Đề tài Thực trạng và một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng huy động tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh Thăng Long - Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương

Hệ thống Ngân hàng là hệ thống có hoạt động gần gũi nhất với người dân và nền kinh tế. Trên thế giới, ở những nước đã và đang phát triển hầu như không có công dân trưởng thành nào mà lại không có quan hệ giao dịch với một ngân hàng. Song không phải tự nhiên ngân hàng xuất hiện trong nền kinh tế. Ngân hàng đã đi từ bước cực kỳ thô sơ và chính nhu cầu phát triển của xã hội và nền kinh tế đã là tác nhân thúc đẩy hoạt động ngân hàng không ngừng được cải thiện nâng cao cả về thực hành lẫn lý thuyết để có được như ngày hôm nay.

Cách tốt nhất để tìm hiểu sự liên đới của các ngân hàng thương mại với đời sống con người là tìm hiểu chính bản chất của hoạt động kinh doanh ngân hàng, vì một ngân hàng thương mại thực sự là một doanh nghiệp với đầy đủ ý nghĩa của nó. Khác với các doanh nghiệp sáng tạo ra hàng hoá hữu hình như lúa, gạo, vải, xe ô tô, máy móc., sản phẩm của một ngân hàng thương mại là những dịch vụ. Và dịch vụ cũng là phương tiện chủ yếu mà ngân hàng cấp cho đời sống. Dịch vụ đó là môi giới để người cho vay và người đi vay gặp nhau, hay nói cách khác, môi giới để các nguồn tiền vốn, tài sản đang bỏ không được vận dụng một cách có lợi, phục vụ cho nhu cầu vốn để tăng trưởng cuả nền kinh tế.

Sau đây, chúng ta sẽ xem xét các hoạt động nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại cũng như chức năng, vai trò của nó trong nền kinh tế.

 

doc88 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng huy động tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh Thăng Long - Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I ngân hàng thương mạI và việc huy động tiền gửi có kỳ hạn Ngân hàng thương mại Hệ thống Ngân hàng là hệ thống có hoạt động gần gũi nhất với người dân và nền kinh tế. Trên thế giới, ở những nước đã và đang phát triển hầu như không có công dân trưởng thành nào mà lại không có quan hệ giao dịch với một ngân hàng. Song không phải tự nhiên ngân hàng xuất hiện trong nền kinh tế. Ngân hàng đã đi từ bước cực kỳ thô sơ và chính nhu cầu phát triển của xã hội và nền kinh tế đã là tác nhân thúc đẩy hoạt động ngân hàng không ngừng được cải thiện nâng cao cả về thực hành lẫn lý thuyết để có được như ngày hôm nay. Cách tốt nhất để tìm hiểu sự liên đới của các ngân hàng thương mại với đời sống con người là tìm hiểu chính bản chất của hoạt động kinh doanh ngân hàng, vì một ngân hàng thương mại thực sự là một doanh nghiệp với đầy đủ ý nghĩa của nó. Khác với các doanh nghiệp sáng tạo ra hàng hoá hữu hình như lúa, gạo, vải, xe ô tô, máy móc..., sản phẩm của một ngân hàng thương mại là những dịch vụ. Và dịch vụ cũng là phương tiện chủ yếu mà ngân hàng cấp cho đời sống. Dịch vụ đó là môi giới để người cho vay và người đi vay gặp nhau, hay nói cách khác, môi giới để các nguồn tiền vốn, tài sản đang bỏ không được vận dụng một cách có lợi, phục vụ cho nhu cầu vốn để tăng trưởng cuả nền kinh tế. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét các hoạt động nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại cũng như chức năng, vai trò của nó trong nền kinh tế. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Nói chung, các ngân hàng thu lợi nhuận bằng cách bán những tài sản nợ có một số đặc tính (một kết hợp riêng về tính lỏng, rủi ro và lợi tức) và dùng tiền thu được để mua tài sản có có đặc tính khác. Như thế, các ngân hàng cung cấp một dịch vụ chuyển một loại tài sản này thành một tài sản khác cho công chúng bằng cách thực hiện trao đổi hai lần “khế ước” nợ giữa người có vốn và người cần vốn để kiếm lời. Theo cách này, thay thế cho quan hệ trực tiếp giữa người đi vay và cho vay là hai trái quyền tài chính: + Người cho vay có trái quyền tài chính với các ngân hàng thương mại + Các ngân hàng thương mại có trái quyền tài chính đối với người đi vay. Nói ngắn gọn, các ngân hàng thương mại nhận tiền gửi từ các cá nhân và các tổ chức, rồi dùng vốn đó để cho vay nhằm thu lợi nhuận tối đa. Vai trò nổi bật của các ngân hàng thương mại là chúng “góp nhặt” toàn bộ các nguồn vốn nhàn rỗi rải rác trong toàn bộ nền kinh tế- xã hội (kể cả khu vực tài chính doanh nghiệp) để cung ứng trở lại cho hoạt động của tài chính doanh nghiệp của các cá nhân và một số hoạt động khác của chính phủ. Từ những hoạt động chính của ngân hàng, ta hãy xem xét một vài nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng trong quá trình kinh doanh của nó. 1.1.1. Nghiệp vụ tạo lập vốn (nghiệp vụ nợ) của NHTM Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội để hoạt động là lẽ sống quan trọng nhất của các NHTM. ở các nước công nghiệp, với sự phát triển nhanh của thị trường tài chính đã có rất nhiều loại tài sản có lợi tức ổn định và thanh khoản cao tài sản nợ rất đa dạng làm cho việc tìm kiếm vốn hoạt động của NHTM trở thành sự cạnh tranh khốc liệt. Trước mắt các ngân hàng ở các nước phát triển luôn luôn xuất hiện vấn đề làm thế nào để có đủ vốn cho đầu tư giữa môi trường cạnh tranh đầy kịch tính. NHTM phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác với các nghiệp vụ thị trường trực tiếp và vơí bất cứ tổ chức nào khác muốn thu hút một khối lượng vốn vào đó. Cho đến thời gian gần đây, tài sản nợ của các NHTM trên khắp thế giới vẫn tập trung vào 5 nhóm phổ biến: 1-Vốn chủ sở hữu 2- Tiền gửi không kỳ hạn 3- Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm 4- Các khoản vay trên thị trường tiền tệ 5- Các khoản vay các ngân hàng khác hoặc ngân hàng trung ương. 1.1.1.1. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là điều kiện hàng đầu để ngân hàng khởi nghiệp trước khi được phép khai trương theo luật định. ở Việt Nam, để thành lập một NHTM, trước hết phải có đủ vốn pháp định theo mức quy định của ngân hàng nhà nước. ở mỗi ngân hàng, vốn pháp định được hình thành do tính chất sở hữu của ngân hàng quyết định, nghĩa là nguồn vốn này có thể do nhà nước cấp, hoặc có thể do huy động trong xã hội. Ngoài vốn điều lệ, NHTM còn có các quỹ dự trữ bắt buộc phải trích lập trong quá trình tồn tại và hoạt động của ngân hàng, quỹ phát triển kỹ thuật, quỹ khấu hao tài sản cố định, quỹ bảo toàn vốn, qũy phúc lợi... Tất cả nguồn vốn này (vốn điều lệ, quỹ dự trữ , quỹ khác) được gọi là vốn tự có của ngân hàng, chiếm tỷ trọng nhỏ, song lại rất quan trọng, vì nó cho thấy thực lực, quy mô của ngân hàng, là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác. Vốn tự có gồm 3 chức năng chủ yếu: chức năng bảo vệ , chức năng hoạt động và chức năng điều chỉnh. 