Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị- xã hội của thanh niên Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. tổ chức Đoàn chính là trường học cộng sản của thanh niên Việt Nam, là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi của tuổi trẻ, là người phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Những năm qua, trong quá trình đổi mới đất nước, đã tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển và trưởng thành của thế hệ trẻ. Tổ chức Đoàn thanh niên đã có nhiều đổi mới về phương thức và tổ chức hoạt động, đá ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi của thanh niên cũng như của thực tiễn. Tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp thanh niên tham gia vào các phong trào của Đoàn. Tổ chức Đoàn, Hội- Đội trở thành người bạn thân thiết của lớp trẻ, góp phần đào tạo con người mới cho đất nước. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đã phát huy được truyền thống quí báo của dân tộc và bản chất tốt đẹp của các thế hệ trẻ trước đây; luôn luôn dũng cảm chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc và đi đầu trong học tập, rèn luyện và lao động sáng tạo, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng đát nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Tuy nhiên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên còn nhiều mặt hạn chế: Hoạt động của Đoàn còn nhiều lúng túng, hệ thống tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị và các phong trào thanh niên chưa gây được ảnh hưởng sâu rộng; nội dung, phương thức hoạt động chậm được đổi mới, chưa có biện pháp thiết thực để lôi cuấn, tập hợp thanh niên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.
Trước những diễn biến phước tạp của tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới đặc biệt là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã tác động mạnh mẽ đến thế hệ trẻ. Những biến động đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận thanh niên, làm cho thanh niên hoang mang giao động về lý tưởng, mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nghi ngờ con đường XHCN mà Đảng , Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn. Bên cạnh đó âm mưu "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch đang chĩa mũi nhọn vào nước ta, nhăm lôi kéo, tha hoá thanh niên, bằng lối sống thực dụng, buông thả, ích kỷ, chỉ biết có đồng tiền và hưởng thụ, dẫn đến mắc vào các tệ nạn xã hội và cao hơn là vi phạm pháp luật.
Tình hình trên, đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với hệ thống tổ chức Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh, đòi hỏi tổ chức Đoàn phải nhanh chóng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để tập hợp, động viên, rèn luyện và định hướng hoạt động cho thế hệ trẻ Việt Nam nhằm phát huy hơn nữa vai trò của nó trong sự nghiệp cách mạng mới hiện nay.
Là một cán bộ Đoàn chuyên trách của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, sau khi được trang bị những kiến thức lý luận ở Học viện chính trị khu vực I, tôi đã chọn đề tài: " Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Đồng hỷ tỉnh Thái Nguyên". Để làm luận văn tốt nghiệp khoá học Cao cấp lý luận chính trị của mình với mong muốn được góp một phần công sức và kinh nghiệm vào việc giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong phong trong phong trào thanh thiếu nhi ở huyện Đồng Hỷ hiện nay.
32 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2139 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Đồng hỷ tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
mở đầu
Chương I: Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về đánh giá vai trò, vị trí, nhiệm vụ của thanh niên và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
trang
1. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
2.Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đáng giá vị trí, vai trò, nhiệm vụ của thanh niên và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Chương II: Thực trạng về tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động Đoàn thanh niên huyện Đồng Hỷ từ năm 2001 đến nay.
1. Thực trạng về tình hình kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ.
2. Thực trạng công tác Đoàn và phong trào thanh niên thiếu nhi huyện Đồng Hỷ từ năm 2001 đến nay.
3. Đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên thiếu nhi trong những năm vừa qua.
Chương III: Mục tiêu phương hướng và những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu niên.
