Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, các phương tiện sử dụng trong ngành giao thông vận tải cũng được cải tiến và ngày một hoàn thiện như máy bay, tàu hoả, ô tô. Sự phát triển của ngành giao thông vận tải đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của xã hội loài người, đặc biệt xu hướng phát triển trên thế giới hiện nay là "Toàn cầu hoá". Giao thông vận tải cũng chính là bộ phận chủ yếu của cơ sở hạ tâèng, là thước đo cho sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, giao thông vận tải là sợi dây nối liền các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hoá và nhu cầu đi lại của nhân dân. Ngoài ra giao thông vận tải còn thúc đâửy tạo ra mối quan hệ liên kết trong và ngoài nước, mở rộng trao đổi thông tin, giao lưu văn hoá, nâng cao đời sống nhân dân. Vì vậy có thể nói giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước. Vì thế đòi hỏi ngành giao thông vận tải phát triển cả về chất lượng và lượng để đáp ứng cho nền kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong quá trình xây dựng và phát triển ngành giao thông vận tải, nước ta đã hình thành mạng lưới giao thông dày đặc và đa dạng như giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Trong đó giao thông đường bộ là phổ biển nhất.
Xe cơ giới là tất cả các loại xe tham gia giao thông đường bộ bằng chính động cơ của chính chiếc xe đó bao gồm ô tô xe máy, mô tô.
Trong quá trình hoạt động, xe cơ giới có một số đặc điểm sau liên quan đến quá trình bảo hiểm.
Thứ nhất: Số lượng tàu xe tham gia giao thông đường bộ ngày càng tăng và có những thời kỳ tăng lên đột biến làm cho tai nạn xảy ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng. Năm 1990 số lượng ô tô là 387000 chiếc, xe máy 8700000 chiếc. Năm 1990 xảy ra 12000 vụ tai nạn làm 15000 người chết và 14000 người bị thương.
Năm 2001 số lượng ô tô là 124700 chiếc, xe máy là 16007813 chiếc xảy ra 29713 vụ tai nạn làm 10477 người bị chết và 29188 người bị thương, thiệt hại 685 tỷ đồng trong đó 42% chi trả tiền bảo hiểm cho tai nạn giao thông. (tạp chí giao thông vận tải T9/00).
Thứ hai: Xe cơ giới có tính cơ động cao, tính việt đã tốt và tham gia triệt để vào quá trình vận chuyển vì vậy xác suất rủi ro rất lớn.
Thứ ba: Xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phụ thuộc rất lớn vào cơ sở hạ tầng, thời tiết khí hậu, địa hình. Năm 1990 có 112700km đường bộ, nhưng chỉ có 19.8% đường rải nhựa và bê tông. Cho đến năm 2001 có 127500km, trong đó 38% là đường rải nhựa và bê tông. Hiện nay nước ta có 109 đèo dốc nguy hiểm các loại.
Thứ tư: Xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ chịu sự chi phối của một số bộ luật của quốc gia như luật an toàn giao thông, luật đường bộ, luật dân sự.
Do những đặc điểm có tính đặc thù như trên nên ở tất cả các nước khi đã có bảo hiểm thì bao giờ cũng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Và ở Việt Nam thì nghiệp vụ này cũng được triển khai phổ biến và rộng rãi.
57 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại bảo việt Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Nội dung cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba.
I. xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ và Sự cần thiết khách quan, tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới.
1.Đặc điểm xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, các phương tiện sử dụng trong ngành giao thông vận tải cũng được cải tiến và ngày một hoàn thiện như máy bay, tàu hoả, ô tô. Sự phát triển của ngành giao thông vận tải đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của xã hội loài người, đặc biệt xu hướng phát triển trên thế giới hiện nay là "Toàn cầu hoá". Giao thông vận tải cũng chính là bộ phận chủ yếu của cơ sở hạ tâèng, là thước đo cho sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, giao thông vận tải là sợi dây nối liền các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hoá và nhu cầu đi lại của nhân dân. Ngoài ra giao thông vận tải còn thúc đâửy tạo ra mối quan hệ liên kết trong và ngoài nước, mở rộng trao đổi thông tin, giao lưu văn hoá, nâng cao đời sống nhân dân. Vì vậy có thể nói giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước. Vì thế đòi hỏi ngành giao thông vận tải phát triển cả về chất lượng và lượng để đáp ứng cho nền kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong quá trình xây dựng và phát triển ngành giao thông vận tải, nước ta đã hình thành mạng lưới giao thông dày đặc và đa dạng như giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt.. Trong đó giao thông đường bộ là phổ biển nhất.