1.1.1.2. Nghiệp vụ đi vay Sau khi đã sử dụng hết vốn, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng hoặc phải đáp ứng thanh toán và chi của khách hàng, các NHTM có thể đi vay ở NHTW, ở các NHTM khác, vay ở thị trường tiền tệ, vay các tổ chức ngoài nước... Vốn đi vay chỉ chiếm 1 tỷ lệ có thể chấp nhận được trong kết cấu nguồn vốn, nhưng nó rất cần thiết và có vị trí quan trọng để bảo đảm cho ngân hàng hoạt động kinh doanh một cách bình thường. Vay của NHTW: Qua 2 hình thức chính: Tái chiết khấu ( hoặc chiết khấu ) hay tái cấp vốn Thế chấp hay ứng trước có bảo đảm hay không có bảo đảm. ở Việt Nam, hiện nay NHNN cho các NHTM vay như sau: Cho vay bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn Chiết khấu hoặc tái chiết khấu trái phiếu kho bạc, khế ước mà các ngân hàng đã cho khách hàng nay chưa đáo hạn, và các thương phiếu. Cho vay bổ sung vốn thanh toán bù trừ của các tổ chức tín dụng. Vay ngắn hạn dự trữ tại NHTW: Các NHTM vay mượn như vậy gọi là vay mượn qua vốn liên bang hoặc vay tiền trung ương để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vì thế, ngoài qui định dự trữ bắt buộc do NHTƯ áp đặt, tất cả các NHTM đều phải ký gửi những khoản tiền mặt nhất định tại kho của NHTƯ, khoản này không sinh lời. Trong quá trình hoạt động của mình, sự thiếu hụt dự trữ tại NHTƯ là điều thường xảy ra với các NHTM. Trong khi có một số NHTM thiếu dự trữ, thì nó cũng có một vài bộ phận khác thừa dự trữ. Để đảm bảo dự trữ theo quy định của NHTW, các NHTM điện thoại hoặc liên lạc bằng computer vay lẫn nhau dự trữ trong một ngày là chuyện bình thường. Trong vòng 5 phút sau, ngân hàng thừa dự trữ trong ngày hôm đó sẽ viết séc hoặc gửi điện tín đến chi nhánh NHTƯ tại địa phương, yêu cầu chuyển một phần tiền từ dự trữ của ngân hàng mình qua cho dự trữ của ngân hàng xin vay. c) Vay trên thị trường tiền tệ: ở các nước công nghiệp phát triển, các NHTM phát hành các loại phiếu nợ sau để vay tiền trên thị trường tiền tệ: +Chứng chỉ tiền gửi loại lớn (jumpo CDs) +Vay ngắn hạn bằng cách phát hành RPs d) Vay từ công ty mẹ: Hình thức này áp dụng ở các nước phát triển, khi mỗi công ty hoặc tập đoàn kinh doanh có thể là chủ của từ một đến rất nhiều NHTM. Vay từ các NHTM và các tổ chức tín dụng khác... 1.1.1.3. Nghiệp vụ ký thác (Tiền gửi) Huy động vốn là hoạt động chủ yếu và thường xuyên của NHTM, trong đó, ngoài cách đi vay, ngân hàng còn thu thập các khoản ký thác từ các khách hàng của mình. “Được coi là ký thác, khi tiền mà ngân hàng nhận được của khách hàng bất luận dưới danh từ nào, dù phải trả lãi hay không trả lãi, với quyền sử dụng số tiền đó cho hoạt động kinh doanh của mình và với bổn phận làm nghiệp vụ ngân quỹ cho người ký gửi, nhất là phải trả trong giới hạn số tiền nhận được, tất cả những lệnh trả tiền của người ký thác bằng séc, lệnh chuyển khoản, thư tín dụng...hay bất cứ cách nào khác, cũng thâu nhập vào khoản tiền ký thác mọi số tiền mà ngân hàng thu hộ người ký gửi. Các khoản tiền gửi bao gồm: a) Tiền gửi không kỳ hạn: +Tiền gửi dùng séc: Việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba thường được thực hiện bằng séc. Lý do chủ yếu khiến cho khách hàng mở tài khoản ngân hàng là để đảm bảo “thế năng” của đồng vốn khi cần đến. Sự dễ dàng chuyển nhượng cũng được xem là rất quan trọng. Séc còn là một phương pháp tiết kiệm và an toàn để chuyển dịch một số tiền lớn, xét từ quan điểm chi phí lưu thông và khả năng bị mất vì bị cướp giật. Khi các tấm séc được sử dụng, việc chuyển nhượng được thực hiện thông qua việc bù trừ séc của các ngân hàng mà không bên nào, người