Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường đã phát triển, hàng hoá đã được lưu thông rộng rãi trong các khu vực, các nước khác nhau trên thế giới. Chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt của nền kinh tế. Các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam luôn tìm kiếm cho mình những cơ hội kinh doanh mới nhằm thu được lợi nhuận tối đa, đồng thời bảo đảm được các mục tiêu an toàn và thế lực cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để thực hiện tất cả các mục tiêu đó không phải là điều đơn giản, đôi khi phải trả những cái giá rất đắt, thậm chí có thể thất bại dẫn đến phá sản. Nghiên cứu vấn đề này, nhiều nhà kinh tế cho thầy rằng sự thành công hay thất bại của một ngành trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào chiến lược cạnh tranh mà họ đã đề ra. Đã biết rằng, kinh tế thị trường không chỉ là chiếc “nôi” cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là một “đấu trường”. Trên thị trường luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt giữa các doanh nghiệp nhằm giành lấy khách hàng. Tìm được các bí quyết để cạnh tranh có hiệu quả là tìm ra bí quyết của sự tăng trưởng, quyết định vận mệnh của doanh nghiệp .
Công cuộc CNH, HĐH đất nước đã đem lại cho nền kinh tế nước ta một sinh khí mới và trong đó có ngành công nghiệp dệt may với những động lực và hướng phát triển mới.
Cũng như quá trình phát triển của nhiều nước trên thế giới, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, ngành dệt may đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, với vai trò vừa cung cấp hàng hoá trong nước vừa tạo điều kiện mở rộng thương mại quốc tế, thu hút nhiều lao động, tạo ưu thế cạnh tranh cho các sản phẩm trên thị trường thế giới.
Dệt may là ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, không chỉ tạo lợi nhuận mà còn thu hút một lượng lao động rất lớn. Trong 10 năm trở lại đây, ngành dệt may đã chứng tỏ là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế, có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục trong thời gian qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm, vươn lên đứng thứ 2 trong cả nước về kim ngạch xuất khẩu, sau ngành dầu khí. Năm 2001, kim ngạch hàng dệt may đạt 2 tỷ gấp 16,9 lần so với năm 1990 và chiếm tỷ trọng13,25% trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Trong 10 năm qua chúng ta đều thấy rõ tốc độ tăng trưởng của ngành tăng khá nhanh, nhưng từ năm 1998 đến nay tốc độ tăng lại chậm dần, năm 1999 chỉ còn 9% riêng quý 1 năm 2002 xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 450 triệu USD, tăng không đáng kể so cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, liệu mặt hàng dệt may của nước ta cũng như toàn ngành dệt may tới đây có tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta hay không?. Vấn đề này chỉ có thể giải đáp dựa trên cơ sở những kết quả nghiên cứu dự báo về triển vọng thị trường thế giới mặt hàng này cũng như lợi thế và năng lực phát triển ngành dệt may của Việt Nam. Những biến động trên thị trường thế giới trong thời gian qua đã tác động mạnh mẽ đến thị trường dệt may nói chung và ngành dệt, may Việt Nam nói riêng càng làm cho việc nghiên cứu về thị trường hàng dệt may trở nên cấp thiết. Nhằm phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của hàng dệt may Việt Nam, trên cơ sở đó xác lập những căn cứ khoa học để dự báo khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam cũng như đề xuất một số chính sách, giải pháp hỗ trợ cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may trong nước thời gian tới.
Trong đề tài này, vì thời gian không cho phép và khối lượng tài liệu tham khảo hạn chế . Bên cạnh đó, việc phân tích các nhân tố tác động tới thị trường xuất khẩu là một khía cạnh rất rộng. Có rất nhiều các nhân tố tác động tới thị trường hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng, nhưng trong phạm vi một đề án môn học tôi chỉ xin phép đi sâu vào những nhân tố chủ yếu sau: Những nhân tố ảnh hưởng tới giá; Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng; Những nhân tố ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ.
Hy vọng qua đề án này chúng ta sẽ có một cách phân tích khái quát nhất tình hình thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam hiện nay.
