Đề tài Tìm hiểu hệ thống đào tạo trực tuyến

Trải qua rất nhiều năm nay, phương thức quản lý đào tạo theo kiểu truyền thống cho

thấy sự đóng góp không thể chối cãi trong việc cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, cùng với xu hướng phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thống, chính phương thức đó cũng bộc lộ một số yếu kém ảnh hưởng đến việc truyền đạt và tiếp thu nội dung kiến thức, trong đó có thể kể đến việc quản lý hồ sơ không đạt hiệu quả cao, nội dung các giáo trình, sách giáo khoa thường khó có thể cập nhật kịp thời, hình thức bài giảng không tạo nên được sự hứng thú học tập cho học viên, việc tra cứu tại chỗ các tài liệu tham khảo rất hạn chế và mất nhiều thời gian,

Điều đó mang lại hiệu quả học tập không cao mà chi phí cho đào tạo và học tập lại lớn, dẫn đến sự lãng phí không nhỏ cả về thời gian, tiền bạc.

Nhận thức được những vấn đề trên, công tác giáo dục đào tạo đã có nhiều thay đổi, cải tiến với các hình thức học tập mới khắc phục những nhược điểm của phương pháp học tập truyền thống. eLearning, được hiểu là học tập điện tử, đào tạo trực tuyến, với sự trợ giúp của các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, là hình thức học tập hứa hẹn sẽ khắc phục tốt những nhược điểm của phương pháp học tập truyền thống. eLearning đã được thử nghiệm và bước đầu hoàn chỉnh ở nhiều nơi trên thế giới.

Đề tài “Tìm hiểu hệ thống đào tạo trực tuyến” sẽ nêu rõ những khái niệm và cấu trúc về hệ thống đào tạo từ xa cũng như ứng dụng các công cụ cho việc soạn bài giảng trực tuyến .

Đề tài bao gồm các nội dung chính sau:

Chương 1. Tổng quan: Đặt vấn đề, tình hình phát triển eLearning trên thế

giới và ở Việt Nam. Mục tiêu của đề tài.

Chương 2. eLearning: Chương này sẽ giới thiệu về những kiến thức, thông

tin cơ bản của hệ thống eLearning bằng cách trình bày định nghĩa về

eLearning, các thành phần cơ bản của eLearning và một số vấn đề quan trọng

liên quan đến các thành phần của hệ thống eLearning.

Chương 3. Learning Object (LO): Chương này sẽ trình bày về

LO, chuẩn SCORM, cách đóng gói LOs thành các SCOs. Ví dụ thực nghiệm

cách đóng gói này với công cụ đóng gói Reload Editor.

Chương 4. Chuẩn SCORM: Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về chuẩn, các khái niệm liên quan và cấu trúc của chuẩn SCORM.

Chương 5. LMS và Moodle: Trình bày về hệ thống Quản lý đào tạo và ví dụ

thực nghiệm trên hệ thống quản lý học tập Moodle.

Chương 6. Ứng dụng :Tạo gói SCORM và tích hợp gói SCORM trên hệ thống eLearning Moodle

Chương 7. Tổng kết : những chức năng đã làm được và hướng phát triển của

 