nhận hay người trả, phải suy nghĩ nhiều về vấn đề ấy. Người phát lệnh séc ít phải lo lắng, ngay cả việc bị giả mạo, bởi vì ngân hàng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong trường hợp một tấm séc giả được chi trả. +Tiền gửi rút tiền tự động hay tiền gửi thông dụng (ordinary deposits): Được thực hiện qua máy rút tiền (cash dispensers), máy nhận rút và chuyển tiền tự động (máy ATM). Đây là một hình thức tiền gửi hoàn toàn khác với các loại tiền giấy bình thường. Nó là tiền của ngày mai. +Tài khoản ATS (automatic transfer service account): Tài khoản phối hợp tài khoản tiết kiệm và tài khoản séc ở Mỹ. +Tiền gửi có thông tri, tiền gửi hẹn rút: Là loại ký thác, không có quy định một kỳ hạn nào nhưng các bên có thoả thuận việc thông báo trước (từ 8 đến 15 ngày). +Ký thác đặc biệt khác... ở Việt Nam, tiền gửi không kỳ hạn gồm: +Tiền gửi thanh toán: Là loại tiền gửi được ký thác vào ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Đây là một bộ phận tiền đang chờ thanh toán mà không phải là tiền để dành, do vậy khách hàng gửi tiền không mất quyền sử dụng số tiền này. Họ có thể rút ra, chuyển nhượng hoặc chi trả trong thanh toán bất kỳ lúc nào theo yêu cầu. +Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi thể hiện khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của khách hàng, họ gửi tiền vào ngân hàng không mang tính chất để thanh toán mà nhằm mục đích an toàn tài sản, khi cần khách hàng đến ngân hàng rút tiền để chi tiêu. b) Tiền gửi có kỳ hạn: +Tiền gửi tiết kiệm. +Tiền gửi có kỳ hạn khác. Nguồn uỷ thác Việc sở hữu tài sản dẫn đến nhu cầu về các dịch vụ quản lý tài sản và việc quản lý tài sản cho người khác được thực hiện dưới mọi hình thức và với cách sắp xếp khác nhau là dịch vụ uỷ thác của NHTM. Những người sử dụng các dịch vụ của phòng uỷ thác, bao gồm các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức từ thiện và các đơn vị chính quyền. Dịch vụ uỷ thác bao gồm: Thanh lý tài sản, điều hành vật uỷ thác, phục vụ như người bảo vệ và bảo quản các tài sản, thực hiện các dịch vụ đại diện. 1.1.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn (nghiệp vụ có) của NHTM Sau khi đã huy động được vốn, NHTM phải làm sao để hiệu quả hoá những nguồn tài sản này. Cho vay hay đầu tư sinh lợi từ tiền đã huy động được là lẽ sống còn của NHTM. Vì cho vay hay đầu tư vào các loại tài sản nào cũng đều là hoạt động kiếm lợi nhuận. Khi ngân hàng đầu tư tiền của nó vào một thương vụ, hoặc cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng vay, nó trở thành là chủ nợ, các đối tượng kia là người vay nợ. Vì thế, các khoản đầu tư trở thành tài sản có của ngân hàng. Nó đầu tư càng nhiều, càng sinh lãi nhiều từ vốn đã huy động. Song ngân hàng cũng có rất nhiều cách để đầu tư tiền của nó. Sự đa dạng của tài sản có chính là phản ánh sự đa dạng trong loại hình đầu tư của ngân hàng. Trên thế giới, tài sản có của một NHTM bao gồm: dự trữ tiền mặt, đầu tư vào chứng khoán, cho vay và đầu tư vào các loại tài sản khác. 1.1.2.1. Dự trữ tiền mặt Đây là nghiệp vụ nhằm duy trì khả năng thanh khoản của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu rút tiền và thanh toán thường xuyên của khách hàng. NHTM phải duy trì một bộ phận vốn bằng tiền mặt để thực hiện nghiệp vụ dự trữ. Mức dự trữ này cao hay thấp tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động của ngân hàng, mối quan hệ thanh toán bằng