1. Mục tiêu.
2. Phương hướng.
3. Những giải pháp.
4. Một số kiến nghị đề xuất.
kết luận
lời Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị- xã hội của thanh niên Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. tổ chức Đoàn chính là trường học cộng sản của thanh niên Việt Nam, là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi của tuổi trẻ, là người phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Những năm qua, trong quá trình đổi mới đất nước, đã tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển và trưởng thành của thế hệ trẻ. Tổ chức Đoàn thanh niên đã có nhiều đổi mới về phương thức và tổ chức hoạt động, đá ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi của thanh niên cũng như của thực tiễn. Tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp thanh niên tham gia vào các phong trào của Đoàn. Tổ chức Đoàn, Hội- Đội trở thành người bạn thân thiết của lớp trẻ, góp phần đào tạo con người mới cho đất nước. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đã phát huy được truyền thống quí báo của dân tộc và bản chất tốt đẹp của các thế hệ trẻ trước đây; luôn luôn dũng cảm chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc và đi đầu trong học tập, rèn luyện và lao động sáng tạo, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng đát nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Tuy nhiên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên còn nhiều mặt hạn chế: Hoạt động của Đoàn còn nhiều lúng túng, hệ thống tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị và các phong trào thanh niên chưa gây được ảnh hưởng sâu rộng; nội dung, phương thức hoạt động chậm được đổi mới, chưa có biện pháp thiết thực để lôi cuấn, tập hợp thanh niên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người....
Trước những diễn biến phước tạp của tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới đặc biệt là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã tác động mạnh mẽ đến thế hệ trẻ. Những biến động đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận thanh niên, làm cho thanh niên hoang mang giao động về lý tưởng, mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nghi ngờ con đường XHCN mà Đảng , Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn. Bên cạnh đó âm mưu "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch đang chĩa mũi nhọn vào nước ta, nhăm lôi kéo, tha hoá thanh niên, bằng lối sống thực dụng, buông thả, ích kỷ, chỉ biết có đồng tiền và hưởng thụ, dẫn đến mắc vào các tệ nạn xã hội và cao hơn là vi phạm pháp luật.
Tình hình trên, đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với hệ thống tổ chức Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh, đòi hỏi tổ chức Đoàn phải nhanh chóng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để tập hợp, động viên, rèn luyện và định hướng hoạt động cho thế hệ trẻ Việt Nam nhằm phát huy hơn nữa vai trò của nó trong sự nghiệp cách mạng mới hiện nay.
Là một cán bộ Đoàn chuyên trách của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, sau khi được trang bị những kiến thức lý luận ở Học viện chính trị khu vực I, tôi đã chọn đề tài: " Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Đồng hỷ tỉnh Thái Nguyên". để làm luận văn tốt nghiệp khoá học Cao cấp lý luận chính trị của mình với mong muốn được góp một phần công sức và kinh nghiệm vào việc giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong phong trong phong trào thanh thiếu nhi ở huyện Đồng Hỷ hiện nay.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu cuả đề tài là xây dựng được một số giải pháp khả thi nhằm làm cho công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở huyện Đồng Hỷ đạt được chất lượng và hiệu quả thục sự. Để đạt đựơc mục tiêu đó, cần giải quyết tốt những nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về thanh niên và công tác Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu về thực trạng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên huyện Đồng Hỷ từ năm 2001 đến nay, từ đó rút ra những ưu điểm, khuyết điểm và bài học kinh nghiệm.
- Vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác Đoàn ở địa phương, đề xuất mốt số giải pháp cụ thể nhằm đổi mới phương hướng hoạt động Đoàn thanh niên huyện Đồng Hỷ trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Mỗi ngành khoa học có một phương pháp nghiên cứu riêng song phương pháp chung đó là phương pháp này, đòi hỏi phương pháp khách quan toàn diện để rút ra cái bản chất nhất, đảm bảo tính đúng đắn, khoa học.
Các phương pháp cụ thể đó là: Thống kê, tổng hợp phân tích để từ đó rút ra các nhận xét cần thiết; từ đó tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm để đề xuất các giải pháp khả khi nhằm nâng cao chất lượng, hoạt động của tổ chức Đoàn huyện Đồng Hỷ.
4. Giới thiệu đề tài:
Trong khuôn khổ phạm vị của đề tài nên tôi chỉ đề cập đến thực trạng và giải pháp hoạt động Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Đồng Hỷ từ năm 2001 đến nay.
5.Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu kết cấu chuyên đề gồm ba chương.
Chương I: Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Chương II: Thực trạng tình hình họat động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Đồng Hỷ từ năm 2001 đến nay.
Chương III: Mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở huyện Đồng Hỷ.