doc77 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu hệ thống đào tạo trực tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BỘ MÔN MẠNG MÁY TÍNH ĐỀ TÀI Tìm hiểu hệ thống đào tạo trực tuyến Information LỜI MỞ ĐẦU Trải qua rất nhiều năm nay, phương thức quản lý đào tạo theo kiểu truyền thống cho thấy sự đóng góp không thể chối cãi trong việc cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, cùng với xu hướng phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thống, chính phương thức đó cũng bộc lộ một số yếu kém ảnh hưởng đến việc truyền đạt và tiếp thu nội dung kiến thức, trong đó có thể kể đến việc quản lý hồ sơ không đạt hiệu quả cao, nội dung các giáo trình, sách giáo khoa thường khó có thể cập nhật kịp thời, hình thức bài giảng không tạo nên được sự hứng thú học tập cho học viên, việc tra cứu tại chỗ các tài liệu tham khảo rất hạn chế và mất nhiều thời gian, … Điều đó mang lại hiệu quả học tập không cao mà chi phí cho đào tạo và học tập lại lớn, dẫn đến sự lãng phí không nhỏ cả về thời gian, tiền bạc. Nhận thức được những vấn đề trên, công tác giáo dục đào tạo đã có nhiều thay đổi, cải tiến với các hình thức học tập mới khắc phục những nhược điểm của phương pháp học tập truyền thống. eLearning, được hiểu là học tập điện tử, đào tạo trực tuyến, với sự trợ giúp của các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, là hình thức học tập hứa hẹn sẽ khắc phục tốt những nhược điểm của phương pháp học tập truyền thống. eLearning đã được thử nghiệm và bước đầu hoàn chỉnh ở nhiều nơi trên thế giới. Đề tài “Tìm hiểu hệ thống đào tạo trực tuyến” sẽ nêu rõ những khái niệm và cấu trúc về hệ thống đào tạo từ xa cũng như ứng dụng các công cụ cho việc soạn bài giảng trực tuyến .  Đề tài bao gồm các nội dung chính sau:  Chương 1. Tổng quan: Đặt vấn đề, tình hình phát triển eLearning trên thế giới và ở Việt Nam. Mục tiêu của đề tài. Chương 2. eLearning: Chương này sẽ giới thiệu về những kiến thức, thông tin cơ bản của hệ thống eLearning bằng cách trình bày định nghĩa về eLearning, các thành phần cơ bản của eLearning và một số vấn đề quan trọng liên quan đến các thành phần của hệ thống eLearning. Chương 3. Learning Object (LO): Chương này sẽ trình bày về LO, chuẩn SCORM, cách đóng gói LOs thành các SCOs. Ví dụ thực nghiệm cách đóng gói này với công cụ đóng gói Reload Editor. Chương 4. Chuẩn SCORM: Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về chuẩn, các khái niệm liên quan và cấu trúc của chuẩn SCORM.  Chương 5. LMS và Moodle: Trình bày về hệ thống Quản lý đào tạo và ví dụ thực nghiệm trên hệ thống quản lý học tập Moodle. Chương 6. Ứng dụng :Tạo gói SCORM và tích hợp gói SCORM trên hệ thống eLearning Moodle Chương 7. Tổng kết : những chức năng đã làm được và hướng phát triển của đề tài.  LỜI MỞ ĐẦU Trải qua rất nhiều năm nay, phương thức quản lý đào tạo theo kiểu truyền thống cho thấy sự đóng góp không thể chối cãi trong việc cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, cùng với xu hướng phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thống, chính phương thức đó cũng bộc lộ một số yếu kém ảnh hưởng đến việc truyền đạt và tiếp thu nội dung kiến thức, trong đó có thể kể đến việc quản lý hồ sơ không đạt hiệu quả cao, nội dung các giáo trình, sách giáo khoa thường khó có thể cập nhật kịp thời, hình thức bài giảng không tạo nên được sự hứng thú học tập cho học viên, việc tra cứu tại chỗ các tài liệu tham khảo rất hạn chế và mất nhiều thời gian, … Điều đó mang lại hiệu quả học tập không cao mà chi phí cho đào tạo và học tập lại lớn, dẫn đến sự lãng phí không nhỏ cả về thời gian, tiền bạc. Nhận thức được những vấn