tiền mặt và chuyển khoản, thời vụ của ngân hàng không sinh lãi. Tuy nhiên, ngân hàng buộc phải làm vậy để đảm bảo an toàn cho những hoạt động kinh doanh khác của nó. Dự trữ tiền mặt được coi là “khoản đầu tư cho sự an toàn”. Hiện nay, NHTM các nước trên thế giới chia dự trữ làm ba phần: a) Tiền mặt tại kho của ngân hàng: Các NHTM bao giờ cũng giữ một khoản dự trữ tiền mặt nhất định tại kho của mình vào mỗi ngày để đề phòng những chi trả bất ngờ cho dân vào đầu ngày hôm sau. Năng lực quản lý tài sản có cao hay thấp, hiệu quả hay không của các NHTM thể hiện ở chỗ nó tồn tại bao nhiêu dự trữ dư thừa (ER) mỗi ngày. b) Tiền mặt ký gửi tại NHTƯ: Dự trữ tiền mặt ký gửi tại kho của NHTƯ bao gồm cả một bộ phận của dự trữ bắt buộc. Các ngân hàng phải ký gửi một phần tiền mặt tại NHTƯ dưới dạng ký gửi không lãi (hoặc lãi rất thấp) nhằm phục vụ cho việc thanh toán bù trừ hoặc chuyển nhượng liên ngân hàng những tờ séc mà nó và các ngân hàng khác phát hành ra. Từ sau cuộc khủng hoảng 1929-1933, việc để lại dự trữ tiền mặt theo quy định của NHTƯ được gọi là “dự trữ bắt buộc”. c) Tiền mặt đang trên đường thu hồi: Đây là thuật ngữ chỉ hai khoản: + Tiền mặt đã được các đơn vị vay, các đơn vị có trách nhiệm trả nợ ký cam kết thanh toán rồi và hiện đang thu về. Quá trình thu không quá 14 ngày; + Tiền mặt được thu lại do một tờ séc của ngân hàng phát ra không được chấp nhận hoặc không thanh toán được và phải trả lại cho ngân hàng. *Dự trữ của ngân hàng có thể chia thành hai loại sau: 1.Dự trữ sơ cấp: Tài sản thuộc loại dự trữ này bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTƯ, tiền gửi tại các ngân hàng đại lý và các NHTM khác, ngân quỹ đang trong quá trình thu nhận. Như vậy, dự trữ sơ cấp là dự trữ tiền tệ bao gồm tiền mặt và tiền gửi. Hai khoản mục tiền này thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau, khi thừa tiền mặt có thể gửi vào NHTƯ hoặc các ngân hàng đại lý và ngược lại, khi thiếu tiền mặt có thể rút ra từ NHTƯ để bổ sung quỹ tiền mặt. 2.Dự trữ thứ cấp: Là khoản dự trữ bổ sung để đáp ứng nhu cầu chi trả mang tính chất thời vụ và chu kỳ được dự kiến trước và các nhu cầu đột xuất không dự kiến trước. Dự trữ thứ cấp không phải dự trữ dưới hình thức tiền tệ, mà là dự trữ dưới hình thức các loại chứng khoán. Bao gồm: tín phiếu kho bạc, hối phiếu chấp nhận thanh toán của ngân hàng, thương phiếu thuộc thị trường mở... 1.1.2.2. Đầu tư vào chứng khoán Chứng khoán là một phiếu nợ được in trên giấy dưới hình thức của một chứng từ. Chứng khoán gồm phiếu nợ (hay trái phiếu) và cổ phiếu. Các NHTM thường đầu tư vào các chứng khoán chủ yếu sau: Chứng khoán nhà nước: - Tiền của kho bạc. - Trái phiếu kho bạc trung hạn. - Trái phiếu kho bạc dài hạn. - Trái phiếu của chính quyền địa phương. b) Các chứng khoán khác: Gồm các chứng khoán do công ty phát ra và chứng khoán của nước ngoài. 1.1.2.3. Nghiệp vụ cho vay Cho vay của NHTM, nói rộng ra là tín dụng của NHTM, là một lĩnh vực phức tạp và thường xuyên cập nhật theo những biến chuyển của môi trường kinh tế. Danh từ tín dụng dùng để chỉ một số hành vi kinh tế rất phức tạp như: bán chịu hàng hoá, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác, phát hành giấy bạc. Đây là hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra lợi nhuận. Chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư khác. Nghiệp vu tín dụng ngân hàng có thể chia thành các loại sau: * Căn