Chương I
Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin.
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại vấn đề thanh niên đã được tất cả các quốc gia, dân tộc coi là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Trong kho tàng trí thức của loài người, nhiều tư tưởng, quan điểm của các nhà khoa học, nhà sư phạm, các danh nhân văn hoá đã đề cập đến vấn đề thanh niên. Trong kho tàng trí thức chung đó, học thuyết Mác -Lênin đã nêu nên những quan điểm lý luận khoa học về vấn đề này. Một trong những học thuyết vĩ đại nhất của C.Mác là học thuyết về: "Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản hiện đại", một giai cấp tiêu biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất luôn phát triển cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Theo Mác giai cấp vô sản chỉ được hình thành với tư cách là một giai cấp khi ý thức được địa vị và tương lai của nó. "Những công nhân tiến tiến nhất, hoàn toàn hiểu rõ rằng, tương lai của giai cấp công nhân và do đó tương lai của nhân loại hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên"( ), (2)C. Mác và Ăng ghen Về giáo dục thanh niên; NXB Mác cơ va năm 1972 trang 10
, chính C.Mác đã gọi thanh niên là cuội nguồn của sự sống của dân tộc và của giai cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc.
Ăngghen luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhân và đội tiên phong chiến đấu của nó. Ăngghen là người đầu tiên đưa ra các quan niệm như:"Đội quân xung kích" "Quyết định của đông đảo quân vô sản quốc tế" "Đội hậu bị của Đảng" để gắn với thanh niên. Vào năm 1853 Ăng ghen đã viết "Chính thế hệ trẻ sẽ là nguồn lực bổ sung rồi dào nhất cho Đảng"(2).
Phát triển sáng tạo những luận điểm của C.Mác và Ăng ghen, Lênin đã coi thanh niên là "Nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng". Ông đã luận giải những nguyên nhân làm xuất hiện những phong trào thanh niên, phát hiện ra những đặc điểm của nó và xác định mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa các tổ chức thanh niên với Đảng cộng sản.
Đánh giá cao tiền năng sáng tạo của tuổi trẻ Lênin khẳng định: "Chúng ta không giây phút nào được nghi ngờ về khả năng hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ cách mạng của thế hệ trẻ mà các thế hệ đi trước chưa kịp hoàn thành... Các thế hệ tương lai nhất định sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh để giải phóng nhân loại dưới ngọn cờ chiến đấu của cách mạng xã hội khoa học" Lênin toàn tập: Tập 4 - NXB Mác cơ va năm 1978, trang 195.
Lênin đã sớm nhận thấy vai trò cách mạng to lớn của thanh niên và ông cho rằng thành công của phong trào thanh niên chính là ở chỗ biết gắn liền nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác, tri thức khoa học với sự tham gia trực tiếp của họ vào cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản, Lênin viết: "Chúng ta mãi mãi là Đảng của thanh niên, của giai cấp tiên phong" và "Chúng ta đang đấu tranh tốt hơn ông cha chúng ta, con cháu sẽ đấu tranh còn tốt hơn chúng ta nhiều và chúng ta sẽ chiến thắng". Lênin toàn tập : Tập 1 NXB Mác cơ va năm 1987, trang 162.
Người còn chỉ rõ "Ai nắm được thanh niên, người đó sẽ làm chủ được thế giới và theo một nghĩa nào đó có thể nói rằng nhiệm vụ thật sự xây dựng một xã hội Cộng sản cách mạng chính là của thanh niên Lênin toàn tập :Tập 41 NXB Mác cơ va năm 1980, trang 354.
.
Thế hệ thanh niên đang lớn lên hoàn toàn có thể thực hiện được bởi họ đang được kế thừa những thành quả cách mạng, những kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của các thế hệ, cùng với trình độ trí tuệ, niềm say mê sáng tạo của họ sẽ tạo ra sức mạnh mới cho bản thân họ và cho giai cấp công nhân.