đề trên, công tác giáo dục đào tạo đã có nhiều thay đổi, cải tiến với các hình thức học tập mới khắc phục những nhược điểm của phương pháp học tập truyền thống. eLearning, được hiểu là học tập điện tử, đào tạo trực tuyến, với sự trợ giúp của các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, là hình thức học tập hứa hẹn sẽ khắc phục tốt những nhược điểm của phương pháp học tập truyền thống. eLearning đã được thử nghiệm và bước đầu hoàn chỉnh ở nhiều nơi trên thế giới. Đề tài “Tìm hiểu hệ thống đào tạo trực tuyến” sẽ nêu rõ những khái niệm và cấu trúc về hệ thống đào tạo từ xa cũng như ứng dụng các công cụ cho việc soạn bài giảng trực tuyến . Đề tài bao gồm các nội dung chính sau: Chương 1. Tổng quan: Đặt vấn đề, tình hình phát triển eLearning trên thế giới và ở Việt Nam. Mục tiêu của đề tài. Chương 2. eLearning: Chương này sẽ giới thiệu về những kiến thức, thông tin cơ bản của hệ thống eLearning bằng cách trình bày định nghĩa về eLearning, các thành phần cơ bản của eLearning và một số vấn đề quan trọng liên quan đến các thành phần của hệ thống eLearning. Chương 3. Learning Object (LO): Chương này sẽ trình bày về LO, chuẩn SCORM, cách đóng gói LOs thành các SCOs. Ví dụ thực nghiệm cách đóng gói này với công cụ đóng gói Reload Editor. Chương 4. Chuẩn SCORM: Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về chuẩn, các khái niệm liên quan và cấu trúc của chuẩn SCORM. Chương 5. LMS và Moodle: Trình bày về hệ thống Quản lý đào tạo và ví dụ thực nghiệm trên hệ thống quản lý học tập Moodle. Chương 6. Ứng dụng :Tạo gói SCORM và tích hợp gói SCORM trên hệ thống eLearning Moodle Chương 7. Tổng kết : những chức năng đã làm được và hướng phát triển của đề tài. Mục lục Lời mở đầu Mục lục Danh sách các hình Danh sách các bảng PHẦN 1. NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Đặt vấn đề 1.2. Tình hình phát triển eLearning: 1.2.1. Trên thế giới 1.2.2. Ở Châu Á 1.2.3. Ở Việt Nam CHƯƠNG 2. ELEARNING 2.1. Định nghĩa eLearning 2.2. Kiến trúc hệ thống eLearning: 2.3. Đánh giá ưu điểm – khuyết điểm của eLearning 2.3.1. Ưu điểm: 2.3.2. Khuyết điểm: 2.4. So sánh các phương pháp học tập truyền thống và phương pháp eLearning 2.4.1. Các phương pháp học tập truyền thống 2.4.2. Phương pháp eLearning: CHƯƠNG 3. LEARNING OBJECTs, IMS, METADATA. 3.1. Learning Objects (LOs): 3.1.1. Giới thiệu 3.1.2. Learning Objects: 3.1.2.1. Thuộc tính của LO: 3.1.2.2. Đặc điểm của LOs: 3.1.2.3. Một số yêu cầu chức năng: 3.2. Khái quát về IMS: 3.2.1. Giới thiệu 3.2.2. Các đặc tả của IMS: 3.3. Metadata 3.4. Chuẩn SCORM (Sharable Content Object Reference Model): 3.4.1. Khái quát về SCORM: 3.4.2. Chuẩn đóng gói nội dung trong SCORM 3.4.3. Dạng đóng gói SCOs: 3.5. Công cụ đóng gói RELOAD EDITOR 3.5.1. Cách đóng gói một bài học, môn học 3.5.2. Mô hình của một LO được đóng gói bởi RELOAD CHƯƠNG 4. CHUẨN SCORM 4.1. Tổng quan về SCORM Giới thiệu SCORM Tại sao lại cần một quy trình chuyển đổi Quá trình phát triển của SCORM Các khái niệm cơ bản liên quan đến SCORM Asset SCO Cấu trúc của SCORM SCORM 1.2 CAM RTE 4.3.2. SCORM 1.3 CHƯƠNG 5. LMS VÀ MOODLE 5.1. Giới thiệu về các hệ LMS: Định nghĩa: Đặc điểm Chức năng LMS Moodle CHƯƠNG 6. ỨNG DỤNG CHƯƠNG 7. TỔNG KẾT PHẦN 1. NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, cụm từ đào tạo từ xa đã và đang trở nên gần gũi với tất cả mọi người. Đào tạo từ xa là một phương thức học tập phân tán, thông qua các phương tiện truyền thông như radio,truyền hình và internet,…Phương pháp học tập này đáp ứng cho nhu cầu học tập tích lũy kiến thức của tất cả mọi người, đồng thời sẽ đem lại những lợi ích to lớn, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc, đồng thời cũng nâng cao chất lượng truyền đạt và tiếp thu kiến thức cho các học viên. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, phương thức đào tạo theo phương pháp eLearning có rất nhiều ưu thế để phát triển. Đó là nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các loại truyềt thông đa phương tiện. Phương pháp học tập eLearning trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin cùng các loại truyền thông đa phương tiện vào việc dạy học và học sẽ là một xu hướng tất yếu trong giáo dục và đào tạo của thế kỉ XXI. eLearning làm giảm chi phí,thời gian và công sức học tập, giúp nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức cho các học viên trên cơ sở sử dụng nền web và các đa phương tiện truyền thông như hình ảnh, âm thanh,video… Yếu tố chính góp phần làm nên hiệu quả to lớn của phương pháp học tập eLearning là bài giảng giáo trình trực tuyến. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải có một công cụ biên soạn bài giảng để giúp cho các giáo viên có thể soạn thảo bài giảng, giáo trình trực tuyến của mình theo đúng một cấu trúc bài giảng đã đề ra sao cho bài giảng sau khi biên soạn xong có thể đóng gói lại thành các nội dung (SCOs) dựa trên chuẩn SCORM (sharable Content Object Reference Model), có khả năng tái sử dụng và tích hợp trên các hệ thống quản lý học tập trên Moodle. Tình hình phát triển eLearning: Ở các nước châu Âu. eLearning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. eLearning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, ở châu Âu eLearning cũng rất có triển vọng, trái lại ở châu Á là khu vực chậm tiến đối với công nghệ này. Để có cái nhìn tổng quan về eLearning trên thế giới, chương này lần lượt điểm qua sự phát triển và ứng dụng eLearning ở các châu lục chính như Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á với các dẫn chứng minh hoạ về sự quan tâm hỗ trợ, các biện pháp, chính sách của nhà nước và chính quyền tại các khu vực trên đối với eLearning, sự ứng dụng eLearning trong các cơ sở giáo dục, các công ty, giới thiệu một số đại học ảo … Tình hình phát triển và ứng dụng eLearning ở Bắc Mỹ Các nỗ lực từ phía chính phủ: Tháng 10/1999 Quốc hội Mỹ đã thành lập Uỷ ban Giáo dục dựa trên Web (Web-based Education Commission). Một trong những nhiệm vụ của Uỷ ban này là đề xuất ra cho Tổng Thống và Quốc Hội những chính sách trợ giúp cho các nhà lãnh đạo giáo dục về các vấn đề liên quan đến việc ứng dụng mô hình đào tạo dựa trên Web để cải tiến và nâng cao nền giáo dục Mỹ. Tháng 12/2000 Uỷ ban này đã thảo ra bản báo cáo mang tên “Sức mạnh của Internet đối với việc học: chuyển từ triển vọng sang thực tiễn” (“The Power of the Internet for Learning: Moving from Promise to Practice”) nhấn mạnh sự cần thiết của việc ứng dụng eLearning vào thực tế. Tháng 9/2001 Ban Cố vấn về CNTT của Tổng Thống Mỹ (President’s Information Technology Advisory Commitee) cũng đưa ra một bản báo cáo với Tổng thống có tiêu đề “Sử dụng CNTT để thay đổi cách chúng ta học”(“ Using Information Technology to Transform the Way We Learn”). Bản báo cáo đã kết luận việc sử dụng CNTT nói chung trong công tác giáo dục, sử dụng mô hình dạy học dựa trên Web nói riêng là câu trả lời cho nhu cầu bức bách của xã hội về việc chuyển đổi cách học. Các bang ở Mỹ đang áp dụng nhiều sách lược để phát triển các năng lực tiềm tàng của eLearning trong giáo dục sau trung học (postsecondary education), tập trung vào các đối tượng học tại chức (học trong khi đang đi làm). Các bang đang xây dựng các hệ thống phân phối eLearning (delivery system) đến người học thông qua mô hình các Đại học ảo (Virtual University), đồng