cứ vào thời gian cho vay: Cho vay ngắn hạn: thời gian nhỏ hơn hoặc bằng một năm. Mục đích là để bù đắp cho nhu cầu về vốn lưu động của khách hàng. Các NHTM có thể cho khách hàng vay để lưu thông phân phối sản phẩm, dự trữ hàng hoá... Cho vay trung hạn: là khoản cho vay có thời hạn 1<t<5 năm. Mục đích là để sửa chữa lớn và quy mô vừa, để áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thay đổi sản phẩm cung cấp trên thị trường... Cho vay dài hạn:t >5 năm, mục đích để đầu tư xây dựng cơ bản, hiện đại sản xuất sẵn có, phát triển sản xuất theo chiều rộng hoặc chiều sâu. * Căn cứ vào tài sản thế chấp: - Cho vay có tài sản thế chấp: NHTM căn cứ vào giá trị của tài sản được khách hàng kê khai làm tài sản thế chấp, bảo đảm cho tiền vay. +.Cho vay thế chấp: Tài sản thế chấp vẫn thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của khách hàng nhưng không được quyền nhượng bán, cho thuê tài sản đó. +.Cho vay cầm cố: Tài sản thế chấp thuộc quyền quản ký của ngân hàng. Khách hàng không có quyền sử dụng nó trong thời gian vay. - Cho vay không có tài sản thế chấp: +.Cho vay tín chấp: căn cứ vào lòng tin của ngân hàng trực tiếp với người vay tiền. +.Cho vay bảo lãnh: dựa vào lòng tin của ngân hàng với người thứ ba đứng ra bảo lãnh cho vay. * Căn cứ vào quy mô vốn vay: - Cho vay trong hạn mức: NHTM sẽ cho vay theo một hợp đồng tín dụng mà nội dung chủ yếu là số tiền nhất định mà ngân hàng có thể cho vay vô điều kiện trong một thời gian xác định. Với cách này, khách hàng có thể chủ động sử dụng vốn vay. Mặt khác, để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, ngân hàng có thể cho vay luân chuyển (cho vay dần). ` - Cho vay ngoài hạn mức: + Cho vay thoả thuận. + Cho vay chiết khấu. Lãi suất cho vay có thể thoả thuận theo một khung dao động. - Cho vay quá ngạch: Đây là hình thức cho vay ngay cả khi khách hàng chưa trả được nợ cũ. Theo nguyên lý, đó là sự trợ giúp của ngân hàng với doanh nghiệp khi doanh nghiệp gặp khó khăn, bị thiên tai, lũ lụt, bất khả kháng... và giúp ngân hàng có hi vọng thu hồi lại nợ khó đòi trước. ở Việt Nam, NHTM còn có hình thức cho vay ngoại tệ, nội tệ... 1.1.3. Nghiệp vụ trung gian Nghiệp vụ trung gian của NHTM bao gồm rất nhiều loại dịch vụ ngân hàng khác nhau: - Dịch vụ chuyển khoản từ tài khoản này sang tài khoản khác cùng ở một ngân hàng hay ở hai ngân hàng khác nhau thông qua các công cụ như séc, lệnh chi, thẻ chi trả... - Dịch vụ thu hộ và chi hộ cho khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Việc chi hộ ngân hàng chỉ tiến hành khi có lệnh của chủ tài khoản. - Dịch vụ chi lương cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Đến tháng, doanh nghiệp chỉ cần gửi bảng lương qua ngân hàng, theo đó, ngân hàng sẽ ghi nợ vào tài khoản doanh nghiệp đó và chi lương cho những người có tên trong danh sách tiền lương. - Dịch vụ chuyển tiền từ địa phương này sang địa phương khác. - Dịch vụ khấu trừ tự động cũng là dịch vụ với khách hàng là cá nhân. Theo đó, nếu khách hàng cho phép, ngân hàng sẽ tự động ghi nợ tài khoản của khách hàng để thanh toán các hoá đơn đòi tiền do các đơn vị dịch vụ gửi đến như: trả tiền điện, nước, điện thoại, thuê nhà...