Trước đổi mới (năm 1986), cả nước ta có trên 50% nông dân đói nghèo, nay đã không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm xuống còn 16%. Đây là một trong những kết quả đạt được trong quá trình CNH, HĐN đất nước với sự góp sức của nông nghiệp, nông thôn, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành địa phương.
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Kể từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn khẳng định vai trò, sức mạnh to lớn của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đặc biệt trong quá trình đổi mới, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã thực sự phát huy vai trò và khơi dậy tiềm lực trong nhân dân. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH là công việc hết sức khó khăn, thử thách. Bởi nước ta tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng không cao, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng. không đảm bảo. Do đó tuyên truyền về CNH, HĐH trở thành yêu cầu chung của mọi cấp, mọi ngành trong cả nước, trong đó có sự đóng góp quan trọng của báo chí.
Cùng với qúa trình CNH, HĐH đất nước, hầu hết các cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương đều tập trung phản ánh, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, an ninh quốc phòng, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực. Tìm hiểu vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, có nhiều đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, sinh viên đã đề cập đến như: “Báo chí với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”, “Những vấn đề then chốt của việc phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH”. Nhưng dường như rất ít đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của một tờ báo cụ thể trong công tác tuyên truyền CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Và để có cái nhìn toàn diện về sự biến đổi của nông thôn trong quá trình CNH, HĐH đất nước, nên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu báo Nông nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”. Đây là một trong số ít những tờ báo trong những năm qua đã làm tốt chức năng là diễn đàn xã hội vì sự phát triển của nông nghiệp và nâng cao dân trí nông thôn, được người dân đánh giá chất lượng. Đã từng bước đưa nghị quyết của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống có hiệu quả, nhằm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Qua tìm hiểu báo NNVN trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tác giả muốn cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện về những biến động của quá trình đổi mới đang diễn ra ở nông thôn.
73 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu báo Nông nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứ 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 6
Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển của báo nông nghiệp Việt Nam 7
1. Lịch sử hình thành và phát triển của báo nông nghiệp Việt Nam 7
2. Chức năng, nhiệm vụ của báo nông nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, 8
2.1. Báo chí với công tác tuyên truyền công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 8
Chương 2: Nội dung thể hiện của báo nông nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn (khảo sát năm 2001 - 2002)
1. Thời sự, kinh tế nông nghiệp, nông thôn 14
1.1. Phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 14
1.1.1. Những thành tựu trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 14
1.1.2. Những vấn đề vướng mắc 18
1.2. Đầu tư vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng 20
1.3. Thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn 23
2. Văn hoá, xã hội nông thôn và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 25
2.1. Văn hoá -xã hội 25
2.1.1. Góp phần xây dựng nông thôn mới, con người mới 26
2.1.2. Giữ gìn nét đẹp trong văn hoá xã hội truyền thống ở nông thôn 28
2.1.3. Phê phán xự xuống cấp của văn hoá xã hội ở nông thôn 31
2.2. Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 35
3. Khuyến nông, khoa học kỹ thuật và tiến bộ canh tác 37
3.1. Hiệu quả của công tác khuyến nông trong tuyên truyền khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, nông thôn 39
3.2. Trao đổi, phổ biến kinh nghiệm sản xuất 45
3.2.1. Nêu gương những điển hình làm ăn kinh tế giỏi 45
3.2.2. Trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong
nông nghiệp 47
3.2.2. Trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong
nông nghiệp 47
4. Vấn đề bạn đọc 50
4.1. Phản ánh những vấn đề tồn tại trong nông nghiệp, nông thôn 50
4.2. Biểu dương gương người tốt, việc tốt 53
Chương 3: Hình thức thể hiện trên báo nông nghiệp Việt Nam 54
1. Đánh giá chung 54
2. Hệ thống các thể loại thường xuyên xuất hiện 56
2.1. Tin 56
2.2. Bài phản ánh 58
2.3. Thể loại phóng sự 61
2.4. Ghi chép 63
2.5. Điều tra 64
3. Hình thức trình bày báo nông nghiệp Việt Nam 65
3.1. Chuyên trang, chuyên mục 66
3.2. Khổ báo 67
3.3. Măng - séc 67
3.4. Chữ (text) 68
3.5. Màu sắc 69
3.6. Fi - lê (Filet) 70
3.7. Nền (Trame) 70
3.8. Biểu tượng (vi nhet - vingette) 70
3.9. ảnh 71
Kết luận 73
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Trước đổi mới (năm 1986), cả nước ta có trên 50% nông dân đói nghèo, nay đã không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm xuống còn 16%. Đây là một trong những kết quả đạt được trong quá trình CNH, HĐN đất nước với sự góp sức của nông nghiệp, nông thôn, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành địa phương.
