Đề tài Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty tnhh thương mại Carmax

Kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, với rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít rủi ro và thách thức. Công ty TNHH Thương Mại CARMAX là một công ty mới thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ nhân viên còn chưa chuyên nghiệp, khách hàng chưa nhiều. Song, lãnh đạo công ty đã hết sức khắc phục khó khăn đó, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng tiềm năng, tìm ra được các chiến lược kinh doanh không chỉ mang lại hiệu quả trong ngắn hạn mà còn cả trong dài hạn. Công ty cũng đang hoàn thiện tổ chức của công ty theo hướng chuyên nghiệp hơn với khẩu hiệu :

Chất lượng khẳng định,

Giá cả cạnh tranh.

Với tinh thần làm việc hết mình, công ty luôn cố gắng hoàn thiện mình và đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng của mình. Điều đó thể hiện qua doanh thu trong 3 năm của công ty liên tục tăng. Khách hàng đến với công ty ngày càng nhiều và để lại sự hài lòng cho mỗi khách hàng khi đến với công ty, đặc biệt là khách hàng thường xuyên gắn bó với công ty. Trong số đó có không ít khách hàng ở miền Trung và miền Nam. Đặc biệt là công ty đã mở một showroom trong Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng lớn trong khu vực miền Nam. Bộ máy tổ chức của công ty làm việc kết hợp với nhau nhịp nhàng hơn, hiệu quả hơn.

Tình hình kinh doanh của công ty tốt đều lên. Từ khi mới thành lập, ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên tuy không nhiều nhưng với phong cách làm việc chuyên nghiệp đã luôn cố gắng hết mình để đem lại cho công ty sự phát triển bền vững. Ban giám đốc công ty cũng không ngừng cải thiện điều kiện làm việc cho đội ngũ nhân viên của công ty, thu nhập hàng tháng của mỗi nhân viên trong công ty khá cao và tăng đều hằng năm, tạo điều kiện tốt nhằm nâng cao chất lượng của công việc và tăng cường hiệu quả kinh doanh.

 

doc51 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty tnhh thương mại Carmax, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CARMAX Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương mại Carmax Công ty TNHH Thương mại CARMAX là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên được thành lập theo Quyết định số 125/2007/CARMAX-QĐHĐTV ngày 12 tháng 5 năm 2007 của hội đồng thành viên Công ty TNHH Thương mại CARMAX và được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0102039006 ngày 15 tháng 5 năm 2007 với các thông tin như sau: Bảng 1: Đăng kí kinh doanh của công ty TNHH Thương mại CARMAX: Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: CÔNG TY TNHH Thương mại CARMAX Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: CÔNG TY TNHH Thương mại CARMAX Tên giao dịch Quốc tế : CARMAX TRADING COMPANY LIMITED Tên viết tắt: CARMAX CO.,LTD Vốn điều lệ (2007) 1,000,000,000 đồng Việt Nam Vốn điều lệ (2009) 1,500,000,000 đồng Việt Nam Mã số Thuế 0103834952 Địa chỉ trụ sở chính: Số 501 – B5B Nam Thành Công – phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Địa chỉ văn phòng công ty: Phòng 210 – N3B – Trung Hoà Nhân Chính – Lê Văn Lương – Thanh Xuân – Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật của công ty : Ông: Nguyễn Hữu Dung ( giám đốc) ĐT : +84.4.35562198 Fax: +84.4.35562196 Website Kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, với rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít rủi ro và thách thức. Công ty TNHH Thương Mại CARMAX là một công ty mới thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ nhân viên còn chưa chuyên nghiệp, khách hàng chưa nhiều... Song, lãnh đạo công ty đã hết sức khắc phục khó khăn đó, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng tiềm năng, tìm ra được các chiến lược kinh doanh không chỉ mang lại hiệu quả trong ngắn hạn mà còn cả trong dài hạn. Công ty cũng đang hoàn thiện tổ chức của công ty theo hướng chuyên nghiệp hơn với