31 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và xu hướng biến động của các nhân tố tác động tới thị trường xuất khẩu hàng dệt may thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường đã phát triển, hàng hoá đã được lưu thông rộng rãi trong các khu vực, các nước khác nhau trên thế giới. Chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt của nền kinh tế. Các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam luôn tìm kiếm cho mình những cơ hội kinh doanh mới nhằm thu được lợi nhuận tối đa, đồng thời bảo đảm được các mục tiêu an toàn và thế lực cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để thực hiện tất cả các mục tiêu đó không phải là điều đơn giản, đôi khi phải trả những cái giá rất đắt, thậm chí có thể thất bại dẫn đến phá sản. Nghiên cứu vấn đề này, nhiều nhà kinh tế cho thầy rằng sự thành công hay thất bại của một ngành trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào chiến lược cạnh tranh mà họ đã đề ra. Đã biết rằng, kinh tế thị trường không chỉ là chiếc “nôi” cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là một “đấu trường”. Trên thị trường luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt giữa các doanh nghiệp nhằm giành lấy khách hàng. Tìm được các bí quyết để cạnh tranh có hiệu quả là tìm ra bí quyết của sự tăng trưởng, quyết định vận mệnh của doanh nghiệp .
Công cuộc CNH, HĐH đất nước đã đem lại cho nền kinh tế nước ta một sinh khí mới và trong đó có ngành công nghiệp dệt may với những động lực và hướng phát triển mới.
Cũng như quá trình phát triển của nhiều nước trên thế giới, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, ngành dệt may đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, với vai trò vừa cung cấp hàng hoá trong nước vừa tạo điều kiện mở rộng thương mại quốc tế, thu hút nhiều lao động, tạo ưu thế cạnh tranh cho các sản phẩm trên thị trường thế giới.
Dệt may là ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, không chỉ tạo lợi nhuận mà còn thu hút một lượng lao động rất lớn. Trong 10 năm trở lại đây, ngành dệt may đã chứng tỏ là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế, có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục trong thời gian qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm, vươn lên đứng thứ 2 trong cả nước về kim ngạch xuất khẩu, sau ngành dầu khí. Năm 2001, kim ngạch hàng dệt may đạt 2 tỷ gấp 16,9 lần so với năm 1990 và chiếm tỷ trọng13,25% trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Trong 10 năm qua chúng ta đều thấy rõ tốc độ tăng trưởng của ngành tăng khá nhanh, nhưng từ năm 1998 đến nay tốc độ tăng lại chậm dần, năm 1999 chỉ còn 9% riêng quý 1 năm 2002 xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 450 triệu USD, tăng không đáng kể so cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, liệu mặt hàng dệt may của nước ta cũng như toàn ngành dệt may tới đây có tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta hay không?. Vấn đề này chỉ có thể giải đáp dựa trên cơ sở những kết quả nghiên cứu dự báo về triển vọng thị trường thế giới mặt hàng này cũng như lợi thế và năng lực phát triển ngành dệt may của Việt Nam. Những biến động trên thị trường thế giới trong thời gian qua đã tác động mạnh mẽ đến thị trường dệt may nói chung và ngành dệt, may Việt Nam nói riêng càng làm cho việc nghiên cứu về thị trường hàng dệt may trở nên cấp thiết. Nhằm phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của hàng dệt may Việt Nam, trên cơ sở đó xác lập những căn cứ khoa học để dự báo khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam cũng như đề xuất một số chính sách, giải pháp hỗ trợ cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may trong nước thời gian tới.
Trong đề tài này, vì thời gian không cho phép và khối lượng tài liệu tham khảo hạn chế . Bên cạnh đó, việc phân tích các nhân tố tác động tới thị trường xuất khẩu là một khía cạnh rất rộng. Có rất nhiều các nhân tố tác động tới thị trường hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng, nhưng trong phạm vi một đề án môn học tôi chỉ xin phép đi sâu vào những nhân tố chủ yếu sau: Những nhân tố ảnh hưởng tới giá; Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng; Những nhân tố ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ.
Hy vọng qua đề án này chúng ta sẽ có một cách phân tích khái quát nhất tình hình thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam hiện nay.