Xe cơ giới là tất cả các loại xe tham gia giao thông đường bộ bằng chính động cơ của chính chiếc xe đó bao gồm ô tô xe máy, mô tô.
Trong quá trình hoạt động, xe cơ giới có một số đặc điểm sau liên quan đến quá trình bảo hiểm.
Thứ nhất: Số lượng tàu xe tham gia giao thông đường bộ ngày càng tăng và có những thời kỳ tăng lên đột biến làm cho tai nạn xảy ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng. Năm 1990 số lượng ô tô là 387000 chiếc, xe máy 8700000 chiếc. Năm 1990 xảy ra 12000 vụ tai nạn làm 15000 người chết và 14000 người bị thương.
Năm 2001 số lượng ô tô là 124700 chiếc, xe máy là 16007813 chiếc xảy ra 29713 vụ tai nạn làm 10477 người bị chết và 29188 người bị thương, thiệt hại 685 tỷ đồng trong đó 42% chi trả tiền bảo hiểm cho tai nạn giao thông. (tạp chí giao thông vận tải T9/00).
Thứ hai: Xe cơ giới có tính cơ động cao, tính việt đã tốt và tham gia triệt để vào quá trình vận chuyển vì vậy xác suất rủi ro rất lớn.
Thứ ba: Xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phụ thuộc rất lớn vào cơ sở hạ tầng, thời tiết khí hậu, địa hình. Năm 1990 có 112700km đường bộ, nhưng chỉ có 19.8% đường rải nhựa và bê tông. Cho đến năm 2001 có 127500km, trong đó 38% là đường rải nhựa và bê tông. Hiện nay nước ta có 109 đèo dốc nguy hiểm các loại.
Thứ tư: Xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ chịu sự chi phối của một số bộ luật của quốc gia như luật an toàn giao thông, luật đường bộ, luật dân sự.
Do những đặc điểm có tính đặc thù như trên nên ở tất cả các nước khi đã có bảo hiểm thì bao giờ cũng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Và ở Việt Nam thì nghiệp vụ này cũng được triển khai phổ biến và rộng rãi.
Bảng 1:Tình hình tai nạn giao thông đường bộ Việt Nam.
Năm
Số vụ xảy ra
Số người chết
Số người bị thương
Số vụ
xảy ra
Tăng so với năm trước (%)
Số
Người chết
Tăng so
với năm
trước (%)
Số người bị thương
Tăng so với năm trước (%)
1996
19.075
24
5.581
2,8
21.556
27,4
1997
19.159
0,4
5.680
1,8
21.905
1,6
1998
19.975
4,3
6.067
6,8
22.723
3,7
1999
20.733
3,8
6.670
9,9
23.911
5,2
2000
23.587
3,8
7.061
5,9
24.171
1,1
2001
25.040
6,2
10.477
48,4
29.188
20,8
2002
28.927
8,4
12.781
26.4
30.591
16.05
2003
20.738
-28,3
11.820
-7,5
19.159
-37,3
Nguồn: Tạp chí GTVT
Tốc độ gia tăng phương tiện vận tải là rất lớn, mọi thành phần kinh tế và từng người dân đều có thể bỏ vốn đầu tư và mua sắm phương tiện vận tải. Với sự tăng lên về phương tiện vận tải thì tỷ lệ thuận với nó tai nạn sẽ tăng lên và nó đang là một thách thức của các quốc gia trên thế giới và của Việt Nam.
Trong báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) "từ năm 1988 đến năm 1997" tai nạn giao thông tăng gấp 4 lần và có tới 15159 vụ tai nạn. Còn theo thống kê của cảnh sát, tai nạn chết người tăng 235% bị thương tăng 400%.
