử này được phản ánh chân thực trong văn học.
Giai đoạn thế kỷ XV - XVII, văn học chuyển mạnh theo hướng dân tộc hóa từ ngôn ngữ đến thể loại, từ nội dung đến hình thức. Cùng với thơ văn có tính chất giáo huấn, tỏ chí hoặc lịch sử lần đầu tiên còn người với tư cách là những số phận cá nhân đã bước vào văn học. Nhiệm vụ chủ yếu của văn học giai đoạn này là tiếp tục phát huy thành quả mà giai đoạn thế kỷ X - XIV đã đạt được và tiếp tục khẳng định sự trưởng thành cũng như sức mạnh của văn học dân tộc.
Về văn tự: Từ đầu thế kỷ XV, Hồ Quý Ly cải cách chữ Nôm, tạo điều kiện cho văn học chữ Nôm phát triển. Trước đây xuất hiện lác đác một vài sáng tác bằng tiếng Việt, chỉ đến thời Hậu Trần (1407 - 1413) dòng văn học này mới thực sự phát triển.
Bên cạnh chữ Nôm, chữ Hán vẫn được dùng trong mọi loại văn bản như trước.
Về thể loại: Các thể loại viết bằng chữ Hán vẫn phát huy vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng truyền thống tư tưởng nhân nghĩa và yêu nước. Số lượng thơ văn và trước tác trong thế kỷ XV vượt xa bất kỳ thế kỷ nào trước đó.
Văn học chức năng và lễ nghi ngày càng phát triển với những áng văn chính luận nổi tiếng như: "Quân trung từ mệnh tập", "Bình Ngô đại cáo" (Nguyễn Trãi) và các bài văn bia, văn tựa bạt: "Văn bia Chiêu Lăng" (Nguyễn Trãi) "văn bia Vĩnh Lăng" (Thân Nhân Trung và Đàm Văn Lê).
Văn bình sử và văn sử ký cùng các loại từ phú, thơ ca tiếp tục tăng trưởng về số lượng cũng như chất lượng. Có thể kể đến "Lam Sơn thực lục" (Nguyễn Trãi), "Đại Việt sử ký tục biên" (Phan Phu Tiên), "Đại Việt sử ký toàn thư" (Ngô Sĩ Liên), "Đại Việt thông giám" (Vũ Quỳnh), v.v... là những tác phẩm sử học có giá trị văn học. Về phú có "Chí Linh sơn phú" (Nguyễn Trãi), "Nghĩa Kỳ phú", "Lam Sơn giai khí phú" (Nguyễn Mộng Tuân) v.v... Về thơ ca chữ Hán, phải kể đến "ức Trai thi tập" (Nguyễn Trãi), "Chuyết am thi tập" (Lý Tử Tấn), "Chinh Tây kỷ hành", "Quỳnh Uyển cửu ca" (Lê Thánh Tông), "Bạch Vân thi tập" (Nguyễn Bỉnh Khiêm) v.v... Những sáng tác chữ Hán này đã đạt đến độ mẫu mực về nghệ thuật trong thể loại của nó. Bên cạnh thơ ca, từ phú, thì truyện ký bằng chữ Hán cũng đã có những thành tựu xuất sắc. Thể loại truyện truyền kỳ với sự góp mặt của "Thánh Tông di thảo" (Lê Thánh Tông khởi thảo), "Lĩnh Nam chích quái" (Vũ Quỳnh và Kiều Phú viết lại), "Truyền kỳ mạn lục" (Nguyễn Dữ) cho thấy sự trưởng thành của các cây bút trong thể loại này. Nếu như trước đây các tác giả truyện ngắn lấy thần thánh, các nhân vật truyền thuyết hoặc cao tăng đạo sĩ... làm nhân vật trung tâm trong tác phẩm, thì giờ đây họ lấy người thực, việc thực, đặc biệt là lấy con người có số phận hẩm hiu như Vũ Thị Thiết, Nhị Khanh... làm đối tượng phản ánh. Dù mang màu sắc thần kỳ, hoang đường nhưng những sáng tác này vẫn mang đậm hơi thở cuộc sống, những nhân vật dù là yêu ma vẫn khao khát tình yêu, hạnh phúc đời thường (Truyện Cây gạo, Yêu quái Xương Giang, Sư bác Vô Kỷ). So với những sáng tác truyền kỳ giai đoạn đầu (mang nặng chức năng ngợi ca lịch sử hoặc nặng yếu tố dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai tap thu hoach.doc
- De kiem tra hoc ky I.doc