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm, bản chất và vai trò của các nhân tố tác động tới thị trường xuất khẩu hàng dệt may
1.1.Về giá cả
Theo C.Mác, giá trị hàng hoá bao gồm lao động sống và lao động quá khứ kết tinh trong sản phẩm hay hàng hoá (C+V+m). Nó được tạo ra thông qua sản xuất và được hoàn thành thông qua tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là một hình thức biến tướng của giá trị. Dưới tác động của các quy luật kinh tế, giá cả của một sản phẩm - hàng hoá có thể biến động lên, xuống xoay quanh giá trị. Giá cả chịu tác động bởi rất nhiều nhân tố, tuy nhiên có thể nói những nhân tố quan trọng nhất tác động đến giá cả đó là: Chi phí đầu vào (C + V), bao gồm tư bản bất biến (máy móc, tài sản cố định) và tư bản khả biến (tiền lương nhân công, nguồn nguyên, vật liệu...). Bên cạnh đó, giá cả hàng hoá chịu sự tác động rất lớn của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật cung- cầu.
Giá cả là một trong những yếu tố quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm. Một doanh nghiệp có sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý thì luôn chiếm ưu thế trên thị trường. Một doanh nghiệp nếu biết áp dụng những chính sách định giá linh hoạt, đa dạng... đó sẽ là nhân tố quan trọng tạo nên thành công trong tiêu thụ sản phẩm. Sách lược định giá sản phẩm chủ yếu phải căn cứ vào giá thành sản phẩm, nhu cầu thị trường và nhu cầu cạnh tranh của thị trường để xác định. Cạnh tranh bằng giá cả phải tuỳ thuộc vào tình hình và phải lấy giá thị trường làm chuẩn.
1.2.Về chất lượng, mẫu mã
Chất lượng, mẫu mã của sản phẩm là những tính chất, thuộc tính vốn có của sản phẩm. Nó là một phần trong bản chất của hàng hoá với hai thuộc tính vốn có (giá trị và giá trị sử dụng). Giá trị sử dụng (bao gồm chất lượng và mẫu mã của hàng hoá) được biểu hiện ra bằng việc thoả mãn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Chất lượng, mẫu mã của sản phẩm là một yếu tố quan trọng không thể thiếu của hàng hoá, có tác động rất lớn tới nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà đời sống và nhu cầu con người ngày càng nâng cao, thì vấn đề chất lượng, mẫu mã càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa đối với việc tiêu thụ sản phẩm - hàng hoá.
1.3. Về thị trường tiêu thụ
Thị trường theo cách hiểu đơn giản là một không gian, trong đó sản phẩm của các ngành được trao đổi và thực hiện khâu cuối cùng trong việc thực hiện giá trị hàng hoá (đó là lưu thông, phân phối). Bất kỳ một hàng hoá nào cũng phải có thị trường tiêu thụ của mình. Có nghĩa là trong phạm vi đó các doanh nghiệp có thể cạnh tranh hàng hoá với giá cả thấp hơn so với giá các đối thủ khác. Mỗi một sản phẩm có một thị trường tiêu thụ riêng, tuy nhiên giữa các thị trường của các nhà sản xuất vẫn có chỗ trống nên các hãng vẫn có thể tăng sản lượng và mở rộng đầu tư và như vậy khoảng cách thị trường sẽ thu hẹp lại.
2. Các yếu tố chi phối tới sự biến động của các nhân tố
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cả
- Quan hệ cung cầu: Đây là nhân tố cơ bản bao trùm nhất chi phối trực tiếp giá cả, đặc biệt đối với dệt may, một mặt hàng rất nhạy cảm vì may mặc không những là mặt hàng thiết yếu hàng ngày đối với mọi người, mà hàng dệt may còn là mặt hàng cao cấp đối với thị hiếu ngày càng cao của đại đa số người dân trên thế giới. Trong quan hệ cung cầu này, cần quan tâm tới ảnh hưởng của cách mạng khoa học, nhất là hoá học và ảnh hưởng của tốc độ tăng dân số đang chi phối giá dệt may.