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Kể từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn khẳng định vai trò, sức mạnh to lớn của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đặc biệt trong quá trình đổi mới, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã thực sự phát huy vai trò và khơi dậy tiềm lực trong nhân dân. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH là công việc hết sức khó khăn, thử thách. Bởi nước ta tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng không cao, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng... không đảm bảo. Do đó tuyên truyền về CNH, HĐH trở thành yêu cầu chung của mọi cấp, mọi ngành trong cả nước, trong đó có sự đóng góp quan trọng của báo chí.
Cùng với qúa trình CNH, HĐH đất nước, hầu hết các cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương đều tập trung phản ánh, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, an ninh quốc phòng, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực. Tìm hiểu vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, có nhiều đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, sinh viên đã đề cập đến như: “Báo chí với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”, “Những vấn đề then chốt của việc phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH”... Nhưng dường như rất ít đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của một tờ báo cụ thể trong công tác tuyên truyền CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Và để có cái nhìn toàn diện về sự biến đổi của nông thôn trong quá trình CNH, HĐH đất nước, nên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu báo Nông nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”. Đây là một trong số ít những tờ báo trong những năm qua đã làm tốt chức năng là diễn đàn xã hội vì sự phát triển của nông nghiệp và nâng cao dân trí nông thôn, được người dân đánh giá chất lượng. Đã từng bước đưa nghị quyết của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống có hiệu quả, nhằm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Qua tìm hiểu báo NNVN trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tác giả muốn cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện về những biến động của quá trình đổi mới đang diễn ra ở nông thôn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội... thông qua những bài báo tiêu biểu trên báo NNVN trong hai năm (2001-2002), để làm nổi bật vai trò, vị trí của tờ báo trong công tác tuyên truyền về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời khoá luận có tham khảo, kế thừa một số bài viết về CNH, HĐH trong thời kỳ đổi mới, một số công trình nghiên cứu về đề tài Báo chí với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn...
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu báo NNVN, là cơ hội tốt để tôi tiếp cận với phương pháp làm việc có khoa học, hệ thống, để học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, nghiệp vụ của người đi trước. Đồng thời đây là dịp để tôi có thể hiểu sâu rộng hơn sự biến đổi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thông qua phản ánh của báo chí nói chung và báo NNVN nói riêng.
Nghiên cứu, khảo sát, thống kê, phân loại nội dung, phân tích các đặc điểm về nội dung tác phẩm báo chí viết về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên các lĩnh vực: Thời sự- kinh tế, Văn hoá- xã hội, Khuyến nông- khoa học kỹ thuật và tiến bộ canh tác... Nghiên cứu hình thức thể hiện của tờ báo NNVN: Thể loại, Makét, Chuyên trang, chuyên mục... gắn liền với việc đề xuất ý kiến, kiến nghị về nội dung và hình thức thể hiện của báo NNVN.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Sưu tầm, khảo sát, thống kê số liệu thu thập được. Phân tích, đánh giá và bám sát đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Bộ NN& PTNT về chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Để thấy được vai trò, vị trí của công tác tuyên truyền của báo chí nói chung và báo NNVN nói riêng trong thời kỳ đổi mới. Qua đó thấy rõ được những đóng góp của tờ báo đối với sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp - nông thôn, đồng thời chỉ ra các khuyết điểm, hạn chế trong cách thể hiện cũng như nội dung phản ánh để từng bước đưa tờ báo gần với người nông dân hơn, bám sát hơn nữa chủ trương, chính sách của Đảng và ngày một hoàn thiện vai trò, nhiệm vụ của mình trong đời sống xã hội.