Đây là những khoản chi thường xuyên trong tháng, nếu không có dịch vụ này khách hàng sẽ tốn nhiều thời gian và phiền toái khi đi thanh toán các khoản này. Tóm lại, thực hiện nghiệp vụ trung gian mang tính dịch vụ sẽ đem lại cho các ngân hàng những khoản thu nhập khá quan trọng. Nó đã giúp các ngân hàng phát triển toàn diện. Lợi nhuận của ngân hàng không chỉ ở đầu tư cho vay, mà gần phân nửa các dịch vụ trung gian, hơn nữa lại là lĩnh vực ít rủi ro. Ngoài ra, NHTM còn có một số dịch vụ khác nữa như : Tư vấn cho đầu tư, môi giới trong việc mua bán ngoại tệ, chứng khoán,bất động sản, quản lý hộ tài sản, làm trung gian giải ngân, đánh giá,thẩm định các dự án... 1.2. Chức năng của NHTM 1.2.1. Chức năng tạo tiền Tạo tiền là một trong những chức năng chủ yếu của các NHTM. Nó được thực hiện thông qua một số hoạt động tín dụng và đầu tư của các NHTM. Sức mạnh của hệ thống NHTM nhằm tạo tiền mang ý nghĩa kinh tế cực kỳ to lớn. Quá trình tạo tiền là khả năng biến mức tiền gửi ban đầu tại một ngân hàng đầu tiên nhận tiền gửỉ thành một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng thanh toán qua nhiều ngân hàng. Muốn tạo ra tiền “bút tệ” phải sử dụng cả hệ thống ngân hàng. Một ngân hàng đơn độc khó có khả năng tạo tiền, hoặc việc tạo tiền chỉ diễn ra tạm thời trong một lúc nào đó. Một dây chuyền hoàn chỉnh của quá trình tạo tiền phải gắn liền với một hệ thống NHTM cùng với sự trợ lực của NHTƯ. Việc tạo tiền có thể làm cho các NHTM mất khả năng chi trả tiền mặt và lúc đó, NHTƯ phải cho các NHTM vay để bù đắp thiếu hụt thanh khoản. 1.2.2. Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán Việc đưa ra cơ chế thanh toán, hay nói cách khác, sự vận động vốn là một trong những chức năng quan trọng của NHTM. Đây là sự kế thừa và phát triển chức năng ngân hàng là thủ quỹ của doanh nghiệp,tức là ngân hàng nhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản. Trong khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông tín dụng và độc quyền quản lý công cụ đó (séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán...). Các ngân hàng đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều về chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá. Ban đầu, ngân hàng sử dụng tiền ngân hàng thay thế cho tiền vàng trong lưu thông, sau đó, sử dụng các công cụ lưu thông tín dụng như séc, thẻ thanh toán...thay thế cho tiền mặt nhằm tiết kiệm chi phí lưu thông, bảo quản, in, đếm, và hao mòn...Ngày nay, với phương pháp công nghệ hiện đại hơn, các NHTM từng bước trang bị đầy đủ các máy vi tính và phương tiện kỹ thuật khác, tạo điều kiện thanh toán bù trừ được nhanh chóng, đạt độ chính xác cao. ở các nước phát triển, hình thức chuyển tiền bằng điện tử, sử dụng thẻ tín dụng, thanh toán bằng cách nối mạng máy vi tính rất phổ biến. Chức năng trung gian tín dụng Đây là chức năng đặc trưng của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trung gian tín dụng là hoạt động cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong xã hội. Để thực hiện chức năng này, NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay. Mặt khác, trên cơ sở vốn đã huy động được, ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng... của các chủ thể kinh tế, góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, quan niệm trung gian tín dụng trở nên biến hoá hơn. Sự phát triển của thị trường tài chính làm xuất hiện những khía cạnh khác của chức năng này. Ngân hàng có thể đứng ra làm trung gian giữa công ty (khi phát hành cổ phiếu) với các nhà đầu tư; chuyển giao các mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhận việc mua bán trái phiếu công ty...Theo