- Giá nhân công và nguyên vật liệu đầu vào: Giá nhân công và nguyên vật liệu đầu vào có ý nghĩa quan trọng tới lợi thế cạch tranh của hàng hoá. Nếu giá nhân công và nguyên vật liệu cao sẽ làm cho giá đầu vào cao lên, điều đó dẫn tới giá của hàng hoá đó trên thị trường sẽ cao lên và sẽ ảnh hưởng tới thị trường hàng hoá đó.
- Nhu cầu khách hàng: Hàng dệt may có yêu cầu phong phú và đa dạng tuỳ thuộc vào đối tượng tiêu dùng, người tiêu dùng khác nhau về văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, khác nhau về khu vực địa lý, khí hậu, giới tính, tuổi tác… sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. Nghiên cứu thị trường để nắm vững nhu cầu tiêu dùng của từng nhóm người trong các bộ phận thị trường khác nhau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc định giá của sản phẩm tiêu thụ.
- Sự canh tranh của các đối thủ khác: Xu thế toàn cầu hoá đang diến ra mạnh mẽ, sự thâm nhập cũng như sự bành trướng của rất nhiều các đối thủ khác đã là cho sức ép cạnh tranh được nâng cao. Điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều tới giá cả tiêu thụ. Để đảm bảo tính cạnh tranh đó thì các ngành phải hạ thấp giá cả của mình dựa trên cơ sở hạ thấp gía thành sản phẩm.
2.2. Các yếu tố tác động tới mẫu mã chất lượng
- Công nghệ: Ngày nay công nghệ thường được coi là sự kết hợp giữa “phần cứng” và “phần mềm”. Phần cứng đó là trang thiết bị, khí cụ, nhà xưởng. Phần mềm bao gồm: Thành phần con người có kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm của người lao động; thứ hai là thành phần thông tin, bao gồm các bí quyết, quy trình, phương pháp, các dữ liệu và các bản thiết kế; thứ ba là thành phần tổ chức, thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối, quản lý. Bất kỳ quá trình nào cũng cần 4 thành phần nói trên. Sự kết hợp 4 thành phần trên đây là điều kiện cơ bản đảm bảo cho hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, ngày càng được áp dụng nhiều và hoạt động sản xuất. Với việc vận hành các loại máy móc kỹ thuật cao, đội ngũ cán bộ quản lý hiệu quả, đội ngũ công nhân lành nghề…đã làm cho sản xuất ngày càng nâng cao hơn, chất lượng được tăng lên đáng kể, mẫu mã thêm đa dạng hơn phong phú hơn.
- Chất lượng của nguyên vật liệu: Chất lượng nguyên vật liệu vó vai trò lớn trong việc nâng cao chất lượng của sản phẩm. Để một sản phẩm sản xuất ra thì điều tiên quyết là có được đầu vào tốt. Muốn đầu ra có chất lượng cao thì ngoài yếu tố công nghệ ra yếu tố chất lượng nguyên vật liệu có tác động rất mạnh. Thực tế cho thấy các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam vì không có nguyên liệu đầu vào chất lượng cao, phong phú nên ngành dệt may phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Chính điều này đã làm giảm lợi thế so sánh về chất lượng của ngành dệt may nước ta.
- Kinh nghiệm, tay nghề của công nhân: Ta biết rằng hàng dệt may phụ thuộc phần lớn vào lao động thủ công tay nghề là chính. Dệt may Việt Nam với một cơ sở hạ tầng và trang thiết bị củ kỹ lỗi thời với đại đa số sản xuất theo lối truyền thống là chính thì trình độ và sự khéo léo của các công nhân có một ý nghĩa rất lớn trong công tác tạo ra những mặt hàng chất lượng cao. Trong tương lai chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công nhân có nghiệp vụ, chuyên môn cao nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sản xuất hiện đại, sản xuất chất lượng cao.
2.3. Các yếu tố tác động tới thị trường
- Dân số: Hầu hết nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may là của con người, chính vì vậy mọi sự tăng lên hay giảm đi của dân số sẽ ảnh hưởng một các rất trực tiếp tới nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Mỗi một loại hàng hoá đều có phạm vi thị trường của mình, và ngành dệt may muốn hàng hoá của mình được tiêu thụ nhanh thì công tác mở rông thị trường ra các nước, các khu vực có lượng dân cư lớn là rất cần thiết vì tại đây sẽ có lượng cầu lớn.