Chương 1
lịch sử hình thành và phát triển của báo
Nông nghiệp Việt Nam
1. lịch sử hình thành và phát triển của báo Nông nghiệp Việt Nam.
Tiền thân của báo là tờ “Tấc đất”, ra đời năm 1946 trong hoàn cảnh đất nước đang trong tình trạng đói kém triền miên. Năm 1947, “Tấc đất” đổi thành “Toàn dân canh tác” nhằm cổ vũ, hướng dẫn nông dân sản xuất nông nghiệp, tự túc nguồn lương thực- thực phẩm, và hàng tiêu dùng trong cả nước. Đến năm 1949 báo có tên “Canh nông tập san”, nhằm giới thiệu chủ trương, biện pháp lớn về nông nghiệp và những kết quả thực nghiệm, nghiên cứu khoa học- kỹ thuật của ngành. Hoà bình lập lại, cùng thời điểm thành lập Bộ Nông Lâm, tờ báo có khổ A2. Năm 1962 sau khi tách Bộ Nông Lâm thành Bộ Nông nghiệp và Bộ Lâm nghiệp, theo chỉ thị của đồng chí Nguyễn Chí Thanh- Uỷ viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương, báo gấp thành quyển 13x19cm với măng séc “Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp”, phát hành mỗi tháng 2 kỳ. Chủ yếu giành cho nông dân, xã viên. Năm 1968, tờ “Tạp chí Khoa học kỹ thụât nông nghiệp” lại được mở ra thành khổ báo như hiện nay là 42x 29cm, 8 trang và mỗi tháng 2 kỳ.
Ngày 30.5.1987 Bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm ra quyết định số 89 NN- CNTP/ QĐ, cho phép thành lập cơ quan báo Nông nghiệp Việt Nam và Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghịêp thực phẩm gọi là “Báo Nông nghiệp Việt Nam”, trên cơ sở hợp nhất báo Lương thực (Bộ lương thực cũ), báo Nông nghiệp và Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp cũ). Lúc này số ngày phát hành được thu hẹp còn 10 ngày/1 kỳ, khổ 42x 29 cm với 8 trang.
Năm 1998 số kỳ ra báo tăng lên 1 tuần 2 kỳ, 16 trang, có thêm tạp chí “Kiến thức gia đình” (phát hành năm 1995). Một năm sau tăng lên 3 kỳ 1 tuần, rồi năm 2000- 2001 báo tăng lên 4 kỳ và có thêm phụ san Dân tộc và Miền núi, phát hành vào thứ 4 hàng tuần. Ngày 1.4.2002 báo phát hành 5 kỳ. Báo in ở 2 miền; Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, năm sau báo mở rộng địa bàn in ở Đà Nẵng. Báo Nông nghiệp được đánh giá là tờ báo có số lượng phát hành ổn định, trước năm 2001 số báo phát hành khoảng 3 vạn và vẫn giữ vững cho đến bây giờ.