khẩu hiệu : Chất lượng khẳng định, Giá cả cạnh tranh. Với tinh thần làm việc hết mình, công ty luôn cố gắng hoàn thiện mình và đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng của mình. Điều đó thể hiện qua doanh thu trong 3 năm của công ty liên tục tăng. Khách hàng đến với công ty ngày càng nhiều và để lại sự hài lòng cho mỗi khách hàng khi đến với công ty, đặc biệt là khách hàng thường xuyên gắn bó với công ty. Trong số đó có không ít khách hàng ở miền Trung và miền Nam. Đặc biệt là công ty đã mở một showroom trong Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng lớn trong khu vực miền Nam. Bộ máy tổ chức của công ty làm việc kết hợp với nhau nhịp nhàng hơn, hiệu quả hơn. Tình hình kinh doanh của công ty tốt đều lên. Từ khi mới thành lập, ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên tuy không nhiều nhưng với phong cách làm việc chuyên nghiệp đã luôn cố gắng hết mình để đem lại cho công ty sự phát triển bền vững. Ban giám đốc công ty cũng không ngừng cải thiện điều kiện làm việc cho đội ngũ nhân viên của công ty, thu nhập hàng tháng của mỗi nhân viên trong công ty khá cao và tăng đều hằng năm, tạo điều kiện tốt nhằm nâng cao chất lượng của công việc và tăng cường hiệu quả kinh doanh. 1.2. Đặc điểm của hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty TNHH Thương mại CARMAX 1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Thương mại CARMAX Trải qua 3 năm hoạt động, công ty TNHH Thương mại CARMAX tạo ra uy tín với không chỉ khách hàng ở Hà Nội mà còn cả miền Trung và miền Nam. Ngành nghề kinh doanh của công trong các lĩnh vực sau: Kinh doanh ô tô, phương tiện vận tải, thiết bị máy móc, linh kiện, chi tiết máy ô tô, xe máy và phụ tùng các loại; Kinh doanh máy móc chuyên dùng trong lĩnh vực xây dựng; Kinh doanh thiết bị tin học, vật tư, thiết bị vật bưu chính viễn thông; Sửa chữa, lắp ráp thiết bị thi công công trình và các sản phẩm cơ khí khác; Dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá theo đường bộ bằng ô tô theo hợp đồng; Dịch vụ lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế ( Chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép); Cho thuê xe ô tô, xe du lịch; Uỷ thác mua bán hàng hoá ; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá ; Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh. Công ty được thành lập do thành viên góp vốn : Bà : Nguyễn Vân Quỳnh Ông : Nguyễn Hữu Dung 1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại CARMAX Là một công ty mới thành lập và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là chủ yếu. Đặc biệt là ngành nhập khẩu ô tô nên chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều Luật Thuế như: Thuế GTGT hàng nhập khẩu, Thuế Nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt… Do vậy, công ty ban đầu mới thành lập đã gặp không ít khó khăn trong hoạt động kế toán và hoạt động kinh doanh.Trong những năm từ khi mới thành lập tới nay, hoạt động chính của công ty là nhập khẩu nguyên chiếc xe ô tô và phụ tùng kèm theo rồi cung cấp cho thị trường trong nước. Hàng hoá của công ty khi mới thành lập thường tập trung vào các dòng xe nhập khẩu từ Hàn với mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng và giá cả cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Các sản phẩm của công ty bao gồm: + Các loại xe như: Hyundai Santafe, Hyundai Click, Kia Forte, Kia Morning, Daewoo Lacetti,… + Phụ tùng xe như: Lốp ô tô, thảm lót, lazăng, càng… Phương thức bán hàng của công ty TNHH Thương Mại CARMAX là bán hàng qua kho. Sau khi công ty làm thủ tục Hải Quan tại Hải Phòng sẽ đem xe về nhập kho bàn giao cho công ty. Cũng có một số trường hợp công ty xuất bán thẳng cho khách hàng tại cảng sau khi làm thủ tục Hải Quan. SƠ ĐỒ 1: LƯU ĐỒ QUY TRÌNH XUẤT NHẬP HÀNG HOÁ Trách nhiệm Tiến trình Người đề nghị Lập phiếu đề nghị Xuất – Nhập hàng hoá Trưởng bộ phận Kiểm tra Ban lãnh đạo Duyệt Kế toán Lập chứng từ Xuất – Nhập HH Bảo vệ showroom Nhận - Bàn giao HH Bộ phận kiểm tra chất lượng hàng hoá Kiểm tra CLHH ch© Các bộ phận lưu chứng từ Lưu sổ theo dõi - Lập phiếu Xuất- Nhập hàng hoá: Các cá nhân / bộ phận có nhu cầu đề nghị viết Phiếu Xuất – Nhập hàng hoá trình trưởng bộ phận kiểm tra và xét duyệt. Các đề nghị xuất nhập hàng hoá phải mô tả rõ số lượng, chủng loại hàng hoá. Đối với đề nghị xuất mượn hàng hoá với các lý do khác, phải ghi rõ thời gian hoàn trả. - Trưởng bộ phận: Các trưởng phòng, Giám đốc bộ phận có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt nhu cầu thực tế của cá nhân hay bộ phận thuộc quyền quản lý của mình. Trường hợp Trưởng bộ phận ký xét duyệt, Phiếu đề nghị sẽ được chuyển lên Ban Giám đốc ký duyệt. Trường hợp đề nghị chưa hợp lý hoặc chưa cần thiết, người xét duyệt cần thông báo lại cho người đề nghị Xuất – Nhập hàng hoá. Thẩm quyền phê duyệt là Ban Giám đốc. Cá nhân, phòng ban thực hiện đề xuất công việc khác khi có vấn đề phát sinh cần xin ý kiến của Ban Giám đốc hoặc trưởng bộ phận để xét duyệt và giải quyết. - Ban lãnh đạo: Khi đề nghị được Ban Giám đốc ký duyệt, Phiếu đề nghị sẽ được chuyển đến phòng kế toán. Trường hợp phiếu đề nghị không được chấp nhận thì sẽ được chuyển lại cho người đề nghị. - Kế toán: Bộ phận kế toán sau khi nhận được phiếu đề nghị thì lập các chứng từ kế toán cần thiết để Xuất – Nhập hàng hoá ở Showroom: Nếu hàng hoá nhập Showroom: Căn cứ vào phiếu đề nghị nhập để lập phiếu nhập kho. Nếu hàng hoá xuất (bán) khỏi Showroom: Căn cứ vào công Nợ của khách (tức là hàng hoá đã thu đủ số tiền theo quy định của công ty hay được chấp nhận thanh toán của Ngân hàng) Kế toán lập phiếu xuất kho và ký duyệt vào đề nghị xuất hàng hoá. Nếu hàng hoá Xuất (với mục đích khác): Căn cứ vào ký duyệt của Giám Đốc, Kế toán chuyển chứng từ cho Bảo vệ Showroom để thực hiện đề nghị xuất. Tất cả các phiếu Xuất – Nhập hàng hoá, Kế toán có trách nhiệm trình Giám đốc ký duyệt (kèm theo đề nghị xuất nhập đã được ký duyệt). - Bảo vệ Showroom và bộ phận Kiểm tra chất lượng hàng hoá: Bộ phận kế toán có trách nhiệm bàn giao hàng hoá cùng phiếu đề nghị xuất nhập cho Bảo vệ. Bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra cả về số lượng và chất lượng hàng hoá trước khi vào sổ theo dõi và ký nhận vào phiếu xuất nhập kho. Bảo vệ chỉ cho hàng hoá ra khỏi Showroom khi nhận được phiếu xuất kho của kế toán. Trong thời gian hàng hoá tại Showroom, Bảo vệ phối hợp với bộ phận kiểm tra chất lượng hàng hoá tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hoá theo tiến trình phù hợp. - Cácbộ phận lưu chứng từ: Sau khi hoàn thành các công việc, bộ phận kế toán và Bảo vệ Showroom có trách nhiệm lưu giữ chứng từ và quản lý hàng hoá theo quy định. Phiếu đề nghị Xuất – Nhập hàng hoá, Phiếu Xuất – Nhập kho (liên 1, 3) do bộ phận kế toán lưu theo phương pháp lưu giấy tờ. Thời gian lưu là 05 năm. Phiếu đề nghị Xuất – Nhập hàng hoá, Phiếu Xuất – Nhập kho (liên 2) do Bảo vệ lưu theo phương pháp lưu giấy tờ. Thời gian lưu là 02 năm. Từ quy trình xuất nhập kho trên, ta thấy mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty là khá chặt chẽ. Tuy mới thành lập chưa lâu, là một doanh nghiệp trẻ, lại hoạt động trong một lĩnh vực khá nhạy cảm với các Luật thuế của Nhà nước, ban lãnh đạo công ty TNHH Thương mại CARMAX đã đưa ra các phương án kinh doanh tương đối phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Do vậy, uy tín của công ty ngày càng được khẳng định. Hơn nữa, công ty TNHH Thương mại CARMAX hoạt động một cách độc lập, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của mình. Do đó, Giám đốc và toàn bộ nhân viên trong công ty đều quan tâm đến việc kinh doanh như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Phòng kinh doanh của công ty gồm các nhân viên kinh doanh rất nhiệt huyết, ham học hỏi và đầy sáng tạọ, luôn nắm bắt được nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng của công ty. Từ đó, có các chiến