cách này, ngân hàng làm trung gian giữa người đầu tư và người cần vay vốn trên thị trường. Các NHTM thực hiện chức năng này để kiếm lời bằng việc đặt một lãi suất cao hơn cho các món vay so với món lãi mà họ phải thanh toán cho người cho vay (ngườigửi tiền). Tác dụng của trung gian tài chính là giảm thiểu những chi phí thông tin và chi phí giao dịch trong nền kinh tế. Đây là một nguồn tài chính quan trọng hơn nhiều cho các công ty so với thị trường chứng khoán. Chức năng trung gian tín dụng của các NHTM được hình thành từ rất sớm. Ngày nay, NHTM, thông qua chức năng này, đã và đang thực hiện vai trò xã hội của mình, làm cho sản phẩm trong nước tăng lên, vốn đầu tư mở rộng, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. 1.2.4. Chức năng làm dịch vụ tài chính và dịch vụ khác Ngân hàng có những điều kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin, quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp. Qua đó, ngân hàng có thể làm tư vấn về tài chính và đầu tư cho các doanh nghiệp, làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu, bảo đảm đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. Khi một doanh nghiệp muốn phát hành chứng khoán, họ có thể nhờ ngân hàng cung cấp các dịch vụ như: lựa chọn loại chứng khoán phát hành, tư vấn các vấn đề về lãi suất chứng khoán, thời hạn chứng khoán và các vấn đề về kỹ thuật khác... Ngoài ra, ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ lưu trữ và quản lý chứng khoán cho khách hàng, hoặc có khi ngân hàng còn thực hiện việc mua, bán chứng khoán cho khách hàng, thu hồi vốn chứng khoán đến hạn...Hơn thế nữa, ngân hàng còn có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ khác như: - Dịch vụ bảo quản an toàn vật có giá của khách hàng. + Dịch vụ cho thuê két sắt. + Dịch vụ bảo quản ký thác. + Dịch vụ trực tiếp bảo quản an toàn vật có giá. - Dịch vụ cho thuê két ngân buổi tối. Dịch vụ tín thác và uỷ thác ngân hàng. 1.2.5. Chức năng tài trợ ngoại thương, mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế Mặc dù ngoại thương được hình thành và bắt nguồn từ các hoạt động nội thương nhưng có những sự khác nhau đáng kể và chính từ sự khác nhau đó, các NHTM cần thiết cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế đối với các hoạt động ngoại thương. Sở dĩ có sự khác nhau ấy là do tồn tại ở mỗi nước một hệ thống tiền tệ riêng, không đồng nhất, và với năng lực tài chính của người mua và người ở các nước khác nhau cũng không giống nhau. Vì thế, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế mang những đặc thù riêng so với các dịch vụ ngân hàng cung cấp trong nước. Ngân hàng có nhiều chọn lựa trong việc mở rộng hoạt động ở nước ngoài: hoạt động ngân hàng đại lý, văn phòng đại diện, mua lại các ngân hàng địa phương... Và một trong những chức năng quan trọng nhất do các ngân hàng thực hiện trong việc tham gia vào nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là tài trợ xuất nhập khẩu và nền thương mại giữa các quốc gia. Hoạt động này đòi hỏi các phương pháp tài trợ khác nhau: ứng tiền trước, tài khoản mở, uỷ thác, nhờ thu, và thư tín dụng, tín dụng chiết khấu hối phiếu, bảo lãnh, mua bán séc du lịch. Ngày nay, các NHTM đã đi từ việc tài trợ các hợp đồng thương mại riêng biệt đến cung cấp các giải pháp tổng hợp đối với các nhu cầu thương mại, bao gồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100863.doc
Tài liệu liên quan