2. Chức năng, nhiệm vụ của báo Nông nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
2. 1. Báo chí với công tác tuyên truyền công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Nước ta là một nước nông nghiệp, trên 65% lao động xã hội và khoảng 80% dân cư sống ở nông thôn, bởi thế nông nghiệp Việt Nam “Là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, sản phẩm của nông nghiệp là nhu cầu tối cơ bản của con người” [1, 193]. Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Việt Nam là một đất nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy nông nghiệp làm gốc, nông dân giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp thịnh thì nước ta thịnh”. Vì vậy nông nghiệp luôn là trọng tâm được đề cập đến trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta, là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác, cho nên muốn qúa trình CNH, HĐH đất nước diễn ra thuận lợi và nhanh chóng thì phải cải tạo và phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Từ những năm 1990, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Với chủ trương đúng đắn đó, nền kinh tế nước ta đã thu được hiệu quả cao, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, đời sống của đại bộ phận dân cư Việt Nam. Từ chỗ thiếu ăn, chúng ta đã giải quyết được vấn đề lương thực trong nước, tăng số lượng xuất khẩu lương thực, mức đóng góp của nông nghiệp lên tới 27%, giảm được tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, đưa khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, nâng cao nhận thức và văn hoá cho người dân. Đánh giá vị trí của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, các nghị quyết TW Đảng đều đánh giá vị trí hàng đầu của nông nghiệp trong tiến trình xây dựng đất nước và đổi mới nền kinh tế. Hội nghị trung ương lần 5 khoá VII khẳng định: “Phát triển toàn diện nông nghiệp và kinh tế- xã hội nông thôn, coi đó là nhiệm vụ cấp bách để thực hiện CNH, HĐH nông thôn”. Chỉ thị 100 của Ban bí thư TW Đảng, các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước đều nhấn mạnh đến vai trò của nông nghiệp, nông thôn. Gần đây, báo cáo Chính trị tại Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Tăng cường sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông- lâm- ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng việc ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Đầu tư nhiều hơn cho phát triển hạ tầng kinh tế và xã hôi ở nông thôn, phát triển công nghiệp dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, nhất là công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề; chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, tạo nhiều việc làm; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn”.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực rộng lớn, bao trùm nhiều mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Và để tiến hành thành công công cuộc xây dựng nông thôn trong thời kỳ đổi mới thì công tác tuyên truyền luôn được Đảng ta coi trọng hàng đầu, trong đó báo chí được coi là lực lượng xung kích và có hiệu quả nhất. Thông qua nhiều hình thức, báo chí đã góp phần quan trọng trong việc thông tin, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh, cổ vũ và biểu dương kịp thời và nhân rộng mô hình, hình thành trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tại Đại hội lần VI, Hội nhà báo Việt Nam đồng chí Nguyễn Đức Bình- Uỷ viên Bộ chính trị đã đánh giá vai trò của báo chí: “Không thể hình dung được sự đổi mới mà không có sự tham gia của báo chí. Không thể hình dung công cuộc dân chủ hoá đời sống xã hội mà không có vai trò của báo chí. Không thể hình dung sự phát triển của đời sống văn hoá tinh thần xã hội, sự nâng cao dân trí mà không có vai trò của báo chí”. Với chức năng: Là người tuyên truyền, tổ chức và cổ vũ tập thể đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, báo chí phải truyền bá sâu rộng đường lối chính sách đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, làm cho toàn Đảng, toàn dân nhất trí cao, tự giác, chủ động thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn bằng những chương trình, kế hoạch cụ thể. Phải hướng dẫn cụ thể cách làm, cách chuyển đổi cơ cấu cây, con, cơ cấu kinh tế, lao động cho từng hộ, xã huyện, tỉnh. Bên cạnh đó là người cổ vũ tập thể, báo chí luôn phải bám sát thực tiễn, phát hiện và cổ vũ các nhân tố mới, các điển hình kinh tế, tổng kết các kinh nghiệm hay phổ biến nhằm nhân rộng các điển hình, tạo thành phong trào thi đua trong cả nước. Thực hiện thắng lợi sự nghiệp đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam.