Trong đó Việt Nam là nước có tình hình tai nạn giao thông cao nhất thế giới hơn nửa số liệu này còn thấp hơn nhiều so với thực tế, do chỉ có một số liệu này còn thấp hơn nhiều so với thực tế, do chỉ có một số vụ tai nạn được ghi chép lại, những chênh lệch đó là do cảnh sát giao thông không bắt buộc phải báo cáo tất cả các tai nạn đường bộ dẫn đến tử vong, bên cạnh đó do chỉ một số ít xe tham gia bảo hiểm và hầu hết các vụ tai nạn thường giải quyết với nhau. Tình hình tai nạn giao thông năm sau cao hơn năm ngoái cả về số tuyệt đối và tương đối, cả về số người chết và bị thương. Theo tổng hợp của UB ATQG trong 7 tháng đầu năm 2004 cả nước xẩy ra 13521 vụ tai nạn làm 4540 người bị chết, 14872 người bị thương tăng 4.6% số vụ, 9.03% số người chết và tăng 2.02% số người bị thương so với cùng kỳ năm trước. Trong đó số người bị tai nạn giao thông đường bộ xảy ra lớn nhất chiếm khoảng 96% số vụ, 95% số người chết, 98% số người bị thương. Chính vì vậy phải tập trung mọi nỗ lực, tìm các giải pháp ngăn chặn và kiềm chế tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông đường bộ nói riêng.
Nói riêng về tai nạn giao thông đường bộ theo báo cáo của cục CS giao thông đường bộ và đường sắt 6 tháng đầu năm 2004 toàn quốc xảy ra 11560 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm chết 3685 người, bị thương 12999 người, so với 6 tháng đầu năm 2003 tăng 7.5% về số vụ, 7.2% về số người chết, 5.8% số người bị thương. Đặc biệt đã xảy ra 77 vụ tai nạn rất nghiêm trọng (tăng 545 so với cùng kỳ năm 2003) làm chết 179 người (tăng 21.7%) bị thương 395 người (tăng 11%). Tuy nhiên so sánh tỷ lệ tai nạn giao thông đường bộ vẫn thấp hơn tỷ lệ gia tăng của phương tiện giao thông cơ giới ô tô, xe máy…
Tai nạn giao thông xảy ra trầm trọng như vậy là do các nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân khách quan:
Cơ sở hạ tầng nước ta còn thấp, số đường rải bê tông còn ít, số đèo dốc nguy hiểm nhiều.
* Nguyên nhân chủ quan:
Xuất phát từ người tham gia giao thông đường có 4596 vụ chiếm 76.7% trong đó do chạy quá tốc độ quy định là 2039 vụ chiếm 34.2%, do vượt sai quy định là 1600 vụ chiếm 26.8%, do người điều khiển phương tiện say rượu bia là 337 vụ chiếm 5.6%, do thiếu quan sát là 425 vụ chiếm 7.1%, do người đi bộ 168 vụ chiếm 2.8%, do thiết bị không an toàn 112 vụ chiếm 1.9%, do cầu đường 12 chiếm 0.2%… và do các nguyên nhân khác là 1263 vụ chiếm 21.2%.
- Số lượng đầu xe tăng nhanh, do nhu cầu vận chuyển đi lại và do giá thành phương tiện hạ, làm cho số lượng đầu xe tăng lên một cách đột biến.
- Tuổi của phương tiện tham gia giao thông quá cao.
- Hệ thống bảo dưỡng, sửa chữa thay thế phụ tùng của nước ta chưa được quy hoạch, tổ chức và quản lý một cách chặt chẽ.
- Nhận thức và trách nhiệm cuả chủ phương tiện trong việc duy trì tình trạng an toàn kỷ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông còn rất ít như thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới, coi thường các quy định của nhà chế tạo do thiếu hiểu biết.
