Đề tài Thực trạng tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

Hiện nay, cùng vớ sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hoá. Bảo hiểm xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng và đã trở thành nhu cầu khách quan, không thể thiếu được trong mỗi xã hội văn minh. Ở nước ta, bảo hiểm xã hội đã được thực hiện khá lâu nhưng tới năm 1996 thì bảo hiểm xã hội mới xây dựng được quỹ tồn tại độc lập song song với ngân sách Nhà nước, và được thực hiện mở rộng ra nhiều đối tượng.

Chính sách bảo hiểm xã hội thể hiện sự quan tâm to lớn của Nhà nước ta đối với người lao động và cộng đồng, đáp ứng nguyện vọng đông đảo của người lao động, góp phần ổn định đời sống của hàng triệu người làm công ăn việc làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước cũng như ở các khu vực khác, thành phần kinh tế khác, phù hợp với đường lối đổi mới kinh tế, chính trị của Nhà nước, khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước. Sự phát triển kinh tế phải phục vụ lợi ích của con người, vì con người, con người là vốn quý của xã hội. Đó là quan điểm chiếm đầy tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rất rõ ở các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội, nhất là ở chế độ Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp. Trên thực tế ở nước ta hiện nay, tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đang ngày một gia tăng và trở thành vấn đề xã hội bức xúc được nhiều người quan tâm cũng như việc thực hiện chính sách bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn một số điểm bất cập chưa hợp lý. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và sau một thời gian nghiên cứu, thực tập tại Trung tâm nghiên cứu khoa học – Bảo hiểm xã hội Việt Nam em chọn đề tài: “Thực trạng tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp”.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương.

Chương I: Lý luận chung về BHXH và chế độ BH tai nạn

lao động bệnh nghề nghiệp.

Chương II: Thực trạng tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp và công tác chi trả chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời mở đầu 4 Một số từ viết tắt thông dụng trong đề tài 6 Chương I: Lý luận chung về Bảo hiểm xã hội và chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 7 I. Lý luận chung về bảo hiểm xã hội 7 1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xã hội 7 2. Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH 7 2.1. BHXH trên thế giới 8 2.2. BHXH ở Việt Nam 9 2.2.1. Giai đoạn 1945 -196 49 2.2.3. Giai đoạn 1976 - 1985 12 2.2.4. Giai đoạn 1986 đến nay 13 3. Chức năng và tính chất của BHXH 15 4. Nội dung cơ bản của BHXH 20 4.1. Vai trò của BHXH 20 4.2. Đối tượng tham gia BHXH 21 4.3. Các chế độ BHXH 24 4.4. Quỹ BHXH 24 II. Chế độ tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp trong hệ thống các chế độ BHXH ở Việt Nam 24 1. Sự cần thiết khách quan phải thực hiện chế độ BHXH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 24 2. Phân loại tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp 26 2.1. Phân loại tai nạn lao động 26 2.2. Phân loại bệnh nghề nghiệp 27 3. Nội dung của chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 28 3.1. Đối tượng tham gia 28 3.2. Trách nhiệm và mức đóng góp 29. 3.3. Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp 29 3.4. Thời gian và mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 31 4. Quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 33 4.1. Người lao động 33 4.2. Người sử dụng lao động 34 4.3. Cơ quan BHXH 34 5. Quy trình giải quyết chế độ BHXH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 35 6. Mối quan hệ của chế độ BHXH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với các chế độ BHXH khác ở Việt Nam 36 6.1. Với chế độ trợ cấp ốm đau 36 6.2. Với chế độ trợ cấp thai sản 37 6.3. Với chế độ trợ cấp hưu trí (tuổi già) 37 6.4. Với chế độ trợ cấp tử tuất 38 Chương II: Thực trạng tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp và công tác chi trả chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay 39 I. Tình hình tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay 39 1. Tình hình tai nạn lao động 39 2. Tình hình bệnh nghề nghiệp 51 II. Công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam 56 1. Tình hình chi trả chế độ BHXH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 56 2. Đánh giá 61 2.1. Đối với việc tổ chức thực hiện 64 2.2. Về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp `63 Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 66 I. Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế các nhân tố ảnh hưởng đến việc xảy ra tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 66 1. Đối với các nhân tố gây tai nạn lao động 67 2. Đối với các nhân tố gây bệnh nghề nghiệp 70 II. Giải pháp và kiến nghị về chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 71 1. Về quản lý thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 71 3. Về đối tượng tham gia 76 4. Về điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 76 5. Về mức đóng và mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 77 6. Về quy định hồ sơ và quy trình giải quyết chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 80 7. Về công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội 82 Kết luận 83 Tài liệu tham khảo 84 Lời mở đầu Hiện nay, cùng vớ sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hoá. Bảo hiểm xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng và đã trở thành nhu cầu khách quan, không thể thiếu được trong mỗi xã hội văn minh. ở nước ta, bảo hiểm xã hội đã được thực hiện khá lâu nhưng tới năm 1996 thì bảo hiểm xã hội mới xây dựng được quỹ tồn tại độc lập song song với ngân sách Nhà nước, và được thực hiện mở rộng ra nhiều đối tượng. Chính sách bảo hiểm xã hội thể hiện sự quan tâm to lớn của Nhà nước ta đối với người lao động và cộng đồng, đáp ứng nguyện vọng đông đảo của người lao động, góp phần ổn định đời sống của hàng triệu người làm công ăn việc làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước cũng như ở các khu vực khác, thành phần kinh tế khác, phù hợp với đường lối đổi mới kinh tế, chính trị của Nhà nước, khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước. Sự phát triển kinh tế phải phục vụ lợi ích của con người, vì con người, con người là vốn quý của xã hội. Đó là quan điểm chiếm đầy tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rất rõ ở các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội, nhất là ở chế độ Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp. Trên thực tế ở nước ta hiện nay, tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đang ngày một gia tăng và trở thành vấn đề xã hội bức xúc được nhiều người quan tâm cũng như việc thực hiện chính sách bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn một số điểm bất cập chưa hợp lý. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và sau một thời gian nghiên cứu, thực tập tại Trung tâm nghiên cứu khoa học – Bảo hiểm xã hội Việt Nam em chọn đề tài: “Thực trạng tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương. Chương I: Lý luận chung về BHXH và chế độ BH tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp. Chương II: Thực trạng tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp và công tác chi trả chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Một số từ viết tắt thông dụng trong đề tài BHXH: Bảo hiểm xã hội. TNLĐ - BNN: Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. TNLĐ: Tai nạn lao động. BNN: Bệnh nghề nghiệp Chương I: Lý luận chung về Bảo hiểm xã hội và chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp I. Lý luận chung về bảo hiểm xã hội. 1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xã hội. Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở và đi lại v.v… Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như vậy, việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn trong lao động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm .v.v... Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh và điều trị khi ốm đau: tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng v.v... Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước v.v… Rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn thụ động và không chắc chắn. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ biến. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không mang bị ốm, tại nạn, thai sản v.v… Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi ra một đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì thế, mâu thuẫn chủ - thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng. Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo. Với sự xuất hiện của bảo hiểm xã hội (BHXH) là một tất yếu khách quan và ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của mỗi quốc gia. BHXH đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi người lao động, đó là một chính sách hỗ trợ đắc lực nhằm đảm bảo cho cuộc sống của người lao động và gia đình họ luôn ổn định. 2. Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH. 2.1. BHXH trên thế giới. BHXH đã có lịch sử hàng trăm năm mà mầm sống của nó có từ thế kỷ XIII ở Nam Âu, khi nền công nghiệp và nền kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển. Tuy nhiên ban đầu bảo hiểm xã hội chỉ mang tính sơ khai với phạm vi nhỏ hẹp. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, một số nghiệp đoàn thợ thủ công ra đời, để bảo vệ nhau trong hoạt động nghề nghiệp họ đã thành lập nên các quỹ tương trợ (chẳng hạn như ở Anh, năm 1473 đã thành lập hội "Bằng hữu" để giúp đỡ các hội viên khi bị ốm đau, tại nạn…) Năm 1883, Đức dưới thời Thủ tướng Bisinark đã ban hành đạo luật bảo hiểm xã hội đầu tiên trên thế giới. Theo Đạo luật này, hệ thống bảo hiểm xã hội ra đời với sự tham gia bắt buộc của cả người làm công ăn lương và giới chủ. Nhà nước bảo đảm một số chế độ và giữ vai trò quản lý, định hướng hoạt động của mình. Đến đầu thế kỷ XX, BHXH đã mở rộng ra toàn thế giới, đặc biệt là các nước Mỹ La Tinh, Hoa Kỳ, Canada và một số nước khác. 2.2. BHXH ở Việt Nam. 2.2.1. Giai đoạn 1945 -1964 Sau khi Cách mạng tháng tám thành công, chính phủ đã ban hành một số chính sách xã hội, trong đó có chính sách bảo hiểm xã hội. Cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự ra đời của bảo hiểm xã hội ở Việt Nam là Hiến pháp năm 1946, trong đó có nêu rõ: người lao động được bảo đảm quyền việc làm, nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, cứu tế; Phụ nữ được nghỉ trước khi đẻ… Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành một số Sắc lệnh, trong đó có những nội dung quy định một số chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân viên chức Nhà nước.(Sắc lệnh 29/5/1950 và Sắc lệnh 7677/SL ngày 22/5/1950…) Về chế độ hưu trí, Sắc lệnh 76/SL có quy định: "Sau khi làm việc được 30 năm hay đã 55 tuổi, công chức thuộc ngạch thường trú được về hưu; đối với công chức các ngạch thuộc hạng lưu động, hạn về hưu là 50 tuổi hay 25 năm làm việc" đối với công nhân, Sắc lệnh77/SL quy định:"Công nhân làm việc được về hưu" Tuy nhiên, do đất nước mới giành được độc lập lại phải bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, nên những quy định trên chỉ mới giải quyết cho những công nhân, viên chức già yếu về nghỉ được hưởng trợ cấp một lần. Khi hoà bình được lập lại, Chính phủ đã có quy định về trợ cấp mất sức lao động cho công nhân viên chức kháng chiến và công nhân viên chức lưu dụng do già yếu, ốm đau, tai nạn lao động (Nghị định 594/TTg ngày 11 tháng 12 năm 1957)… Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội, nên chính sách bảo hiểm xã hội mới chỉ giải quyết những vấn đề cấp thiết trước mắt, chủ yếu là những người tham gia cách mạng, những người làm việc trong khu vực Nhà nước. Các chế độ bảo hiểm xã hội được ban hành chủ yếu dưới dạng phụ cấp, với tinh thần đồng cam cộng khổ phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến của toàn dân, nhưng đã giúp giải quyết một phần khó khăn đời sống công nhân viên chức, đồng thời tạo tiền đề để xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội sau này. Bước tiến tiếp theo, trong Hiến pháp năm 1959 thừa nhận công nhân viên chức có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Quyền này được cụ thể hoá trong Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức Nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 và Điều lệ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ. Các văn bản pháp luật này đã quy định rõ đối tượng, phạm vi điều chỉnh; quy định các chế độ bảo hiểm xã hội (gồm 6 chế độ là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất); quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong xã hội xã hội… Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng được căn cứ vào thời gian công tác nói chung và thời gian công tác cho cách mạng, vào tuổi đời (đối với chế độ hưu, nam đủ 60 tuổi có 25 năm công tác nói chung,trong đó có 5 năm công tác liên tục; nữ đủ 55 tuổi có 20 năm công tác nói chung, trong đó có 5 năm công tác liên tục), vào điều kiện làm việc, vào tình trạng suy giảm khả năng lao động. Đối với những người được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến, nếu có đủ 15 năm công tác liên tục mà bị mất sức lao động từ 61% trở lên thì được hưởng hưu trí, không phân biệt tuổi đời. Có thể nêu khái quát một số đặc điểm của chính sách bảo hiểm xã hội của thời kỳ như sau: Thứ nhất, đối tượng của chính sách bao gồm công nhân viên chức và lực lượng vũ trang- những lực lượng chủ đạo của nền kinh tế và xã hội thời kỳ này. Thứ hai, điều lệ có quy định các xã hội trích nộp (ban đầu là 4,7% quỹ tiền lương) vào ngân sách để chi cho các chế độ bảo hiểm xã hội, nhưng chủ yếu các chi phí về bảo hiểm xã hội đều do ngân sách Nhà nước đài thọ Thứ ba, mức trợ cấp bảo hiểm xã hội gắn với chế độ tiền lương và với nguyên tắc phải thấp hơn mức tiền lương khi làm việc và có tính đến các chính sách đãi ngộ đối với những người có thành tích công hiến cho cách mạng. Thứ tư, 3 chế độ ngắn hạn giao cho Công đoàn quản lý và thực hiện; 3 chế độ dài hạn giao cho cơ quan quản lý Nhà nước quản lý và thực hiện. Chính sách bảo hiểm xã hội thời kỳ này đã đáp ứng được yêu cầu các nhiệm vụ chính trị của đất nước, đã góp phần ổn định đời sống của cán bộ, bộ đội khi đất nước mới giành độc lập, trong kháng chiến chống Pháp, tiếp đó là trong những năm đầu khôi phục phát