Báo “Nông nghiệp Việt Nam” là một tờ báo chuyên sâu cung cấp cho nông dân những kiến thức xung quanh nghề nông (thổ nhưỡng, khí hậu, quá trình sinh học của từng giống cây, giống con mới), những kiến thức để đưa công nghiệp và dịch vụ về với nông thôn. Cung cấp đầy đủ kiến thức và hướng dẫn các hình thức hợp tác xã, liên kết của nông dân trong thôn, ấp, xã... Phản ánh kịp thời những tâm tư nguyện vọng, sáng kiến và ý chí của nông dân trong sự nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên để tuyên truyền nông nghiệp, nông thôn và nông dân có hiệu quả thì báo không thể tuyên truyền một cách đơn điệu,chung chung. Mà cần phải có sự chọn lọc, đa dạng thông tin, kết hợp nhiều thể loại báo chí khác nhau, mở rộng chuyên mục, chuyên trang. Hiện nay ở hầu hết các tỉnh đều có báo của riêng mình, đây là tờ báo hoạt động có hiệu quả, gần gũi với người dân và phản ánh chân thực đời sống người dân. Nhưng báo địa phương có mặt hạn chế là chỉ phản ánh riêng ở một địa phương, nội dung không phong phú và bị bó hẹp bởi không gian địa lý. Báo “Nông nghiệp Việt Nam” là một trong số ít những tờ báo giành cho người nông dân từ khi ra đời đến nay đã khắc phục được nhược điểm trên. Nội dung mà tờ báo đề cập đa dạng và ở nhiều phương diện, gần gũi và hữu ích đối với mọi người dân. Tờ báo đã và đang làm tốt chức năng là diễn đàn xã hội vì sự phát triển nông nghiệp và nâng cao dân trí nông thôn trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
2. 2. Công tác tuyên truyền của báo Nông nghiệp Việt Nam.
Là tờ báo giành cho nông dân, lấy đối tượng nông dân làm hàng đầu, hoạt động với mục đích tôn chỉ vì sự nghiệp nông nghiệp, nâng cao dân trí nông thôn. Trải qua 58 năm hoạt động, báo NNVN đã cung cấp cho độc giả mà chủ yếu là bà con nông dân những kiến thức bổ ích về nông nghiệp- nông thôn, những đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Nông nghiệp về nông nghiệp và phản ánh đa dạng đời sống nông dân trong cả nước qua các thời kỳ. Ngay khi có phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, ngày 3.9.1945 do Bác Hồ làm chủ toạ, trong tình hình hết sức cấp bách, Bác trình bày với các Bộ trưởng những nhiệm vụ trước mắt phải lo là “nhân dân đang đói”. Bác nhấn mạnh vai trò của báo chí trong việc phát triển nông nghiệp, trong công tác tuyên truyền và phổ biến kiến thức cho nông dân. Ngay sau đó Bác là người tiên phong trong phong trào viết về nông nghiệp, nông thôn và nông dân với hai bài: “Gửi nông gia Việt Nam”, số ra ngày 7.12.1945. Bài viết của Người đã trở thành tôn chỉ, mục đích của báo giành cho nông dân. Qua bài viết, Người chỉ ra rằng; “Loài người ai cũng “dĩ thực vi tiên” (nghĩa là trước tiên phải ăn); nước ta thì “ dĩ nông vi bản” (nghĩa là nghề nông làm gốc). Dân muốn ăn no thì phải giồng giọt nhiều. Nước muốn giàu mạnh thì phải phát triển nông nghiệp. Vậy chúng ta không nên bỏ hoang một tấc đất nào hết. Chúng ta phải quý một tấc đất như một tấc vàng...”; Tiếp đến bài báo thứ hai Bác phân tích; “Hợp tác xã là gì? Nói tóm lại, hợp tác xã là hợp vốn, hợp sức với nhau. Vốn nhiều, sức mạnh thì khó nhọc ít mà lợi nhiều. Vì vậy hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức có lợi to cho nhà nông. Nó là một cách đấu tranh có hiệu quả nhất để giúp vào việc xây dựng nước nhà. Hợp tác xã giúp cho nhà nông đật đến mục đích, đã ích nước thì lại lợi nhà...”.