thời đang thiết lập các mô hình thư viện số (Digital Library) để hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin của người học. Gần 2/3 số bang trong tổng số 39 bang được hỏi nói rằng họ đều có các trường Đại học ảo và các thư viện số. Một ví dụ về Đại học ảo đó là Đại học ảo Michigan (www.mivu.org/index.asp). Thành lập vào năm 1998 bởi Hiệp hội Phát triển Kinh tế Michigan (Michigan Economic Development Corporation) cộng tác với một vài ngành công nghiệp chủ yếu của bang, sử dụng nguồn vốn 30 triệu USD. MVU (Michigan Virtual University) nhằm cung cấp các chương trình đào tạo thuận tiện, giá rẻ, chẩt lượng cao cho người lao động. MVU không trực tiếp xây dựng các khóa học cũng như cấp bằng. Nó môi giới công việc này cho các trường đại học hoặc các cơ sở đào tạo tư nhân của bang để đưa ra các khoá học tốt nhất về kỹ thuật và hàn lâm từ xa, sử dụng Internet, CDROM, Tivi như các phương tiện phân phối. Cho đến mùa thu 1999, 16 Đại học thành viên đã đưa ra được 124 khoá học cho gần 2000 sinh viên của MVU. Toàn bộ 28 Đại học Cộng đồng của bang Michigan đều tham dự như các “Đại học chủ nhà” (“home colleges”), để cung cấp sự hỗ trợ cho các sinh viên của MVU trong lĩnh vực của họ. Thêm vào đó, một chi nhánh của MVU là Đại học Michigan Virtual Automotive và Manufacturing College (MVAMC), đã ký hợp đồng với các công ty sản xuất để đào nhân viên cho các công ty này. Năm 1998 MVAMC đã chiêu nạp được 3863 sinh viên trong chương trình đào tạo với hãng ô tô Ford. MVU đã nhận được giải thưởng 750000 USD của tổ chức AmeriTech vì đã đưa ra được trường Đại học CNTT ảo Michigan (Michigan Information Technology College) góp phần nâng cao kỹ năng CNTT cho lực lượng lao động của bang này. Các bang cũng đang đầu tư vào nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên để giáo viên có thể khai thác được các công nghệ mới của eLearning một cách hiệu quả hơn. Chẳng hạn như bang South Dakota đã lập một trung tâm gọi là Center for Statewide eLearning để nâng cao kỹ năng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Trung tâm này dựa trên cơ sở trường Đại học Northen State University (NSU). Trung tâm này nhận huấn luyện cho các giáo viên về công nghệ giáo dục từ xa và cung cấp các khoá học cho các trường thông qua phương tiện cầu truyền hình (video conferencing). Tất cả các sinh viên của NSU sẽ học về các kỹ năng của công nghệ dạy học từ xa để sau này sử dụng công nghệ này trong công việc của họ. Để biết thêm chi tiết xem www.state.sd.us/news/ issues/17.pdf. Các bang khuyến khích việc sử dụng eLearning bằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hỗ trợ về mặt tài chính. Gần ¾ số bang được hỏi đều nói là họ có tài trợ cho các cơ sở đào tạo sau trung học để nâng cấp cơ sở hạ tầng. Cụ thể là: Xây dựng các đường truyền cao tốc ảo phục eLearning. Ví dụ mạng truyền thông bang Iowa (Iowa Communications Network - ICN) là một mạng thuộc sở hữu và điều hành của bang. Mạng này dùng cáp quang, dài 3400 dặm kết nối hơn 750 lớp học hỗ trợ Internet và truyền thông các dữ liệu đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, các đoạn phim video. ICN được dùng để truyền hơn 176000 giờ học của nội dung giáo dục nâng cao trong năm tài chính 2001, và quân đội Mỹ sẽ đầu tư hơn 80 triệu USD trong việc đào tạo và một trung tâm mô phỏng sẽ ra nhập mạng này. Để biết thêm chi tiết xem www.icn.state.ia.us/text/txtindex.html. Hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng đào tạo sau trung học (postsecondary institution). Chẳng hạn như Quỹ Tài trợ Cơ sở Hạ tầng Truyền thông bang Texas (Texas’ Telecommunications Infrastructure Fund - TIF). TIF tài trợ cho các dự án liên quan đến Giáo dục từ xa, bao gồm các trường các viện nghiên cứu y học để phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho việc học từ xa và y học từ xa (distance learning and telemedicine). TIF đã tài trợ 28 triệu USD cho các trường đại học tổng hợp và các thư viện, 14,8 triệu USD cho các đại học cộng đồng và đại học kỹ thuật, 9,7 triệu USD cho các trường y khoa. Để biết thêm chi tiết xem www.tifb.state.tx.us/grantloan/timeline.html. Hợp tác với các công ty để thúc đẩy và mở rộng nguồn tài nguyên cho việc xây dựng eLearning. Chẳng hạn như sự hợp tác với công ty Cisco và 3Com tại bang Pennsylvania để đưa ra các khoá đào tạo trực tuyến có cấp chứng chỉ. Một vài bang miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp cũng như cá nhân tham gia vào eLearning. Nhiều bang đang nỗ lực lấp đầy các khoảng cách số để xoá bỏ các rào cản đối với eLearning. Những sự khuyến khích hỗ trợ thông thường không đủ để đưa đến các cơ hội về eLearning cho những người còn quá ít hiểu biết về CNTT mà cần phải có những biện pháp đặc biệt. Những biện pháp đang được áp dung hiện nay tại các bang ở Mỹ bao gồm: hoàn thiện các mạng nội bộ của các bang, chẳng hạn Hệ thống Truyền thông Giáo dục Đại học của bang Indiana (Indiana’s Higher Education Telecommunications System) đưa ra các khoá học trực tuyến miễn phí; hay khởi xướng đào tạo CNTT của bang Michigan (Michigan’s IT Training Initiative) cung cấp việc truy cập Internet miễn phí thông qua các thiết bị đầu cuối trong các thư viện của các trường hoặc thư viện công; cho vay tiền để mua máy tính; tổ chức đào tạo cho những người có quá ít hiểu biết về CNTT thông qua các tổ chức phi lợi nhuận như bang Maryland; đưa ra các giải thưởng cho việc tái chế các trang thiết bị máy tính; cổ vũ các cơ sở giáo dục truyền thống mở rộng sự hỗ trợ. Những đề xướng cổ vũ việc sử dụng Internet và eLearning là rất quan trọng bởi vì những nghiên cứu về “khoảng cách số” (“digital divide”) cho thấy trình độ hiểu biết về CNTT và Internet là rất thấp trong một số bộ phận nhân dân như những cán bộ cao cấp, những người có thu nhập thấp hay những người ở vùng nông thôn. Những khởi xướng thành công trong lĩnh vực này của các bang như California hay Mariland đã có tác dụng mở rộng lực lượng lao động có trình độ cao, giảm được khoảng cách về thu nhập gây ra bởi cơ hội đào tạo không không đồng đều. Các bang đang khảo sát để tìm cách đảm bảo chất lượng của các chương trình eLearning và thu hút được người học. Các nguyên tắc vận dụng để đảm bảo chất lượng của eLearning đã được các bang mang vào sử dụng. Để đảm bảo chất lượng các bang công bố danh sách các nguyên tắc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của các ngành công nghiệp bên ngoài cũng như tôn trọng nguyên tắc đề ra bởi các đơn vị đào tạo tham gia các hệ thống ảo. Ban Điều phối Giáo dục Đại học Texas (Texas’ Higher Education Coordinator Board) đã đề ra các nguyên tắc cho các khoá học điện tử. Nguyên tắc liên quan đến chương trình dạy, quá trình dạy cũng như việc đánh giá kết quả học. Để biết thêm chi tiết xem www.thecb.state.tx.us. Một số bang sử dụng các tín chỉ dựa theo năng lực (competency-based credentials) trong các chương trình eLearning. Ví dụ một số bang là thành viên của trường đại học tổng hợp Western Governor’s University (WGU). Trường này là tiền thân của hiệp hội Western Governor’s Association bắt đầu cấp bằng và chứng chỉ vào năm 1998. Sinh viên tham dự học được dạy thông qua một số các kỹ thuật dạy học từ xa như Tivi, vệ tinh, Internet. Việc kiểm tra nhập học và kết quả tốt nghiệp hoàn toàn dựa theo năng lực (competencies). Để biết thêm chi tiết