triển kinh tế. Đồng thời đánh dấu bước tiến quan trọng, lần đầu tiên chúng ta có chính sách bảo hiểm xã hội tương đối hoàn chỉnh với việc ban hành Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội gồm 6 chế độ. 2.2.2. Giai đoạn 1965 - 1975 Về cơ bản, chính sách bảo hiểm xã hội trong giai đoạn này vẫn được thực hiện theo Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, có một số văn bản được sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đất nước, như Nghị định 163/CP ngày 4/7/1974 của Hội đồng Chính phủ. Những văn bản này đã góp phần khắc phục những quy định chưa phù hợp trong các chế độ bảo hiểm xã hội, như: điều kiện nghỉ hưu; điều kiện về thời gian công tác liên tục để được hưởng trợ cấp mất sức lao động; cách xác định tiền tuất… Đặc biệt, có điểm sửa đổi quan trọng là điều kiện nghỉ hưu của các đối tượng nêu trong Thông tư 84/TTg ngày 20/ 8/1963, quy định nam 52 tuổi, nữ 47 tuổi và có 25 năm công tác liên tục được nghỉ hưu. Có thể nêu khái quát ý nghĩa của chính sách bảo hiểm xã hội trong giai đoạn này là: - Chính sách bảo hiểm xã hội thời kỳ này đã có ý nghĩa rất lớn trong việc động viên cán bộ, công nhân, viên chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước là xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện cho Miền Nam, hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước. - Chính sách bảo hiểm xã hội đã được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của giai đoạn này, đã góp phần bảo đảm đời sống đối với những người tham gia cách mạng, những người làm công ăn lương; khẳng định tính đúng đắn của chính sách bảo hiểm xã hội trong cuộc sống. - Tạo cơ sở để đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội sau này. 2.2.3. Giai đoạn 1976 - 1985. Về cơ bản, chính sách bảo hiểm xã hội vẫn được thực hiện theo Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, đây là thời kỳ có nhiều khó khăn, phức tạp về kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến chính sách bảo hiểm xã hội. Ngay sau khi đất nước thống nhất, để đảm bảo quyền lợi cho những người chiến đấu và công tác ở Miền Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/NĐ76 (tháng 8/1976) áp dụng chế độ hưu trí, mất sức lao động, tử tuất đối với công nhân viên chức và quân nhân ở Miền Nam và cả chế độ đối với công nhân viên chức trước làm việc cho chế độ cũ, sau khi giải phóng làm việc cho ta năng đã già yếu. Chính sách bảo hiểm xã hội đã được thi hành thống nhất ngay khi Miền Nam vừa được giải phóng đã góp phần giải quyết những hậu quả của chiến tranh để lại, cán bộ, quân nhân về già yếu ốm đau phải nghỉ việc trước ngày giải phóng đã được hưởng trợ cấp. Năm 1978, để giải quyết khó khăn cho những cán bộ có tham gia kháng chiến, Chính phủ đã ra quyết định 198/CP ngày 8/8/1978 sửa lại điều kiện nghỉ hưu của Nghị định 163/CP (25 năm công tác liên tục, tuổi đời là nam 50; nữ 45 tuổi); đồng thời bổ sung điều kiện hưởng trợ cấp mất sức lao động dài hạn. Vào đầu những năm 80, tình hình kinh tế xã hội của nước ta gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế suy giảm dẫn đến tình trạng dư thừa lao động. Cùng với các chính sách giải quyết lao động khác, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 16/HĐBT ngày 8/2/1982 trong đó quy định: nếu có 25năm công tác liên tục (20 năm đối với lao động làm các công việc, nghề nặng nhọc độc hại) thì được nghỉ hưu không khống chế tuổi đời. Đối với những người về nghỉ mất sức lao động thì không cần phải qua giám định khả năng lao động ở hội động giám định Y khoa. Từ tháng 9 năm 1985, cùng với việc cải tiến chế độ tiền lương của công nhân viên chức và lực lượng vũ trang, hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định 236/HĐBT(ngày 18/1985) bổ sung, sửa đổi một số nội dung bảo hiểm xã hội, bao gồm việc quy đổi thời gian công tác và sửa đổi tỷ lệ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.Về thời gian công tác, quy định được quy đổi theo hệ số tuỳ điều kiện công tác và chiến đấu. Theo đó 1 năm công tác được quy đổi là 1 năm 2 tháng hoặc 1 năm 4 tháng, hoặc 1 năm 6 tháng. Về tỷ lệ hướng dẫn đã được sửa đổi từ 45 - 75% lên 75%- 95% lương chính và phụ cấp thâm niên. Những sửa đổi này nhằm ưu đãi đối với những người lao động chiến đấu ở những vùng khó khăn gian khổ và đảm bảo đời sống của công nhân, viên chức nghỉ hưu do biến động của tiền lương và giá cả. Ngoài ra, công nhân viên chức và quân nhân làm các công việc, nghề nặng nhọc độc hại hoặc làm việc ở những vùng khó khăn gian khổ hoặc vì bị thương, bị tai nạn, bị ốm đau mà mất sức lao động đã có đủ điều kiện về thời gian công tác nhưng không đủ điều kiện về tuổi đời cũng được hưởng lương hưu. Có thể nói đây là sự sửa đổi quan trọng nhất trong chính sách bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, ở giai đoạn này do tiền lương chưa được tiền