2. Sự cần thiết khách quan phải bảo hiểm xe cơ giới.
Do tình hình tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều và mức độ nghiêm trọng như đã phân tích ở trên nn ta đã đưa ra nhiều biện pháp để làm giảm bớt tai nạn giao thông và mức độ nghiêm trọng của nó, như xử lý vi phạm luật lệ giao thông, hướng dẫn học luật lệ ATGT, bắt đội mũ bảo hiểm… Tuy nhiên với sự cố gắng của bản thân con người cũng như sự trợ giúp của khoa học công nghệ chúng ta vẫn chưa thể loại bỏ được tai nạn giao thông xảy ra với mức độ ngày càng lớn và đôi khi mang tính thảm hoạ. Khi tai nạn xảy ra không chỉ có bản thân nhân và gia đình của họ bị thiệt hại về tính mạng thu nhập và sức khoẻ mà cả xã hội cũng bị ảnh hưởng, bởi lẽ những người tham gia giao thông là những người trụ cột, người lao động chính trong gia đình, trong doanh nghiệp…Luật pháp đã quy định khi xảy ra tai nạn chủ phương tiện phải bồi thường còn gặp nhiều khó khăn phức tạp, vì vậy nhiều khi chủ phương tiện gây tai nạn rồi bỏ trốn, gây ra ức chế cho gia đình phía nạn nhân. Hơn nữa nhiều khi lái xe cũng bị chết nên việc bồi thường khó giải quyết, ngoài ra có những vụ chủ phương tiện không đủ điều kiện tài chính để bồi thường cho nạn nhân.
Để bù đắp những tổn thất về người và của do những rủi ro bất ngờ gây ra cho chủ phương tiện vận tải. Bảo hiểm phương tiện giao thông vận tải nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay.
Do đó nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ra đời là cần thiết và khách quan.
3. Tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới.
Bảo hiểm xe cơ giới ra đời có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế xã hội:
Góp phần ổn định tài chính, ổn định sản xuất kinh doanh cho các chủ xe. Vì xe cơ giới là một loại tài sản có gía trị lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội do đó khi tổn thất xảy ra, nếu chủ xe tham gia bảo hiểm thì sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường góp phần làm cho việc sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, hạn chế tối đa giảm thu nhập do rủi ro xảy ra.
- Góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao thông. Thông qua các tác bồi thường qua các năm, nhà bảo hiểm sẽ thống kê được rủi ro, nguyên nhân gây ra tai nạn để từ đó tìm ra các biện pháp hữu hiệu phòng và chống tai nạn xảy ra những lần sau: Các nhà Bảo hiểm sẽ trích phí bảo hiểm thu được để xây dựng, mua sắm trang bị các thiết bị an toàn như rải nhựa, xây cột chống đỡ hai bên dường hạn chế xe lăn xuống vực.. với biện pháp này cả chủ xe và nhà bảo hiểm đều có lợi.
- Góp phần xoa dịu bớt sự căng thẳng giữa chủ xe với phía gia đình nạn nhân. Khi xảy ra tai nạn chủ xe nhiều khi chủ xe không có lỗi và nhất định không bồi thường gây ra mâu thuẫn gay gắt giữa chủ xe và phía gia định nạn nhân, khi đó các công ty Bảo hiểm sẽ đứng ra điều hoà mâu thuẫn bằng cách chi trả cho phía gia đình nạn nhân một khoản tiền nhất định, đó chính là việc bồi thường nhân đạo của các công ty Bảo hiểm.
- Góp phần tăng thu ngân sách cho Nhà nước, thông qua việc nộp thuế các công ty bảo hiểm đã góp vào ngân sách Nhà nước một số lượng khá lớn. Từ đó Nhà nước có điều kiện để nâng cấp cải tạo xây dựng mới cơ sở hạ tầng, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
II. Nội dung cơ bản một số nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới được triển khai dưới hai hình thức là bắt buộc và tự nguyện.
Các loại hình bắt buộc bao gồm
- Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
- Bảo hiểm tai nạn hành khách
Các loại hình bảo hiểm tự nguyện bao gồm
+ Bảo hiểm vật chất thân xe
+ Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe
+ Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe
1. Bảo hiểm vật chất thân xe
a. Đối tượng bảo hiểm
Xe cơ giới là xe hoạt động bằng chính động cơ của mình và được hoạt động trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm: Ô tô, xe máy, mô tô.
- Đối tượng bảo hiểm: Bao gồm tất cả những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ của quốc gia.
Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe là để được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra với xe của mình do những rủi ro được bảo hiểm gây ra.