- Các chính sách khuyến khích của nhà nước: Ngành dệt may với đặc điểm có hàm lượng lao động lớn và có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao, được xếp vào lĩnh vực khuyến khích đầu tư phát triển. Nhiều chính sách thương mại và đầu tư được ban hành trong thời gian đã có tác dụng thiết thực trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi , tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp dệt may và thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Các quy định cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được Xuất nhập khẩu hàng hoá theo mã số kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được phép nhận gia công, trực tiếp xuất khẩu thành phẩm, không phải đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu theo tinh thần Nghị định số 02/1998/NĐ-CP và Nghị định số 57/1998/NĐ-CP đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.
Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) theo Nghị định số 07/1998/NĐ-CP cũng như Luật đầu tư nước ngoại (sửa đổi ) theo nghị định 10/1998/ NĐ-CP đã quy định các chế độ ưu đãi đầu tư, về giảm thuế, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, về tín dụng ưu đãi…, với các dự án sản xuất nguyên phụ liệu may, các dự án có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao đã thao gỡ phần nào những khó khăn về tài chính của doanh nghiệp cũng như khuyến khích về đầu tư vào ngành dệt may.
Các thời hạn tăng thời hạn hoàn thuế, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; về đơn giản hoá thủ tục thanh lý hợp đồng gia công cũng như các quy định về hàng xuất khẩu, thưởng hạn ngạch cho các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao và xuất khẩu sang các thị trường không hạn ngạch đã giải quyết được những khó khăn trong tổ chức kinh doanh xuất khẩu và khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
- Xu hướng tự do hoá mậu dịch thế giới: Ngày nay trong tiến trình toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra gay gắt và Việt Nam cũng không ngoài vòng xoáy đó. Tham gia hội nhập khu vực và thế giới , ngành dệt may Việt Nam đứng trước những cơ hội lớn của một thị trường thế giới rộng lớn với tiềm năng lớn về khoa học công nghệ cũng như về vốn…và những thách thức đặt ra cũng rất lớn cần phải vượt qua.
Tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới như AFTA, APEC, ASEM, WTO…ngoài các quy chế tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT), ta còn có cơ hội được hưởng ưu đãi về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác mà các nước thành viên của tổ chức này dành cho nhau. Các tổ chức ASEAN/AFTA, APEC, ASEM,WTO,… dành những ưu đãi riêng về miễn trừ, ân hạn trong việc thực hiện các nghĩa vụ cho các nước đang phát triển, chậm phát triển và các nước trong thời kỳ chuyển đổi (có mức thu nhập dưới 1000USD/người ) ở tất cả các lĩnh vực. Các nước đang phát triển sẽ được hưởng đối xử ưu đãi về mức độ cam kết mở cửa và về thời hạn thực hiện các nghĩa vụ để bán sản phẩm của mình. Gia nhập WTO, tham gia AFTA, APEC… sẽ tạo thế và lực giúp ngành xuất khẩu dệt may của Việt Nam vươn mạnh ra nước ngoài, mở rộng thị trường.
- Công tác quảng cáo, Marketing: Quảng cáo và xúc tiến bán hàng là những hoạt động nhằm giới thiệu và thông tin cho khách hàng về các sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời lôi kéo khách hàng tiêu dùng những sản phẩm đó. Quảng cáo, đó là hoạt động thông qua các phương thức để tuyên truyền một cách rộng rãi các loại hàng hoá, các thông tin dịch vụ nhằm đạt mục đích và mở rộng thị trường, tăng hiệu quả kinh doanh của ngành. Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá phát triển, phần lớn hàng hoá, dịch vụ đều phải được quảng cáo, đặc biệt là những sản phẩm mới vì chúng chưa được mọi người biết đến. Với hàng dệt may Việt Nam, là một sản phẩm tuy đã có tiếng nói của mình trên thị trường thế giới, nhưng nhìn chung mức độ ảnh hưởng của mình còn rất nhỏ. Dệt may Việt Nam chỉ mới được biết đến ở những thị trường truyền thống như EU, Nhật, Nga…chính vì thế công tác Marketing, công tác quảng cáo là rất cần thiết để quảng bá sản phẩm của mình nhằm mở rông hơn nữa thị trường tiêu thụ của mình.
- Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệcủa một quốc gia tính bằng tiền tệ của một nước khác hay là quan hệ của so sánh giữa hai đồng tiềncủa các quốc gia khác. Tỷ giá hối đoái là phương tiện so sánh về mặt giá trị của các chi phí xản xuất của một ngành nào đó với giá cả thị trường thế giới. Khi tỷ giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ tăng tức là sức mua của đồng nội tệ tăng so với ngoại tệ, thì gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Sở dĩ như vậy và, khi đồng nội tệ lên giá, giả sử các nhân tố khác không thay đổi, giá cả của hàng hoá sản xuất trong nước tính đổi ra ngoại tệ sẽ rở nên đắt hơn so với trước đây và điều đó làm giảm sút sự cạnh tranh của hàng hoá trong nước trên thị trường thế giới. Trong khí đó đồng nội tệ lên giá, giá cả của hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài sẽ trở nên rẻ hơn trước nếu như các điều kiện khác không thay đổi và điều đó sẽ tạo thuận lợi cho nhập khẩu.
II. Thực trạng và xu hướng biến động của các nhân tố tác động tới thị trường xuất khẩu hàng dệt may thời gian qua
1. Thực trạng và nguyên nhân của các yếu tố tác động tới thị trường xuất khẩu hàng dệt may thời gian qua
1.1.Thực trạng của những nhân tố tác động tới giá cả
- Về quan hệ cung-cầu: Đối với ngành dệt may Việt Nam, thực trạng của nó trong những năm gần đây rất đáng báo động. Với những công nghệ lạc hậu, cũ kỹ, quy mô của những nhà cung cấp bé nhỏ, chất lượng chưa đạt yêu cầu của ngành may mặc xuất khẩu. Mặt khác có nhiều nhà máy dệt đã bị thua lỗ và có những thông tin không tốt của khách hàng về ngành dệt may trong nước đã khiến cho các khách hàng chuyển sang tiêu thụ hàng dệt may nước ngoài. Như vậy có thể nói, ngành dệt may trong nước đang trong tình trạng đáng lo ngại, quyền lực đàm phán của nhà cung cấp trong nước hầu như không có.
Trong khi đó, ngành dệt may hiện nay phát triển hầu hết ở tất cả các nước với chất lượng chủng loại rất đa dạng tất cả đều được sản xuất và phân phối trên phạm vi toàn cầu. Cầu của sản phẩm dệt may Việt Nam tương đối lớn kể từ khi các chính sách kinh tế mở cửa và hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết tạo điều kiện cho người tiêu dùng trên thế giới biết được sản phẩm may Việt Nam. Nhưng Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tỷ lệ nội địa hoá chưa cao, vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu với tỷ lệ lớn và nguyên liệu phải chịu thuế nhập khẩu. Điều này dẫn đến là tăng giá thành sản phẩm, là giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhưng Việt Nam luôn có chính sách giải quyết vấn đề này, nên giá trị xuất khẩu của ngành may Việt Nam vẫn có xu hướng tăng tức là cầu của sản phẩm này có xu hướng tăng (Biểu)
- Nhu cầu khách hàng: Xu thế xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu ăn mặc của con người càng tăng lên. Bên cạnh đó, công tác marketing cũng đã được các doanh nghiệp trong và ngoài nước chú trọng nên thông tin khách hàng rất cụ thể và chính xác. Do đó khách hàng có quyền chọn lựa, quyết định và gây sức ép lớn về chất lượng, giá cả sản phẩm. Tuy vậy, ngành dệt may nước ta cũng chưa chú trọng tới công tác thiết kế mẫu mốt, mẫu mã thiết kế chưa thực sự đi vào cuộc sống, chủ yếu còn nặng về phần trình diễn, còn thời trang hàng ngày phần lớn được sưu tầm từ các Catologue nước ngoài, khâu thiết kế còn nhiều hạn chế, mẫu mã nghèo nàn, chưa xây dựng được thương hiệu đặc trưng và đạt tầm cỡ quốc tế. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam khó đứng vững trên thị trường quốc tế.