tệ hoá nên các chế độ bảo hiểm xã hội cũng chưa thực sự được tiền tệ hoá, chính sách bảo hiểm xã hội có những thiếu sót nhất định. 2.2.4. Giai đoạn 1986 đến nay. Sự đổi mới về cơ chế kinh tế đòi hỏi có những thay đổi tương ứng về chính sách xã hội nói chung và chính sách bảo hiểm xã hội nói riêng. Cơ sở pháp lý để cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội là Hiến pháp năm 1992. Trong Hiến pháp nêu rõ: "Nhà nước thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với công chức Nhà nước và người làm ăn công lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động ". Đảng ta chủ trương đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội theo hướng mọi người lao động và các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ đóng góp bảo hiểm xã hội, tách quỹ bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức Nhà nước là người lao động làm công ăn lương ra khỏi ngân sách. Thực hiện các chủ trương trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định43/CP ngày22/6/1993 quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động ở các thành phần kinh tế. Đây là bước tiến quan trọng trong chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Lần đầu tiên, người lao động ở các thành phần kinh tế được tham gia bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc có đóng có hưởng bảo hiểm xã hội. Tiếp sau đó, khi Quốc hội thông qua Bộ luật lao động ngày23/6/1994, Chính phủ ngày 26/11/1995 về Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các thành phần kinh tế thay thế những quy định về chính sách bảo hiểm xã hội trước đây. Điều lệ bảo hiểm xã hội mới được ban hành là một bước tiến quan trọng trong việc thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Điều lệ đã thể chế hoá những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, đối tượng áp dụng là người lao động làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên. Thứ hai, pháp luật bảo hiểm xã hội quy định rõ người lao động muốn được hưởng thì phải đóng bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng để bảo hiểm cho người lao động mà mình thuê mướn hoặc sử dụng. Nhà nước có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc trong khu vực do ngân sách trả lương. Quy định này đã ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, đồng thời quy định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người thụ hưởng. Thứ ba, pháp luật bảo hiểm xã hội quy định trong chính sách bảo hiểm xã hội có 5 chế độ là ốm đau: thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;hưu trí và tử tuất. Thứ tư, quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tài chính không thuộc ngân sách Nhà nước. Quỹ được hình thành chủ yếu từ các nguồn do người lao động và người sử dụng lao động đóng góp. Thứ năm, điều lệ cũng quy định rõ các chức năng quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội và chức năng hoạt động sự nghiệp bảo hiểm xã hội. Sự phân định rõ các chức năng này là một bước tiến mới trong bảo hiểm xã hội nhằm hạn chế sự chồng chéo, tăng cường hiệu lực và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan có liên quan trong bảo hiểm xã hội. Chức năng hoạt động sự nghiệp bảo hiểm xã hội được giao cho bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, thực hiện các nghiệp vụ về thu- chi bảo hiểm xã hội và đầu tư để phát triển quỹ. Bộ lao động - Thương binh và xã hội được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội với các chức năng:xây dựng và trình ban hành pháp luật về BHXH; ban hành các văn bản pháp quy về BHXH thuộc thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện BHXH. Điều lệ BHXH lần này đã đổi mới một bước quan trọng chính sách BHXH, từ chỗ bao cấp là chủ yếu chuyển sang thực hiện cơ chế có đóng có hưởng BHXH: Quỹ BHXH độc lập và không thuộc ngân sách Nhà nước, là của người lao động, người sử dụng lao động, giảm dần sự trợ giúp của ngân sách Nhà nước, tiến tới tự cân đối thu chi. 3. Chức năng và tính chất của BHXH. BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần bảo đảm an toàn xã hội. * BHXH có một số đặc điểm chủ yếu sau: - BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước. - Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH và bên được BHXH. Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động. Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết. - Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: Tuổi gia, thai sản v.v… Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động. - Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. - Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đã được tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau: + Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ. + Chăm sóc sức k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1261.doc
Tài liệu liên quan