tham khảo www.wgu.edu/wgu/academics/understan-ding.html. Một số bang khác thành lập các uỷ ban chuẩn hoá kỹ năng để cổ vũ việc việc “học dựa trên hiệu quả” (performance-based learning), “học dựa trên đánh giá thẩm định” (assessment-based learning). Chẳng hạn Ban Chuẩn hoá Kỹ năng Texax (Texas Skill Standard Board) www.tssb.org/ hay Hội đồng Cấp Tín chỉ và Chuẩn hóa Kỹ năng Nghề nghiệp Illinois (Illinois Occupational Skill Standard và Credentialing Council) www.standards.siu.edu. Các bang cũng đang xem xét các vấn đề liên quan đến điều hành khi họ đưa các hoạt động eLearning vào một hệ thống có tổ chức. Họ đang tìm cách đảm bảo tính riêng tư, tính an toàn cũng như cách bảo vệ bản quyền tài sản trí tuệ trong môi trường eLearning. Về tính riêng tư (privacy): bang Connecticut đã có các chuẩn cấp bang về việc truyền thông điện tử (xem www.state.ct.us/cmac/policies). Về tính an toàn (security): Đại học Tổng hợp Hawai (University of Hawaii) đã đề ra các nguyên lý chỉ đạo cho việc sử dụng các tài nguyên CNTT của trường để vạch rõ sự bảo vệ có hiệu quả, sự truy cập công bằng và những nguyên lý về quản trị. Những nguyên lý chỉ đạo này đã bổ sung thêm cho các luật hiện hành và nhấn mạnh vào việc bảo vệ mật khẩu và sự an toàn trực tuyến. Để biết thêm chi tiết xem www.hawaii.edu/infotech/policies.itpolicy.html. Về sự bảo vệ bản quyền trí tuệ, Đại học Tổng hợp Minnesota (University of Minnesota) đã có bộ luật về tư cách đạo đức, đưa ra các điều khoản cho việc sử dụng đúng đắn các tài nguyên công nghệ. Bộ luật chỉ ra rằng: người sử dụng hệ thống phải không được dính líu hay cho phép các hành vi quấy rối hay phân biệt đối xử bất hợp pháp. Bộ luật cũng gợi ý rằng những người soạn giáo trình trong hệ thống các trường đại học phải bảo đảm tính nguyên bản (originality) của công việc họ làm và phải thừa nhận vào những người tham gia đóng góp vào công việc của họ. Để biết thêm chi tiết xem www.umn.edu, www.umn.edu/regents/policies/academic/Conduct.pdf. Trong tình hình eLearning tại Mỹ hiện nay hầu hết các biện pháp trên đây đang được tiến hành trên hầu hết các bang. Các bang bắt đầu lợi dụng thế mạnh của vô số các tuỳ chọn được mang lại nhờ các công nghệ học mới khi họ mở rộng khả năng nâng cao trình độ cho lực lượng lao động để chuẩn bị cho nền kinh tế tri thức. Mặc dù các bang đang bận rộn với việc phát triển các cơ hội của eLearning, họ cũng nhận thấy những khó khăn của việc đưa ra những chuyển đổi lớn của rất nhiều hệ thống học trong một thời gian ngắn như vậy. Các khó khăn đó là: chi phí cho việc xây dựng nội dung học và đào tạo giáo viên, sự mở rộng cần thiết cơ sở hạ tầng, chất lượng của các khoá học, sự hưởng ứng của các cơ sở đào tạo truyền thống, các vấn đề liên quan đến bản quyền sở hữu trí tuệ … Các bang đều coi chất lượng là vấn đề hàng đầu. Khó khăn dường như tăng lên khi các bang đề cập đến các vấn đề bên trong eLearning. Chẳng hạn như vấn đề vươn tới được những người còn ít hiểu biết về CNTT một cách có hiệu quả, hay vấn đề xây dựng lại các hệ thống đào tạo sau trung học công cộng để loại trừ các sự trùng lặp, sao cho những rào cản về các khoảng cách vật lý giữa các cơ sở thành viên của một đơn vị đào tạo không còn nữa, vấn đề đảm bảo quyền lợi của người học và chất lượng của bài học trong một môi trường đầy biến động mà không gây ra những xáo trộn. Những sự kiện nói trên cho thấy Chính phủ Liên bang cũng như các bang tại Mỹ đã nhận biết được tầm quan trọng, ảnh hưởng cũng như tiềm năng của eLearning đối với nền giáo dục Mỹ nói riêng và sự phát triển đất nước nói chung. Elearning đã giành được sự ủng hộ và khuyến khích từ phía chính phủ liên bang cũng