Đối với xe ô tô các loại có thể bảo hiểm toàn bộ vật chất xe và cũng có thể bảo hiểm từng bộ phận của chiếc xe. Tuy nhiên nếu theo từng bộ phận thì phải theo 7 tổng thành sau:
- Trong mọi trường hợp không bao giờ bảo hiểm bồi thường vượt quá số tiền ghi trong đơn bảo hiểm, hay nói cách khác là giới hạn tối đa để bồi thường.
- Nếu chủ xe cũ đã mua bảo hiểm, sau đó chuyển quyền sở hữu cho người khác thì chủ xe mới vẫn được hưởng bảo hiểm đến hết hạn hợp đồng, nhưng chủ xe phải báo cáo cho công ty bảo hiểm.
- Bảo hiểm không chịu phần hao mòn tự nhiên của chiếc xe. Chủ xe phải chịu các khoản miễn thường, hao mòn, trục trặc máy móc, hỏng lốp xe do sử dụng thanh bị cắt hay nổ.
b. Phạm vi bảo hiểm
Trong hợp đồng bảo hiểm các rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
- Tai nạn do đâm và lật đổ
- Cháy nổ bão, lũ lụt, sét đánh động đất mưa đá.
- Mấy cắp toàn bộ xe
- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.
Ngoài những khoản bồi thường trên do chiếc xe được bảo hiểm, các công ty bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:
- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các rủi ro được bảo hiểm.
- Chi phí bảo vệ xe và kéo xe bị thiệt hại đến nơi gần nhất sửa chữa.
- Chi phí giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của nhà bảo hiểm.
Để tránh những nguy cơ đạo đức, lợi dụng bảo hiểm, những hành vi vi phạm pháp luật, luật lệ giao thông, hay một số rủi ro đặc biệt khác, những thiệt hại tổn thất xảy ra những nguyên nhân sau đây không được bồi thường. Hay đây chính là những rủi ro bị loại trừ:
- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe
- Chủ xe vi phạm luật lệ an toàn giao thông như đi vào đường cấm, đi ngược chiều quy định, đi đêm không đèn.
- Lái xe không đủ tuổi, không có bằng hoặc có nhưng không hợp lệ.
- Lái xe bị ảnh hưởng của rượu bia, ma tuý hoặc chất kích thích khác khi điều khiển xe.
- Xe chở chất nổ, chất cháy trái phép.
- Xe chở quá trọng tải hoặc quá số khách quy định.
- Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa.
Trong quá trình triển khai nghiệp vụ, các công ty bảo hiểm phải lưu ý. Nếu một người nào đó lái xe mà người này không có tên trong danh mục "những người hay những loại người được quyền lái xe" thì công ty bảo hiểm vẫn phải giải quyết khiếu nại nếu xe bị mất trộm và tên trộm xe gây ra tai nạn dẫn đến tử vong, thương tích, thiệt hại cho bên thứ ba.
c. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phi bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế trên thị trường của chiếc xe tại thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm.
Việc xác định đúng giá trị bảo hiểm của xe là rất quan trọng, vì đây là cơ sở để bồi dưỡng thường chính xác thiệt hại thực tế cho chủ xe tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên giá xe trên thị trường luôn luôn biến động và có thêm nhiều chủng loại xe mới gây khó khăn cho việc xác định giá trị xe.
Giá trị bảo hiểm được xác định và chênh lệch giữa giá trị ban đầu với khấu hao của xe.
Số tiền bảo hiểm là số tiền ghi trong đơn bảo hiểm.
Việc xác định đúng giá trị bảo hiểm của xe là rất quan trọng, vì đây là cơ sở để bồi thường chính xác thiệt hại thực tế cho chủ xe tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên giá xe trên thị trường luôn luôn biến động và có thêm nhiều chủng loại xe m ới gây khó khăn cho việc xác định giá trị xe.
Giá trị bảo hiểm được xác định dựa và chênh lệch giữa giá trị ban đầu với khấu hao của xe.
Số tiền bảo hiểm là số tiền ghi trong đơn bảo hiểm.