lược kinh doanh giúp cho mạng lưới bán hàng của công ty đạt hiệu quả cao, đồng thời giúp cho công việc của các bộ phận khác được trôi chảy hơn. Ngoài ra, phòng kinh doanh luôn đặt ra mục tiêu ‘’ khách hàng là thượng đế’’ nên công ty không chỉ chú tâm tới chất lượng hàng hoá mà còn chú trọng tới thái độ phục vụ khách hàng. Do đó, thương hiệu của công ty được khách hàng biết đến ngày càng nhiều và quan tâm hơn. Trong thời gian qua, công ty TNHH Thương mại CARMAX đã đạt được những thành công bước đầu. Mức tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước. Luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ với Nhà nước. Công ty đã và đang mở rộng thị trường theo chiều sâu, phát triển theo hướng chuyên môn hoá, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Và càng đứng vững hơn trong môi trường kinh tế toàn cầu hoá, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, khi đó hàng loạt các hàng rào bảo hộ dần bị phá vỡ. 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Giám Đốc Kế toán trưởng Trưởng phòng HC- NS Trưởng PKD Phòng kỹ thuật Kế toán viên Nhân viên Nhân viên kinh doanh Phòng XNK Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH TM CARMAX 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty Ban giám đốc: là người có quyền lực cao nhất, quyết định về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm với Công ty và với nhà nước. Giám đốc là người quyết định phương hướng, dự án, kế hoạch kinh doanh và các chủ trương lớn của công ty. Quyết định việc hợp tác kinh doanh, đầu tư của công ty, quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, phân chia lợi nhuận vào các quỹ của công ty, phần lợi nhuận để tái đầu tư. Giám đốc còn có quyền phê chuẩn các quyết toáncủa các đơn vị trực thuộc và duyệt Tổng quyết toán của công ty. Ngoài ra, Giám đốc còn có quyền quyết định việc mua bán, chuyển nhượng, cầm cố các loại tài sản của công ty theo quy định của Nhà nước. Việc thành lập mới, sát nhập hay giải thể các đơn vị sẳn xuất kinh doanh thuộc vốn đầu tư của công ty. Giám đốc có quyền đề cử Phó Giám đốc ( nếu công ty cần ), bổ nhiệm Kế toán trưởng, bãi miễn các trưởng phòng bộ phận và các chức danh lãnh đạo của đơn vị phụ thuộc của công ty. Quyết định về kế hoạch đào tạo, cử cán bộ đi công tác nước ngoài. Bên cạnh quyền hạn, Giám đốc còn phải chịu mọi trách nhiệm trước Pháp luật như: việc thành lập, hoạt động kinh doanh của công ty là hợp pháp, việc báo cáo với kết quả kinh doanh với các cơ quan quản lý, nộp thuế đúng và đủ, chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các trưởng bộ phận: Là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc uỷ quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về phần công việc được phân công. Kế toán trưởng: có trách nhiệm nắm bắt tình hình kinh doanh của công ty, tổng hợp báo cáo kinh doanh theo kỳ cho Giám đốc, giúp Giám đốc ra quyết định về giá cả sản phẩm, cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc ra quyết định kinh doanh kịp thời và hiệu quả nhất. Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự: chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và nhân sự toàn công ty, quản trị và xây dựng cơ bản, văn thư hành chính, thực hiện chế độ chính sách, công tác đời sống nhân viên, tạo mối quan hệ hoà đồng, đoàn kết giữa các nhân viên trong công ty. Đảm bảo công tác an ninh quốc phòng tại địa phương nơi công ty đóng trụ sở. Ngoài ra, trưởng bộ phận nhân sự còn tổ chức thanh tra, tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức nhân sự thường kỳ cho Giám đốc. Trưởng phòng kinh doanh: Được Giám đốc phân công chịu trách nhiệm phối hợp điều hoà tổ chức sản xuất – kinh doanh, hướng dẫn, kiểm tra công việc kinh doanh. Từ đó đảm bảo công việc kinh doanh được vận hành tốt. Ngoài ra, một nhiệm vụ rất quan trọng của Trưởng phòng kinh doanh là nghiên cứu thị trường, tìm ra được các chiến lược kinh doanh mới và hiệu quả, phát triển kênh bán hàng, xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp hơn. Do công ty còn nhỏ nên đội chưa có phòng kế hoạch riêng chuyên trách, vì vậy phòng kinh doanh còn chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty. Nhân viên phòng kế toán: đây là phòng rất quan trọng trong quá trình huy động vốn của công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chế dộ hạch toán của Nhà nước, có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tài chính cho Giám đốc, cơ quan Thuế và các cơ quan chức năng. Từ đó, giúp Giám đốc nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Theo dõi công nợ, hạch toán đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chặt chẽ tài sản – nguồn vốn, theo dõi nhập – xuất – tồn của công ty. Nhân viên phòng Kinh doanh: có trách nhiệm tổ chức các hoạt động từ khảo sát thi trường, quảng cáo lập kế hoạch và tìm kiếm các hợp đồng cho toàn công ty. Bộ phận kinh doanh chuyên đảm nhiệm việc quảng cáo, lập kế hoạch kinh doanh và tìm kiếm các hợp đồng trong phạm vi mình được phân công. Phòng kinh doanh còn phải nỗ lực tìm hiểu và phân tích nhu cầu của thị trường, phát triển các dịch vụ mới, cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường, mở rộng thị trường. Từ đó, đặt ra kế hoạch nhập khẩu hàng gì, số lượng bao nhiêu. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng trong chiến lược kinh doanh vì đặc thù của ngành nhập khẩu ô tô là tính đến thời gian đặt hàng bên nước ngoài đến khi nhận hàng là khá lâu. Mặt khác, nếu mà để hàng tồn kho lâu thì vốn sẽ bị ứ đọng lâu, gây tổn thấy vê tài chính là rất lớn. Chính vì vậy, phòng kinh doanh luôn yêu cầu xây dựng kế hoạch kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn phải chính xác, kịp thời và hiệu quả cao. Nhân viên phòng hành chính – nhân sự: Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với sự phát triển của công ty. Quản lý hồ sơ, lý lịch nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục và chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu,… Phòng nhân sự còn có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc việc đề bạt, phân công cán bộ lãnh đạo quản lý ( Phó Giám đốc, trưởng bộ phận..) của công ty và các đơn vị trực thuộc. Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề cho toàn công ty. Phòng hành chính – nhân sự còn có nhiệm vụ quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính, thực hiện công tác lưu giữ các tài liệu cho công ty. Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt thường kỳ hay bất thường. Tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, chữa cháy của công ty và các đơn vị trực thuộc khác. Phòng kỹ thuật: Bộ phận công nghệ có trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng hoá khi nhập kho hay xuất kho hàng, đảm bảo đúng tiêu chuẩn như trong hợp đồng với khách hàng. Tổ chức các chương trình bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa lớn các thiết bị, máy móc trong công ty. Ngoài ra, bộ phận kỹ thuật còn có một trách nhiệm nữa là quản lý trang Web của công ty, đảm bảo sự truy cập của các khách hàng kho vào trang Web được thông suốt và nhanh chóng dễ dàng tìm kiếm được thông tin cần thiết. Phòng Xuất - Nhập khẩu: có trách nhiệm đảm làm thủ tục Hải Quan và đưa xe từ Cảng Hải Phòng về bàn giao lại cho công ty ( cụ thể là phòng kinh doanh tiếp nhận xe). 1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại CARMAX. 