Hiện nay khách hàng thường lựa chọn những sản phẩm đã có tiếng tăm, nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trên thị trường. Do đó muốn xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm may mặc phải tạo lập được tên tuổi riêng, nhãn mác riêng cho các sản phẩm. Nếu không ngành may Việt Nam vẫn mãi chỉ là “dệt may gia công”. Phần lớn các sản phẩm của ngành hiện nay chưa có tên tuổi trên thế giới, nên cách tốt nhất để thâm nhập thị trường nước ngoài là mua bằng sáng chế, nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài để sản xuất ra các sản phẩm có giá thành rẻ hơn, để có thể thâm nhập vào thị trường nước ngoài bằng “sản xuất tại Việt Nam”.
- Về giá nhân công và nguyên vật liệu đầu vào: Ngành dệt may Việt Nam với đội ngũ lao động trình độ văn hoá khá, có trình độ tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Hơn nữa giá nhân công lao động Việt Nam rẻ, rẻ hơn rất nhiều các nước khác trên thế giới ( Giá nhân công của Việt Nam rẻ nhất khu vực Châu á, từ 0,16-0,35 USD/giờ so với 0,32 USD/giờ của Inđônêsia, 1,13 USD/giờ của Malaixia, 1,18 USD/giờ của Thái Lan, 3,16 USD/giờ của Singapore). Như vậy với chi phí nhân công rẻ hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy ngành dệt may có lợi thế rất lớn trong việc giảm giá thành sản xuất, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may của mình trên thị trường khu vực và quốc tế.
Tuy Việt Nam có được lợi thế như vậy nhưng sức cạnh tranh của ngành dệt may hiện nay còn thấp khi tiến hành hội nhập khu vực và thế giới. Nguyên nhân là hầu hết các loại chi phí cho một đơn vị sản phẩm đều cao hơn từ 15%-20% (trừ giá nhân công), nên giá thành dệt may chưa cạnh tranh được với hàng các nước trong khu vực và trên thế giới. Các chi phí về nguyên phụ liệu đều cao do chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài, do công nghệ lạc hậu, mức tiêu hao lớn, hệ thống cung cấp đầu vào chưa kiểm soát chặt chẽ, chi phí trung gian cao và chủ yếu Việt Nam làm gia công xuất khẩu thông qua nước thứ 3 nên dễ bị ép giá gây nhiều thua thiệt cho các doanh nghiệp xuất khẩu nên giá thành cao làm giảm đi khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.
- Cạnh tranh của các đối thủ trên thế giới: Trên thị trường dệt may thế giới có nhiều sản phẩm đa dạng về kiểu dáng, kích thước, màu sắc…tuy nhiên cũng chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam chỉ có sản xuất một ít kiểu hàng, mẫu mã lại không phong phú, không linh hoạt đối với nhu cầu thị trường. Trong khu vực hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh rất mạnh với các đối thủ như Indonesia, Thái lan... Hiện nay thị trường xuất khẩu chủ yếu của dệt may Việt Nam là EU và Nhật Bản, nhưng thời gian qua ta bị hàng hoá của Trung Quốc cạnh tranh rất gay gắt về giá do Trung Quốc đã gia nhập WTO nên có rất nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu. Đối với thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới trong những năm qua, nhưng do chuea có tối huệ quốc (MFN) nên hàng dệt may việt Nam vẫn còn chịu thuế xuất nhập khẩu cao nên rất khó cạnh tranh với cacs đối thủ của nước khác. Dệt may Việt Nam muốn có thị trường rộng phải có những kiều hàng thích hợp cho tất cả các loại tuổi, tất cả các khổ người, từ những đàn ông, đàn bà, trẻ em cho đến những người già, từ những công nhân áo xanh tới những thuỷ thủ, các tài xế đến các sinh viên, nữ sinh hay em bé. Ngoài quần áo may sẳn nên phát triển cả mùng mền, chăn gối, drap trải giường…Việc đa dạng hoá này sẽ giúp cho ngành dệt may Việt Nam phát triển mở rộng cả trên thị trường thế giới, tạo cho người tiêu dùng thoả mãn nhu cầu hơn nữa.