Các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin đã đặt vấn đề kế thừa của thế hệ trẻ lên tầm chiến lược, đó là vấn đề mang tính nguyên tắc đối với Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, mỗi thế hệ mới không kế thừa một cách đơn giản những giá trị vật chất và tinh thần do thế hệ trước tạo nên, thế hệ mới phát triển các giá trị đó phù hợp với những yêu cầu của thời đại mình và những nhiệm vụ mới của tiến bộ xã hội. Việc cuốn hút thanh niên vào phong trào cách mạng không phải là một quá trình tự phát. Sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào thanh niên, việc định hướng chính trị cho tuổi trẻ là điều kiền cần thiết để biến những năng lực tiềm tàng của thế hệ trẻ thành hiện thực. Vì vậy, các thế hệ trước có trách nhiệm và tự giác truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, các thế hệ sau có nhu cầu và tự giác tiếp nhận những kinh nghiệm ấy. Vì thế, vấn đề kế thừa các thế hệ phải được coi là bộ phận hữu cơ trong chính sách đối với thế hệ trẻ của Đảng, là phương hướng giáo dục quan trọng của tổ chức Đoàn và các tổ chức khác của thanh niên.
Đề cập đến tổ chức của thanh niên, Lênin khẳng định rõ lập trường của những người Cộng sản là cần phải giáo dục Cộng sản cho thế hệ trẻ và kết hợp sự giáo dục ấy với cuộc sống đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Vì vậy, phát biểu tại Đại hội III Đoàn thanh niên cộng sản Nga, Lênin đã yêu cầu: "Thanh niên phải học tập chủ nghĩa Cộng sản trong trường học riêng của mình, trong tổ chức độc lập đó là thanh niên Công sản". Mác - Lênin về thanh niên NXB ST, HN 1978 trang136.
Không qua trường học đó, những người tuổi trẻ chưa từng trải và thiếu kinh nghiệm, chưa được học tập lý luận đầy đủ, do quá hăng hái, nhiệt tình sẽ rơi vào ảnh hưởng của chủ nghĩa cơ hội.
Ông cho rằng "Nếu không biết tổ chức họ lại và nâng họ dậy thì họ sẽ đi theo những người Men sê vích và khi đó thiếu sự chín chắn và chưa từng trải của họ sẽ bị kẻ thù lợi dụng và gây nên những thiệt hại gấp bội" Lênin toàn tập NXB Mác cơ va năm 1978 trang 226.
.
Vì vậy tổ chức Đoàn thanh niên được khẳng định là một trường học lớn của thanh niên, là nơi giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, rèn luyện những kinh nghiệm sống, trang bị và định hướng cho thanh niên bước vào đời một cách vứng chắc. Qua đó, thanh niên biết mình phải làm gì, làm như thế nào để thật sự phát huy khả năng trí tuệ của mình để xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội mới, củng cố và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, những thành quả của cách mạng.
Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin hết sức quí giá, thế hệ trẻ ngày nay không được xem đó là những giáo điều hoặc những "Đơn thuốc vạn năng". Điều quan trọng phải thấm nhuần tinh thần biện chứng khách quan khoa học, tính chiến đấu trong học thuyết Mác- Lênin, vận dụng nó một cách thông minh, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của phong trào Đoàn thanh niên nước ta hiện nay. Chủ nghĩa Mác- Lênin là kim chỉ nam, là ngọn đuốc soi đường, là vũ khí đáng tin cậy đối với những người biết vận dụng sáng tạo nó vào cuộc sống.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ, coi tuổi trẻ là cái nôi của bản lĩnh cách mạng, những tài năng khoa học, nghệ thuật, Bác nói: "Một năm mở đầu bằng mùa xuân, cuộc đời mở đầu bằng tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội... Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, phần lớn là do thanh niên, thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó". Hồ Chí Minh Về giáo dục thanh niên NXB ST; HN năm 1964 trang 64-84.
và Người còn nhắc nhở: "Nhiệm vụ của thanh niên là không phải hỏi nước nhà cho mình những gì? mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? mình phải làm như thế nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn? mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào? " Hồ Chí Minh Bàn về công tác giáo dục NXB ST ; HN năm 1972 trang 43.