Phí bảo hiểm
Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm cụ thể các công ty Bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:
Loại xe: Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau, có mức độ rủi ro khác nhau nên phí bảo hiểm được tính riêng cho từng loại xe. Thông thường các công ty bảo hiểm đưa ra những biểu xác định phí phù hợp cho hầu hết các xe thông dụng, thông qua việc phân loại xe thành các nhóm. Việc phân loại này được dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc, mức độ khó khăn khi sửa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng. Đối với các loại xe hoạt động không thông dụng như xe kéo ro mooc, xe chở hàng nặng… Do có mức độ rủi ro cao nên phí bảo hiểm thường được cộng thêm một tỷ lệ nhất định dựa trên mức phí cơ bản.
Phí bảo hiểm được tính theo công thức:
P = f + d
Trong đó: P là phí thua mỗi đầu xe
d: là phần phụ phí
f là phí thuần (phí bồi thường).
Theo công thức trên thì phí bảo hhiểm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
* Tình hình bồi thường của những năm trước đó. Phí bồi thường được xác định như sau dựa trên số liệu thống kê.
F = s1* t1/c1 + s2*t2/c2+..sn*tn/cn
Trong đó: Si là số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ i
Ti là thiệt hại bình quân một vụ trong nắm thứ i
ci số xe hoạt động trong năm thứ i
Phần phụ phí bao gồm các chi phí như chi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí quản lý.
Công thức xác định một cách tổng quát: P = sb*r
Chủ xe có thể tham gia bảo hiểm toàn bộ hoặc từng tổng thành. Vì vậy khi tính số tiền bảo hiểm phải dựa vào giá trị bảo hiểm và khấu hao, mức khấu hao và STBH phải của từng tổng thành lại phải căn cứ vào cơ cấu giá trị của tổng thành đó trong tổng giá trị của chiếc xe, thông thường các công ty bảo hiểm quy định tổng thành thân vỏ chiếm 53.5% GTBH. Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm một hoặc số tổng thành thì tỷ lệ phí bao giờ cũng cao hơn theo một hệ số nhất định.
- Khu vực để xe: Trong thực tế không phải công ty bảo hiểm nào cũng quan tâm đến vấn đề này, tuy nhiên một số công ty vẫn quan tâm rất chặt chẽ, khu vực để xe càng an toàn thì phí thấp hơn.
- Mục đích sử dụng xe: Đây là nhân tố rất quan trọng khi xác định phí bảo hiểm, nó giúp công ty bảo hiểm biết được mức độ rủi ro có thể xảy ra để xác định phí cho hợp lý.
Ngoài ra độ tuổi khiển xe cũng rất quan trọng, thông thường những lái xe từ 50 - 55 tuổi thường ít gặp rủi ro hơn những người trẻ tuổi. Tuy nhiên với những người trên 60 tuổi công ty bảo hiểm có thể không nhận bảo hiểm trừ khi có giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp. Ngoài ra để nêu cao tinh thần trách nhiệm, tránh hiện tượng trục lợi bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm vẫn thường quy định một mức miễn thường. Tổn thất xảy ra dưới mức này thì các chủ xe phải chịu trách nhiệm.
Trong thực tế các công ty bảo hiểm còn phải xác định phí bảo hiểm ngắn hạn, loại phí này liên quan đến tỷ lệ phí ngắn hạn. Tỷ lệ phí ngắn hạn được áp dụng khi người được bảo hiểm yêu cầu được bảo hiểm trong một giai đoạn ngắn hơn một năm, tỷ lệ phí bảo hiểm này cao hơn phí bảo hiểm tương ứng cho cả năm do các công ty phải cùng các chi phí hành chính bất chấp thời hạn của hợp đồng, ở đây khồng có sự tái tục hợp đồng nên không thể bù lại các chi phí ban đầu. Các loại bảo hiểm ngắn hạn thường liên quan tới những lái xe ít quen thuộc với với chiếc xe như những lái xe thường xuyên, điều này đặc biệt thường xảy ra với những chiếc xe đi thuê. Tuy có một ít dao động nhưng tỷ lệ phí được các định như sau:
Thời hạn bảo hiểm
Tỷ lệ phí xác đinh (%)
1 ngày
5
8 ngày
10
15
12.5
1 tháng (30 ngày)
20
2 tháng (60 ngày)
25
3 tháng (90 ngày)
30
4 tháng (120 ngày)
40
5 tháng
50
6 tháng
60
7 tháng
65
8 tháng
75
9 tháng
85
Hơn 9 tháng
Toàn bộ phí
- Giám phí bảo hiểm: Để khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn tham gia bảo hiểm tại công ty mình, các công ty bảo hiểm thường áp dụng mức giảm phí so với mức phí chung theo số lượng xe tham gia bảo hiểm. Ngoài ra hầu hết các công ty bảo hiểm thường áp dụng cơ chế giảm giá cho những người tham gia bảo hiểm không có khiếu nại và gia tăng tỷ lệ giảm phí này cho một số năm không có khiếu nại gia tăng. Có thể nói đây là biện pháp phổ biến trong bảo hiểm xe cơ giới.