Như vậy: Từ những nhân tố tác động tới giá của hàng dệt may Việt Nam trên ta thấy rằng giá của các sản phẩm dệt may Việt Nam thời gian qua trên thị trường xuất khẩu giảm là điều dễ hiểu. Đây có thể là lợi thế cạnh tranh về giá thấp, nhưng cũng cho thấy rằng chất lượng của dệt may Việt Nam còn thấp so với các đối thủ trên thế giới, nó làm giảm kim ngạch của xuất khẩu dệt may Việt Nam.
1.2. Thực trạng của những nhân tố tác động tới chất lượng, mẫu mã
- Về công nghệ: Trong lĩnh vực dệt may hiện nay trang thiết bị máy móc và công nghệ sử dụng còn lạc hậu, gần 50% máy móc thiết bị đã hết hạn sử dụng trên 20 năm do đó ngành dệt may Việt Nam chưa tạo được lợi thế cạnh tranh về chất lượng so với các nước khác.
Ngành dệt hiện có 868.000 cọc sợi, cả sợi bông và sợi pha (bông pha với xơ PE) với chỉ số Nm (Chỉ số Quốc tế ) tử sợi Nm10 đến Nm102 bao gồm cả sợi chải kỹ, 43200 máy dệt, trong đó các xí nghiệp Quốc doanh T.W quản lý 11000 máy, xí nghiệp Quốc doanh địa phương - 3200 máy và Hợp tác xã tư nhân 29000 máy, các thiết bị nhuộm hoàn tất có thể nhuộm 450 m / năm với các loại vải từ nguyên liệu dệt khác nhau và các công nghệ nhuộm cũng như công nghệ in hoa khác nhau, các thiết bị dệt kim có thể sản xuất 20900 tấn sản phẩm / năm, bao gồm 19500 tấn dệt kim tròn / năm và 1400 tấn dệt kim dọc/năm. Tuy nhiên, phần lớn số thiết bị ngành dệt hầu hết đã rất cũ và sự thiếu đồng bộ giữa các khâu. Thiết bị dệt còn quá ít so với thiết bị kéo sợi phần lớn lại là máy dệt thoi khổ hẹp, chủng loại nghèo nàn, vải làm ra không đáp ứng nhu cầu thị trường … Về thiết bị kéo sợi cũng có tới hơn 60% là cọc sợi chải thô, chỉ số chất lượng bình quân thấp chỉ có khoảng 26-30% là cọc sợi chải kỹ chỉ số cao dùng cho dệt kim và vải cao cấp dây chuyền nhuộm hoàn tất cũng đã lạc hậu phần lớn là thiết bị khổ hẹp, tiêu hao nhiều hoá chất, thuốc nhuộm, dẫn đến chi phí cao.
Trong khi đó, trang thiết bị ngành may đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, nhất là về tính năng công dụng, từ máy đạp chân C22 của Liên Xô cũ, máy 8322 của Đức đến JUKI của Nhật Bản và FFAP của CHLB Đức. Số máy chuyên dùng cũng tăng lên đáng kể để đáp ứng với yêu cầu của sản xuất và của chủng loại mặt hàng như máy vắt năm chỉ, máy thùa đính, trần dầy pasant, may cạp bốn kim, bàn là treo, bàn là hơi có đệm hút chân không ... Trong từng công đoạn sản xuất may cũng được trong bị thêm máy mọc mới với tính năng công dụng mới nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm trên mỗi công đoạn của chu trình sản xuất.
Một số năm gần đây, ngành dệt may đã có một số dây chuyền kéo sợi mới, sử dụng công nghệ hiện đại tự động cao, các máy ghép tự động khống chế chất lượng, ứng dụng các kỹ thuật vi mạch điện tử vào hệ thống điều khiển tự động và kiểm tra ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 279.DOC