. Một loạt các vấn đề mà người đặt ra cho thanh niên trả lời và thanh niên chỉ có thể giải đáp bằng chính sự nỗ lực của bản thân mình, bằng chính kết quả của quá trình học tập và rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng mình thành những người. "Vừa có đức, vừa có tài" " Vừa hồng, vừa chuyên".
Bằng nhiều hình thức, Bác Hồ giáo dục cho thanh niên lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên với quan điểm " Vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Bác luôn khơi dậy những đức tính tốt đẹp, những khả năng tiềm tàng, khả năng "Đào núi và lấp biển" của thanh niên với khẩu hiệu "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên". Người cũng đã phê phán những thói hư tật xấu của thanh niên "Bệnh ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng". Bác nói rõ trách nhiệm của thanh niên là "Thanh niên có sứ mệnh to lớn thì cũng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách nhiệm thanh niên phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể từ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô chương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn. Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là học tập lao động, sinh hoạt theo đạo đức của thanh niên xã hội chủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa" Hồ Chí Minh Bàn về thanh niên NXB Thanh niên HN năm 1964 trang 93.
.
Đồng thời Người xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ cho Đoàn thanh niên qua các thời kỳ cách mạng, Người viết : "Đoàn thanh niên lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản" Hồ Chí Minh Bàn về công tác giáo dục thanh niên NXB Thanh niên HN năm 1980 trang 248.
.
Do ý thức một cách đầy đủ, đánh giá một cách chính xác vị trí, vai trò, nhiệm vụ của thanh niên, thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của thanh niên. Người đòi hỏi tổ chức Đoàn những cố gắn đặc biệt, nhằm đoàn kết tập hợp thanh niên để góp phần giáo dục họ thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Nhận thức sâu sắc quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin và thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đáng giá rất cao vai trò, vị trí của thế hệ trẻ. Trong thư của Ban chấp hành Trung ương Đảng gửi toàn thể cán bộ, đoàn viên thanh niên ngày 20 tháng 3 năm 1976 có đoạn viết: "Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh đã trở thành đội tiên phong chiến đấu của thanh niên Việt Nam, đội xung kích cách mạng và là đội hậu bị tin cậy của Đảng. Thanh niên cả nước rất xứng đáng là con em anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tổ quốc ta, Đảng và nhân dân ta rất tự hào về Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh, về thế hệ trẻ nước ta Hăng hái tiến lên hàng đầu cống hiến nhiều nhất cho CNXH; Nxb thanh niên năm 1981 Tr5-6
". Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước Đảng ta nhìn nhận thanh niên là lớp người "đã tỏ ra vô cùng anh dũng, thông minh và sáng tạo, nêu những tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của quân và dân cả nước." Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn Nxb TN; HN 1999 Tr 79
(Nghị quyết 181/BBTTW Đảng ngày 25 tháng 9 năm 1968) đây là sự đánh giá rất cao và khách quan của Đảng về thanh niên.
Trong thời kỳ chuyển biến cách mạng hiện nay, giữa cái cũ và cái mới, cái lạc hậu và cái tiến bộ, những suy nghĩ, cách làm của thời kỳ bao cấp và thời kỳ đổi mới đang đối lập nhau, thanh niên không phải là một lực lượng biệt lập, tách khỏi mọi yếu tố trong đời sống xã hội. Ngược lại, nó chịu mọi ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố tiêu cực và tích cực đó. thanh niên chuộng cái mới, cái đẹp, cái hào hùng, muốn bay nhảy, trọng chân lý chính nghĩa. Ngoài ra họ còn chút tự ti, thiếu mạnh dạn… Chính trên những khía cạnh cụ thể ấy mà phải có biện pháp thiết thực và đúng đắn, có sức thuyết phục dựa trên cơ sở khoa học để giáo dục họ biết yêu ghét thế nào cho đúng. Làm tốt công tác thanh niên chính là xây dựng tốt lực lượng tương lai cho cách mạng, thờ ơ, lãng quên công tác thanh niên là có tội với giai cấp, với dân tộc. Đảng ta đã nhận thức sâu sắc điều đó. Nghị quyết 25 của Bộ chính trị (ngày 4 tháng 7 năm 1985) chỉ rõ: "Làm tốt công tác thanh niên là bảo đảm sự kế tục và phát triển không ngừng của chế độ ta. Đảm bảo hiện tại cũng như tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam" Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn NXB TW HN 1999 trang 49
.