Đối với những xe hoạt động theo muàe vụ, thì xe phải đóng phí trong những ngày hoạt động đó. Phí bảo hiểm được xác định.
Phí đóng = Mức phí cả năm x số tháng xe hoạt động trong năm
Các đơn bảo hiểm ngắn hạn không áp dụng hình thức giảm phí do không khiếu nại, chúng không thể được tái tục và thông thường không được gia hạn.
Nếu người bảo hiểm yêu cầu huỷ bỏ đơn bảo hiểm trong năm bảo hiểm đầu tiên các công ty Bảo hiểm dựa trên tỷ lệ phí ngắn hạn.
d. Giám định và bồi thường tổn thất.
Giám định và bồi thường là công việc cuối cùng hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm. Làm tốt công tác này sẽ làm giảm được những chi phí trong quá trình kinh doanh bảo hiểm, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong quá trình cạnh tranh gay gắt. Vì vậy công tác giám định bồi thường phía theo một trình tự nhất định.
* Giám định:
Cũng như các loại đơn bảo hiểm khác, công ty bảo hiểm yêu cầu chủ xe hoặc lái xe khi xe bị tai nạn phải tìm mọi cách để cứu chữa, hạn chế tổn thất mặt khác nhanh chóng bảo cho công ty bảo hiểm biết để giám định. Các chủ xe không được tự ý di chuyển, tháo dỡ hoặc sửa chữa xe khi chưa có ý kiến của công ty bảo hiểm, trừ trường hợp phải thi hành chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền.
Giám định viên có thể là người của công ty bảo hiểm, là người đại diện của công ty hoặc cũng có thể là giám định viên độc lập.
Trong quá trình giám định phải làm rõ các vấn đề sau:
Nguyên nhân gây ra tai nạn cho thuộc phạm vi bảo hiểm không
Mức độ thiệt hại vật chất liên quan đến số tiền bảo hiểm
Lối cũng như mức độ thiệt hại của người thứ ba.
Xác định mức khấu hao cho phù hợp, nếu xe tham gia bảo hiểm từ đầu tháng mà khi bị tai nạn từ ngày 15 trở về trước khi thì không tính khấu hao tháng đó, còn nếu xe bị tai nạn sau ngày 15 thì tháng đó được tính khấu hao.
Mọi tổn thất được khách hàng thông báo đều phải được giám định một cách nhanh chóng để các tang vật và nhân chứng không bị phân tán. Trong trường hợp giám định không thực hiện được do hiện trường bị xáo trộn, hoá đơn chứng từ bị tiêu huỷ thì có thể căn cứ vào biên bản của cơ quan chức năng, dựa vào khai báo của người được bảo hiểm, bằng chứng, ảnh chụp, hiện vật thu được và kết quả điều tra của giám định viên
Nếu tai nạn xảy ra có liên quan đến người thứ ba thì giám định viên phải hướng dẫn bên thứ ba tiến hành các thủ tục và cùng đứng ra giám định để giải quyết trách nhiệm của các bên. Sau khi giám định có đủ mặt các bên liên quan cần thiết phải tiến hành lập biên bản giám định, căn cứ vào biên bản giám định nhà Bảo hiểm sẽ tiến hành giải quyết bồi thường cho chủ xe.