Hiểu rõ lời dăn dạy của Bác, báo “Tấc đất” ngay sau khi ra đời (năm 1946), đã đảm nhiệm chức năng tuyên truyền chống giặc đói với phong trào “tấc đất tấc vàng”, phát động chiến dịch tăng gia sản xuất trong toàn dân sau khi đánh giá tình hình hiện tại của đất nước. Giới thiệu các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong nông nghiệp, nhất là các giống cây ngắn ngày như ngô, khoai lang và rau màu khác, báo cũng đăng nhiều bài nêu gương tăng gia sản xuất giỏi. Mục đích của báo lúc này, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Canh nông kiêm chủ nhiệm báo “Tấc đất” Nguyễn Xuân Yêm là nhanh chóng diệt giặc đói bằng mọi giá để đưa người dân thoát khỏi tình trạng đói kém. Từ năm 1954 báo mang tên “Nông nghiệp Việt Nam”, ngoài chức năng phổ biến kiến thức cho người dân nông thôn, báo còn góp phần xây dựng mô hình HTX nông nghiệp cấp thấp, cấp cao, cải tiến quản lý HTX nông nghiệp và nâng cao hơn nữa đời sống người dân ngay sau khi kết thúc chiến tranh ở miền Bắc, bước vào xây dựng CNXH và chi viện cho miền Nam. Công tác tuyên truyền của báo “Nông nghiệp” thể hiện trên bài “Cùng bạn đọc thân mến” (10.10.1987), của Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn, trước là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Bài báo nêu lên Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Nông nghiệp, Lương thực, Công nghệ thực phẩm, cùng những chủ trương, chính sách của Ngành Nông nghiệp, trao đổi kinh nghiệm các điển hình tiên tiến, đấu tranh chống lại biểu hiện tiêu cực trong ngành.
Hiện nay, báo “Nông nghiệp Việt Nam” đang phát huy vai trò của mình trong việc tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và văn hóa nông thôn. Phổ biến đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến từng nhà nhằm phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội, phát triển nông nghiệp- nông thôn và nâng cao nhận thức của người dân trong phong trào đóng góp ý kiến, nguyện vọng của mình để hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống quản lý nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh đó báo còn cung cấp những thông tin ứng dụng khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước vào sản xuất kinh doanh và đời sống người dân. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa học, xây dựng nông thôn mới. Góp phần tiến tới hoàn thiện hệ thống CNH, HĐH Đảng, Nhà nước đã đề ra trong những năm tiếp theo. Báo “Nông nghiệp” luôn bám sát thực tế của nông nghiệp và nông thôn, kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, báo đang làm tốt chức năng của mình trong tuyền truyền CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực sự trở thành người bạn đồng hành của bà con nông dân trong việc ứng dụng, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, nêu gương những điển hình kinh tế. Một mặt báo “Nông nghiệp” đề cập đến đời sống văn hoá ở nông thôn, cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn diện về đời sống tinh thần- vật chất của người dân.
Chương 2, tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu nội dung mà báo “Nông nghiệp Việt Nam” đề cập qua 2 năm (2001- 2002), để làm nổi bật công tác tuyên truyền công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tờ báo.
Chương 2
NộI DUNG thể hiện của BáO NôNG NGHIệP trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
(Khảo sát năm 2001- 2002)
Báo “Nông nghiệp Việt Nam” có tôn chỉ mục đích rõ ràng là; vì sự phát triển nông nghiệp và nâng cao dân trí nông thôn. Đối tượng của tờ báo là đại đa số người dân lao động, tập trung ở vùng quê nông thôn và trình độ dân trí chưa cao so với các vùng khác. Vì vậy tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên Nông nghiệp Việt Nam luôn phải đảm bảo tính định hướng của Đảng, Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo tính gần gũi, để dân có thể hiểu và tiếp nhận thông tin có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, để công tác tuyên truyền sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả, tờ báo luôn cập nhật thông tin, phản ánh đa dạng, nhiều mặt, tạo ra một bức tranh hoàn chình về sự biến đổi của nông thôn trong quá trình đổi mới.
Qua khảo sát 2 năm 2001- 2002, nội dung chính của tờ báo “Nông nghiệp Việt Nam” trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn gồm các vấn đề sau:
* Thời sự, kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
* Văn hóa, xã hội nông thôn và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
* Khuyến nông, khoa học kỹ thuật và tiến bộ trong canh tác.
* Các vấn đề bạn đọc.