1.4.1 Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây của công ty TNHH Thương mại CARMAX. Sau đây là báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại CARMAX trong 3 năm gần đây: Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây: ĐVT: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Doanh thu 107,131,913,078 136,274,243,012 172,198,505,162 2 Các khoản giảm trừ - - - 3 Doanh thu thuần 107,131,913,078 136,274,243,012 172,198,505,162 4 Giá vốn hàng bán 106,597,238,192 135,486,256,112 171,469,162,455 5 Lợi nhuận gộp 634,674,886 587,986,900 629,342,707 6 Doanh thu hoạt động tài chính 17,127,379 72,588,098 83,451,189 7 Chi phí tài chính 127,776,981 101,337,225 110,709,119 8 Chi phí bán hàng 225,593,376 253,721,103 272,748,519 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 281,084,768 238,310,580 258,258,503 10 Lợi nhuận thuần 17,347,140 67,206,090 71,077,755 11 Thu nhập khác - - - 12 Chi phí khác - - - 13 Lợi nhuận khác - - - 14 Lợi nhuận trước thuế 17,347,140 67,206,090 71,077,755 15 Chi phí thuế TNDN 4,857,199 18,815,185 17,769,439 16 Thu nhập sau thuế 12,489,941 48,381,905 53,308,316 17 Số lao động bình quân/tháng 7 9 10 18 Thu nhập bình quân/người/tháng 3,000,000 3,200,000 3,500,000 Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, công ty đang hoạt động rất tốt và phát triển đều qua các năm. Mặc dù hoạt động không lâu trong ngành kinh doanh ô tô, nhưng công ty TNHH Thương mại CARMAX luôn có mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2009 so với năm 2008 là gần 5 triệu đồng, tương ứng với tăng 10%. Doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 27,2%, năm 2009 so với năm 2008 la 26,36%. Mặc dù chịu không ít ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhưng với nỗ lực của ban giám đốc và toàn bộ nhân viên trong công ty, công ty TNHH Thương mại CARMAX đã vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng, dần dần đứng vững trên thị trường. Hơn nữa, công ty TNHH Thương mại CARMAX còn đạt lợi nhuận sau thuế tăng đều đều qua các năm. Đây là điều rất đáng tự hào của công ty TNHH Thương mại CARMAX. 1.4.2. Tình hình tài chính của công ty TNHH Thương mại CARMAX. Bảng 3: Bảng cân đối kế toán năm 2007-2008-2009 ĐVT: Triệu VNĐ STT Tài sản Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 A- Tài sản ngắn hạn 2,237.31 2,372.08 2,842.98 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 879.77 1,050.34 1,142.58 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 128.13 393.58 139.54 III. Hàng tồn kho 1,203.91 895.93 1,502.54 IV. Tài sản ngắn hạn khác 25.50 32.23 58.32 B- Tài sản dài hạn 905.86 1,023.60 1,085.05 I. Tài sản cố định hữu hình 905.86 989.35 1,069.73 1. Nguyên giá 969.56 1,243.89 1,472.25 2. Giá trị HMLK (63.70) (254.54) (402.52) II Tài sản dài hạn khác - 34.25 15.32 1. Chi phí trả trước dài hạn - 34.25 15.32 Tổng cộng tài sản 3,143.17 3,395.68 3,928.03 STT Nguồn vốn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 A- Nợ phải trả 2,130.68 2,347.30 2,374.72 I. Nợ ngắn hạn 1,243.92 1,252.67 1,001.21 II. Nợ dài hạn 886.76 1,094.63 1,373.51 B- Nguồn vốn chủ sở hữu 1,012.49 1,048.38 1,553.31 I. Vốn chủ sở hữu 1,000.00 1,000.00 1,500.00 II. Lợi nhuận chưa phân phối 12.49 48.38 53.31 Tổng cộng nguồn vốn 3,143.17 3,395.68 3,928.03 Theo bảng số liệu trên, ta thấy quy mô hoạt động của công ty tăng lên hằng năm. Năm 2007 hệ số nợ là 0.68, vốn kinh doanh chủ yếu là do vay nợ. Nhưng đến năm 2009 hệ số nợ giảm xuống còn 0,6. Nhận thấy công ty đã có chính sách tốt hơn về giảm rủi ro trong kinh doanh. Tuy vậy, hệ số này vẫn ở mức khá cao. Mặc dù hệ số nợ cao cho thấy công ty đang chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp, đối tác. Công ty cần có biện pháp giảm bớt hệ số này để đảm bảo tình hình tài chính của công ty được bớt rủi ro, mạo hiểm hơn. Nhìn chung, theo số liệu nêu ở 2 bảng trên, ta thấy công ty hoạt động đạt hiệu quả cao. Tuy vậy, tình hình tài chính của công ty là chưa khả quan do hệ số nợ còn cao. Lợi nhuận trong kinh doanh đi liền với rủi ro. Vì vậy mạo hiểm là rất tốt nhưng cần lưu ý về việc cân đối khoản nợ vay cho phù hợp. PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CARMAX 2.1. Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty TNHH Thương mại CARMAX 2.1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong xu hướng vận động toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay, việc mở cửa thị trường và hội nhập nền kinh tế quốc gia và trong khu vực đã trở thành điều kiện bắt buộc đối với sự phát triển của nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như thế này, vấn đề tài chính trở thành vấn đề hàng đầu của không chỉ cá nhân mà cả tổ chức trong cộng đồng. Do đó, quản trị tài chính và công tác kế toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng, rất hữu ích và đầy thách thức. Sử dụng hiệu quả công cụ quản lý là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp. Chính điều này sẽ giúp nhà quản lý điều hành tốt hoạt động kinh doanh của công ty. Bộ máy kế toán là một công cụ quản lý vô cùng quan trọng. Đây là bộ phận cung cấp thông tin tài chính, tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, tình hình kinh doanh một cách đầy đủ và kịp thời. Do vậy, Ban Giám đốc công ty TNHH Thương mại CARMAX đã rất chú trọng việc xây dựng bộ máy kế toán theo tiêu chuẩn nhất để giúp cung cấp cho công ty nhưng thông tin phục vụ công việc kinh doanh hiệu quả nhất. Bộ máy kế toán của công ty TNHH Thươngmại CARMAX được thiết kế tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán từ hạch toán ban đầu, xử lý thông tin, lên báo cáo tổng hợp – chi tiết hay lập báo cáo tài chính được thực hiện tại phòng kế toán. Phòng kế toán của công ty bao gồm 3 nhân viên, gồm 1 Kế toán trưởng và 2 kế toán viên. Công việc của phòng kế toán được phân công cụ thể như sau: Kế toán trưởng (Đặng Thị Phương): Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý phòng kế toán, kiểm tra hồ sơ kê khai thuế hàng tháng, báo cáo tài chính tháng, hồ sơ quyết toán thuế năm tài chính, BCTC năm. Kế toán trưởng còn có nhiệm vụ lập báo cáo trình Ban Giám đốc công ty, Ban kiểm soát của HĐQT, phân loại và cung cấp thông tin quản lý, đào tạo nhân sự kế toán về kỹ năng chuyên môn. KTT là người lãnh đạo cao nhất của phòng kế toán, chịu trách nhiệm cao nhất trước Giám đốc công ty về tất cả các công việc do mình phụ trách. KTT có trách nhiệm quản lý chung, trông coi kiểm soát mọi hoạt động công ty có liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán. Phải nắm được toàn bộ tình hình tài chính của công ty để tham mưu cho Giám đốc của công ty ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của công ty. Tổ chức công tác quản lý và điều hành phòng kế toán, thực hiện các công việc liên quan tới lĩnh vực nghiệp vụ, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc phòng kế toán. KTT còn có trách nhiệm tổ chức công tác tài chính kế toán và bộ máy nhân sự theo yêu cầu đổi mới ohù hợp với chiến lược của công ty trong từng thời kỳ. Ngoài ra, KTT còn thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và giám sát kịp thời toàn bộ công việc của phòng kế toán để kịp thời giải quyết các vướng mắc khó khăn, đảm bảo công việc của Phòng và các thành viên đạt hiệu quả cao nhất, đánh giá kết quả và năng lực của mỗi thành viên để có chính sách khen thưởng chính xác và kịp thời. KTT cũng phải chủ trì các cuộc họp, hội ý, họp đột xuất để thảo luận và giải quyết các vấn đề có liên quan đến công tác của phòng, từng thành viên. Báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của Phòng KT cho Giám đốc, tiếp nhận và triển khai thực hiện kịp thời các chỉ thị của GĐ công ty. Kế toán viên (Thái Thị Bé, Nguyễn Hồng Vân ): Có nhiệm vụ chung là tổng hợp, phản ánh, phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhằm cung cấp thông tin tài chính cho Ban lãnh đạo công ty ra các quyết định quản lý kịp thời. Kế toán viên có trách nhiệm phản ánh các khoản doanh thu và chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Kiểm tra, giám sát hiệu quả sử dụng vốn, tính đúng, tính đủ, kịp thời các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước. Ngoài ra, kế toán viên phải có trách nhiệm với từng phần hành mà mình phụ trách, các phần việc được Kế toán trưởng phân công. Kế toán viên có trách nhiệm lưu giữ các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc761.doc
Tài liệu liên quan