Hồ sơ bồi thường bao gồm các giấy tờ sau đây:
1. Giấy phép lưu hành và bằng lái
2. Giấy chứng nhận bảo hiểm
3. Tờ khai tình trạng tai nạn của chủ xe
4. Biên bản giám định
5. Bản án hoặc quyết định của tòa án trong một số trường hợp có tranh chấp
6. Các tài liệu xác định của bên thứ ba nếu có
7. Các chứng từ hóa đơn cần thiết: Hóa đơn thanh toán tiền sửa chữa xe, kéo xe
* Bồi thường
Về nguyên tắc việc xác định số tiền bồi thường phải đảm bảo điều kiện: số tiền bảo hiểm là giới hạn tối đa của mức bồi thường.
Tuy nhiên trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới có áp dụng khấu hao vì vậy để xác định chính xác số tiền bồi thường phải chia theo hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Bồi thường tổn thất toàn bộ ( có 3 trường hợp )
- Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm: Thì khi tổn thất toàn bộ xảy ra chủ xe bồi thường đúng bằng số tiền ghi trong đơn bảo hiểm trừ đi tận thu và khấu hao phân bổ cho nó ( nếu có )
STBT = STBH - KH(%) - TT(%)
- Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm: Thì theo nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm, để tránh việc lợi dụng bảo hiểm, công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận STBH GTBH thì nhà Bảo hiểm cũng chỉ bồi thường bằng thiệt hại thực tế và luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng GTBH.
STBH = gtbh - kh - tt
- Nếu xe bị mất cắp chủ xe phải kịp thời thông báo cho nhà Bảo hiểm biết để tổ chức tìm kiếm, sau một thời gian nhất định không tìm thấy nhà Bảo hiểm tiến hành bồi thường như sau:
+ Bồi thường đúng bằng số tiền ghi trong đơn bảo hiểm trừ đi khấu hao phân bổ cho nó nếu có ( như trường hợp 1)
+ Bồi thường đúng bằng giá trị của chiếc xe khi tham gia bảo hiểm trừ đi khấu hao nếu có.
Nếu sau một thời gian sau khi đã được bồi thường lại tìm thấy xe, chủ xe muốn chuộc lại phải có sự thỏa thuận của các bên.
Trường hợp 2: Bồi thường tổn thất bộ phận( 3 trường hợp)
- Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm với STHB <= GTBH khi tổn thất bộ phận xảy ra, mức bồi thường tối đa của bảo hiểm cũng chỉ bằng cơ cấu giá trị của bộ phận đó trong tổng giá trị của chiếc xe khi tham gia bảo hiểm. Thông thường cơ cấu đó được quy định như sau: thân vỏ chiếm 53.5% động cơ 15.5% trong tổng giá trị chiếc xe.
- Nếu xe bị tai nạn, một bộ phận nào đó bị hư hỏng phải thay thế mới thì STBH của nhà Bảo hiểm cũng chỉ bằng giá trị của bộ phận đó trước khi xảy ra tai nạn.
- Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm với STBH > GTBH khi tổn thất bộ phận xảy ra, mức bồi thường tối đa của bảo hiểm cũng chỉ bằng cơ cấu giá trị của bộ phận đó trong tổng giá trị của chiếc xe tham gia bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, chủ xe có thể tham gia nhiều đơn bảo hiểm, nhưng số tiền bồi thường tối đa cũng chỉ bằng giá trị thiệt hại thực tế của chiếc xe. Vì bảo hiểm xe cơ giới là bảo hiểm tài sản nên không có bảo hiểm trùng,
Khi tham gia bảo hiểm chủ xe cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Trong nghiệp vụ bảo hiểm này các công ty bảo hiểm thường quy định chỉ tính khấu hao trong những trường hợp tổn thất trong những trường hợp tổn thất toàn bộ hoặc toàn bộ một tổng thành nào đó còn từng động cơ riêng không tính khấu hao.
- Khi xe bị tai nạn chủ xe hoặc lái xe không được tháo rời các bộ phận của chiếc xe và chỉ được di chuyển xe đến nơi sửa chữa gần nhất, chi phí di chuyển nhà bảo hiểm gánh chịu.
- Trong nghiệp vụ bảo hiểm này các công ty bảo hiểm thường áp dụng chế độ miễn thường không khấu trừ nhằm mục đích nâng cao tinh thần trách nhiệm của chủ xe, để giảm chi phí quản lý, chi phí bảo hiểm và như vậy mới phù hợp với thực tế.
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam các công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1276.Doc