1. thời sự, kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
phản ánh Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
1.1.1. Những thành tựu trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Những năm qua, công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã làm thay đổi căn bản đời sống xã hội ở các vùng nông thôn. Thu nhập bình quân trong dân tăng đáng kể, đời sống văn hoá, xã hội được nâng cao, cơ sở vật chất, giáo dục và y tế đảm bảo. Kết quả này được phản ánh khá rõ nét trong bài “Hấp dẫn Tân Trường” (Số 1+2.2002) của Nguyễn Lễ. Bài viết là những ghi nhận về sự đổi thay của xã Tân Trường, Bến Cát, Bình Dương trong quá trình áp dụng giống cây trồng phù hợp, điển hình là cây xoài cát Hoà Lộc, xoài Bưởi, sầu riêng, nhãn tiêu da bò... Đời sống người dân nhờ đó được cải biện rõ rệt. Xây dựng được đường dây điện trung thế dài 6km, hoàn thiện trên 5km đường đá đỏ, 2km đường nội vùng nông thôn và trên 10km kênh mương thuỷ lợi, với tổng số vốn đầu tư là 460.5 triệu đồng. Đường sá đã được mở rộng, nối liền từ HTX đến quốc lộ 13. Tân Trường đã xoá đi sự cách biệt trong đời sống cộng đồng giữa vùng sâu vùng xa với thị trấn, thị xã. Giải quyết được công ăn việc làm cho 150 lao động nông thôn, thu nhập ổn định từ 500- 700 ngàn đồng/ tháng.
Ngoài ra, những bài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế miền núi. Đưa cá lên... rừng” (22.1.2002) của tác giả Nghiêm Thị Hằng, “Tháp Mười: dưa hấu mang lại nguồn thu lớn”- Lê Thị Diền (28.6.2001)... là những bài phản ánh khá rõ nét sự đổi thay của đời sống nông thôn từ khi các tỉnh, địa phương trong cả nước áp dụng chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Điển hình là tại Yên Bái, “nhờ áp dụng chương trình chuyển dịch cơ cấu, đến nay diện tích nuôi thả cá là 21.000 ha và đạt 2.300 tấn, giá trị thuỷ sản đạt 28,5 tỷ đồng. Giá trị thuỷ sản trong chăn nuôi năm 1995 là 2,4% đến 2001 đã lên đến 12,8%. Số hộ nghèo năm 2000 là 19,2% còn 16,9% năm 2001” ( bài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế miền núi. Đưa cá lên… rừng). Từ những thành tựu trên, mục tiêu từ nay đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá đang diễn ra thuận lợi. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thì mô hình đươc coi là có hiệu là kinh tế VAC. Kinh tế VAC ra đời cách đây gần 20 năm và giá trị của nó về nhiều mặt đã được khẳng. Trong những năm qua, bằng sự cố gắng nỗ lực không ngừng, báo NNVN đã thực sự trở thành người bạn đường của kinh tế VAC trong việc tuyên truyền những ưu điểm trong mô hình kinh tế này, giới thiệu những cách làm sáng tạo, hiệu quả cao của trang trại VAC. Thực tế cho thấy rằng, qua sự phản ánh của báo thì mô hình VAC đã được phát triển và nhân rộng ở khắp các vùng nông thôn. Các bài: “Chuyển dịch cơ cấu vùng ĐBSH. Những mảnh đất thu bạc tỷ” (Trần Cao. 21.1.2002), “Kinh tế trang trại, tín hiệu của nền sản xuất hàng hoá lớn” (8.2.2002)... là những bài viết tiêu biểu về vấn đề này.
Trong bài “Kinh tế trang trại, tín hiệu của nền sản xuất hàng hoá lớn”, tác giả Duy Chiến đánh giá: “Kinh tế trang trại đã đi tiên phong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trên lĩnh vực nông lâm thuỷ sản”. Tính ưu việt của kinh tế trang trại thể hiện ở nhiều mặt: Khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn. Có khoảng 300.000 lao động ở nông thôn đã có việc làm ở trang trại đồng thời kinh tế trang trại còn là hình mẫu tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế ở nông thôn theo cơ chế thị trường. Số liệu thống kê trong bài báo “Kinh tế trang trại, tín hiệu của nền sản xuất hàng hóa lớn” cho chúng ta thấy thành quả mà mô hình VAC đem
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1398.doc