Trong quá trình đổi mới của cách mạng Việt Nam, bên cạnh những tích cực còn nhiều mặt tiêu cực tác động đến thanh niên như vấn đề việc làm, giáo dục lý tưởng cho thanh niên, các tệ nạn xã hội… hơn ai hết tổ chức Đoàn các cấp phải nhận thức được điều đó để tập hợp giáo dục thanh niên. Nghị quyết 04 Ban chấp hành TW Đảng khoá VII về công tác thanh niên chỉ rõ: "Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thật sự là đội dự bị tin cậy của Đảng. Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn nhất là các Đoàn cơ sở" Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn NXB TW HN 1990 trang 112
.
Đây là vấn đề thuộc chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.
Thanh niên và công tác thanh niên trong mọi thời kỳ cách mạng luôn là vấn đề quan trọng có ý nghĩa chiến lược trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam, thanh niên và công tác thanh niên luôn được Đảng ta và Bác Hồ quan tâm sâu sắc, đánh giá đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công tác thanh niên trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới của đất nước Đảng ta luôn coi trọng việc chăm lo phát triển con người toàn diện là mục tiêu, trong đó thanh niên là vị trí trung tâm của chiến lược con người. Đây là những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, để tiến tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Nghị quyết TW 04 khoá VII đã khẳng định: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không là tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, quyết định sự thành bại của cách mạng."
Ngày nay, tuổi trẻ cả nước đang hăng hái bước vào trận tuyến mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, góp phần giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm an ninh biên giới quốc gia, thanh niên đã góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới của đất nước. Tổ chức Đoàn các cấp phải nhận thức đầy đủ điều đó để thu hút, tập hợp đoàn viên thanh niên, tổ chức Đoàn xứng đáng là vai trò, là trường học và môi trường rèn luyện của thanh niên.
Chương II
Thực trạng tình hình họat động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Đồng Hỷ từ năm 2001 đến nay.
1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ.
Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Đồng Hỷ bao gồm 17 xã và 3 thị trấn (có 02 xã vùng cao và 02 xã thuộc diện 133) Tổng diện tích tự nhiên hơn 46.000 ha, trong đó diện tích đất canh tác hơn 5.000 ha. Dân số là hơn 112.000 người, thuộc 8 thành phần dân tộc anh em: Kinh, tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Cao Lan - Sán Chỉ, H’Mông, Hoa. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Chùa Hang, về phía đông huyện Đồng Hỷ giáp tỉnh Bắc Giang; phía tây giáp huyện Phú Lương; phía bắc giáp huyện Võ Nhai; phía nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình.
Huyện Đồng Hỷ có 3 con sông lớn. Sông Cầu phát nguyên từ xã Bằng Phú (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn), qua vùng Bạch Thông, Phú Lương, Võ Nhai. Đến địa phận Đồng Hỷ, dòng sông chảy qua các xã: Vân Lăng, Hoà Bình, Minh Lập, Hoá Thượng, Cao Ngạn, Đồng Bầm, Linh Sơn, Huống Thượng, rồi đổ về huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên, sang vùng Bắc Ninh.
Sông Công bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hoá), chảy sang các huyện Định Hoá, Đại Từ, Đồng Hỷ, đổ vào Hồ Núi Cốc, và theo hướng tây bắc, đông nam, đi vào địa phận thành phố Thái Nguyên rồi xuống huyện Phổ Yên.
Sông Linh Nham chảy từ khe Mo Hoá Trung, qua Linh Sơn rồi hợp lưu với sông Cầu.
Ngoài đường sông Đồng Hỷ nằm trên hai trục đường chính. Quốc lộ số 3 từ Hà nội đến thành phố Thái Nguyên, qua địa phận huyện Đồng Hỷ lên Bắc Kạn, Cao Bằng. Quốc lộ 1B từ Thành phố Thái Nguyên theo hướng đông bắc - tây nam, qua huyện Đồng Hỷ lên Võ Nhai, Bắc Sơn, Lạng Sơn.