như chính phủ các bang góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của nó. Tại Canada, ông Alan Rock, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nói: “Chính phủ Cacada tự hào đã giúp đỡ các cơ sở đào tạo Canada và các công ty xây dựng các mô hình dạy học mới dựa trên Internet”. Các quan chức chính phủ Canada cho rằng tiền đầu tư cho các dự án eLearning là cần thiết vì chính phủ muốn cổ vũ sự đổi mới trong dạy học trực tuyến. Sự phát triển, ứng dụng eLearning trong các trường học ở Mỹ: Elearning đã bùng nổ thành một trong những ứng dụng hữu ích nhất của Internet. Các trường đại học và cao đẳng đang tranh giành nhau để ra nhập vào thị trường eLearning. Các con số thống kê: Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development - ASTD) gần 47% các trường đại học và cao đẳng Mỹ đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình học từ xa (distance learning) tại thời điểm năm 2000, tạo nên 54000 khoá học trực tuyến. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu Quốc tế (International Data Corporation - IDC), vào cuối năm 2004 gần 90% các trường đại học và cao đẳng Mỹ sẽ đưa ra mô hình eLearning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng từ năm 1999 đến 2004. IDC dự đoán rằng, chi phí của các trường đại học và cao đẳng cho công nghệ học từ xa (distance learning technology) sẽ tăng 20% mỗi năm, cụ thể là từ gần 300 triệu USD năm 1999 sẽ tăng lên đến 744 triệu USD năm 2004. Thêm vào đó, vốn đầu tư vào việc đào tạo từ xa sẽ đạt đến con số khổng lồ 2,2 tỷ USD vào năm 2004 (trong khi con số này vào năm 1999 là 900 triệu USD). Một sự tìm kiếm nhanh trên Internet sẽ cho thấy hàng trăm trường đại học và cao đẳng đề xướng mô hình dạy học eLearning, trải từ trường Alcorn State đến trường Zion University. Hình như cứ mỗi ngày lại có một chương trình học trực tuyến mới được thông báo. Rất nhiều chương trình nhắm tới những mảng thú vị nhất của thị trường mới – đó là các phòng đào tạo của các công ty hay những người học đang khao khát nâng cao trình độ kiến thức. Mỗi trường đều đang tìm cách để giành cho mình một phần thị trường vốn đã đầy rẫy các trường đại học ảo (virtual university) và đủ các loại dự án kinh doanh eLearning. Các trường đại học đang bị quyến rũ vào thị trường này với nguồn vốn trí tuệ muốn được khai thác dưới danh tiếng của trường đó. Nhờ có Internet, các trường không còn bị chói buộc vào các vị trí địa lý, ngược lại họ có thể coi toàn cầu như là toàn bộ thị trường của mình. Tại trường Đại học Standford chẳng hạn, eLearning được xem như là “một sự nỗ lực để mở rộng kinh nghiệm của Standford tới mọi người từng ngày” – theo lời ông Andy DiPaolo, Giám đốc Điều hành Trung tâm Phát triển Nghề nghiệp Đại học Standford. Bốn đại học danh tiếng là Standford, Oxford, Yale và Princeton đã cùng hợp tác trong một dự án dạy học từ xa trị giá 12 triệu USD, cung cấp các khoá học về khoa học, nghệ thuật trực tuyến. Dự án mang tên “liên minh các trường đại học cho việc đào tạo suốt đời ” (University Alliance for Life-Long Learning), nhắm tới các cựu sinh viên của trường. Trong năm 2001, Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Bussiness School) và Đại học Tổng hợp Standford (Standford University) đã liên kết để mở các khoá đào tạo kinh doanh trực tuyến tập trung vào đối tượng học là các nhà lãnh đạo điều hành của các công ty cũng như của chính phủ trên toàn thế giới. Hai trường nói là, họ hy vọng chương trình của họ trở thành tư liệu hàng đầu thế giới về giáo dục quản lý trực tuyến. Trước đó Trư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctim hieu hthong dtao truc tuyen.doc
Tài liệu liên quan