Nhờ hai tuyến đường bộ quan trọng này việc giao thông giữa Đồng Hỷ với các địa phương trong ngoài tỉnh tương đối thuận lợi. Bên cạnh đó là các tuyến đường nhánh nối liền các xã trong huyện và giữa huyện với các huyện khác trong tỉnh.
Đồng Hỷ là miền đất giàu tài nguyên, khoáng sản. Đá vôi, đá hoa có trữ lượng lớn ở vùng Quang Sơn, Chùa Hang, Linh Sơn, Tân Long. Mỏ Chì, mỏ kẽm ở Tân Long, Vân Lăng. Trại cau có mỏ sắt lộ thiên, quặng thuộc loại tốt. Trong các khu rừng có nhiều loại gỗ quý, như: Gỗ Đinh ở Vân Lăng, Vân Hán, Cây thị, Hợp Tiến. Gỗ Nghiến ở Quang Sơn, Tân Long, Vân Lăng…
Cùng với cây lương thực và hoa màu, người dân đồng hỷ còn trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Đến nay, trên địa bàn Đồng Hỷ, các loại vải thiều, nhãn, táo, na, hồng… đã và đang được phát triển. Chè là một đặc sản có từ lâu đời của tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng. Hiện nay, Đồng Hỷ có 2.034 ha đất trồng chè, trong đó diện tích trồng chè quốc doanh là 1.628 ha. Bên cạnh cây chè là cây mía, các xã Vân Lăng, Hoà Bình, Minh Lập… đã hình thành một vùng trồng mía hơn 1.000 ha, hàng năm sản xuất trên một vạn tấn mía cây, cung cấp cho nhà máy đường Minh Lập có công suất 200 đến 300 tấn đường.
Bên cạnh những nghề thủ công cổ truyền như: Rèn đúc nông cụ, nung vôi, làm gạch, đan lát… Đồng Hỷ còn phát triển thêm các cơ sở chế biến gỗ, xẻ đá, cơ khí… trên địa bàn Đồng Hỷ hiện nay có nhiều cơ sở công nghiệp Trung ương và địa phương.
Trong những năm qua, kinh tế của huyện có bước phát triển vững chắc; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm đạt 9,7%. Trong đó: giá trị CNXD tăng 17,4%; giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 5,2%; dịch vụ tăng 8,1%; thu nhập (GDP) bình quân đầu người đến năm 2005 đạt 4,934 triệu đồng.
- Về nông nghiệp: Năng suất lúa bình quân tăng từ 38 tạ/ha (năm 2001) lên 44 tạ/ha (năm 2005). Sản lượng lương thực tính đến hết năm 2005 đạt 35.000 tấn. Diện tích đất ruộng đạt giá trị bình quân 17,5 triệu đồng/ha. Diện tích chè trồng mới đạt 654 ha, trong đó trên 80% là chè giống mới; cây ăn quả trồng mới được 531,7 ha đưa tổng diện tích cây ăn quả của huyện lên 2.531,3 ha, giá trị sản xuất vườn đồi đạt 21,9 triệu/ha. Đến năm 2005, toàn huyện có 239 hộ gia đình nông dân đạt mức thu nhập bình quân từ 6 đến 10 triệu đồng 1 khẩu/năm.
- Về lâm nghiệp: Thực hiện việc giao đất giao rừng cho nhân dân, công tác quản lý bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trồng mới 3.500 ha rừng.
- Về sản xuất CN - TTCN: Thực hiện đề án phát triển CN - TTCN và dịch vụ trên cơ sở xác định 4 cụm công nghiệp chính phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, động viên, khuyến khích được nhiều thành phần kinh tế đầu tư sản xuất. Toàn huyện có 65 HTX được chuyển đổi, thành lập mới, hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Trong đó có 21,9% HTX hoạt động có hiệu quả; 45,3% HTX hoạt động trung bình. Toàn huyện có 11 doanh nghiệp Nhà nước, đến nay phần lớn các doanh nghiệp đã chuyển sang công ty cổ phần, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp luôn có sự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTN- Thai Nguyen.doc